Bài tập tình huống môn pháp luật đại cương PDF

Title Bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
Author Phan Chuc
Course Pháp Luật Đại Cương
Institution Học viện Tài chính
Pages 16
File Size 221.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 777
Total Views 954

Summary

Download Bài tập tình huống môn pháp luật đại cương PDF


Description

Họ và tên: Phan Thị Thanh Chúc

Mã sinh viên: 2173402011124

Khóa/lớp: (tín chỉ) CQ5910.27+28_LT2

(Niên chế): CQ59/10.28

STT: 06

Mã đề: BTLĐC-8/2022

BÀI THI MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG BÀI LÀM Câu 1: a) Xác định các quan hệ pháp luật phát sinh trong tình huống trên và phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật? 1. Các quan hệ pháp luật tư pháp quốc tế - Quan hệ pháp luật lao động có yếu tố nước ngoài (quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài): Anh B 25 tuổi, chị V 20 tuổi là công dân Việt Nam, ký hợp đồng lao động với Công ty điện tử Hansen có trụ sở chính ở thủ đô Matxcova, Nga. Đây là quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài bởi vì trong quan hệ này có một bên là chủ thể nước ngoài (Công ty điện tử Hansen). Các yếu tố của quan hệ pháp luật này là: + Chủ thể của quan hệ pháp luật: Anh B, chị V và Công ty điện tử Hansen. Bởi vì, chủ thể của quan hệ pháp luật là những tổ chức hay cá nhân dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. + Khách thể của quan hệ pháp luật: là sức lao động, con người lao động và thao tác, tức là hành vi lao động. Bởi vì khách thể quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất và tinh thần mà các chủ thể bên tham gia quan hệ hướng đến. Trong tình huống trên anh B và chị V ký hợp đồng lao động nhằm mục đích “bán” sức lao động, tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập; còn Công ty điện tử Hansen thì nhằm mục đích “mua”

sức lao động, tìm nguồn nhân công thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty mình. + Nội dung của quan hệ pháp luật: là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia. Quan hệ pháp luật trong tình huống trên là hợp đồng lao động nên sẽ có tính chất song vụ nghĩa là quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Anh B và chị V có quyền được hưởng lương, được nghỉ ngơi, hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện theo đúng hợp đồng như đi làm đúng giờ, thực hiện đúng công việc,… . Công ty Hansen có quyền yêu cầu anh B và chị V tuân thủ hợp đồng, nội quy kỷ luật, đi làm đúng giờ, thực hiện đúng công việc, khởi kiện cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu anh B và chị V vi phạm hợp đồng… . - Quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài (quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài): Trong thời gian làm việc tại Nga, anh B và chị V đã kết hôn tại Nga vào năm 2020. Việc xác lập quan hệ vợ chồng của anh B và chị V phát sinh tại Nga nên đây là quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố của quan hệ pháp luật nói trên là: + Chủ thể của quan hệ pháp luật: Anh B (25 tuổi) và chị V(20 tuổi) + Khách thể của quan hệ pháp luật: Một là lợi ích về nhân thân, đó là các lợi ích về tinh thần, tình cảm như họ tên, quốc tịch, quyền làm cha, mẹ,... Hai là lợi ích về tài sản, lợi ích về tài sản mà các chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình đạt được là tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng,.... + Nội dung của quan hệ pháp luật: là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình như quyền và nghĩa vụ về nhân thân, quyền và nghĩa vụ về tài sản. Ví dụ về quyền và nghĩa vụ của anh B và chị V là nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Các quan hệ pháp luật dân sự - Quan hệ hợp đồng thuê nhà (hợp đồng thuê tài sản): Anh B đã ký hợp đồng thuê nhà của chị C trong thời hạn 1 năm, từ tháng 2/2021 đến 2/2022. Các yếu tố của quan hệ pháp luật này là: + Chủ thể của quan hệ pháp luật: Anh B và chị C. + Khách thể của quan hệ pháp luật: là các lợi ích vật chất và tinh thần như tài sản cho thuê, bất động sản, động sản, tiền, vật, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản,... Đối với anh B là có nơi cư trú, còn đối với chị C là có được một khoản tiền từ việc cho thuê nhà. +Nội dung của quan hệ pháp luật: là quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Như đối với bên cho thuê có nghĩa vụ giao tài sản cho bên thuê đúng thời hạn, địa điểm, bảo đảm tài sản cho thuê trong tình trạng như thỏa thuận, phù hợp với mục đích cho thuê,.... Bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả tiền thuê như đã thỏa thuận, phải bảo quản tài sản thuê, sử dụng tài sản thuê cẩn thận như của mình, đúng với công suất, tính năng tác dụng của tài sản…. . - Quan hệ hợp đồng xây dựng: Anh B đã ký hợp đồng xây dựng với công ty M. Các yếu tố của quan hệ pháp luật này là: + Chủ thể của quan hệ pháp luật: Anh B và công ty M. + Khách thể của quan hệ pháp luật: là lợi ích vật chất và tinh thần. Đối với anh B là có căn nhà ở, đối với công ty M là lợi nhuận nhận được sau khi hoàn thành thi công ngôi nhà cho anh B. + Nội dung của quan hệ pháp luật: là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia. Anh B có nghĩa vụ phải tuân theo quy định trong hợp đồng như thanh toán đúng hạn, tuân theo quy định xây dựng nhà ở, anh B có quyền kiểm tra, yêu cầu, chỉnh sửa thiết kế ngôi nhà trong điều kiện pháp luật cho phép đối với công ty M. Công ty M ngược lại có trách nhiệm phải hoàn thành công trình đúng hợp đồng,

