Bài tiểu luận Qhktqt - bài tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế trường đại học Ngoại Thương PDF

Title Bài tiểu luận Qhktqt - bài tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế trường đại học Ngoại Thương
Author Phan Duc
Course Hướng dẫn viết tiểu luận
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 37
File Size 1.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 624
Total Views 1,045

Summary

Download Bài tiểu luận Qhktqt - bài tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế trường đại học Ngoại Thương PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II – TP. HỒ CHÍ MINH 

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH RCEP ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK Nhóm:

Nhóm 12

Học phần:

Quan hệ kinh tế quốc tế - ML40

Giảng viên:

Nguyễn Thị Phương Chi

Lớp:

K59F

TP.HCM, ngày 28 tháng 11 năm 2021

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN

MỤC LỤC

MỤC LỤC ...............................................................................................................i DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................iv DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................... 1 1.1.

Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................... 1

1.1.1. Giới thiệu về đề tài: ............................................................................ 1 1.1.2. Lý do chọn đề tài : .............................................................................. 1 1.1.2.1. Lý do chọn hiệp định RCEP: ....................................................... 1 1.1.2.2. Lý do chọn công ty Vinamilk: ..................................................... 2 1.2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................... 2 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................ 3 1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu: ........................................................ 3 1.4.

Tính đóng góp của đề tài: ........................................................................ 3

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH RCEP VÀ NGÀNH SỮA TẠI VIỆT

NAM...................................... .......................................................................................... 5 2.1.

Tổng quan Hiệp định RCEP: ................................................................... 5

2.2.

Những lợi ích mà Hiệp định RCEP mang lại: ......................................... 5

2.3.

Tổng quan ngành s ữa Việt Nam .............................................................. 6

2.3.1. Theo Bộ Công Thương ....................................................................... 6 CHƯƠNG 3. VINAMILK VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH RCEP ....... 7

3.1.

Tổng quan về thương hiệu Vinamilk : ..................................................... 7

3.1.1. Tổng quan: .......................................................................................... 7 3.1.2. Các sản phẩm sữa của Vinamilk ........................................................ 8 3.2.

Tóm tắt các cam kết liên quan của Hiệp định RCEP đến ngành sữa

VN :............................. ................................................................................................ 8 CHƯƠNG 4.

CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG VÀ HÀNH ĐỘNG ĐỂ

THÍCH NGHI CỦA VINAMILK KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH RCEP .................... 11 4.1.

Thị trường nội địa: ................................................................................. 11

4.1.1. Tổng quan: ........................................................................................ 11 4.1.2. Hành động để thích nghi với các cam kết liên quan của Hiệp định RCEP :.......................... ......................................................................................... 12 4.2.

Thị trường sữa Trung Quốc: .................................................................. 12

4.2.1. Giá trị nhập khẩu: ............................................................................. 12 4.2.2. Các yếu tố tác động làm tăng nhập khẩu sữa ................................... 13 4.2.3. Tác động của Hiệp định RCEP đến Vinamilk tại thị trường Trung Quốc................................ ......................................................................................14 4.2.4. Những hành động của doanh nghiệp để thích nghi với những cam kết liên quan của hiệp định RCEP:.............................................................................. 15 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ...................................................... 17 5.1.

Tận dụng cơ hội: .................................................................................... 17

5.1.1. Nâng cao giải pháp: .......................................................................... 17 5.1.2. Nâng cao danh mục sản phẩm: ......................................................... 17 5.1.3. Nâng cao năng lực Marketing: ......................................................... 18 5.2.

Đối đầu thách thức: ................................................................................ 19

5.2.1. Nguyên liệu đầu vòa gặp nhiều biến động: ...................................... 19 5.2.2. Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh: ................................................. 20 5.2.3. Thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro: ................................................... 21

CHƯƠNG 6. DỰ BÁO ...................................................................................... 22 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 25

DANH MỤC HÌNH

Hình 4-1 Cơ cấu nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ....................... 11 Hình 4-2 Giá trị nhập khẩu sữa của Trung Quốc vào tháng 9 qua từng năm................ 12 Hình 4-3 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của ngành sữa ............................... 13 Hình 4-4 Biểu đồ sự thay đổi thu nhập của các tầng lớp tại Trung Quốc ..................... 13 Hình 4-5 Thị phần các ngành sữa tại Trung Quốc ........................................................ 15 Hình 5-1 Đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của Vinamilk so với các sản phẩm cùng loại của những thương hiệu khác .......................................................................... 17 Hình 5-2 Đánh giá của người tiêu dùng về bao bì các sản phẩm ................................. 18 Hình 5-3 Hình thức khuyến mãi được người tiêu dùng yêu thích ................................. 19 Hình 5-4 Cơ cấu chi phí sản xuất trung bình của VNM ................................................ 20 Hình 6-1 Dự phóng k ết quả kinh doanh của Vinamilk từ 2019-2024 ........................... 22

