Bài tiểu luận cuối kỳ triết học bàn về con người PDF

Title Bài tiểu luận cuối kỳ triết học bàn về con người
Author HAN NGUYEN NGOC BAO
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 186.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 49
Total Views 120

Summary

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCMKHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ----------TIỂU LUẬNPHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀCON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊNGiảng Viên : Bùi Văn MưaMã lớp học phần : 21C1PHISinh Viên : Nguyễn Thị Hồng NhungMSSV : 31211022305Khóa...


Description

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ ----------

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN

Giảng Viên

: Bùi Văn Mưa

Mã lớp học phần

: 21C1PHI51002335

Sinh Viên

: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV

: 31211022305

Khóa-Lớp

: K47-HR004

Thời gian

: 10-25/ 12/ 2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG................................................................................................................... 1 1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và bản chất của con người..1 1.1. Con người là một thực thể tự nhiên:...........................................................1 1.2. Con người là một thực thể xã hội.................................................................1 1.3.Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, của chính bản thân mình vừa là chủ thể của lịch sử................................................................................................2 1.4. Bản chất của con người: là tổng hòa các quan hệ xã hội............................3 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn................................................................................4 2.1. Về mặt lý luận................................................................................................ 4 2.2. Về mặt thực tiễn............................................................................................4 LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU Con người là động vật bậc cao, là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài trong giới tự nhiên. Có thể nói, đây là một thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại được hình thành thông qua quá trình lao động sản xuất kéo dài hàng triệu năm, là một đề tài khiến các nhà nghiên cứu, khoa học phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức và trí óc để tìm hiểu về nó. Có nhiều quan điểm khác nhau về con người và bản chất của con người, song quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và bản chất của con người được biểu hiện một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Tìm hiểu về khái niệm, từ đó ta còn hiểu thêm được ý nghĩa lý luận và thực tiễn rút ra được từ quan điểm này. Bài tiểu luận dưới đây được tham khảo tài liệu từ các nguồn : [1] C.Mác và Ph.Ăngghen (1994). Toàn tập, t.20. Sđd. Tr.673. [2] Giáo trình Triết học Mác - Lênin dành cho bậc đại học - không chuyên ngành lý luận chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2019). [3] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác Lênin (Khoa lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh), Tr.203,204. [4] Lý luận của triết học Mác - Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (gdcttc.saodo.edu.vn). [5] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống tự liêu - văn kiện Đảng ( tulieuvankien.dangcongsan.vn).

NỘI DUNG 1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và bản chất của con người. Dựa trên quá trình nghiên cứu và những thành tựu khoa học, triết học Mác định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; trong mỗi cá thể con người đều có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. 1.1. Con người là một thực thể tự nhiên: Giới tự nhiên được xem là tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người bởi cũng như các thực thể khác, con người “với tất cả xương thịt, máu mủ,...đều thuộc về giới tự nhiên", và luôn sống phụ thuộc vào tự nhiên. Việc khám phá về cấu tạo cũng như nguồn gốc tự nhiên của con người chính là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu thêm về chính bản thân mình, làm chủ bản thân trong mọi hành vi và hoạt động sống, tạo nên lịch sử xã hội loài người. Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai khía cạnh: Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Tức là, con người chính là kết quả của quá trình vận động từ vô sinh đến hữu sinh, từ thực vật đến động vật, từ động vật bậc thấp đến bậc cao, rồi đến động vật có lý tính - con người. Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người”. Về phương diện thực thể sinh học, con người phải tuân theo các quy luật của giới tự nhiên như hoá sinh học, di truyền,...Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và giới tự nhiên. Đồng thời sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên. 1.2. Con người là một thực thể xã hội. Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất của con người. Con người phân biệt với loài vật ở mặt xã hội. Con người có gia đình, cộng đồng, gia cấp, quốc gia, dân tộc và nhân loại. Bản tính xã hội của con người được phân tích từ hai khía cạnh: -Thứ nhất, xét từ nguồn gốc hình thành con người, loài người, không phải chỉ từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước 1

hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần tuý của loài vật”. Con người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ, trải qua quá trình lao động sản xuất và những hoạt động xã hội, con người dần hoàn thiện hơn cả về ngoại hình lẫn trí óc (đi bằng hai chân, biết chế tác và sử dụng công cụ lao động, tạo ra lửa, hình thành ngôn ngữ,...và hoàn thiện thành con người như hiện nay). Lao động không chỉ cải biến giới tự nhiên, sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ và nâng cao đời sống con người mà còn hình thành nên ngôn ngữ và tư duy được. -Thứ hai, xét từ sự tồn tại và phát triển của con người, loài người, sự tồn tại của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Xã hội suy cho cùng chính là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người. Con người không thể tồn tại khi tách khỏi xã hội. Tư duy, ngôn ngữ và ý thức con người được phát triển chính nhờ vào lao động và giao tiếp trong xã hội. Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm lịch sử xã hội loài người. Có thể nói, mặt sinh học là cơ sở tự nhiên tất yếu của con người và mặt xã hội chính là bản chất đặc trưng giúp phân biệt con người với loài vật. 1.3.Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, của chính bản thân mình vừa là chủ thể của lịch sử. Con người và loài vật đều có lịch sử nhưng lịch sử loài người khác với loài vật. Lịch sử của động vật “...là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng”. Ngược lại con người càng cách xa con vật khi tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức. Nhờ chế tạo ra công cụ lao động hay tạo ra lửa,... con người tách khỏi loài vật, tách

2

khỏi tự nhiên trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội. Từ đây, con người bắt đầu tạo ra lịch sử của mình. Con người là chủ thể của lịch sử: Sáng tạo ra lịch sử nhưng con người phải dựa trên tiền đề, điều kiện cũ của thế hệ trước truyền lại đồng thời tiến hành những hoạt động mới để cải tiến những cái cũ và tiếp thu những cái mới. Để có thể tồn tại, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất, hình thành bộ óc có nhận thức và sự sáng tạo,... góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.Ví dụ như nhân dân Việt Nam đã tự mình đứng lên dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đẩy lùi giặc ngoại xâm và tự viết lên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, tạo nên thời kỳ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” như ngày hôm nay. Con người là sản phẩm lịch sử: Con người sẽ không thực sự tồn tại nếu không có giới tự nhiên, không có lịch sử với những tác động ngoại cảnh. Có thể thấy rõ trong lịch sử Việt Nam, trải qua thời gian rất dài bị đô hộ, áp bức, bóc lột, nhân dân khắp nơi chịu cảnh lầm than chính là điều kiện tác động, là động lực thúc đẩy nhân dân ta đứng lên chiến đấu giành lại tự do độc lập, tạo nên những người anh hùng dân tộc. 1.4. Bản chất của con người: là tổng hòa các quan hệ xã hội Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác khẳng định: “ Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng thể những quan hệ xã hội". Cũng là thực thể sinh học - xã hội nhưng con người không giống với những thực thể sinh học đơn thuần khác. Không chỉ ở cơ thể của con người có trình độ tổ chức sinh học cao hơn, mà còn ở chỗ con người có rất nhiều mối quan hệ xã hội với cấu trúc cực kỳ phức tạp. Con người đã lên trên loài vật ở 3 phương diện: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với cộng đồng và quan hệ với chính bản thân mình. Trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm các quan hệ khác. Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần vào việc hình thành bản chất con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hay là tổng cộng chúng với nhau mà là sự tổng hòa chúng. Mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau và tác động qua lại lẫn nhau nhưng không tách biệt. Không chỉ các quan hệ xã hội hiện đang tồn tại mà cả các mối quan hệ trong quá khứ cũng góp phần quyết định bản chất của con người, giúp con người có thể bộc lộ đúng bản chất của mình. Bản chất con người không ổn định, hoàn chỉnh, bất biến mà 3