đảm bảo chất lượng, thời gian bàn giao, công ty M cũng có quyền khiếu nại khi anh B vi phạm hợp đồng. 3. Các quan hệ pháp luật hành chính - Quan hệ pháp luật hành chính: Anh B, chị V quyết định xây nhà và đã nộp hồ sơ và được cấp giấy phép xây dựng của UBND huyện X. Các yếu tố của quan hệ pháp luật này là: + Chủ thể của quan hệ pháp luật: Anh B, chị V và UBND huyện X + Khách thể của quan hệ pháp luật: các trật tự quản lý hành chính Nhà nước. + Nội dung của quan hệ pháp luật: là quyền và nghĩa cụ của các bên. Anh B và chị V có quyền yêu cầu UBND huyện X cấp giấy phép xây dựng, đồng thời có nghĩa vụ chấp hành đúng theo giấy phép xây dựng. UBND huyện X có quyền cấp giấy phép xây dựng cho anh B và chị V; có quyền yêu cầu anh B và chị V xuất trình các giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục cấp giấy phép. - Quan hệ pháp luật hành chính: Trong quá trình xây dựng anh B yêu cầu Công ty M xây nhà thành 6 tầng, Sở Xây dựng trong quá trình kiểm tra đã phát hiện và ra quyết định xử phạt đối với anh B. Các yếu tố của quan hệ pháp luật trong tình huống trên là: + Chủ thể của quan hệ pháp luật: Anh B và Sở Xây dựng + Khách thể của quan hệ pháp luật: các trật tự quản lý hành chính Nhà nước. + Nội dung của quan hệ pháp luật: là quyền và nghĩa vụ của các bên. Anh B có quyền khiếu kiện, khiếu nại quyết định xử phạt của Sở Xây dựng nếu thấy quyết định đó không hợp pháp, đồng thời cũng có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt và nộp phạt cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả. Sở Xây dựng có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh B, có nghĩa vụ chứng minh vi phạm, có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại. b) Xác định nguồn luật nào có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh trong tình huống trên và giải thích tại sao?

