Bài tiểu luận Luật dân sự 2015 chủ đề về pháp nhân PDF

Title Bài tiểu luận Luật dân sự 2015 chủ đề về pháp nhân
Author Diep Linh
Course Luật dân sự
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 15
File Size 214.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 609
Total Views 742

Summary

Download Bài tiểu luận Luật dân sự 2015 chủ đề về pháp nhân PDF


Description

MỤC LỤC………………………………………………………………………………….1 PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...2 I. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………2 II. Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu…………………………………………………2 1. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………………..2 2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….2 3. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………...2 PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………………2 I. Cơ sở lý luận chung về pháp nhân……………………………………………………...2 1. Khái niệm pháp nhân……………………………………………………………………...1 2. Bản chất pháp lý của pháp nhân ………………………………………………………….3 3. Phân loại pháp nhân………………………………………………………………………4 II. Địa vị pháp lý của pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự…..............................4 1. Năng lực chủ thể của pháp nhân………………………………………………………….4 1.1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân………………………………………………5 1.2. Năng lực hành vi của pháp nhân……………………………………………………….5 2. Hoạt động của pháp nhân…………………………………………………………………6 3. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân………………………………………………………….7 3.1. Tên gọi của pháp nhân…………………………………………………………………….7 3.2. Trụ sở của pháp nhân……………………………………………………………………..8 3.3. Quốc tịch của pháp nhân…………………………………………………………………8 3.4. Tài sản của pháp nhân……………………………………………………………………9 4. Quyền thành lập, đăng ký, ban hành điều lệ của pháp nhân ………………………………9 5. Quyền hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức và chấm dứt pháp nhân………11 6. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân………………………………………………………..13 III. Những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân…………………………………………………………………………………………13 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 15

1

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự với đặc thù về tổ chức hoạt động kinh tế, thể hiện ở sự tách bạch tài sản tạo nên một chủ thể riêng biệt, độc lập. Điều này góp phần tạo cho các chủ thể kinh doanh sự năng động, đa dạng, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, nước ta đang là nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, để làm rõ hơn về địa vị pháp lý của pháp nhân em quyết định chọn đề tài “ Địa vị pháp lý của pháp nhân” làm đề tài tiểu luận với mong muốn nhận được thêm những đánh giá, phê bình của giảng viên về thành quả học tập của mình. II. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân để từ đó đi sâu phân tích làm rõ địa vị pháp lý của pháp nhân. Từ những phân tích đó đề tài đưa ra những phương, hướng giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân. 2. Đối tượng nghiên cứu Như chúng ta đã thấy tên đề tài ở trên là “Địa vị pháp lý của pháp nhân”, tên đề tài cũng chính là đối tượng mà đề tài cần nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu Với thời lượng hạn chế vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu về địa vị pháp lý của pháp nhân được quy định trong BLDS 2015 và các tài liệu khác có liên quan tới pháp nhân. 4. Danh mục các ký hiệu viết tắt Ký hiệu

Chữ viết đầy đủ

BLDS

Bộ luật Dân sự

NLPLDS

Năng lực pháp luật dân sự

NLPL

Năng lực pháp luật

PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận chung về pháp nhân 1. Khái niệm pháp nhân Pháp nhân là một chủ thể pháp luật, là tổ chức thống nhất, hợp pháp, có tài sản riêng và có tư cách pháp lý độc lập, tự mình tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội….theo quy định pháp luật.

2

Luật cổ Việt Nam không quy định về pháp nhân, chỉ đến thời cận đại thì “pháp nhân” mới được nhắc đến như một khái niệm vay mượn từ phương Tây. Cụ thể, BLDS Bắc,Trung thời kỳ thuộc địa đã có những quy định về tư cách chủ thể, quyền và nghĩa vụ đối với pháp nhân. Sau này, dù chưa quy định rõ nhưng pháp luật Việt Nam vẫn sử dụng thuật ngữ này trong các văn bản luật. Đó là một điểm rất tiến bộ. Mãi đến BLDS 1995, nước ta mới chính thức thừa nhận pháp nhân là một chủ thể của quan hệ pháp luật. Khái niệm này nhằm nhân hóa các đoàn thể và tập hợp tài sản của họ; công nhận cho họ một nhân cách pháp lý. BLDS 1995 định nghĩa pháp nhân là tổ chức “được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. 1 2. Bản chất pháp lý của pháp nhân - Thứ nhất, pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Điều 86 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình”2. Điều đó có nghĩa rằng pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích, khi thay đổi mục đích phải xin phép, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thứ hai, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân cùng xuất hiện hoặc cùng chấm dứt ở một thời điểm. Điều 86 BLDS năm 2015 quy định: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Như vậy, kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân đã được pháp luật công nhận. Đồng thời, khi pháp nhân chấm dứt hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân cũng chấm dứt. - Thứ ba, pháp nhân có quyền nhân thân. Khác với cá nhân, pháp nhân không có ý thức, ý chí theo nghĩa tâm lý, không có nội tâm, không có nhân phẩm, nhưng pháp nhân có uy tín và Điều 94, Bộ luật dân sự 1995. 2

Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015

3

. Khoản 4 điều 78 Bộ luật Dân sự 2015

3

danh dự. Theo khoản 4 điều 78 BLDS 2015 thì “tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ”3. Trong đời sống kinh tế thì vấn đề này rất quan trọng vì nó gắn liền với tên, uy tín, danh dự của hãng kinh doanh cũng như nhãn hiệu sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. - Thứ tư, pháp nhân chỉ có thể thực hiện hành vi thông qua cơ quan của pháp nhân. Cơ quan của pháp nhân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và được “ủy quyền” của pháp nhân. Pháp nhân có thể thực hiện hành vi dân sự thông qua đại diện ủy quyền. 3. Phân loại pháp nhân - Căn cứ vào mục đích thành lâ pmvà hoạt đông, m theo BLDS 2015, pháp nhân được chia thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, lần lượt được quy định tại Điều 75 và Điều 76 Bô m luâtmnày. +, Pháp nhân thương mại: Bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Là phán nhân có mục tiêu chính là tìm kiến lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên +, Pháp nhân phi thương mại: Bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Khác với pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuâ nmthì pháp nhân phi thương mại có nhiều mục đích khác nhau tùy thuô cmvào từng loại pháp nhân phi thương mại cụ thể, nhưng đây là những pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuâ nm. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với viêcmtrong quá trình hoạt đô nmg của pháp nhân phi thương mại thì không phát sinh lợi nhuâ n. m Ví dụ: Quỹ từ thiênmX gửi tiền từ thiê nmtại ngân hàng và có lãi phát sinh. Đối với trường hợp có lợi nhuâ n, m thì lợi nhuânmnày cũng được dùng để thực hiê nmhoạt đông m của pháp nhân hay chi dùng cho những công viêcmkhác mà không được phân chia cho các thành viên. II. Địa vị pháp lý của pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự Địa vị pháp lý của pháp nhân là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà pháp luật quy định cho pháp nhân có tư cách chủ thể, tạo cho pháp nhân khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. 1. Năng lực chủ thể của pháp nhân

4

Với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng với các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân có năng lực chủ thể: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. 1.1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân - “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”4. ( Theo khoản 1 điều 86 BLDS 2015) - Để pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể độc lập, riêng biệt thì phải công nhận tư cách chủ thể của nó, nghĩa là phải công nhận năng lực pháp luật dân sự cho pháp nhân. * Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân: - NLPLDS phát sinh từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập - nếu pháp nhân đăng ký thì phát sinh tại thời điểm đăng ký và chấm dứt vào thời điểm chấm dứt pháp nhân - NLPLDS của pháp nhân phụ thuộc chặt chẽ vào mục đích hoạt động của pháp nhân. Mục đích hoạt động của pháp nhân là lý do để pháp nhân tồn tại đựơc pháp luật thừa nhận. Pháp nhân được lập ra do những yêu cầu khách quan của xã hội nhằm thực hiện những mục đích nhất định, vì vậy nhiệm vụ và mục đích hoạt động của pháp nhân quyết định phạm vi quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân. Vì vậy, các pháp nhân khác nhau thì có năng lực pháp luật dân sự khác nhau. Ví dụ: NLPLDS của pháp nhân là tổ chức kinh tế khác NLPL của pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang. Đối với pháp nhân kinh tế, năng lực pháp luật của doanh nghiệp NN khác NLPL của công ty. NLPL của hai công ty trách nhiệm hữu hạn A và B cũng khác nhau nếu mục đích hoạt động khác nhau. - Khi pháp nhân thay đổi mục đích hoạt động thì quyền, nghĩa vụ pháp lý của pháp nhân cũng thay đổi. 1.2. Năng lực hành vi của pháp nhân - Bộ luật dân sự 2015 không đề cập đến năng lực hành vi dân sự của pháp nhân. - Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân do người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật dân sự . Vì vậy, năng lực hành vi dân sự tồn tại tương ứng với NLPL dân sự. 4.

