Bài Tiểu Luận Nhóm 24 - bài luận PDF

Title Bài Tiểu Luận Nhóm 24 - bài luận
Author Thieu Gia
Course Giao Duc Quoc Phong
Institution Van Lang University
Pages 19
File Size 607.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 24
Total Views 374

Summary

MỤC LỤCMỞ ĐẦU 4NỘI DUNG 5Phần 1 Lý luận về các mối đe dọa trong bảo vệ an toàn 5thông tin, phòng chống vi phạm pháp luật trênkhông gian mạng1 An ninh mạng1 An ninh mạng trong tình hình mới1 Các mối đe doạ trong việc bảo vệ an ninh mạng1 Rủi ro an ninh mạngPhần 2 Vận dụng và giải quyết vấn đề lý luận...


Description

MỤC LỤC

Phần 1

MỞ ĐẦU

4

NỘI DUNG

5

Lý luận về các mối đe dọa trong bảo vệ an toàn

5

thông tin, phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng 1.1 An ninh mạng 1.2 An ninh mạng trong tình hình mới 1.3 Các mối đe doạ trong việc bảo vệ an ninh mạng 1.4 Rủi ro an ninh mạng Phần 2

Vận dụng và giải quyết vấn đề lý luận vào thực tiễn.

15

KẾT LUẬN

19

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu em gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy Lê Đình Tú Giảng Viên môn Giáo Dục Quốc Phòng trường Đại học Văn Lang đã tận tình hướng dẫn em và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tiểu luận để kết thúc học phần môn. MỞ ĐẦU Ngày nay, công nghệ viễn thông đang phát triển rất nhanh. Trong đó công nghệ mạng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thông tin dữ liệu. Chỉ xét về góc độ kinh doanh, nhu cầu truyền thông của các công ty, tổ chức là rất lớn. Theo số liệu từ Kaspersky Security Network: năm 2018, Việt Nam nằm trong số 03 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất; trong kỷ nguyên kỹ thuật số, những mối đe dọa về vấn đề an ninh mạng ngày càng tinh vi hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam sẽ phải đối mặt và chịu nhiều ảnh hưởng bởi những thay đổi phức tạp của an ninh mạng Một công ty có một mạng riêng cho phép chia sẻ tài nguyên giữa các máy tính nội bộ. Nhưng cũng muốn chi nhánh, văn phòng, nhân viên di động hay các đối tác từ xa có thể truy cập vào mạng công ty. Có nhiều dịch vụ được cung cấp như Modem quay số, ISDN server hay các đường truyền WAN thuê riêng đắt tiền. Nhưng với sự phát triển rộng rãi của mạng Internet, một số công ty có thể kết nối với nhân viên, đối tác từ xa ở bất cứ đâu, thậm chí trên toàn thế giới mà không cần sử dụng các dịch vụ đắt tiền trên. Nhưng có một vấn đề là mạng nội bộ công ty chứa tài nguyên, dữ liệu quan trọng mà chỉ cho phép người dùng có quyền hạn, được cấp phép mới được truy cập vào mạng. Trong khi Internet là mạng công cộng và không bảo mật. Do đó, Internet có thể là mối nguy hiểm cho hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu quan trọng của công ty. Sự thông tin qua môi trường Internet có thể bị làm sai lệch hoặc bị đánh cắp. Các công ty phải đề cao cảnh giác trước việc doanh nghiệp của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của sự cố an ninh mạng. Và đây chính là chỗ để mạng riêng ảo (VPN –Virtual Private Network) chứng tỏ khả năng. VPN cung cấp giải pháp thông tin dữ liệu riêng tư an toàn thông qua môi trường mạng Internet công cộng với chi phí thấp, hiệu quả mà vẫn rất bảo mật. Luật An ninh mạng đã nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế, thể chế hóa quan điểm của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Ngày nay, các cụm từ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) như internet of everything (in-tơnét vạn vật), big data (dữ liệu lớn), mạng di động 5G, AI (trí tuệ nhân tạo),... đang dần trở nên quen thuộc tại Việt Nam. Đáng chú ý, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona đã tác động trực tiếp tới mọi mặt của đời sống xã hội, tới mọi quốc gia nhưng đồng thời cũng là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy ngành kỹ thuật này tạo ra các đột phá nổi bật trong thời gian qua. Trong bối cảnh nhiều sự kiện, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đến vui chơi, giải trí bị 2

