Bài tiểu luận nhóm 3 - Grade: QH PDF

Title Bài tiểu luận nhóm 3 - Grade: QH
Author Mỹ Duyên Lý Thùy
Course bài tập
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 28
File Size 599.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 143
Total Views 1,045

Summary

TR NG Đ I H C GIAO THÔNG V N T I TPƯỜ Ạ Ọ Ậ ẢVIỆN HÀNG HẢI ( CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ HÀNG HẢI ) -------  -------BÀI TIỂU LUẬNHọc phần: MÔI TRƯỜNG HÀNG HẢIĐỀ TÀI 5 :Đặc điểm, hiện trạng Hệ sinh thái Rạn san hôcủa Việt Nam hiện nay.GIẢNG VIÊN: NGUYỄN PHÚ HÒANHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3LỚP: QH21AMÃ HỌC PHẦN ...


Description

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C GIAO THÔNG VẬ N TẢI TP.HCM

VIỆN HÀNG HẢI ( CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ HÀNG HẢI ) --------------

BÀI TIỂU LUẬN Học phần: MÔI TRƯỜNG HÀNG HẢI ĐỀ TÀI 5 :

Đặc điểm, hiện trạng Hệ sinh thái Rạn san hô của Việt Nam hiện nay. GIẢNG VIÊN:

NGUYỄN PHÚ HÒA

NHÓM THỰC HIỆN:

NHÓM 3

LỚP:

QH21A

MÃ HỌC PHẦN :

010101201702

---------------------

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. MỞ ĐẦU...................................................................................................................4 1.Tính cấp thiết :...................................................................................................4 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn :........................................................................4 3. Mục tiêu của đề tài:..........................................................................................5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................................5 1.Lịch sử nghiên cứu:...........................................................................................5 2. Những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu giải quyết:...................................6 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................6 1.Nội dung nghiên cứu:........................................................................................6 2.Chi tiết các phương pháp được sử dụng:........................................................6 3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................6 4. Phạm vi nghiên cứu:.........................................................................................6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................7 1.PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................7 1.1 Khái niệm san hô và rạn san hô:...................................................................7 1.2 Đặc điểm và phân bố :...................................................................................7 1.3 Vai trò, tầm quan trọng của rạn san hô:.......................................................11 1.4 Hiện trạng thực tế:.........................................................................................9 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến rạn san hô:........................................................9 1.6 Ý nghĩa khoa học của rạn san hô:...............................................................12 2. PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................12 2.1 Khái quát về hệ sinh thái rạn san hô Việt Nam:..........................................12 2.2 Khái quát về rạn san hô ở vịnh Vân Phong – Khánh Hòa:.........................14 2.3 Đặc điểm và phân bố :.................................................................................15

3. THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................................................................16 3.1 Thực trạng rạn san hô ở Việt Nam:.............................................................16 3.2 Thực trạng rạn san hô ở vinh Vân Phong:...................................................16 4. NGUYÊN NHÂN DIỆN TÍCH RẠN SAN HÔ BỊ THU HẸP...................17 4.1 Nguyên nhân...............................................................................................17 4.2 Tác hại của việc tàn phá rạn san hô :...........................................................18 5. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN RẠN SAN HÔ....................19 PHẦN III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................20 1. Kết luận:.........................................................................................................20 2. Kiến nghị :......................................................................................................20

