ba cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên PDF

Title ba cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên
Course Lịch sử văn minh thế giới
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 968.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 44
Total Views 923

Summary

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí MinhKhoa Ngữ VănNgành Việt Nam HọcĐề tài:GV: Ngô Sỹ Tráng Môn: Lịch sử Việt Nam 1 Lớp: VNH Nhóm: 02 Tên thành viên: Dương Gia Bảo Nguyễn Trung Nghĩa Nguyễn Phạm Ngọc Diệu Cao Võ Mai Trâm Nguyễn Kim Phụng Lê Thanh Vy Ngô Hoài Bảo Châu Bùi Ngọc MỵBÀITIỂUNhà Trần...


Description

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Ngữ Văn Ngành Việt Nam Học

BÀI Đề tài:

Nhà Trần và cuộc kháng chiến quân Mông - Nguyên

GV: Ngô Sỹ Tráng Môn: Lịch sử Việt Nam 1 Lớp: VNH.B Nhóm: 02 Tên thành viên: Dương Gia Bảo Nguyễn Trung Nghĩa Nguyễn Phạm Ngọc Diệu Cao Võ Mai Trâm Nguyễn Kim Phụng Lê Thanh Vy Ngô Hoài Bảo Châu Bùi Ngọc Mỵ

1

I. Mở đầu 1. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam hào hùng với những chiến công hiển hách mà ông cha ta đã lập nên trong quá trình xây và giữ nước. Trải qua hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ, thời nào cũng có kẻ thù và thời nào cũng có anh hùng dân tộc. Như xưa kia, Bà Trưng, Bà Triệu cầm quân đánh Hán, đánh Ngô, như Ngô Quyền đánh tan Nam Hán, như triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, … lần lượt đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, phá tan ách thống trị của bọn chúng. Bằng những chiến lược, đường lối chính sách tài ba, ông cha ta đã tạo nên những chiến công vang dội, một cuộc chiến chống quân xâm lược mà chúng ta có thể kể đến đó là ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên của nhà Trần (1258 - 1288), thể hiện “Hào khí Đông A” của nước Đại Việt ta lúc bấy giờ, làm rạng danh sử sách Việt Nam. Dân tộc ta tuy yếu về lực lượng, về vũ trang, nhưng vô cùng mạnh về tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh để giành lấy độc lập trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Lý do chọn đề tài Ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ cỡ thế giới với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt và của đế quốc Nguyên - Mông. Từ đó trả lời cho câu hỏi vì sao “Vó ngựa Mông - Nguyên” chinh phục hết cả châu Á nhưng lại lần đầu tiên gục ngã trước “Hào khí Đông A”. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên” là một việc hết sức cần thiết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chiến thuật quân sự của thời nhà Trần, bằng cách nào mà họ đã chiến thắng một quân đội hùng mạnh nhất châu Á lúc bấy giờ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Về mặt khoa học, đề tài mang đến ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là những đường lối, chính sách, chiến lược của thời nhà Trần. Về thực tiễn, giúp cho thế hệ ngày nay có cái nhìn toàn diện và am hiểu hơn về lịch sử Việt Nam, thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm về quân sự trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đóng góp tài liệu cho sinh viên yêu thích và nghiên cứu về lịch sử dân tộc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Triều đại nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên vào thế kỉ XIII. Chiến lược quân sự dưới sự lãnh đạo của nhà Trần, chiến thắng cả ba lần đánh quân xâm lược Mông - Nguyên. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm kiếm thông tin về lịch sử, biết phân tích, chọn lọc các nội dung liên quan đến ba lần chống quân Mông - Nguyên của triều đại nhà Trần. Phương pháp logic: trình bày nội dung rõ ràng, rành mạch, theo trình tự. Phương pháp so sánh: đối chiếu giữa ta và địch trên các phương diện lịch sử. Phương pháp luận: trình bày nội dung theo hệ thống nhất định, thuyết phục người đọc, người nghe. 2

