BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PDF

Title BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Course International trade
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 535.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 200
Total Views 843

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCĐỀ TÀI: SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA MẶTLA ROCHE-POSAY THUỘC TẬP ĐOÀN L'ORÉAL VÀCHIẾN LƯỢC KINH DOANH.Giảng viên: Th Phan Ngọc AnhSinh viên: Trần Đỗ Hoàng ThiKhóa: 45 – Lớp: DH45FTLớp học phần: 21D1M...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ĐỀ TÀI: SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA MẶT LA ROCHE-POSAY THUỘC TẬP ĐOÀN L'ORÉAL VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. Giảng viên: Th.S Phan Ngọc Anh Sinh viên: Trần Đỗ Hoàng Thi Khóa: 45 – Lớp: DH45FT001 Lớp học phần: 21D1MAN50201101 MSSV: 31191022227

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi

MỤC LỤC I.

Giới thiệu.................................................................................................................................3 1.

2.

Giới thiệu chung..................................................................................................................3 1.1.

Về công ty.....................................................................................................................3

1.2.

Về thương hiệu.............................................................................................................3

1.3.

Về sản phẩm.................................................................................................................3

Sự hình thành và phát triển...............................................................................................4

II. Sứ mệnh...................................................................................................................................4 III.

Giá trị...................................................................................................................................5

IV.

Mục tiêu...............................................................................................................................5

V. Môi trường..............................................................................................................................5 1.

Môi trường bên trong.........................................................................................................5 1.1.

Phân tích SWOT..........................................................................................................5

1.2.

Năng lực cốt lõi............................................................................................................7

2.

Môi trường bên ngoài.......................................................................................................10

VI.

Mục tiêu dài hạn...............................................................................................................12

VII. Chiến lược kinh doanh.....................................................................................................13 1.

Chiến lược kinh doanh.....................................................................................................13

2.

Mục đích lựa chọn chiến lược kinh doanh.....................................................................14

2

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi I. Giới thiệu 1. Giới thiệu chung 1.1. Về công ty Tập đoàn mỹ phẩm L'Oréal được thành lập năm 1909, trụ sở chính đặt tại Trung tâm Eugène Schueller ở Clichy, Hauts-de-Seine, gần Paris. Sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, đến nay, L'Oréal đã trở thành một trong số những “ông trùm” kiểm soát và chi phối ngành làm đẹp thế giới. Tập đoàn đang hoạt động kinh doanh tại hơn 130 nước và sở hữu hơn 88.000 lao động toàn cầu. L'Oréal hiện đang giữ trong tay hơn 25 thương hiệu uy tín hàng đầu, phân thành 4 ngành hàng chính:  Ngành hàng Cao cấp: Lancôme, Shu Uemura, Cacharel, Diesel,…  Ngành hàng Dược mỹ phẩm: Vichy, Skin Ceuticals Sanoflore, Inneov và La Roche-Posay.  Ngành hàng Chuyên nghiệp: L'Oréal Professionnel, Kérastase, Matrix,…  Ngành hàng Tiêu dùng: Maybelline, Garnier, L'Oréal Paris,… 1.2. Về thương hiệu La Roche-Posay là thương hiệu dược mỹ phẩm thuộc sở hữu của Tập đoàn mỹ phẩm L'Oréal. Thương hiệu được thành lập đầu tiên vào năm 1975 bởi dược sĩ Rene Levayer với tên đầy đủ là “La Roche-Posay Laboratoire Dermatologique” nhằm mang đến cho người dùng những sản phẩm chăm sóc da được nghiên cứu và kiểm nghiệm bởi các chuyên gia thuộc lĩnh vực da liễu. Năm 1989, La Roche-Posay được mua lại bởi L'Oréal. Hơn 40 năm gây dựng, hiện tại, La Roche-Posay đã trở thành một trong những thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng nhất thế giới. La Roche-Posay tập trung vào 3 dòng sản phẩm chính đó là:  Sản phẩm chăm sóc da mặt  Sản phẩm chăm sóc da cơ thể  Sản phẩm trang điểm 1.3. Về sản phẩm Các sản phẩm chăm sóc da mặt của La Roche-Posay được phát triển theo một quy trình công thức nghiêm ngặt đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho người sử dụng, đặc biệt đối với làn da nhạy cảm. Có 4 dòng sản phẩm tiêu biểu:  The Anthelios – Kem chống nắng bảo vệ da mặt  The Toleriane – Chăm sóc dành cho da nhạy cảm, da mụn  The Effaclar – Chăm sóc da mụn  The Lipikar – Chăm sóc da khô Sản phẩm chăm sóc da mặt La Roche-Posay cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc da da liễu cho càng nhiều người căng tốt. Song song với đó, thương hiệu luôn lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp qua quá trình làm việc với các chuyên gia da liễu ở các quốc gia nơi thương hiệu được bán. Các sản phẩm chăm sóc da mặt của La Roche-Posay đã phải trải qua 21 lần thử nghiệm lâm sàng trước khi chính thức được đưa ra thị trường và được khuyên dùng bởi hơn 90.000 bác sĩ da liễu trên khắp thế giới. Đây là những con số ấn 3