đình trệ vì đại dịch, các ứng dụng, dịch vụ khai thác thế mạnh của CNTT đang là “chìa khóa” mở ra các giải pháp mới mẻ. NỘI DUNG Phần 1: Lý luận về các mối đe dọa trong bảo vệ an toàn thông tin, phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng. 1.1 An ninh mạng a) An ninh mạng (Cyber Security): là hành động bảo vệ máy tính, máy chủ, các thiết bị di động, hệ thống điện tử, mạng và dữ liệu khỏi những tấn công độc hại. An ninh mạng cũng được biết đến như đảm bảo an ninh công nghệ hoặc thông tin điện tử, là lĩnh vực có nhiệm vụ bảo vệ các thông tin các nhân của bạn và những hoạt động liên quan đến chiếc máy tính của bạn bằng cách phát hiện, ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công.Cụm từ này được áp dụng cho mọi lĩnh vực, từ kinh doanh cho đến điện toán và có thể được chia thành nhiều danh mục phổ biến. b) An ninh mạng sẽ hoạt động như thế nào? - An ninh Mạng không chỉ dựa vào một phương pháp mà sử dụng một tập hợp các rào cản để bảo vệ doanh nghiệp của bạn theo những cách khác nhau. Ngay cả khi một giải pháp gặp sự cố thì giải pháp khác vẫn bảo vệ được công ty và dữ liệu của bạn trước đa dạng các loại tấn công mạng. - Các lớp an ninh trên mạng của bạn có nghĩa là thông tin có giá trị mà bạn dựa vào để tiến hành kinh doanh là luôn sẵn có đối với bạn và được bảo vệ trước các tấn công. Bảo vệ chống lại những tấn công mạng từ bên trong và bên ngoài. Các tấn công có thể xuất phát từ cả hai phía, từ bên trong và từ bên ngoài tường lửa của doanh nghiệp của bạn. Một hệ thống an ninh hiệu quả sẽ giám sát tất cả các hoạt động mạng, cảnh báo về những hành động vi phạm và thực hiện những phản ứng thích hợp. - Đảm bảo tính riêng tư của tất cả các liên lạc, ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào. Nhân viên có thể truy cập vào mạng từ nhà hoặc trên đường đi với sự đảm bảo rằng hoạt động truyền thông của họ vẫn được riêng tư và được bảo vệ. - Kiểm soát truy cập thông tin bằng cách xác định chính xác người dùng và hệ thống của họ. Các doanh nghiệp có thể đặt ra các quy tắc của riêng họ về truy cập dữ liệu. Phê duyệt hoặc từ chối có thể được cấp trên cơ sở danh tính người dùng, chức năng công việc hoặc các tiêu chí kinh doanh cụ thể khác. Giúp bạn trở nên tin cậy hơn. - Bởi vì các công nghệ an ninh cho phép hệ thống của bạn ngăn chặn những dạng tấn công đã biết và thích ứng với những dạng tấn công mới, nhân viên, khách hàng và các doanh nghiệp có thể an tâm rằng dữ liệu của họ được an toàn. - An ninh mạng hoạt động thông qua một cơ sở hạ tầng chặt chẽ, được chia thành ba phần chính: bảo mật công nghệ thông tin, an ninh mạng và an ninh máy tính : • Bảo mật công nghệ thông tin (với cách gọi khác là bảo mật thông tin điện tử): Bảo vệ dữ liệu ở nơi chúng được lưu trữ và cả khi các dữ liệu này di 3