6. Nội dung chính Tìm hiểu về tình hình nước ta dưới thời nhà Trần (chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục), lịch sử Mông Cổ hình thành và nguyên nhân chúng tiến đánh, xâm lược Đại Việt ta. Làm rõ diễn biến ba lần chống quân Mông - Nguyên, từ đó đưa đến kết quả thắng lợi hoàn toàn, mang lại ý nghĩa lịch sử to lớn. II. Nội dung 1. Tình hình nước ta dưới thời nhà Trần 1.1. Chính trị (tổ chức bộ máy nhà nước) Bộ máy triều đình trung ương được tổ chức khá hoàn chỉnh. Đứng đầu triều đình là Thái Thượng Hoàng và Vua, dưới là các Đại Thần, dưới các Đại Thần là Quan văn, Quan Võ và các chức quan khác như Hà Đê Sứ, Khuyến Nông Sứ, Đồn Điền Sứ, Thái Y Viện,... Ở bộ máy chính quyền địa phương chia làm 12 lộ, dưới các lộ là phủ, nhỏ hơn là các châu, huyện; dưới châu, huyện là xã. 1.2. Kinh tế 1.2.1. Nông nghiệp Có nhiều chế độ ruộng đất như ruộng công, ruộng quốc khố, ruộng công làng xã, tịch điền, ruộng tư,... về đê điều năm 1248, Trần Thái Tông lập ra cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách đê điều tại các lộ phủ và đó là lần đầu tiên cơ quan chỉ đạo và quản lý đê điều được hình thành trong lịch sử Việt Nam. Việc đắp đê thực hiện suốt từ đầu nguồn cho tới bờ biển để ngăn nước lũ tràn ngập, gọi là đắp đê quai vạc. Ngoài ra, nhà Trần còn tổ chức đắp đê ngăn nước mặn. Đây là những công trình mới có từ thời Trần. Các quý tộc nhà Trần thường cho nô tì đắp đê tại ven biển các điền trang. Công tác thủy lợi cũng được triều đình chú trọng.

“Vua Trần Thái Tông với việc đắp đê” 3

1.2.2. Thủ công nghiệp Thủ công nghiệp nhà nước: rất phát triển và được mở rộng nhiều ngành nghề như: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển,... Thủ công nghiệp nhân dân: rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng,... Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy,… tụ họp lại, thành lập làng nghề, phường nghề. Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

“Đồ gốm thời Trần” 1.2.3. Thương nghiệp Nội thương: buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi. Xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi. Ngoại thương: việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

“Thương cảng Vân Đồn khi xưa” 4

1.3. Văn hóa Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc,… Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý. Nho giáo ngày càng phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng. Nhân dân ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển. Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.

“Một loại trang phục cho phụ nữ thời Trần” Tam giáo đồng nguyên: Dưới thời Trần, Phật giáo chiếm địa vị chủ đạo trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh, văn hoá của dân tộc. Với giáo lý Ngũ giới và Thập thiện, trong đó nhấn mạnh đến tư tưởng bình đẳng, từ bi bác ái, Phật giáo ngay từ khi mới du nhập vào Việt Nam đã được sự đón nhận nồng nhiệt của quần chúng nhân dân. Đến thời Trần, Phật giáo không chỉ ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân mà còn được sự tôn sùng của vua quan, quý tộc, trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên của dân tộc, các vị sư cũng là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần rất lớn cho vua quan và quần chúng đứng lên giành lại hòa bình cho đất nước, an lạc cho muôn dân. Lúc bấy giờ, giáo dục Nho học giữ vị trí chủ đạo trong nền giáo dục đất nước, lan xuống tận các làng xã địa phương. Tầng lớp nho sĩ cũng ngày một đông đảo và giữ vai trò quan trọng trong các công việc chính trị của đất nước, phấn đấu cho lý tưởng của Nho giáo. Nho giáo với tư tưởng bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng họ, bảo vệ sự liên kết giữa cá nhân và xã hội xung quanh triều đình, đảm bảo sự phân chia đẳng cấp xã hội trên nền tảng đạo đức, luân lý, chính trị, đã dần khẳng định ưu thế của mình trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý xã hội và thâm nhập ngày càng sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đạo giáo lúc đầu theo chân người Trung Quốc xâm lược truyền vào Việt Nam. Người Việt Nam có tín ngưỡng đa thần giáo, cho nên ngay sau khi 5