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi tượng đối với một thương hiệu dược mỹ phẩm. Với sự phát triển của các nền tảng thương mại trực tuyến cũng như ý thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về chăm sóc da mặt, những con số trên hứa hẹn sẽ còn tăng cao trong tương lai.

Hình 1. Các sản phẩm chăm sóc da điển hình của La Roche-Posay. 2. Sự hình thành và phát triển Các sản phẩm chăm sóc da mặt của La Roche-Posay đã minh chứng được sự hấp dẫn và thành công của nó qua suốt hơn 30 năm kể từ khi được mua lại bởi tập đoàn L'Oréal. Năm 2017, dòng sản phẩm chăm sóc da mặt của La Roche-Posay đánh dấu một bước ngoặc mới trong lịch sử thương hiệu bởi sở hữu được 22 giải thưởng danh giá trong ngành làm đẹp và được các tạp chí hàng đầu ca ngợi. Điển hình như sản phẩm kem dưỡng ẩm Toleriane Double Repair, được vinh danh bởi các tạp chí nổi tiếng như Refenery29, Southern Living, Redbook, Allure,… La Roche-Posay lần đầu xuất hiện tại Mỹ vào năm 1999, sự kiện này góp phần mở rộng quy mô hoạt động của La Roche-Posay ra thế giới. Ở Việt Nam, các dòng sản phẩm chăm sóc da mặt của La Roche-Posay được phân phối chính hãng tại kể từ năm 2007. Trong suốt quá trình từ lúc hình thành cho tới nay, La Roche-Posay luôn đi đầu trong nghiên cứu, phát triển công nghệ tích hợp vào sản phẩm cũng như đem đến cho người sử dụng những trải nghiệm tốt nhất, đúng với thông điệp “A better life for sensitive skin” – “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho da nhạy cảm”. II. Sứ mệnh Sứ mệnh của thương hiệu là cung cấp các sản phẩm có hiệu quả cao, thích hợp với mọi làn da kể cả làn da nhạy cảm nhất để cải thiện chất lượng sống của bất kỳ ai có vấn đề về da, từ vấn đề mụn đến vấn đề lão hóa, và giúp truyền bá về chống nắng an toàn qua các sản phẩm chống nắng chất lượng cao cũng như nâng cao ý thức của người tiêu dùng trước căn bệnh ung thư da.

4

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi III.Giá trị Ưu tiên hàng đầu của thương hiệu là mở ra những xu thế và ý tưởng mới trên khắp thế giới bằng cách thức tiên phong. Gồm có 6 yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của các sản phẩm chăm sóc da mặt La Roche-Posay: 

Đam mê: dành cho những điều mà sản phẩm thương hiệu có thể đem đến cho phụ nữ và nam giới – sự hạnh phúc, sự tự tin và sự mở lòng với mọi người. Theo thương hiệu, đam mê trong kinh doanh ngành làm đẹp bản chất của nó cũng gắn liền với con người và văn hóa, bởi để có thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ làm đẹp, thương hiệu phải tìm hiểu về con người cũng như lắng nghe, dự đoán nhu cầu của khách hàng.



Cải tiến: Thương hiệu luôn thúc đẩy niềm đam mê đối với những khám phá và cải tiến mới trong ngành dược mỹ phẩm. Mỗi thành tựu mới - mỗi bước tiến - tự nó là một khởi đầu mới.



Tinh thần khởi nghiệp: đồng nghĩa với tự chủ, thách thức và phiêu lưu, luôn được thương hiệu khuyến khích trong phong cách quản trị.



Cởi mở: là yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong việc đáp ứng sự đa dạng vô hạn của khát vọng làm đẹp trên toàn thế giới, thực hiện bằng cách lắng nghe khách hàng và hiểu về nền văn hóa của họ, cởi mở với tất cả mọi người và nhận lại lợi ích từ chính những sự khác biệt. Yêu cầu sự xuất sắc: Sự hoàn hảo là mục tiêu của thương hiệu. Thương hiệu quyết tâm tiếp tục nâng cao danh mục phẩm với các sản phẩm sáng tạo và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất của chất lượng và an toàn sản phẩm mọi lúc mọi nơi.