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết : Rạn san hô là một hệ sinh thái đặc biệt và hiếm có mà Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn được thiên nhiên ban tặng. Rạn san hô chỉ sống và phát triển ở các vùng nước ấm, và có nhiều tác dụng trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Rạn san hô được đánh giá là một “Rừng Amazon” của đại dương. Bên cạnh đó, những hệ sinh thái giàu có này đang là một phần quan trọng hỗ trợ hành tinh và con người theo những cách độc đáo, từ cung cấp nơi sinh sản cho nhiều loài thủy hải sản đến trở thánh nguồn nguyên vật liệu khoa học quý giá. Hệ thống rạn san hô giúp hình thành một hàng rào tự nhiên chống lại các cơn sóng dữ dội. Tuy nhiên, diện tích hệ sinh thái rạn san hô đã giảm đi rất nhiều so với trước kia. Nguyên nhân là nhiều nơi con người vì lợi ích kinh tế trước mắt đã không bảo vệ rạn, còn khai thác bừa bãi để mở rộng mặt nước nuôi trồng thủy sản. Một khi rạn san hô ven biển không còn thì sóng mạnh xuất hiện ngày càng nhiều, nhiều loài thủy sinh sống nhờ vào hệ sinh thái này đang dần biến mất. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 14% rạn san hô trên thế giới đã bị mất từ năm 2009 đến 2018, tương đương với khoảng 11.700km2, con số gấp 2,5 lần diện tích của Vườn quốc gia Grand Canyon (Mỹ). Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện nhiều khu vực rộng lớn có san hô ngầm và nhiều sinh vật biển mà họ xác nhận đã bị phá hủy chất lượng sau khi tiến hành khảo sát 21 địa điểm và hơn 5.000 m2 san hô ở các đảo bên trong Seychelles từ năm 1994 đến 2005. Hơn 90% hệ sinh thái rạn san hô ở Việt Nam nằm ở mức nguy cấp. Theo The Nature Conservancy, có khoảng 12,000 km² rạn san hô bị nguy hại chỉ do biến

đổi khí hậu. Nếu sự phá hủy tăng lên theo tốc độ hiện hành, 70% các rạn san hô trên thế giới sẽ biến mất trong vòng 50 năm tới.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông. Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Ở trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; an ninh, trật tự, an toàn xã hội vẫn là những khó khăn, thách thức lớn. Việt Nam là mô ‡t quốc gia có nhiều kinh nghiệm ứng phó với thiên tai, đặc biệt là ở vùng ven biển. Bão, triều cường, lũ, sạt lở bờ biển, hạn hán hoặc xâm nhập mặn là những hiê ‡n tương quá quen thuộc đối với hầu hết người dân ven biển. Bão và lũ lụt cuốn trôi mùa màng, gây thiệt hại về hoa màu, làm ngập ao hồ, làm thiệt hại gia súc gia cầm, phá hủy nhà cửa và công trình công cộng thiết yếu như bệnh viện và đường điện. Hạn hán và triều cường gây ra xâm nhập mặn, có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất trong nhiều năm. Những tác động này gây hậu quả trực tiếp đến việc làm và thu nhập của hàng triệu người. Ví dụ như đợt hạn hán kỷ lục xảy ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào năm 2016 đã gây ra xâm nhập mặn nghiêm trọng trên 1,4 triệu ha đất canh tác, khiến 22% diện tích lúa ở nơi này không thể trồng trọt được (chiếm 12% sản lượng lúa quốc gia và 8% GDP nông nghiệp của đất nước), ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của khoảng 3 triệu nông dân trồng lúa.

Đô thị hóa nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro thiên tai trong tương lai. Ngày càng có nhiều dự án phát triển mới ở các khu vực ven biển trong những vùng có nguy cơ ngập lụt cao vì những nơi an toàn không còn đất trống. Toàn bộ các khu dân cư được xây dựng trên những cồn cát dễ bị xói lở. Ở một số nơi, bờ biển đã lấn vào đất liền tới 300 mét, buộc hàng trăm hộ gia đình phải di dời và thay đổi sinh kế. Mặc dù những hiểm họa tự nhiên đã là nghiêm trọng, nhưng biến đổi khí hậu và áp lực của con người lên các hệ sinh thái tự nhiên càng làm gia tăng những nguy cơ này. Và một trong 5 khuyến nghị được ngân hang thế giới đề ra nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng phục hồi phát triển kinh tế các thành phố ven biển là chú trọng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, khôi phục và phát triển các lá chắn tự nhiên điển hình là rừng ngặp mặn, không chỉ giúp tăng khả năng chống chịu cho các vùng ven biển mà còn mang lại cơ hội kinh tế quý giá cho cộng đồng, từ đó làm tiền đề thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn : - Ý nghĩa khoa học : Thông qua đề tài, chúng ta nên áp dụng các biện pháp bảo vệ Rạn san hô như + Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân + Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chức năng để kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ biển. + Xây dựng cơ cấu xã hội ổn định, phù hợp với các mục tiêu bảo vệ môi trường.

- Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua đề tài, ta thấy được tầm quan trọng của hệ sinh thái rạn san hô trong nhiều mặt như khoa học, nghiên cứu, kinh tế - xã hội và các vấn đề bảo vệ môi trường. 3. Mục tiêu của đề tài: Phân tích để nắm rõ về đặc điểm, hiện trạng của hệ sinh thái của rạn san hô ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp để bảo vệ và phát triển một cách phù hợp. PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Lịch sử nghiên cứu:  Theo The Nature Conservancy, có khoảng 12,000 km² rạn san hô bị nguy hại chỉ do biến đổi khí hậu. Nếu sự phá hủy tăng lên theo tốc độ hiện hành, 70% các rạn san hô trên thế giới sẽ biến mất trong vòng 50 năm tới.  Hơn 90% hệ sinh thái rạn san hô ở Việt Nam nằm ở mức nguy cấp.  Ảnh hưởng này thấy rõ nhất vào năm 1998, khi toàn cầu ấm lên khiến nhiệt độ bề mặt Ấn Độ Dương tăng đến mức chưa từng thấy, giết chết hơn 90% san hô ở Seychelles. Chúng chỉ khôi phục được 7,5% trong cuộc khảo sát năm 2005.  Một nghiên cứu gần đây khác cho biết khoảng 1/5 số dải san hô trên thế giới đã chết do bị tàn phá. Số còn lại đang đứng trước nguy cơ dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.  Theo tài liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 025%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). Sống gắn bó với các vùng rạn san hô là trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá.

 Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố, nếu mực nước biển dâng cao 1m, khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập, Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Nếu nước biển dâng lên 5 mét, Việt Nam có thể mất 16% diện tích, kèm theo đó là hơn 35% số dân và khoảng 35% tổng GDP bị ảnh hưởng.  Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thay đổi lượng mưa làm cho hệ sinh thái, sản lượng đánh bắt cá, cơ sở hạ tầng và sinh kế nghề cá dễ bị tổn thương. Tại Việt Nam, mối quan ngại nổi lên là các dị thường lượng mưa và tăng nhiệt độ do sự ấm lên toàn cầu. Đặc biệt là bão và lũ lụt sau mỗi chu kỳ 3 - 4 năm, tác động của chúng tới các hệ sinh thái (rừng ngập mặn, dải ven bờ, châu thổ), các loài cá phổ biến, nghề cá và sinh kế.  Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn dễ bị tổn thương ở Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Định. Đa dạng sinh học vùng bờ và nguồn lợi thủy, hải sản giảm sút. Các hệ sinh thái vùng bờ quan trọng bị suy thoái và thu hẹp diện tích. Các quần đàn có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, thay đổi tương tác sông - biển ở vùng cửa sông ven bờ, do mất đến 60% các nơi cư trú tự nhiên quan trọng. 2. Những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu giải quyết: - Việc quản lí Hệ sinh thái Rạn san hô của Nhà nước và các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo.

- Tại nhiều khu hệ sinh thái rạn san hô, sự chồng chéo về quyền khai thác, sở hữu vẫn diễn ra phổ biến. Điều này dẫn đến thái độ không chấp hành, bất hợp tác, do quyền lợi cá nhân bị xâm phạm. - Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường. Trong đó, cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy hoạch BVMT quốc gia, đưa các nội dung về tài nguyên môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho BVMT theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; ưu tiên xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế chất thải, các ngành công nghiệp môi trường, xử lý ô nhiễm, quản lý chất thải và cung ứng dịch vụ BVMT. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Nội dung nghiên cứu: Đặc điểm và thực trạng Hệ sinh thái rạn san hô ở Việt Nam hiện nay. 2.Chi tiết các phương pháp được sử dụng: Phương pháp thu thập và tổng hợp các dữ liệu về RẠN SAN HÔ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, khảo sát địa phương và thu thập từ các tài liệu có liên quan. 3. Đối tượng nghiên cứu: Rạn san hô ở Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: hệ sinh thái rạn san hô Việt Nam và khu vực vịnh Vân Phong. Phạm vi thời gian: 2021