thâm nhập vào đất Việt, Đạo giáo đã kết hợp chặt chẽ các yếu tố Mật tông của Phật giáo cùng các tín ngưỡng bản địa để phát huy tác dụng trong đời sống tâm linh của người dân. => Xuất phát từ nhu cầu lựa chọn một hệ tư tưởng cho triều đại mới, các nhà tư tưởng thời Trần trong khi đặt Phật giáo ở trục tâm cũng đồng thời tích hợp những yếu tố khả dụng của Nho – Đạo để làm nên hiện tượng Tam giáo đồng nguyên đặc sắc trong lịch sử. Trong đó, các tôn giáo có sự dung hợp, đan xen lẫn nhau và bổ sung cho nhau để cùng hướng đến nhu cầu xã hội - tâm linh của con người. Từ đây, nó định thành nên sắc diện riêng có của tôn giáo thời Trần.

“Khu am, tháp Ngọa Vân nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, nhập niết bàn hóa Phật”

“Kiến trúc chùa Bối Khê được xây dựng thời Trần, khoảng năm 1338”

6

“Đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được thờ trong tín ngưỡng Đạo giáo Việt Nam”

“Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng được thờ trong tín ngưỡng Đạo giáo Việt Nam”

7

1.4. Giáo dục Văn học được mở mang, Nho học cũng phát triển hơn so với thời Lý. Nhà Trần cho lập thêm Quốc Học viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn. Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ. Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy 2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12 người đỗ đầu trong các kỳ thi.

“Một lớp học Nho giáo”

2. Quân đội Mông Cổ Người Mông Cổ là Hậu Duệ Của Người Hung đô được nhắc đến sớm nhất trong sử sách thời Đường, trừ một số ít ở vùng rừng núi sống bằng nghề săn bắn và đánh cá. Phần lớn các bộ lạc Mông Cổ đều ở vùng đồng cỏ và các làng nghề chăn nuôi gia súc. Vào thế kỷ VIII, họ bị phụ thuộc bởi hai bộ lạc Hỗn Hợp và Đột Quyết. Nửa sau thế kỷ thứ IX ,họ thành lập một liên minh bộ lạc do bộ lạc Tác-ta cầm đầu, đến thế kỷ XI bị tan rã do nước Liêu tấn công. Đến thế kỷ XIII, nước Kim tấn công các bộ lạc người Mông Cổ. Trong thời kỳ này, các bộ lạc Mông Cổ đã tổ chức các công xã du mục, 8