Trách nhiệm: bảo vệ vẻ đẹp của hành tinh, góp phần đem đến sự hạnh phúc cho nhân viên cũng như cộng đồng mà thương hiệu tham gia.

IV. Mục tiêu Thương hiệu mong muốn tạo ra những sản phẩm được chấp nhận và yêu thích bởi cả những khách hàng mới và cũ. Mục tiêu của thương hiệu là trở thành sự lựa chọn số một cho tất cả mọi người từ giới trẻ cho đến những quý cô thế hệ trung niên. V. Môi trường 1. Môi trường bên trong 1.1. Phân tích SWOT  Điểm mạnh: o Nguyên liệu độc nhất: nước khoáng tự nhiên từ đài phun nước La RochePosay. o Sản phẩm y tế chất lượng cao được khuyến nghị bởi các chuyên da da liễu. o Được biết đến phổ biến bởi thế hệ “trước” (ba mẹ), họ có thể truyền đạt sự hiểu biết về La Roche-Posay đến các con. o Sản phẩm của thương hiệu phù hợp với mọi làn da, kể cả làn da nhạy cảm nhất. 5

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi o Là một nhánh của công ty mẹ: L'Oréal. o Có vị thế lớn trên thị trường. 

Điểm yếu: o Các sản phẩm thiếu sự bắt mắt. o Các sản phẩm có giá thành cao, hình ảnh cũng thể hiện sự đắt đỏ. o Các sản phẩm có những cái tên khó nhớ. o Phạm vi các loại sản phẩm cực kỳ rộng. o Các kênh phân phối chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng hiện tại của xã hội (về mặt thương mại điện tử).



Cơ hội: o Mở rộng phân khúc trên thị trường. o Nhóm khách hàng đối tượng tăng nhanh. o Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ngày căng trở nên quan trọng trong thời buổi hiện tại. o Một số lượng lớn chuyên da da liễu khuyến dùng và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt của La Roche-Posay trong kê toa hằng ngày. o Thương hiệu mẹ xịn xò: L'Oréal. o Nhiều người tìm kiếm các giải thích về bệnh lí da bằng nền tảng online do La Roche-Posay cung cấp. o Công nghệ phát triển (nhiều cách lựa chọn để chạm đến nhóm khách hàng mục tiêu). o Thị trường yêu thích những trải nghiệm mới do La Roche-Posay đem lại.



Thách thức: o Các kênh phân phối còn hạn chế. o Nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. o “(Phục hồi) làn da tổn thương” là một chủ đề nhạy cảm. o Giới hạn tài chính trong một số phân khúc thị trường nhất định khi nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu. o Công nghệ chặn các quảng cáo online (Chặn quảng cáo: Adblock). o Thị trường bị bão hòa vì số lượng lớn các nền tảng kỹ thuật số. Nhiều khó khăn để chạm đến toàn bộ khách hàng mục tiêu.

6

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi

Hình 2. Vị trí của các sản phẩm La Roche-Posay trên thị trường làm đẹp. 1.2. Năng lực cốt lõi a. Các năng lực khác biệt: La Roche-Posay mang trong mình một số các năng lực khác biệt tạo ra giá trị cho riêng thương hiệu, mang lại lợi thế cạnh tranh trước đối thủ:  Công ty mẹ L'Oréal dành 3% doanh thu mỗi năm đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giúp thương hiệu luôn đạt được sự cải tiến trong sản phẩm bằng cách tạo ra các sản phẩm mới tại các cơ sở nghiên cứu da liễu tiên tiến của thương hiệu.  Sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị của thương hiệu.  Khả năng nâng cao hình ảnh mức độ toàn cầu thông qua Marketing. b. Các tiêu chí VRIN (Valuable – Rare – Inimitable – Non-substitutable)  Valuable o Hình ảnh của thương hiệu liên quan đến trách nhiệm xã hội: thương hiệu thường xuyên tham gia vào các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội và báo cáo minh bạch. Ngoài ra các bên liên quan cũng được công nhận về các hoạt động của công ty và các hoạt động trách nhiệm xã hội thông qua các tài liệu chính thức bao gồm báo cáo hằng năm hay các trang web. o Hình ảnh của thương hiệu: độc đáo, được phát triển qua một khoảng thời gian dài thông qua những nỗ lực không ngừng và sự cung cấp liên tục không ngừng các sản phẩm chất lượng. o Quan hệ với các nhà cung cấp: tạo nên mạng lưới phân phối tuyệt vời; thương hiệu được đánh giá cao trên toàn cầu dựa vào hệ thống phân phối của nó; La Roche-Posay thành công cung cấp sản phẩm của mình và làm chúng dễ tiếp cận hơn với khách hàng ở những khu vực không có đơn vị vận hành; giúp thương hiệu khai thác nhiều cơ hội hơn tại các khu vực/quốc gia khác trên toàn cầu.