chuyển trên các mạng lưới thông tin. Trong khi an ninh mạng chỉ bảo vệ dữ liệu số, bảo mật công nghệ thông tin nắm trong tay trọng trách bảo vệ cả dữ liệu kỹ thuật số lẫn dữ liệu vật lý khỏi những kẻ xâm nhập trái phép. • An ninh mạng: Là một tập hợp con của bảo mật công nghệ thông tin. An ninh mạng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo dữ liệu kỹ thuật số trên các mạng lưới, máy tính và thiết bị cá nhân nằm ngoài sự truy cập, tấn công và phá hủy bất hợp pháp. • An ninh máy tính: Là một tập hợp con của an ninh mạng. Loại bảo mật này sử dụng phần cứng và phần mềm để bảo vệ bất kỳ dữ liệu nào được gửi từ máy tính cá nhân hoặc các thiết bị khác đến hệ thống mạng lưới thông tin. • An ninh máy tính thực hiện chức năng bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và chống lại các dữ liệu bị chặn, bị thay đổi hoặc đánh cắp bởi tội phạm mạng. - Lĩnh vực này dần trở nên quan trọng do sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các hệ thống máy tính và Internet tại các quốc gia, cũng như sự phụ thuộc vào hệ thống mạng không dây như Bluetooth, Wi-Fi, cùng với sự phát triển của các thiết bị "thông minh", bao gồm điện thoại thông minh, TV và các thiết bị khác kết nối vào hệ thống Internet of Things. c) Quy mô các mối đe dọa an ninh mạng: - Các mối đe dọa an ninh mạng trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng nhanh với số lượng vi phạm dữ liệu nhiều hơn hàng năm. Báo cáo của Risk Based Security chỉ ra rằng, trong 9 tháng đầu năm 2019 đã có 7.9 tỉ trường hợp vi phạm dữ liệu được ghi lại. Con số này cao hơn gấp đôi (112%) so với cùng kì năm 2018. - Dịch vụ y tế, bán lẻ và những thực thể công là những thành phần gặp phải nhiều vi phạm nhất, hầu hết những tội phạm tinh vi đều tấn công vào các lĩnh vực này. Sở dĩ chúng thu hút tội phạm vì dữ liệu tài chính và y tế rất dễ dàng thu thập được qua mạng, nhằm mục tiêu gián điệp hoặc tấn công khách hàng. d) Malware - Phần mềm độc hại - Malware là một trong những mối đe dọa phổ biến nhất. Nó là một phần mềm được các tội phạm mạng tạo ra để ngăn chặn hoặc phá hủy máy của một người dùng. Malware thường được phát tán dưới dạng tệp đính kèm trong email hoặc những phần mềm “trông có vẻ an toàn”. Malware được các tên tội phạm sử dụng cho mục đích kiếm tiền hoặc các động cơ chính trị, hướng đến việc tạo ra các cuộc tấn công mạng.

4

- Một số loại Malware khác nhau bao gồm: • Virus: Một chương trình tự nhân chủng bám vào các file sạch và phát tán ra toàn bộ hệ thống máy, khiến các file dính mã code độc.

• Trojans: Một loại malware ngụy trang trong vỏ bọc phần mềm an toàn. Các tội phạm mạng lừa người dùng đưa Trojans vào hệ thống rồi sau đó phá hủy và thu thập dữ liệu. 5

• Spyware: Một chương trình bí mật ghi lại những hoạt động trên máy tính của người dùng. Tội phạm mạng có thể lợi dụng các thông tin này để đưa virus hoặc trojans vào máy tính.

• Ransomware: Đây là phần mềm khóa file hay dữ liệu của người dùng lại, yêu cầu họ phải trả tiền chuộc để mở khóa.

• Adware: Những phần mềm quảng cáo sử dụng để phát tán malware.

6

• Botnets: Mạng lưới các máy tính bị nhiễm phần mềm độc, hacker sử dụng để hoạt động trực tuyến mà không cần sự cho phép của người dùng.