trong đó súc vật là của chung, đều có khu vực chăn nuôi tương đối cố định. Dần dần, chế độ tư hữu ra đời, hiện tượng phân hóa tài sản phát triển hơn nữa. Những cuộc chiến bộ lạc và thiên tai làm cho nhiều vùng dân bị phá sản. Ngược lại, các thủ lĩnh bộ lạc, thị tộc chiếm nhiều tù binh, súc vật và bãi cỏ, từ đó dễ dàng đẩy mạnh sự phân hoá giai cấp. Thị tộc hình thành hai loại: Nô Yang (những người giàu có) và Arat (những người bị mất tư liệu sản xuất). Quý tộc Mông Cổ lập một số thân binh gọi là Nokem, ngoài ra còn có nô lệ (tù binh trong các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc). Cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII, chiến tranh bộ lạc xảy ra càng nhiều, một số bị diệt vong, một số trở nên lớn mạnh. Đồng lợi liên minh bộ lạc được thành lập, đứng đầu là Hãn có quyền lực tương đối lớn. Đó là mức quá độ tiến tới thành lập nhà nước Mông Cổ. Sự thành lập và thống nhất gắn liền với tên tuổi của Thiết Mộc Chân – người xuất thân quý tộc, cha là Dã Tốc Cai - thủ lĩnh bộ lạc Thái Xích Ô. Năm 1164, Dã Tốc Cai chết, bộ lạc tan rã. Sau đó, gia tộc gặp hoạn nạn phải sống phiêu bạc. Nhờ thủ lĩnh bộ lạc khắc liệt , Vương Hãn (Wang khan Togheill) và Trát Mộc Hợp (Jamukha), Thiết Mộc Chân đã tập hợp lại lực lượng trước kia của mình, đánh bại một số bộ tộc, thẳng tay tàn sát cư dân các bộ lạc này. Thiết Mộc Chân cắt đứt với Trác Mộc Hợp, lôi kéo các bộ tộc lệ thuộc Trác Mộc Hợp về phe mình, từ đó thế lực càng thêm mạnh. Năm 1189, Thiết Mộc Chân được bầu làm Hãn, lần lượt đánh bại các bộ lạc khác. Năm 1205, tất cả bộ lạc Mông Cổ đều thuần phục Thiết Mộc Chân, thống nhất các bộ lạc Mông Cổ. Năm 1206, các thủ lĩnh bộ lạc họp hội nghị Khố lý Đài, bầu Thiết Mộc Chân làm Đại Hãn (Thành cát Tư Hãn). Từ đó, nhà nước Mông Cổ chính thức thành lập.

3. Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên 3.1. Diễn biến 3.1.1. Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất 3.1.1.1 Bối cảnh Vào năm 1206, Thành Cát Tư Hãn đã tập hợp thành công các bộ lạc Mông Cổ, từ đó Đế quốc Mông Cổ liên tục thực hiện nhiều cuộc chiến nhằm mở rộng đế quốc của mình. Năm 1253, sau khi đánh Đại Lý, Hốt Tất Liệt trở về, giữ Ngột Lương Hợp Thai ở lại đánh các nước chưa hàng phục. Đại Việt nằm trong chiến lược của Mông Cổ nhằm tiêu diệt Nam Tống. 3.1.1.2 Nguyên nhân Năm 1257, quân Mông Cổ đề nghị Nhà Trần mở đường xuống đánh chiếm Tống, các nhà ngoại giao được cử sang Đại Việt đều bị Vua Trần thẳng thừng từ chối và bắt giam. Không thấy sứ giả trở về, Ngột Lương Hợp Thai quyết định tiến công. 3.1.1.3 Diễn biến Tháng 1 năm 1258 quân đội Mông Cổ tấn công Đại Việt. Chúng xuất phát từ Đại Lý (Vân Nam hiện nay) với khoảng 30.000 – 45.000 quân. Bao gồm khoảng 10.000-25.000 kỵ binh Mông Cổ và 20.000 quân Đại Lý tiến vào Đại Việt. Chính thức bắt đầu chiến tranh xâm lược tại nước ta. 9

Về phía ta, nhà Trần có khoảng 10 vạn quân. Trong số đó bao gồm 2 vạn cấm vệ quân và 8 vạn quân sương. Nhà Trần chỉ có thể tập trung được khoảng 7 vạn quân để tác chiến với Mông Cổ. Đích thân Vua Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên. Ban đầu quân Mông Cổ chiếm ưu thế hơn. Nhằm bảo toàn lực lượng, quân Trần thất lợi chủ động rút lui về Phù Lỗ. Quân Mông Cổ vì thế không thành công trong âm mưu tiêu diệt quân chủ và bắt vua Trần. Trận thứ hai diễn ra tại Phù Lỗ, quân Đại Việt lại bị đánh bại. Vua Trần sớm có dự tính nên chủ động sơ tán người dân và của cải ra khỏi kinh đô từ trước. Vua tôi nhà Trần thực hiện sách lược “vườn không nhà trống” đem đi hết lương thực trong thành. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long nhưng lại gặp khó khăn về lương thực. Sau 10 ngày Vua Trần và Thái tử dẫn quân ta phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ không chống chọi được đành bỏ thành Thăng Long rút chạy về nước. Chúng bỏ chạy theo con đường dọc sông Hồng. Quân ta đã bố trí lực lượng dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích quân Mông Nguyên trên đường chúng rút lui.