7

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi o Xu hướng cải tiến, đổi mới: thương hiệu thường xuyên tung ra các sản phẩm được cải tiến; sự cải tiến cũng áp dụng cho các lĩnh vực chức năng khác của công ty như Marketing; sự đổi mới giúp các quy trình trở nên hiệu quả hơn, cho phép công ty giảm chi phí hoạt động và đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. o Khả năng huy động vốn: huy động vốn từ nguồn nội bộ - đóng vai trò quan trọng đối với kế hoạch mở rộng vốn và đa dạng hóa của công ty; cho phép công ty tham gia vào các hoạt động mua bán, sáp nhập, do đó giảm sự cạnh tranh trên thị trường. 

Rare o Sự hiện diện quốc tế: thương hiệu được biết đến trên toàn cầu và đang hoạt động tại nhiều khu vực/quốc gia khác nhau; không những đem lại cho công ty sức mạnh tài chính lớn hơn mà còn giúp công ty tiếp xúc nhiều hơn với các nền văn hóa, tăng sự nhận diện thương hiệu trên toàn cầu. o Kỹ năng giải quyết vấn đề: trong toàn thể nhân viên cũng như ban quản trị; giúp tăng khả năng làm việc nhóm, tăng tính sáng tạo và đổi mới trong công ty, từ đó giúp tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường, đem lại lợi ích cho công ty cả trong ngắn hạn và dài hạn, giúp công ty tránh xa các mối đe dọa tiềm ẩn và hưởng lợi từ các cơ hội. o Đặc tính đón nhận rủi ro: công ty chấp nhận các rủi ro một cách có tính toán trước; cho phép công ty mở rộng và phát triển ở những khu vực/quốc gia mới. o Khả năng thích ứng: là một thương hiệu với mạng lưới vận hành toàn cầu, La Roche-Posay có khả năng tiếp xúc được với nhiều nền văn hóa và chuẩn mực xã hội khác nhau, tạo nên khả năng thích ứng cao trong quản trị, vận hành; giúp công ty thâm nhập vào các nền văn hóa thông qua các hoạt động bản địa hóa, các hoạt động truyền thông Marketing cũng như các chức năng quản trị khác nhau, nâng cao mức độ tiếp cận, độ nhận diện thương hiệu.



Inimitable (Không thể bắt chước) o Chất lượng sản phẩm: thương hiệu luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao – một trong những yếu tố giúp tăng sự hấp dẫn của thương hiệu; chất lượng cao và nhất quán trong các các sản phẩm dẫn đến việc mua hàng lặp lại của khách hàng. o Vị trí của hệ thống cửa hàng: thương hiệu vận hành qua nhiều cửa tiệm khác nhau tại các khu vực/quốc gia khác nhau trên toàn thế giới; những nơi mà sản phẩm lưu kho đều dễ tiếp cận đối với khách hàng, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, đồng giúp khách hàng dễ dàng mua được sản phẩm của thương hiệu. o Truyền thông Marketing: La Roche-Posay áp dụng các chiến dịch truyền thông Marketing một cách có chiến lược, giúp tăng mức tiêu thụ sản phẩm; 8

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi trọng tâm chiến lược được quyết định bởi văn hóa tổ chức và tầm nhìn do lãnh đạo chiến lược mang lại – điều này là không thể bắt chước được. o Giá cả cạnh tranh: được tạo nên bởi những hiệu quả khi sản xuất lợi thế kinh tế theo quy mô, đồng thời các chi phí giúp giữ cho mức giá cạnh tranh cũng được kiểm soát bởi tích hợp công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất/hoạt động. o Trải nghiệm của khách hàng: La Roche-Posay cung cấp những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng; thương hiệu cũng thường xuyên tương tác với khách hàng tại các điểm chạm và đem đến trải nghiệm toàn diện cho họ, góp phần dẫn đến việc mua lại sản phẩm của khách hàng.



