BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 7 - BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 7 PDF

Title BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 7 - BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 7
Author Bùi Hữu Thắng 2241 [BCH]
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 6
File Size 190 KB
File Type PDF
Total Downloads 4
Total Views 116

Summary

Download BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 7 - BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 7 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ BỘ MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ LỚP DS44B1 (nhóm 1)

BÀI THẢO LUẬN TUẦN 7 THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ Nhóm 6 Gv: Nguyễn Thị Hoài Trâm

Danh sách nhóm ST T 1

Họ và Tên

MSSV

Ghi chú

Bùi Hữu Thắng

1953801012241

Nhóm trưởng

2

Nguyễn Phú Thành

1953801012246

3

Hứa Ngọc Minh Thảo

1953801012248

4

Đoàn Thị Mỹ Thi

1953801012258

5

Nguyễn Thanh Trạch

1953801012286

Nhóm trưởng: Bùi Hữu Thắng SĐT:0824513769 Email: [email protected]

Tp. HCM, ngày 13 tháng 10 năm 2021

Phần 1. Nhận định (Trả lời đúng, sai về các nhận định và nêu cơ sở pháp lý) 1. Cá nhân có thể ủy quyền cho chủ thể khác khởi kiện thay mình. Nhận định SAI. CSPL: điểm a, khoản 2, Điều 189 BLTTDS 2015 thì cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự chỉ được nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Cá nhân không được ủy quyền cho người khác ký đơn khởi kiện mà chỉ được ủy quyền nộp đơn khởi kiện. Cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn. Nghĩa là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự khi làm đơn khởi kiện thì thông tin của người khởi kiện phải ghi đầy đủ thông tin của cá nhân đó. Do đó, cá nhân không thể uỷ quyền cho chủ thể khác khởi kiện thay mình. 2. Tranh chấp ly hôn chưa được hòa giải tiền tố tụng thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện. Nhận định SAI. CSPL: Điều 3 NQ 04/2017, Điều 52 Luật HNGĐ 2014. 3. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm. Nhận định ĐÚNG. CSPL: khoản 2 điều 213 BLTTDS 2015 thì quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ, cưỡng ép, hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Do đó quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm. 4. Đương sự có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đều phải được Tòa án chấp nhận Nhận định ĐÚNG. CSPL: khoản 4 Điều 70 và điều 243 BLTTDS 2015. Thì đây là nguyên tắc bình đẳng địa vị pháp lý của các đương sự thì ở toà sơ thẩm, phúc thẩm trong quá trình Toà án xem xét giải quyết tranh chấp phát sinh thì nên có nhiều nguyên nhân khác nhau nên có sự biến chuyển, có thể là có sự tác động hoặc các bên có thoả thuận khác với nhau nên

xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự thì đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. 5. Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải phải có mặt tất cả các đương sự. Nhận định ĐÚNG. CSPL: khoản 3 Điều 209 BLTTDS 2015 thì các đương sự phải tham gia phiên hợp theo thông báo của Toà án nếu trường hợp trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt. Phần 2. Bài tập Bài tập 1: Bà Cao Thị Thu K cho rằng vợ chồng ông Nguyễn Văn Ph và Phạm Ngọc Th có vay của bà tổng cộng 710.000.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Ph có hứa là đến ngày 30/5/2018 (âm lịch) sẽ trả toàn bộ số tiền mà ông Ph đã vay, nhưng đến nay ông Ph không thực hiện nghĩa vụ trả tiền như đã cam kết. Ông Ph có làm 03 biên nhận nhận tiền và một tờ cam kết với tổng số tiền 460.000.000 đồng, bà Th vợ ông Ph có làm biên nhận nhận 250.000.000 đồng. Tổng cộng vợ chồng ông Ph và bà Th nợ bà 710.000.000 đồng. Bà yêu cầu Tòa án nhân dân huyện PT giải quyết buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Ph, bà Phạm Ngọc Th phải trả cho bà số tiền 710.000.000 đồng, bà không yêu cầu tính lãi. a. Giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Ph bị tai nạn và đột ngột qua đời, Tòa án phải giải quyết tình huống này như thế nào? Căn cứ theo điểm a khoản 1và khoản 2 Điều 214 BLTTDS thì Tòa án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự khi có căn cứ đương sự là cá nhân đã chết (bị đơn ông Nguyễn Văn Ph). Trong thời hạn 3 ngày ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp tìm được người thừa kế quyền và nghĩa vụ của đương sự, căn cứ tạm ứng đình chỉ vụ án không còn tồn tại vụ việc sẽ tiếp tục được giải quyết theo Điều 216 BLTTDS. Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 BLTTDS quy định: Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng và khoản 1 Điều 651 Bộ BLDS quy định người thừa kế