- Khái niệm nguồn của pháp luật: hay còn gọi là hình thức bên ngoài của pháp luật, là phương thức thể hiện, dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Trong lịch sử, pháp luật đã tồn tại dưới nhiều nguồn khác nhau như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật và các hình thức khác. Nguồn luật có thể được áp dụng điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh trong tình huống trên là: 1. Văn bản quy phạm pháp luật - Hiến pháp 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của Công dân, quyền kết hôn, quyền lao động, quyền có nơi cư trú… - Bộ luật dân sự 2015: được áp dụng để giải quyết các vấn đề về hợp đồng, bồi thường thiệt hại, năng lực hành vi, xác định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. .- Luật tổ chức chính quyền địa phương dùng để điều chỉnh thẩm quyền của UBND, Sở Xây dựng trong việc ban hành các loại giấy phép, quyết định xử phạt. - Nghị định số 16/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng dùng để điều chỉnh cho hành vi vi phạm của anh B. - Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, dùng để điều chỉnh cho hành vi vi phạm của anh B. 2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên - Hiệp định tương trợ tư pháp Việt –Nga dùng để điều chỉnh về quan hệ dân sự, lao động, giải quyết tranh chấp xung đột pháp luật, kết hôn, lựa chọn pháp luật… Câu 2: a) Hợp đồng lao động được ký giữa chị V và công ty Hansen, Hợp đồng xây dựng được ký giữa anh B và Công ty; Giấy phép xây dựng được UBND huyện X cấp, Quyết định xử phạt của Sở Xây dựng có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Giải thích? *Hợp đồng lao động được ký giữa chị V và công ty Hansen, Hợp đồng xây dựng được ký giữa anh B và Công ty; Giấy phép xây dựng được UBND huyện X

cấp, Quyết định xử phạt của Sở Xây dựng không phải là văn bản quy phạm pháp luật. *Giải thích, có hai cách giải thích -

Cách 1:

Những văn bản trên không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì nó không thỏa mãn đầy đủ các đặc điểm của một văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật gồm các

đặc điểm: -Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ban hành. -Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần trong thời gian dài với mọi cá nhân, tổ chức trong toàn lãnh thổ hoặc tại một địa phương nhất định. -Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục chặt chẽ được quy định trong luật. Cụ thể trong những văn bản trên, hợp đồng lao động, hợp đồng xây dựng vi phạm đặc điểm 1 và 2; Giấy phép xây dựng được UBND Huyện X cấp và quyết định xử phạt của Sở Xây dựng vi phạm đặc điểm thứ 2. -

Cách 2 Những văn bản trên không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì: Theo

Điều 4 luật ban hành hành văn bản quy phạm pháp luật 2020, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm: 1. Hiến pháp. 2. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội. 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). 10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. 13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cụ thể trong tình huống trên, không có văn bản nào có trong danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cho nên nó không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

b) UBND huyện có phải là pháp nhân không, có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Giải thích và chỉ ra cơ sở pháp lý? - UBND huyện là pháp nhân (pháp nhân phi thương mại). Bởi vì: + UBND huyện có đầy đủ những điều kiện để trở thành pháp nhân, căn cứ tại Khoản 1 Điều 75 Bộ luật dân sự : 1. UBND cấp huyện được thành lập theo Luật tổ chức chính quyền địa phương. 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ như cHủ tịch, phó chủ tịch, các bộ phận một cửa, các phòng ban... 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác. 4. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. + Căn cứ tại Khoản 2 Điều 76 Bộ luật dân sự 2015 có quy định rằng “Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.” Vì vậy, UBND huyện là một cơ quan Nhà nước, và là pháp nhân. - Cơ sở pháp lý: + Khái niệm pháp nhân: Là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân). Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định. + Đặc điểm của tổ chức có tư cách pháp nhân: Theo điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện sau: 1. Tổ chức đó được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt Nam). 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó. 4. Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập… + Các Khoản, các Điều trong các Bộ luật như Khoản 1 Điều 75 Bộ luật dân sự; Khoản 2 Điều 76 Bộ luật dân sự 2015. - UBND cấp huyện có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2020 theo đó UBND cấp huyện được ban hành văn bản quy phạm pháp luật là “Quyết định”. - Cơ sở pháp lý + Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: (pháp luật thành văn) là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức cụ thể như Hiến pháp, Luật, Nghị định, Quyết định,... là nguồn luật tiến bộ nhất, có khả năng phản ánh rõ nét nhất nội dung và các thuộc tính của pháp luật. + Khái niệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật: là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, từ đề xuất sáng kiến lập pháp, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật, công bố, tổ chức lấy ý kiến đến việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp, đến trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua dự án văn bản quy phạm pháp luật. +Khoản 13 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2020. Câu 3: a) Xác định các loại vi phạm pháp luật xảy ra trong tình huống trên và giải thích? - Khái niệm vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp

lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Căn cứ vào đặc điểm của khách thể vi phạm pháp luật, các ngành luật, và chế định pháp luật, vi phạm pháp luật được chia thành các loại: + Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ. + Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính do cá nhân, tổ chức, pháp nhân và các chủ thể khác thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. + Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi trái luật dân sự do cá nhân, tổ chức, pháp nhân và các chủ thể khác thực hiện, có lỗi xâm hại đến những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. + Vi phạm kỷ luật là những hành vi của thành viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo… và các tổ chức khác có lỗi, trái với những quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức đó. - Trong tình huống trên loại vi phạm pháp luật xảy ra là vi phạm pháp luật hành chính. Đó là hành vi vi phạm của anh B khi trong giấy phép xây dựng anh B chỉ được xây nhà 4 tầng nhưng anh B lại yêu cầu Công ty M xây nhà thành 6 tầng nên đã bị Sở Xây dựng trong quá trình kiểm tra đã phát hiện và ra quyết định xử phạt. Hành vi này thuộc loại vi phạm pháp luật hành chính vì đã xâm phạm đến quy tắc quản lý Nhà nước và đã bị chủ thể nhân danh quyền lực Nhà nước ra quyết định xử phạt. b) Xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý phát sinh trong tình huống trên và giải thích tại sao? Việc anh B yêu cầu Công ty M phải bồi thường thiệt hại có phù hợp với quy định pháp luật không, giải thích? - Khái niệm trách nhiệm pháp lý: là loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh giữa Nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước thông qua các chủ

thể có thẩm quyền, áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, chủ thể này có nghĩa vụ gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. - Các hình thức trách nhiệm pháp lý: + Trách nhiệm hình sự, là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hình sự. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. + Trách nhiệm hành chính, là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Đây là loại trách nhiệm pháp lý ít nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự. + Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. + Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỷ luật Nhà nước, kỷ luật lao động. - Bởi vì hành vi vi phạm của anh B thuộc loại hành vi vi phạm pháp luật hành chính nên hình thức trách nhiệm pháp lý đối với anh B sẽ là các hình thức xử lý vi phạm hành chính (cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất,...) . Trong tình huống trên anh B đã không thực hiện đúng như giấy phép xây dựng là chỉ được xây nhà 4 tầng mà lại yêu cầu công ty M xây nhà 6 tầng, căn cứ tại điểm a và điểm b Khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì hành vi của anh B có thể sẽ bị xử phạt như sau: “ Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau: a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây

dựng khác” Ngoài ra, anh B còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm được quy định tại điểm c Khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. - Việc anh B yêu cầu công ty M bồi thường thiệt hại là không phù hợp với quy định của pháp luật, bởi vì: + Tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Trong tình huống trên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid và thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid – 19 thì đây sự kiện thỏa mãn tất cả những yếu tố cấu thành sự kiện bất khả kháng. + Tại Khoản 2 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 có quy định rằng “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Do đó, việc không thực hiện đúng như tiến độ của công M là do sự kiện bất khả kháng nên sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm dân sự gì bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vậy nên việc anh B yêu cầu bồi thường thiệt hại là không phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu trong...


Similar Free PDFs