Non-substitutable (Không thể thay thế) o Sức mạnh tài chính: thương hiệu có được nguồn lực tài chính đáng kể bên cạnh sức mạnh thương hiệu của nó; giúp công ty khám phá thêm nhiều cơ hội phát triển và ra mắt sản phẩm mới; cho phép công ty đánh giá các hoạt động mua bán và sáp nhập tiềm năng để đạt được lợi thế cạnh tranh; duy trì chất lượng nhất quán của sản phẩm dù ở bất kỳ khu vực/quốc gia nào mà thương hiệu đang hoạt động; hỗ trợ cho hệ thống phân phối rộng lớn; giúp thực hiện hóa các khả năng/cơ hội trong và ngoài công ty. o Tích hợp tiến bộ công nghệ: tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty; cho phép công ty duy trì hiệu quả các hoạt động toàn cầu, các hoạt động quản lí hậu cần; hỗ trợ thương hiệu xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài trước đối thủ. o Đào tạo nhân viên: cung cấp các khóa đào tạo nội bộ cụ thể cho các vai trò công việc khác nhau, thiết kế công việc cho nhân viên để họ có thể hoàn thành trách nhiệm công việc mong muốn; các chương trình đào tạo mà công ty cung cấp không chỉ giúp cho nhân viên trên con đường sự nghiệp mà còn hướng tới phát triển cá nhân; sự đầu tư vào đào tạo đội ngũ nhân viên giúp tăng sự gắn kết đối với tổ chức, đem lại lợi ích cho công ty thông qua nguồn lao động nhiệt tình, tận tâm. o Đầu tư trong nghiên cứu và phát triển: thương hiệu đầu tư đáng kể vào bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm; bộ phận R&D cho phép công ty luôn bám sát theo các xu hướng thị trường và hành vi của người tiêu dùng, đảm bảo các sản phẩm ra đời luôn đáp ứng đủ nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng; giúp công ty duy trì sự cạnh tranh trọng tâm và khai thác các nguồn lực khác một cách hiệu quả. o Hệ thống các kênh phân phối: được thiết kế một cách phức tạp và phát triển qua thời gian dài thông qua mối quan hệ với các nhà phân phối, nhà 9

Bài tiểu luận cuối kỳ - Trần Đỗ Hoàng Thi cung cấp; một trong những thế mạnh và nguồn lực của công ty là khả năng kiểm soát và phát triển các kênh phân phối; kênh phân phối giúp thương hiệu tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường khác nhau, đồng thời tăng số lượng bán và tiêu thụ sản phẩm của mình. o Lãnh đạo kết hợp tầm nhìn: Khả năng lãnh đạo và tầm nhìn của công ty cũng không thể thay thế và không thể áp dụng cho các công ty khác trong ngành; Ban lãnh đạo cung cấp tầm nhìn và định hướng chiến lược độc đáo cho công ty, đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy nhân viên và thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu kinh doanh cần đạt được. o Văn hóa tổ chức: thương hiệu tạo nên một văn hóa tổ chức luôn đổi mới và hỗ trợ nhau; cho phép sự tăng trưởng, phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho từng cá nhân nhân viên; luôn chia sẻ thông tin, hỗ trợ và khuyến khích sức mạnh tập thể; đây là một nguồn lực quan trọng giúp phát triển thương hiệu một cách toàn cầu hóa. o Chiến lược Marketing: các chiến lược truyền thông và Marketing được địa phương hóa và tùy chỉnh phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng ở các khu vực/quốc gia khác nhau; sự tùy chỉnh này giúp tạo cho thương hiệu độ nhận diện cao hơn. 2. Môi trường bên ngoài  Kinh tế: o Thương hiệu đang hoạt động trong một môi trường rất năng động, đòi hỏi phải liên tục tự thích ứng để phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh tế. o La Roche-Posay cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù họ đã mất một số tiền trong nửa đầu năm 2020; hiệu suất đặc biệt và sự cống hiến của công ty đã cho phép họ đạt mức tăng trưởng 4,8% (công ty mẹ L’Oreal) trong nửa cuối năm mặc dù mô hình mua đã thay đổi đáng kể trong cuộc khủng hoảng. o Sự ổn định kinh tế và thu nhập của người dân là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng của công ty. Các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, mang lại cơ hội lớn cho La Roche-Posay mở rộng thị trường của mình ở đó. Tuy nhiên, không may là do căng thẳng ngày càng tăng về chiến tranh thương mại giữa chính ph...


Similar Free PDFs