luôn biến đổi khi các quan hệ xã hội thay đổi. Bản chất con người không phải là cái duy nhất mà chỉ là cái chung nhất, sâu sắc nhất. Do đó bản chất xã hội của con người không thể tách rời cái sinh học trong con người, cần phải thấy được những biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2.1. Về mặt lý luận Chủ nghĩa Mác hay các lĩnh vực khoa học khác đã lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và bản chất con người làm nền tảng lý luận, cơ sở khoa học để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về con người. Nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng cũng phải thừa nhận rằng chúng ta khó có thể tìm thấy nhận thức khoa học nào của nhân loại mà thoạt nhìn tưởng như đơn giản và rõ ràng nhưng thực chất, lại có thể sâu sắc và căn bản hơn luận điểm của C.Mác về bản chất con người. Quan điểm về con người và bản chất con người chính là tiền đề, cơ sở để khi nhận thức hay đánh giá về vấn đề nào đó, con người cần xem xét ở cả phương diện bản tính tự nhiên và phương diện bản tính xã hội song cần chú ý hơn việc xem xét con người từ phương diện xã hội. Khi xây dựng thái độ sống cần tính đến nhu cầu sinh học đồng thời coi trọng rèn luyện những phẩm chất xã hội, tránh có thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường. Vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên việc xây dựng môi trường xã hội và những mối quan hệ xã hội tốt đẹp là rất cần thiết bởi đó là điều kiện để con người có thể phát triển một cách tốt nhất. Ngoài ra, trong nhận thức và thực tiễn cần giải quyết một cách cân bằng, đúng đắn mối quan hệ xã hội - cá nhân, tránh đề cao quá mức một bên mà xem nhẹ bên còn lại. 2.2. Về mặt thực tiễn Có thể nói, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể vạch rõ được hướng đi đúng cho con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào đường lối cách mạng Việt Nam, làm nên thắng lợi vang dội đánh dấu những cột mốc quan trọng trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc như: cách mạng giải phóng dân tộc (1945), thống nhất đất nước (1975), thể hiện ý chí khao khát độc lập tự do của con người Việt Nam, điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mác không thể áp dụng được. Chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã góp phần làm thay đổi hoàn toàn số phận của đất 4

nước Việt Nam cũng như giai cấp vô sản. Trở thành hệ tư tưởng chính thống của toàn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần của đa số nhân dân Việt Nam. Cụ thể, Đảng ta đã quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và bản chất con người cũng như Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong lãnh đạo đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Có thể thấy rõ tư tưởng ấy được khẳng định qua Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo, chắt lọc và phát triển lý luận về con người phù hợp với bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam. Tư tưởng bao hàm nhiều nội dung đa dạng: tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động, tư tưởng về phát triển con người toàn diện,...con người chính là động lực, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Với Hồ Chí Minh: “...vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Dựa vào bối cảnh lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng giành độc lập, tự do cho nước nhà. Người khẳng định rằng độc lập dân tộc chỉ là bước khởi đầu để nhân dân có cuộc sống ấm no. Nước nhà độc lập tự do sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nhân dân không tự do, không ấm no hạnh phúc. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của vấn đề con người đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, đang trên đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhân dân ta đã và đang phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt, đặc biệt trong kinh tế nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh” bởi nước ta được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy cần đào tạo con người một cách có chiều sâu, lấy tư tưởng và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cơ sở, cũng như trên thế giới ở nước ta, nhân tố con người có một trò hết sức quan trọng và để phát triển đất nước đúng hướng cần có một chính sách phát triển con người, không để con người đi lệch tư tưởng. Trong suốt quá trình phát triển đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam luôn lấy ấm no hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu cao nhất: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh” với chính sách kết hợp phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo. Đây thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”. Với chủ trương đó, Đảng ta đã chỉ rõ cần phát huy nhân tố con người Việt Nam, không chỉ coi trọng con

5

người về mặt nhận thức, lý luận mà còn xác định rõ đó là nhiệm vụ cụ thể và hoạt động thực tiễn.

6

LỜI CẢM ƠN Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn - Thầy Bùi Văn Mưa đã giảng dạy tận tình, chi tiết giúp em có thể tiếp thu bài một cách đầy đủ nhất môn học được coi là khó và khô khan này. Để hoàn thành bài tiểu luận này là nhờ phần lớn những kiến thức từ bài giảng của thầy cũng như những tư liệu tham khảo mà thầy đã gợi ý. Qua môn học này, em đã biết được thêm nhiều kiến thức bổ ích và quý báu về lịch sử loài người, giai cấp,... để thêm trân quý những thành tựu, công lao to lớn của những nhà Triết học như C.Mác, Ph.Ăngghen, những vị anh hùng đã cống hiến sức mình để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Bước vào môi trường học tập mới, còn chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài luận nên những thiếu sót là không thể tránh khỏi, em mong rằng sẽ được thầy góp ý để giúp bài tiểu luận được tốt hơn. Một lần nữa cảm ơn thầy đã đồng hành cùng chúng em trong suốt học kì vừa qua. Chúc thầy luôn nhiều sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp trồng người....


Similar Free PDFs