1.2 An ninh mạng trong tình hình mới a) Vấn đề về an ninh mạng - Với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng và của công nghệ hiện đại 4.0, ngày nay tất cả mọi hoạt động trong đời sống thực tế luôn cần sự hỗ trợ từ các thiết bị thông minh. Con người bắt dầu có nhu cầu cao sử dụng các thiết bị, công cụ ấy để vận hành và tiến hành công việc, cũng như đã tạo nên “cuộc cách mạng” về tổ chức các chuỗi sản xuất – giá trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội. - Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và mạng lưới Internet, đó là sự gia tăng không ngừng cũng như là sự tác động tiềm ẩn của các cuộc tấn công mạng. An ninh mạng – bảo mật công nghệ thông tin, an ninh máy tính, là việc bảo vệ hệ thống mạng máy tính khỏi các hành vi trộm cắp hoặc làm tổn hại đến phần mềm, phần cứng và các dữ liệu. Song, nếu không đảm bảo về an ninh mạng thì đó là nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn, chuyển lệch hướng hoặc bóp méo thông tin làm tổn hại đến thiết bị nói riêng và đời sống hằng ngày nói chung. - An ninh mạng hoạt động qua một cơ sở hạ tầng chặt chẽ, được chia ra thành ba phần chính: bảo mật công nghệ thông tin, an ninh mạnh, an ninh máy tính. Lĩnh vực này dần trở nên quan trọng do phụ thuộc vào hệ thống mạng không dây như Bluetooth, Wifi.

7

Nhân sự làm việc trong mảng an ninh mạng có thể được chia thành 3 dạng sau: 1) Hacker mũ trắng (White-hat hacker) – cũng còn gọi là "ethical hacker" (hacker có nguyên tắc/đạo đức) hay penetration tester (người xâm nhập thử ngiệm vào hệ thống). Hacker mũ trắng là những chuyên gia công nghệ làm nhiệm vụ xâm nhập thử nghiệm vào hệ thống công nghệ thông tin để tìm ra lỗ hổng, từ đó yêu cầu người chủ hệ thống phải vá lỗi hệ thống để phòng ngừa các xâm nhập khác sau này với ý đồ xấu (thường là của các hacker mũ đen). 2) Hacker mũ đen (Black-hat hacker): là các chuyên gia công nghệ xâm nhập vào hệ thống với mục đích xấu như đánh cắp thông tin, phá hủy hệ thống, làm lây nhiễm các phần mềm độc hại cũng như các hành vị phá hoại mạng máy tính vi phạm pháp luật khác. 3) Hacker mũ xám (Grey-hat hacker): là các chuyên gia công nghệ có thể vừa làm công nghệ của cả hacker mũ trắng và mũ xám. - Trong thời đại mới an ninh mạng mang một vai trò cấp bách và cần thiết, phải kể đến những tác động của COVID-19 tới nền kinh tế thế giới, các đoanh nghiệp đang chuyển đổi dần mô hình kinh doanh và cũng đẩy nhanh việc áp dụng các chương trình kĩ thuật số. Các lĩnh vực mà cuộc cách mạng công nghiệp tác động đến bao gồm: • Lĩnh vực kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật Internet (Internet of Things), Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn (Big Data). • Lĩnh vực vật lý: In 3D, Vật liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái. • Lĩnh vực công nghệ sinh học. • Lĩnh vực năng lượng mới. - Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực hiện đang hoạt động trên nền cách mạng 4.0 như: Viễn thông, nông nghiệp, thiết bị an ninh và nhà thông minh,… - Internet of things đang trong giai đoạn khởi phát, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam, nó đã và đang diễn ra với hàng loạt ứng dụng như: tự động hóa nông nghiệp, phân tích dữ liệu, y tế, xây dựng… IoT đã và đang tác động đến cách sống, cách làm việc, giao tiếp và thay đổi cả hệ giá trị của con người trong tương lai theo hướng tích cực. b) Tác động Luật An ninh mạng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế hiện nay. - Trong cuộc sống hiện nay, sự phát triển của internet đã giúp cho tổ chức, cá nhân thuận tiện trong nhiều hoạt động, như lưu trữ thông tin, tự giới thiệu tổ chức, cá nhân, bán hàng qua mạng, marketing online, kết bạn, trao đổi, truyền tải thông tin, hình ảnh… Hầu hết được thực hiện qua facebook, fanpage, website, các nhóm tự tạo trên zalo, viber, telegram, hangout, youtube, shopee, lazada, sendo và một số trang báo mạng chính thức và không chính thức. Các 8