10

Lược đồ kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất 11

3.1.1.4 Kết quả Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ nhất của quân dân Đại Việt kết thúc với chiến thắng vang dội. Quân Mông Cổ thất bại và phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Quân Mông Cổ từ 30.000 – 45.000 quân chỉ còn 3000 kỵ binh và 1 vạn quân Đại Lý. 3.1.1.5 Ý nghĩa Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước khác. 3.1.2. Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai 3.1.2.1 Bối cảnh Năm 1279, nước Nam Tống bị tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt để làm cầu nối xâm lược và thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc. Hốt Tất Liệt cho quân đánh Champa trước để làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Đại Việt phối hợp với cánh quân của Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc. Quân dân Champa đã chiến đấu anh dũng. Kết quả quân Nguyên phải rút về một số để cố thủ ở phía Bắc chờ đánh Đại Việt. Kế hoạch nhà Nguyên lấy Champa làm bàn đạp để xâm lược nước ta bước đầu thất bại. 3.1.2.2 Nguyên nhân Triều Nguyên nhiều lần cho sứ giả sang dụ dỗ, đe dọa vua tôi triều đình Đại Việt. Nhà Trần đã khôn khéo đấu tranh, kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị về mọi mặt. Năm 1279, mượn cớ đánh Chiêm Thành, nhà Nguyên âm mưu đưa quân vào Đại Việt. Năm 1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy vượt biển đánh Chămpa, để từ đó đánh lên Đại Việt từ phía nam. Cuối tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên (gồm cả cánh quân đánh Champa năm 1282) từ hai hướng Vân Nam và Lạng Sơn vượt biên giới tấn công Đại Việt. 3.1.2.3 Diễn biến Đánh giá được âm mưu và hành động chuẩn bị chiến tranh của nhà Nguyên, triều Trần cũng lãnh đạo toàn dân khẩn trương triển khai kế hoạch chống xâm lược. Năm 1282, vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Bình Than (vùng hiểm yếu sông Lục Đầu) gồm các vương hầu, tướng lĩnh hạ quyết tâm và bàn kế hoạch đánh giặc. Sau đó, đầu năm 1285, vua Trần lại mở Hội nghị Diên Hồng triệu các bô lão đại diện nhân dân ở các địa phương về triều đình để thống nhất quyết tâm kháng chiến và động viên toàn dân đánh giặc. Khí thế "Sát Thát” náo nức trong toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội. Ông đã ra lời kêu gọi Hịch Tướng sĩ - một áng thiên cổ hùng văn bất hủ có ý nghĩa lớn, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của người chiến binh 12