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3-1 Quy mô đàn bò của Vinamilk .......................................................................... 7 Bảng 3-2 Các sản phẩm sữa của Vinamilk ...................................................................... 8 Bảng 3-3 Tỷ lệ lộ trình cắt giảm thuế quan của các đối tác RCEP đối với mặt hàng sữa Việt Nam.......................................................................................................................... 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa

FTA (Free trade agreement)

Hiệp định thương mại tự do

ASEAN (Association of South East Asian Nations)

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

NMS

Nhà máy sữa

USD (United States dollar)

Đô la Mỹ

WTO (World Trade Organization)

Tổ chức Thương mại Thế giới

CPTPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình (Comprehensive and Progressive Agreement Dương for Trans-Pacific Partnership) EVFTA (European-VietNam Free Trade Agreement)

Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam.

EU (Liên minh Châu Âu)

European Union

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1.1. Giới thiệu về đề tài:

Theo Bộ Công thương Việt Nam, hiện tại nước ta đã tham gia và đang đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do ( FTA) tính đến tháng 11/2021. Như vậy, có thể thấy Việt Nam đã và đang trở thành trung tâm của các dòng chảy thương mại toàn cầu với chỉ số hội nhập cao so với thế giới. Với sự phát triển chặt chẽ giữa các nước trong khối liên minh ASEAN và các nước đối tác lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, RCEP ra đời được mong đợi s ẽ là một hiệp định đầy tham vọng hướng t ới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và 5 đối tác trong khu vực đã ký FTA với ASEAN (ASEAN+1), bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand. Trong đó, thị trường ngành sữa Việt Nam được đánh giá đầy triển vọng sau khi Hiệp định có hiệu lực. Năm 2022, khi RCEP được thực thi, Vinamilk được kỳ vọng sẽ mở ra một bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại các thị trường tiềm năng, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, RCEP cũng gây ra nhiều bất lợi cho thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ lần lượt phân tích các yếu tố này. 1.1.2. Lý do chọn đề tài :

Nắm bắt bối cảnh thị trường: Hiện nay, ngành sữa Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc đáp ứng nhu cầu ngày càng một gia tăng của thị trường. Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, các thương hiệu sữa phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt giữa trong và ngoài nước. 1.1.2.1. Lý do chọn hiệp định RCEP:

Hiệp định FTA sẽ giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường tiêu dùng lớn, gấp đôi quy mô của các thị trường trong CPTPP. RCEP s ẽ thiết lập một thị trường thương mại hàng hóa và dịch vụ duy nhất cho Châu Á - Thái Bình Dương, đại diện cho một bước tiến quan trọng đối với thương mại tự do trong khu vực. Hiệp định nhằm mục đích tăng cường quan hệ đối tác kinh tế trong toàn khu vực, tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại trong khu vực. Ngoài ra, RCEP cũng cho phép

sự linh hoạt đáng kể (ví dụ: về thời gian thực thi) cùng với các điều khoản đặc biệt để đối xử khác biệt đối với Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar và Việt Nam. Điều này đảm bảo rằng các nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau, các doanh nghiệp có quy mô khác nhau và phạm vi rộng hơn của các bên liên quan có cơ hội tối đa hóa lợi ích từ việc thực hiện các cam kết của họ. 1.1.2.2. Lý do chọn công ty Vinamilk:

a. Vấn đề thương hiệu: Thị trường sữa Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm, nhưng sữa nước và sữa bột vẫn là hai ngành lớn nhất, Vinamilk tăng trưởng toàn diện ở cả hai phân khúc và giữ vị trí dẫn đầu thị trường trong nhiều năm. Trong danh mục đầu tư của mình, Vinamilk có gần 250 loại sản phẩm, trong đó có 50 loại sữa nước đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết người tiêu dùng. b. Khả năng cạnh tranh và tăng trưởng cao trong giai đoạn hiện nay: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk, công ty sữa lớn nhất Việt Nam, đạt doanh thu thuần cao k ỷ lục 15,71 nghìn t ỷ đồng (682,57 triệu USD) trong quý 2 năm 2021, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo tài chính của Vinamilk. Mặc dù gặp nhiều thách thức về thương hiệu, Vinamilk vẫn tăng sáu bậc lên vị trí thứ 36 trong top 50 nhà sản xuất sữa hàng đầu thế giới về tổng doanh số trong bảng xếp hạng năm 2021 của Plimsoll Publishing Ltd, có trụ sở tại Anh, định giá 2,4 t ỷ USD cho thương hiệu này. Với nhiều thành t ựu trong năm khủng hoảng vì đại dịch Covid 19, Vinamilk nói riêng và tiềm năng của ngành sữa nói chung được đánh giá khá cao. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Bài viết dựa vào những nghiên cứu về hiệp định RCEP đối với ngành hàng sữa từ đó xác định những cơ hội và thách thức mà hiệp định mang lại đối với những hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Vinamilk trong thị trường nội địa và Trung Quốc. Qua đó, tìm ra những thành công mà doanh nghiệp gặt hái được song song với những hạn chế của doanh nghiệp khi hiệp định có hiệu lực, từ đó đề ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp định hướng, tận dụng cơ hội và thách thức để phát triển.

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

-

Nghiên cứu, đánh giá tác động và những cam kết mà RCEP mang lại đối với các hoạt động kinh doanh trong ngành hàng sữa của doanh nghiệp Vinamilk.

-

Phân tích và đánh giá những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Vinamilk khi thực hiện hiệp định RCEP.

-

Đánh giá những thành công và hạn chế khi hiệp định có hiệu lực đối với sản phẩm sữa của doanh nghiệp Vinamilk.

-

Từ đó tận dụng được các lợi ích, cơ hội, thách thức mà hiệp định mang lại đưa ra giải pháp phát triển hợp lý cho mặt hàng sữa của doanh nghiệp.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Chủ thể của bài nghiên cứu: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và doanh nghiệp Vinamilk, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu về cơ hội và thách thức mà Hiệp định RCEP mang lại cho doanh nghiệp tại thị trường trong nước và Trung Quốc. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu:

Không gian: Cơ hội và thách thức của Hiệp định RCEP đối với hoạt động kinh doanh tại các thị trường tiềm năng của doanh nghiệp Vinamilk. Thời gian: từ ngày 09/11/2021 đến ngày 29/11/2021 1.4. Tính đóng góp của đề tài: Việc phân tích cơ hội và thách thức của hiệp định RCEP đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk giúp doanh nghiệp có thể đưa ra, lựa chọn và quyết định áp dụng các giải pháp để khai thác hết các cơ hội, đối đầu với các thách thức nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp khi thực hiện hiệp định này. Bên cạnh đó, đề tài giới thiệu một cái nhìn tổng quan về ngành sữa Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk nói riêng . Từ đó sẽ giúp người tiêu dùng nội địa và cả nước ngoài có được sự tin tưởng , biết đến nhiều hơn về chất lượng, sự đa dạng, sự cần thiết của ngành hàng sữa, đặc biệt là thương hiệu sữa Việt Nam - Vinamilk với các sản phẩm sữa đạt được nhiều thành tựu lớn trên thị trường trong nước và thế giới. Qua đó, cũng chỉ ra cho doanh nghiệp hướng hoạt động để có thể tăng trưởng về doanh thu, về quy mô, về ngành hàng khi đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nguồn

cung nội địa cũng như nước ngoài đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của hiệp định RCEP với rất nhiều đối tác tiềm năng và lớn mạnh .

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH RCEP VÀ NGÀNH SỮA TẠI VIỆT NAM