hình thức giới thiệu sản phẩm, bán hàng qua mạng, hoạt động marketing online qua hệ thống internet đang trở thành phong trào và đẩy mạnh tại thị trường Việt Nam, điều này đã giúp cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân giảm được nhiều chi phí trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. - Mỗi cá nhân, tổ chức đều được tận hưởng nhiều lợi ích mang lại từ sự phát triển internet. Học sinh, sinh viên dễ dàng tìm hiểu thông tin, hình ảnh hỗ trợ trong quá trình học tập, những bài học, đặc biệt có những chương trình học được tương tác qua internet. Xem những bộ phim và nghe những bài nhạc hay. Chỉ cần chuyển thông tin, hình ảnh đi thì tất cả thành viên trong nhóm viber, zalo, telegram, đều cập nhật được. Thật quá tiện lợi cho chúng ta, mỗi gia đình cũng tự tạo nhóm tương tác với nhau, thông tin và trao đổi giải quyết vấn đề nhanh chóng dù thành viên nhóm ở bất cứ nơi đâu. Có những người bạn từ thuở bé mà 20-30 năm không gặp nhau, nhờ có sự tương tác và cập nhật thông tin trên facebook, hoặc một group viber, zalo, telegram mà tìm gặp nhau. - Một doanh nghiệp muốn giới thiệu các sản phẩm trên trang website của mình, bài viết trang wedsite đó có những từ khóa thích ứng mà khách hàng dễ dàng tìm kiếm trên google, vào website Công ty nhằm tìm hiểu sản phẩm, hoặc liên lạc mua sản phẩm. Sự phát triển internet đã mang lại nhiều quyền lợi cho người mua, dễ dàng so sánh lựa chọn sản phẩm, giá cả hợp lý, người bán dễ dàng đưa sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng nhanh nhất và chi phí thấp nhất. - Các nhóm viber, zalo, telegram tự tạo hiện nay giúp cho chúng ta trao đổi nhóm, giảm thiểu thời gian phải gặp nhau mà vẫn có thể nói chuyện với nhau. Đặc biệt chúng ta có thể giới thiệu sản phẩm dịch vụ, truyền tải thông tin, hình ảnh, bán hàng một cách nhanh chóng, bằng cách soạn một đoạn văn bản ngắn đầy đủ nội dung cần thiết về sản phẩm dịch vụ và gửi lên group thì tất cả thành viên trong nhóm đều nhận được, các thành viên tương tác trên nhóm và có thể chốt đơn hàng một chách nhanh chóng. - Có một điều chúng ta không quên đề cập, đó là sự tiện lợi trong việc kết bạn với nhau dễ dàng hơn, tạo nhiều mối quan hệ hơn trong xã hội thông qua các nhóm viber, zalo, telegram. - Đặc biệt, trong thời kỳ Covid-19 diễn ra trên diện rộng, nhờ sự phát triển công nghiệp 4.0 mà các trường đại học vẫn tổ chức cho sinh viên học các lớp online, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động mà không cần phải đến văn phòng làm việc. - Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường và xã hội ngày nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp sự phát triển internet để giảm thiểu chi phí và thời gian, vẫn theo lối mòn cũ, thủ công; chưa biết tận dụng hệ thống internet để thực hiện hoạt động marketing, hay tương tác mua bán sản phẩm dịch vụ; không giao dịch thanh toán qua hệ thống internet, không sử dụng giao dịch trao đổi qua email, không giao dịch trao đổi qua các group viber, zalo, telegram,… mà vẫn sử dụng fax, vẫn sử dụng thư tay, hay phải hẹn gặp nhau để trao đổi thông 9