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 1. PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm: - San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat calci để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới. - Rạn san hô hay ám tiêu san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể sống. Các rạn san hô thường được thấy ở các vùng biển nhiệt đới nông mà trong nước có ít hoặc không có dinh dưỡng. Mức dinh dưỡng cao chẳng hạn như nước thải từ các vùng nông nghiệp có thể làm hại rạn san hô do sự phát triển nhanh của tảo. Tại hầu hết các rạn san hô, sinh vật thống trị là các loài san hô đá, các quần thể thích ti tạo ra bộ xương ngoài bằng cacbonat calci (đá vôi). Sự tích lũy các chất tạo xương, bị phá vỡ và dồn đống bởi sóng biển và sự xâm thực sinh học, tạo nên cấu trúc đá vôi lớn nâng đỡ san hô đang sống và làm chỗ trú ẩn cho rất nhiều loài động thực vật khác. Tuy san hô được tìm thấy ở cả các vùng biển nhiệt đới cũng như ôn đới, nhưng các rạn san hô chỉ hình thành ở khu vực hai bên đường xích đạo trải từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam; mặc dù các loại san hô tạo rạn không sống tại các độ sâu quá 30 m (100 ft) nhiệt độ có ảnh hưởng ít hơn đến phân bố của san hô, nhưng người ta thường cho rằng không có san hô sống trong những vùng nước có nhiệt độ dưới 18 °C. 1.2 Phân bố : - Trên thế giới :  Bao phủ khoảng 285400 km2 diện tích trên trái đất.  Chủ yếu tập trung ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, là hệ sinh thái biển đặc trưng cho môi trường có độ mặn và độ trong cao.

 Vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương chiếm 91,9%, Australia bao phủ 40,8%.  Đông Nam Á chiếm 32,3%.  Đại Tây Dương và biển caribbe rạn san hô chỉ chiếm 7,6% diện tích san hô thế giới.  Rạn san hô không xuất hiện dọc theo bờ biển phía Tây của châu Mỹ cũng như châu Phi vì sự gia tăng của mực nước và những dòng biền lạnh ven bờ làm giảm nhiệt độ nước trong những vùng này.  Ở bờ biển Nam Á từ Pakistan tới Bangladesh san hô cũng không xuất hiện.  Chúng hầu như không có dọc theo bờ biển xung quanh Đông Bắc Bắc Mỹ và Bangladesh vì nước ngọt từ sông Amazon và sông Hằng làm giảm chất lượng nước. - Ở Việt Nam : Sau một thời gian khảo sát các rạn san hô tại biển Việt Nam, nhóm Công tác Tiểu ban San hô của dự án Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) nhận định san hô Việt Nam có độ đa dạng về thành phần loài thuộc diện cao nhất thế giới. Ở vùng biển Việt Nam, hệ sinh thái rạn san hô trải dài từ Bắc đến Nam, đặc biệt có mật độ cao ở cùng miền Trung và Nam của đất nước do ở các khu vuvwj miền này có nhiệt độ cao hơn miền Bắc. Diện tích san hô chiếm 0,5% diện tích san hô trên toàn thế giới, hiện tập trung khoảng 400 loài san hô, trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rải rác từ Bắc tới Nam, nhưng chủ yếu tập trung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa.  Bên cạnh đó, theo những kết quả gần đây nhất của các nhà khoa học Việt Nam, tổng số loài sinh vật biển đã được ghi nhận ở các rạn san hô là khoảng 3000 loài, trong đó nhóm cá rạn san hô có số loài phong phú nhất (615 loài); tiếp đến là san hô (444 loài); động vật thân mềm (410 loài); rong biển (376 loài); thực vật phù du (310