Khoản 1 điều 86 BLDS 2015

5

2. Hoạt động của pháp nhân - Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật vì vậy pháp nhân có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật để thực hiện những mục đích của mình. - Pháp nhân là một chủ thể đặc biệt, khác với cá nhân, mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của người đại diện cho pháp nhân. Đó là hành vi thực hiện năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, hành vi đó tạo ra quyền và nghĩa vụ của pháp nhân chứ không phải cho người thực hiện hành vi đó. + Đại diện cho pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân. + Đại diện cho pháp nhân được chia thành: đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền (Điều 85 BLDS 2015)  Đại diện theo pháp luật: Người đại diện theo pháp luật là người đứng đầu pháp nhân (điều 137 BLDS 2015), thay mặt pháp nhân tiến hành các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đó là người đại diện mang tính đương nhiên (tính bắt buộc phải có) và tính thường xuyên của pháp nhân trong các quan hệ của pháp nhân với người thứ ba.  Đại diện theo ủy quyền: pháp nhân còn có thể ủy quyền cho người khác thay mặt pháp nhân tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thông qua văn bản ủy quyền, vì vậy, hành vi của người đại diện theo ủy quyền cũng là hành vi của pháp nhân và hành vi đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của pháp nhân. Người đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện( khoản 1 điều 138 BLDS 2015). Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân có thể được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đề ra với những điều kiện nhất định. Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền (khoản 3 điều 141 BLDS 2015). - Hành vi của các thành viên pháp nhân thực hiện nhiệm vụ mà pháp nhân giao cũng là hành vi của pháp nhân mà không phải là hành vi của cá nhân, do đó, những hành vi này cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của pháp nhân. Trong cả đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự về những hành vi được coi là của pháp nhân tức là những hành vi của cá nhân thực hiện theo điều lệ của pháp nhân và nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Vì vậy, những

6

hành vi của người đại diện pháp nhân hay các thành viên của pháp nhân thực hiện với tư cách cá nhân thì không làm phát sinh trách nhiệm ở pháp nhân. Ví dụ: A (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) giao cho B (thành viên trong pháp nhân) đi giao hàng cho C. nếu B không giao hàng đúng hẹn hoặc làm hỏng hàng thì hành vi của B được coi là hành vi của pháp nhân => lỗi của B được coi là lỗi của pháp nhân và pháp nhân phải chịu trách nhiệm do những hành vi gây thiệt hại của B đối với C. - Chấm dứt đại diện của pháp nhân +, Đại diện theo pháp luật của pháp nhân Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt tồn tại (Điểm c khoản 4 Điều 140 BLDS). Đó là các trường hợp: hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia pháp nhân, giải thể pháp nhân, pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo quy định cùa pháp luật về phá sản. Pháp nhân chấm dứt đồng thời làm chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân. +, Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp: khi hết thời hạn uỷ quyền hoặc cộng việc được uỷ quyền đã hoàn thành; khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ viêc uỵ quyền; khi pháp nhân chấm dứt hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế nâng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. 3. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân 3.1. Tên gọi của pháp nhân - Điều 78 BLDS 2015 quy định về tên gọi pháp nhân như sau: (i) Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt; (ii) Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động; (iii) Pháp nhân phải sự dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự; (iv) Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. - Tên gọi của pháp nhân là tên riêng của pháp nhân để sử dụng trong các quan hệ pháp luật, trong kinh doanh nhằm cá thể hóa pháp nhân. Pháp luật quy định tên gọi của pháp nhân phải bằng tiếng Việt vì pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam thì phải tuân theo truyền thống, văn hóa dân tộc Việt Nam. Pháp nhân là doanh nghiệp có thể sử dụng tên thương mại bằng tiếng nước ngoài để thuận tiện giao dịch với doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài.