theo pháp luật bao gồm: (i) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;. Như vậy, bà Th sẽ là người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Ph. b. Giả sử Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai bà K đến phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhưng bà K vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có đơn đề nghị không tiến hành hòa giải. Nêu hướng xử lý của Tòa án trong trường hợp này. Trong trường hợp này, Tòa án tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều 209: Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; Như vậy, nếu các đương sự còn lại là ông Nguyễn Văn Ph và Phạm Ngọc Th có mặt và đồng ý tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Đồng thời việc tiến hành phiên họp không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của bà K thì Thẩm phán sẽ tiến hành phiên họp. Tuy nhiên, nếu ông Ph và bà Th “đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự” thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định cụ thể về số lượng phiên họp nên Thẩm phán có thể tổ chức phiên họp vào bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sau khi Thẩm phán cho rằng tài liệu, chứng cứ đã đầy đủ, nội dung quan hệ tranh chấp đã được xác định rõ. Thẩm phán có thể mở một phiên họp duy nhất (khi có đủ điều kiện theo luật đinh) hoặc mở nhiều phiên họp (khi xác định thấy các bên có thể hòa giải được), tuy nhiên số lượng phiên họp cần được tổ chức hợp lý để không làm mất nhiều thời gian công sức của đương sự. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự. Bài tập 2: Ngày 15/4/2020, vợ chồng ông Bình và bà Hòa có vay của bà Thu số tiền 600.000.000 đồng và hẹn đến ngày 14/10/2020 sẽ trả đủ. Khi vay, hai bên thống nhất vợ chồng ông Bình, bà Hòa thế chấp cho bà một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH 869716 đứng tên ông Bình và bà Hòa, đất tọa lạc tại Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, do Ủy

ban nhân dân Quận 12 cấp ngày 11/4/2017. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên ông Bình, bà Hòa không buôn bán được, không trả nợ cho bà Thu theo đúng thời gian đã hẹn. Nay bà Thu yêu cầu ông Bình, bà Hòa phải trả cho bà một lần số tiền 600.000.000 đồng, nếu ông Bình, bà Hòa không có khả năng trả nợ thì giao thửa đất đã thế chấp cho bà để trừ hết nợ. a. Giả sử sau khi nhận được đơn khởi kiện của bà Thu, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do tranh chấp chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Nhận xét về quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Việc trả lợi đơn khởi kiện của Tòa án là không đúng. Bởi vì đây là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự cụ thể là hợp đồng vay có thế chấp quyền sử dụng đất theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS. Cho nên đây là trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa. Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP về việc trả lại đơn khởi kiện quy định như sau: Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Cho nên, Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho bà Thu là không đúng quy định. b. Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ông Bình và bà Hòa đều thống nhất có nợ của bà Thu 600.000.000 đồng và cam kết sẽ trả cho bà Thu trong vòng 02 tháng kể từ khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Ông bà không đồng ý giao đất để trừ nợ vì đây là nhà đất duy nhất của ông bà để ông bà và các con sinh sống. Nêu hướng giải quyết của Tòa án trong trường hợp này. Trường hợp 1: Nếu bà Thu thống nhất với ý kiến của ông Bình và bà Hoà thì theo khoản 5 Điều 211 BLTTDS, Toà án lập biên bản hoà giải thành. Và sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên theo thời hạn đã nêu trong khoản 1 Điều 212 BLTTDS. Trường hợp 2:

Nếu bà Thu không thống nhất với ý kiến của ông Bình và bà Hoà thì phiên hoà giải không thành. Trong trường hợp hoà giải không thành thì Toà sẽ áp dụng Điều 10 của Nghị định 15/2014NĐ-CP: “ Điều 10. Giải quyết trường hợp hòa giải không thành 1. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải. 2. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản, ghi rõ thông tin cơ bản về các bên; nội dung chủ yếu của vụ, việc; yêu cầu của các bên; lý do hòa giải không thành; chữ ký của hòa giải viên.”...


Similar Free PDFs