loài); động vật phù du (187 loài); động vật da gai (116 loài); động vật giáp xác (92 loài); thực vật ngập mặn (61 loài); giun nhiều tơ (43 loài); cỏ biển (11 loài).  Trong những năm 2010, 2011, 2015, 2017, 2018, 2019 các chương trình khảo sát rạn san hô của Viện Nghiên cứu Hải sản đã xác định được đặc điểm phân bố, quy mô phân bố của rạn san hô nghiên cứu thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam. Tại mỗi vùng biển rạn san hô có sự phân bố khác nhau, trong đó vùng biển vịnh Bắc Bộ có ít điều kiện thuận lợi nhất cho san hô phát triển. Rạn san hô được ghi nhận phân bố hầu hết tại các vùng nước nông ven bờ, ven đảo nơi có nền đáy cứng và môi trường phù hợp, tại các khu vực ven bờ rạn san hô có xu hướng phân bố nông hơn so với các khu vực ven đảo. Tổng diện tích rạn san hô vùng biển ven bờ ước tính khoảng 13.426ha và phân bố lớn nhất ở vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ, các rạn có quy mô nhỏ nhất là khu vực Hòn Mát (8 ha), Nghi Sơn (41 ha), Hòn La-Hòn Nồm (50 ha) và Hòn Cau (50ha). Độ phủ trung bình san hô cứng trên rạn rạn san hô thường ở mức thấp, phần lớn các địa điểm có độ phủ trong khoảng 15%-20%.  Tại các thời điểm khảo sát từ năm 2010 đến nay đã ghi nhận hiện tượng chết hàng loạt san hô cứng, gây suy thoái nghiêm trọng rạn san hô tại một số địa điểm, đặc biệt gần nhất là sự suy thoái nghiêm trọng rạn san hô trên diện rộng sau sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung (năm 2015), hiện nay tại các khu vực này mức độ phục hồi tự nhiên của san hô là không đáng kể.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rạn san hô: Nhiệt độ.

-

-

Là nhân tố chính ảnh hưởng đến sự sinh sản, phân bố và phát triển của hệ sinh thái rạn san hô – loài chỉ phát triển ở các vùng biển có nhiệt độ cao nhất định. Ít nhất là trên 18oc. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển là:23- 25oc. Một số loài chịu được nhiệt độ 36- 40oc. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng của san hô, Khi nhiệt độ không thích hợp thì tảo cộng sinh sẽ rời khỏi san hô và san hô đổi màu.

Địa hình - Rạn san hô phát triển rộng ở vùng biển nông, ít sóng gió, như trong các vịnh, nơi có các dòng chảy hải lưu ấm nóng. - Vùng bờ biển ở miền nam Việt Nam nhờ có các vỉa san hô ngầm nằm dọc theo các thềm lục địa, làm yếu lực của sóng, ít chịu ảnh hưởng. Ánh Sáng - Tất cả san hô tạo rạn đòi hỏi đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp của tảo cộng sinh trong nội bào của chúng. Theo độ sâu, ánh sáng thay đổi nhanh về thành phần và cường độ chiếu sáng. - Các loài khác nhau có sức chịu đựng khác nhau đối với mức độ chiếu sáng. Chúng chỉ được thời gian nhô lên mặt nước vài giờ và không thường xuyên. - Nguyên nhân chính của sự khác nhau về cấu trúc quần xã rạn. Sóng - Hoạt động sóng cực đại trên mào của rạn san hô và phần ngoài mặt rạn.

- Các sóng lớn hình thành trên sườn dốc rạn, sau đó đổ lên phần ngoài mặt rạn san hô làm cho một số ít loài san hô sống sót trong điều kiện này nhưng cũng còi cọc xương xẩu. Trầm Tích - Trầm tích trên rạn san hô phụ thuộc vào dòng chảy, sóng và nguồn gốc trầm tích nơi đó. - Phần ngoài của rạn san hô thường có trầm tích canci được tạo bơi tảo và san hô, trầm tích này thường được vận chuyển dễ dàng và ít ảnh hưởng lên độ trong của nước. - Ngoài ra còn có những trầm tích ở gần bờ, thường được vận chuyển từ đất liền qua sông,những trầm tích này có thành phần hữu...


Similar Free PDFs