tin… - Nhiều người vẫn chưa kịp cập nhật kiến thức sử dụng công nghệ qua internet để hỗ trợ trong kinh doanh, trong cuộc sống cũng như trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội nhằm giảm thiểu thời gian, giảm chi phí và giải quyết vấn đề cần thiết nhanh chóng và kịp thời. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nhiều chính sách, pháp luật được ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm an ninh mạng. Trong đó, nổi bật là Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành... Kết cấu hạ tầng viễn thông ở nước ta được xây dựng khá đồng bộ; kinh tế số được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Công nghệ số được áp dụng ở hầu hết các ngành; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và internet. Việc triển khai chính phủ điện tử được thực hiện quyết liệt, đã đưa vào sử dụng hệ thống eCabinet phục vụ các kỳ họp của Chính phủ, hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia. Năm 2019, chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông của Việt Nam đã tăng từ hạng 95 (năm 2018) lên hạng 41 trên thế giới. 1.3 Các mối đe doạ trong việc bảo vệ an ninh mạng. - Năm 2021 có thể có các mối đe doạ trong việc bảo vệ an ninh mạng như việc có các tội phạm trên không gian mạng tận dụng những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta thành cơ hội mới cho những cuộc tấn công ở quy mô chưa từng có. Hoặc tuyên truyền những thông tin sai lệch để người dùng mạng tiếp nhận những nguồn tin tiêu cực, nhạy cảm và gây hoang mang, lo lắng. - Sự kết nối các hệ thống vệ tinh nhân tạo và viễn thông có thể trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng. Do các hệ thống giao tiếp mới phát triển và bắt đầu dựa nhiều hơn vào một mạng lưới các hệ thống vệ tinh, tội phạm mạng có thể nhắm vào việc kết hợp này và theo đuổi nó. - Kết quả là, việc xâm nhập các trạm vệ tinh và phát tán mã độc thông qua hệ thống vệ tinh có thể đem tới cho những kẻ tấn công khả năng nhắm tới hàng triệu người dùng đang kết nối mạng tiềm năng ở quy mô lớn hoặc giáng xuống những cuộc tấn công DDoS có thể gây cản trở những giao tiếp quan trọng. Đó chính là những phát tán những cuộc tấn công từ không gian. Và việc đó cũng là một trong những mối đe doạ của an ninh mạng . An toàn, an ninh mạng bao gồm việc áp dụng và duy trì các quy trình liên quan đến việc phát hiện sớm các mối đe dọa mạng và giảm thiểu rủi ro, đây là điều kiện tiên quyết để áp dụng một hệ sinh thái máy tính bền vững có trách nhiệm bảo vệ hoạt động 10

của các xã hội hiện đại dựa trên công nghệ. Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các cuộc tấn công an toàn, an ninh mạng hiện nằm trong số những rủi ro hàng đầu trên toàn cầu. - Các cuộc tấn công mạng có thể dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là khi máy chủ của ngân hàng, bệnh viện, nhà máy điện và thiết bị thông minh bị xâm nhập. Điều này có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội số thay vì hỗ trợ sự phát triển. Việc thiếu các biện pháp bảo mật hoặc có nhưng không đầy đủ có thể không gây ra sự cố nghiêm trọng ban đầu, nhưng xã hội số dần dần sẽ mất niềm tin, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng trong phát triển. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ước tính giá trị thị trường của an toàn, an ninh mạng dự kiến sẽ tăng từ 120 lên 300 tỷ vào năm 2024. - An toàn, an ninh mạng nhằm bảo vệ dữ liệu khỏi những kẻ tấn công, điều này rất quan trọng đối với tất cả các cá nhân, tổ chức. Đây là một phần không thể thiếu của các chiến lược giảm thiểu đe dọa trên mạng. Điều quan trọng nhất là đạt được tính bền vững trong không gian mạng, qua đó bảo mật dữ liệu và bảo vệ thông tin. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc bảo vệ môi trường dữ liệu khỏi tin tặc và phần mềm độc hại – có thể liên hệ đến tác động của làn sóng...


Similar Free PDFs