2.1. Tổng quan Hiệp định RCEP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một thỏa thuận nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa ASEAN với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tổng các quốc gia tham gia RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới. Mục tiêu của hiệp định RCEP là thiết lập một nền tảng đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có l ợi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu. Hiệp định được ký kết nhằm để giảm thiểu thuế quan và tình trạng quan liêu. Hiệp định bao gồm việc thống nhất các quy tắc xuất xứ thông qua khối, tạo điều kiện cho chuỗi cung ứng quốc tế và trao đổi trong toàn bộ khu vực “Châu Á - Thái Bình Dương”. Nó cũng bao gồm việc cấm các loại thuế quan nhất định. Ngoài ra, hiệp định không tập trung vào công đoàn, bảo vệ môi trường, hoặc tiền trợ cấp chính phủ. 2.2. Những lợi ích mà Hiệp định RCEP mang lại: Hiệp định RCEP không chỉ được coi là một hiệp định thương mại nhằm tăng cường tiếp cận thị trường và ổn định môi trường kinh doanh, mà còn là một công cụ chiến lược để duy trì lợi thế kinh tế của khu vực. Theo đó, RCEP dự kiến sẽ làm tăng nền kinh tế toàn cầu thêm 186 t ỷ USD và tăng GDP của mỗi nước tham gia thêm 0,2%. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do đã làm cho các nền kinh tế mới nổi phát triển bền vững hơn. Theo Ngân hàng Thế giới, có thể giảm nghèo đói bằng cách thúc đẩy thương mại quốc tế. Thương mại toàn cầu đã mở rộng việc làm chất lượng cao và khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Đối với Việt Nam, các ngành hàng xuất khẩu chính dự kiến sẽ được hưởng lợi bao gồm Công nghệ thông tin, giày dép, nông nghiệp, ô tô và viễn thông. Hiệp định FTA sẽ giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường tiêu dùng l ớn, gấp đôi quy mô của các thị trường trong CPTPP. RCEP còn có thể giúp các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu và thu hút hàng hóa chất lượng cao cho người tiêu dùng. Ngoài ra, việc đơn giản hóa các thủ tục như hải quan và quy tắc xuất xứ sẽ giúp giảm bớt tình tr ạng quan liêu, cho phép nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm

98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp vào 40% GDP, và do đó RCEP mang lại cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong việc nâng cao chuỗi giá trị. Hơn thế nữa, sai khi tham gia RCEP, việc kêu gọi, thu hút đầu tư ngoài nước đã có những chuyển biến tích cực. 2.3. Tổng quan ngành sữa Việt Nam 2.3.1. Theo Bộ Công Thương

Theo Bộ Công Thương, doanh thu xuất khẩu sữa của Việt Nam năm 2020 đạt 302,7 triệu USD, tăng 10,5% so với năm 2019. Theo hiệp hội, xuất khẩu sữa của Việt Nam tăng trưởng khả quan vì sữa Việt Nam có nhiều công ty (DN) đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ trình độ tự động hóa cao tương đương khu vực và thế giới, nhiều trang trại đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP, tiêu chuẩn VIETGAP, trang tr ại Organic,... nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận ngày càng sâu hơn với sữa và chuỗi giá trị từ sữa trên thị trường trong nước và quốc tế, cũng như nâng cao sản lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm. Vì vậy, hơn một năm qua, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng các sản phẩm sữa của Vinamilk, Vinasoy,... vẫn đều đặn xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản.

CHƯƠNG 3.

VINAMILK VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH RCEP

3.1. Tổng quan về thương hiệu Vinamilk : 3.1.1. Tổng quan:

CTCP Sữa Việt Nam (HSX: VNM), tiền thân là Công ty Sữa – Cà Phê miền Nam, thuộc Tổng cục Thực phẩm, được thành l ập năm 1976 với 04 nhà máy chế biến sữa, cà phê. Hơn 40 năm hình thành và phát triển, trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam và đang vươn tầm ra quốc tế, Vinamilk không ngừng theo đuổi giá trị cốt lõi là trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc s ống con người. Hiện tại, Vinamilk đang sở hữu 13 nhà máy sữa (NMS) tại Việt Nam trong đó có NMS Mega (Bình Dương) có quy mô lớn nhất Đông Nam Á (công suất trên 0,8 triệu tấn/năm) và 02 NMS là NMS Driftwood tại Mỹ và NMS Angkor tại Campuchia, trở thành doanh nghiệp có quy mô sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam (có khả năng cung ứng hơn 60% nhu cầu sữa nội địa) và xuất khẩu tới 53 thị trường trong năm 2019. Vinamilk mang trong mình sứ mệnh cung cấp cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội. Bảng 3-1 Quy mô đàn bò của Vinamilk

Nguồn: FPT Securities

3.1.2. Các sản phẩm sữa của Vinamilk

Danh mục các sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng, bao gồm 05 ngành hàng chính với hơn 250 sản phẩm các loại, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Các sản phẩm của Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Năm 2019, doanh thu nội địa...


Similar Free PDFs