7

- Các yêu cầu đối với tên gọi của pháp nhân tạo ra những đặc điểm riêng biệt, đặc thù, dễ nhận dạng của pháp nhân, giúp cho pháp nhân và các chủ thể khác thuận lợi trong việc giao dịch với nhau. Trong kinh doanh, các yêu cầu đối với tên gọi của pháp nhân còn có ý nghĩa chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mọi chủ thể không được sử dụng tên gọi của pháp nhân khi không được sự đồng ý của pháp nhân, đồng thời tên gọi của pháp nhân cũng được pháp luật bảo vệ. - Cùng với tên gọi, một số loại pháp nhân còn có biểu tượng riêng của mình (Logo). Biểu tượng của pháp nhân là ký hiệu riêng của mỗi pháp nhân để phản ánh đặc trưng riêng biệt của pháp nhân và cũng là dấu hiệu để phân biệt pháp nhân đó với các pháp nhân khác, đặc biệt là với các pháp nhân cùng loại và cũng được pháp luật bảo vệ. 3.2. Trụ sở của pháp nhân - Điều 79 BLDS 2015 quy định “Trụ sở pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân”. Trụ sở của pháp nhân có ý nghĩa pháp lý như nơi cư trú của cá nhân. Đây là cơ quan đầu não của pháp nhân, là nơi phát sinh các quyền, nghĩa vụ của pháp nhân. - Ngoài trụ sở chính, pháp nhân có thể có nhiều văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở chính. Ví dụ: Trụ sở của pháp nhân đặt tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, pháp nhân có thể lấy địa chỉ liên lạc ở Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh để tiện cho việc giao dịch. Địa chỉ liên lạc là địa chỉ gửi các giấy tờ liên lạc với pháp nhân. 3.3. Quốc tịch của pháp nhân - Điều 80 BLDS 2015 quy định “ Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam”5. - Pháp nhân là một chủ thể cơ bản trong các quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy, pháp nhân cũng cần có lý lịch pháp lý. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp này được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lý giữa pháp nhân với Nhà nước. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có ý nghĩa quan trọng khi xác định pháp luật điều chỉnh hoạt động của pháp nhân và việc chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các pháp nhân có quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên khi áp dụng luật để giải quyết tranh chấp giữa các pháp nhân mà những quy định của Điều ước Quốc tế mà 5.

Điều 80 BLDS 2015

8

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước Quốc tế. 3.4. Tài sản của pháp nhân - Điều 81 BLDS 2015 quy định: “Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”6. Một trong các điều kiện để một tổ được công nhận là pháp nhân là tổ chức đó phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản riêng của mình. Vì vậy, cần phải xác định tài sản riêng của pháp nhân, để phân biệt với tài sản của cá nhân, pháp nhân khác, đồng thời là căn cứ để xác định trách nhiệm của pháp nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự. - Với pháp nhân là doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp đó có thể là đồng Việt Nam hay ngoại tệ chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật hay bất kỳ tài sản khác thuộc sở hữu doanh nghiệp định giá được bằng đồng Việt Nam. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014. Đối với các tài sản khác được nhắc đến tại Điều 81 trên, ta có thể hiểu các tài sản khác đấy được lấy từ các nguồn như: nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; hay tài sản được sinh ra từ hoạt động của pháp nhân thực hiện mục đích hoạt động của mình mang lại; tài sản pháp nhân được tặng cho hoặc pháp nhân được thừa kế,… 4. Quyền thành lập, đăng ký, ban hành điều lệ của pháp nhân  Thành lập, đăng ký pháp nhân - Điều 82 BLDS quy định các hình thức thành lập pháp nhân, theo đó pháp nhân được thành lập theo một trong hai hình thức là: Một là theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân; Hai là theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Trình tự thành lập pháp nhân trên cơ sở sáng kiến của cá nhân, tổ chức được chia ra làm hai loại: Theo trình tự cho phép và theo trình tự công nhận. +, Các pháp nhân được thành lập theo trình tự cho phép là các pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của các sáng lập viên, hội viên hoặc của các tổ chức. Các sáng lậpviên, hội viên hoặc tổ chức tự đề ra mục đích, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành viên... Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của điều lệ, sự cần thiết tồn tại của tổ chức đó và cho phép thành lập đồng thời công nhận điều lệ của pháp nhân này. Trình tự này thường được áp dụng để 6

. Điều 81 BLDS 2015

9

thành lập các pháp nhân là các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các quỹ từ thiện. +, Các pháp nhân được thành lập theo trình tự công nhận: Pháp luật đã dự liệu việc thành lập các pháp nhân bằng các quy định về khả năng tồn tại của nó thông qua các văn bản pháp luật hoặc các điều lệ, quy chế mẫu, quy định điều kiện thành lập... Trong đó đã xác định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức đó, cơ quan điều hành cũng như điều kiện của thành viên. Trên cơ sở các văn bản mẫu đó, cá nhân hay tổ chức đưa ra sáng kiến thành lập. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp theo trình tự, thủ tục đã quy định, trên cơ sở đó ra quyết định thành lập. Trình tự này được áp dụng để thành lập các hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp phải có điều lệ riêng được xây dựng trên cơ sở điều lệ mẫu do Nhà nước ban hành. Điều lệ của doanh nghiệp được cơ quan nhà nước công nhận và doanh nghiệp phải đăng ký ...


Similar Free PDFs