trước sự mất còn của dân tộc. Các vương hầu hăng hái mộ quân, luyện tập sẵn sàng theo mệnh lệnh của triều đình. Các địa phương, dân binh được tăng cường, luyện tập, rào làng chiến đấu. Nhân dân phối hợp với quân đội chuẩn bị trận địa và cất giấu lương thực để làm kế thanh dã - vườn không nhà trống. Nhiều cuộc duyệt binh và diễn tập lớn được tổ chức ở kinh thành và những nơi xung yếu. Nắm được tình hình điều động lực lượng và dự đoán kế hoạch tiến công của địch, quân ta cũng triển khai thế trận phòng thủ. Trên hướng Bắc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy một lực lượng chủ lực lớn đối đầu với lực lượng chính của địch. Trên hướng Tây Bắc, Trần Nhật Duật - vị tướng thông thuộc địa hình, phong tục tập quán vùng này, chỉ huy một đạo quân nhằm ngăn chặn quân Nguyên từ Vân Nam tiến sang. Ở phía Nam, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy một đạo quân trấn giữ ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh chặn đường đạo quân Nguyên đánh lên từ phía Nam. Việc chuẩn bị với quy mô lớn, nghiêm cẩn và chủ động. Xem cách bố trí phòng vệ diễn biến chiến tranh, ta thấy Trần Quốc Tuấn chủ trương rút lui chiến lược rồi phản công chiến lược đánh tan quân địch. Đầu năm 1285, 60 vạn quân Nguyên do con trai Hốt Tất Liệt là Trấn Nam vương Thoát Hoan làm tổng chỉ huy cùng lúc tiến đánh nước ta. Ở phía bắc, 50 vạn quân chia làm hai hướng: hướng Bắc, đạo quân chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn. Hướng Tây Bắc theo sông Chảy đánh Yên Bái. Ở phía Nam, 10 vạn quân do Toa Đô chỉ huy từ Champa tiến ra. Cánh quân Thoát Hoan đánh các đồn biên giới, vào Lộc Bình (Lạng Sơn), theo đường Lạng Sơn - Thăng Long, đánh xuống Chi Lăng. Trước thế mạnh của giặc, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh cản địch một số trận rồi rút dần về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) - vùng hiện nay có đền Vạn Kiếp thờ Trần Hưng Đạo, một di tích lịch sử, một danh thắng, nhân dân cả nước thường đến viếng quanh năm. Thoát Hoan lại tiến đến Vạn Kiếp. Trần Quốc Tuấn đánh một trận nữa rồi theo đường sông rút về Thăng Long, sau đó rút khỏi Thăng Long về Trường Yên (Ninh Bình) và Thiên Trường (Nam Định). Quân địch vào Thăng Long rồi tiếp tục đánh xuống Trường Yên và Thiên Trường. Cánh quân Naxirút Đin vào theo sông Chảy. Trần Nhật Duật đánh chặn ở vùng Yên Bái rồi rút về Bạch Hạc, sau đó về hợp quân ở vùng Nam Định, Ninh Bình. Cánh quân phía Nam của Toa Đô tiến được ra Nghệ An. Quân ta đánh một số trận nhưng không cản được địch, Trần Quang Khải phải rút về Thanh Hóa rồi tiến ra Trường Yên. Trước tình thế bị đánh úp bằng hai gọng kiềm Bắc-Nam, để thoát khỏi vòng vây bảo toàn lực lượng, tạo và đón thời cơ phản công, Trần Quốc Tuấn cho một bộ phận nghi binh lên hoạt động ở vùng Đông Bắc thu hút sự chú ý của địch, còn triều đình và đại quân thì vòng vào trấn giữ Thanh Hóa làm căn cứ. Đến đây, cuộc rút lui chiến lược của ta đã hoàn thành. Âm mưu bao vây tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não đất nước ta của quân Nguyên đã bị thất bại.

13

Thoát Hoan chia quân đóng giữ những vị trí quan trọng và lập các trạm liên lạc với nhau. Quân chủ lực phối hợp với dân binh tổ chức đánh du kích ở vùng địch chiếm tạo thế và chuẩn bị phản công. Quân Nguyên bị tiêu hao, mỏi mệt, bị triệt đường tiếp lương, lại gặp mùa viêm nhiệt đến, ốm đau dịch bệnh phát sinh, đánh, giữ đều khó. Nắm bắt thời cơ, tháng 5/1285, Trần Quốc Tuấn tổ chức phản công. Một loạt trận đánh lớn từ Trường Yên ra đến Thăng Long. Đó là các trận A Lỗ (Nam Định), Tây Kết, Hàm Tử (bờ sông Hồng thuộc địa phận Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây) phá vỡ tuyến phòng ngự dọc sông Hồng và đánh vào Thăng Long. Thoát Hoan phải rút chạy về Vạn Kiếp. Tại Vạn Kiếp quân ta đã bố trí một trận đánh lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Thoát Hoan cùng đám bại quân chạy về hướng Lạng Sơn. Tại đây phục binh ta đổ ra bao ...


Similar Free PDFs