Bản sao NlvpphĐHNL Nhóm 04 N06 TL2 PDF

Title Bản sao NlvpphĐHNL Nhóm 04 N06 TL2
Author Trang Lương
Course Xã hội học pháp luật
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 29
File Size 516.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 553
Total Views 670

Summary

Download Bản sao NlvpphĐHNL Nhóm 04 N06 TL2 PDF


Description

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI _______________________

BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ BÀI: 05 Nhóm sinh viên tự chọn công việc làm bài tập nhóm của một môn học luật bất kì và phân tích các phương pháp tìm kiếm tài liệu, xử lý tài liệu và phương pháp viết được sử dụng khi làm bài tập nhóm đó.

Hà Nội, 2021 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Thành phần: Thành viên nhóm 04 Nội dung chính: Đánh giá kết quả làm việc nhóm. 1. Nhật ký công việc

 Ngày 24/06/2021 Nội dung: Chọn đề tài, lên ý tưởng dàn bài và phân công tác thành viên tìm tài liệu theo dàn bài (hoàn thành)

 Ngày 29/06/2021 Nội dung: Nộp bài bài luận hoàn chỉnh về phần công việc và lên ý tưởng thuyết trình (hoàn thành) Thành viên

Công việc

Lên ý tưởng dàn bài, trình bày phần Minh “đặt vấn đề” và “kết luận”, tổng hợp chỉnh sửa và bổ sung nội dung, phân công công việc. Lên ý tưởng và trình bày phần “phân Lương Thanh Bình tích phương pháp tìm kiếm tài liệu” và “phương pháp viết”, thuyết trình. Lên ý tưởng và trình bày phần “phân Bùi Tuấn Thành tích phương pháp tìm kiếm tài liệu” và ‘phương pháp viết”. Lên ý tưởng và trình bày phần “phân Lê Thị Hà tích phương pháp tìm kiếm tài liệu”, thuyết trình. Lên ý tưởng và trình bày phần “phân Vũ Thị Thu Phương tích phương pháp xử lý tài liệu” và “phương pháp viết”. Lên ý tưởng và trình bày phần “phân Nguyễn Ngọc Thạch tích phương pháp xử lý tài liệu” và Thảo “phương pháp viết”. Nguyễn Xuân

Thị

Lương Huyền Trang Nguyễn Ngọc Huyền

Phạm Đình Hải Đỗ Công Thành

Lên ý tưởng và trình bày phần “phân tích phương pháp xử lý tài liệu” và “phương pháp viết” thuyết trình. Lên ý tưởng và trình bày phần “phân tích phương pháp viết”, trình bày powerpoint. Lên ý tưởng và trình bày phần “phân tích phương pháp viết”. Lên ý tưởng và trình bày phần “phân tích phương pháp viết”, thuyết trình.

 Ngày 01/07/2021 Nội dung: cả nhóm thống nhất ý kiến và đánh giá kết quả hoạt động nhóm. 2. Đánh giá kết quả hoạt động nhóm. Thamgi Chất a nhiệt lượng tình bài

Nộp đủ bài

Nộp đúng hạn

Nguyễn Thị Minh Xuân

Cao

Tốt





Xế p loạ i A

Lương Thanh Bình Bùi Tuấn Thành

Cao Cao

Tốt Tốt

Có Không

Có Có

A B

Lê Thị Hà Vũ Thị Thu Phương Nguyễn Ngọc Thạch Thảo Lương Huyền Trang Nguyễn Ngọc Huyền Phạm Đình Hải Đỗ Công Thành

Cao Cao Cao

Tốt Tốt Tốt

Có Có Không

Có Có Có

A A B

Cao Cao Cao Cao

Tốt Tốt Tốt Tốt

Có Có Có Có

Có Có Có Có

A A A A

Thành viên

trưởng

Nhóm

Xuân

Nguyễn Thị Minh

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................2 I. TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÀNH LUẬT..............................2 1. Tài liệu tham khảo là gì?......................................2 2. Tài liệu tham khảo ngành luật..............................3 3. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo..........3 4. Sử dụng tài liệu tham khảo..................................4 II. TÌM KIẾM TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................4 1. Điều cần thiết khi tìm kiếm tài liệu tham khảo......4 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo............4 III. XỬ LÝ TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................7 1. Khái niệm............................................................7 2. Những vấn đề cần quan tâm khi xử lý tài liệu........7 3. Quy trình xử lý tài liệu.........................................8 4. Phương pháp xử lý tài liệu....................................8 IV. PHƯƠNG PHÁP VIẾT.....................................................10 1. Về mặt hình thức...............................................11 1.1. Bố cục bài làm................................................11 1.2. Nội dung bài làm.............................................12 1.3. Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo.........13 1.4. Hoàn chỉnh các bước trình bày và hình thức......15 2. Về mặt nội dung................................................15 KẾT LUẬN............................................................................19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………….………………………….…20

1

ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu luận không chỉ là bài tập trong hoạt động nghiên cứu mà nó còn là bài tập về cách thức giao tiếp. Tiểu luận cho sinh viên cơ hội để chứng tỏ mình có thể làm được những gì, rằng mình hiểu được câu hỏi đặt ra, hiểu được các vấn đề liên quan, và rằng mình đã đọc khá đầy đủ về các vấn đề đó. Tiểu luận cũng cho sinh viên khả năng suy nghĩ, phân tích và buộc sinh viên phải tuân theo một phương thức học tập sâu sắc và hiệu quả. Chính bởi những lý do này mà tiểu luận được chọn như một hình thức đánh giá ở các trường đại học. Theo đó, đề hoàn thành một tiểu luận, bên cạnh vốn kiến thức có sẵn, sinh viên cần phải có kỹ năng tìm kiếm, xử lý và kỹ năng trình bày bài tập một cách logic, có hiệu quả. Nhằm tiếp cận vấn đề, với bài tập này, nhóm em xin chọn đề bài số 05 để phân tích các phương pháp tìm kiếm tài liệu, xử lý tài liệu và phương pháp viết đối với bài tập nhóm môn Luật Dân sự 13: “Sưu tầm 01 bản án sơ thẩm của tòa án liên quan đến việc tranh chấp lối đi chung giữa các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật và giải quyết các yêu cầu”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÀNH LUẬT. 1. Tài liệu tham khảo là gì? Tài liệu tham khảo là một thuật ngữ tổng quát dùng để chỉ danh sách các nguồn thông tin, bài viết được sử dụng

2

trong nghiên cứu của một chủ đề nhất định để xây dựng một tác phẩm bằng văn bản. Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu khoa học, luận văn, bài viết, v..v… các tác giả thường tham khảo và sử dụng các tài liệu để trích dẫn vào công trình nghiên cứu của mình. Tài liệu được tác giả trích dẫn đó được gọi là tài liệu tham khảo. Khi trích dẫn một tài liệu, một ý kiến, một kết quả của một tác giả khác cần phải ghi rõ ý kiến này của ai, trích dẫn từ đâu trong phần tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo được trình bày ở phần cuối một luận án, một nghiên cứu khoa học, một bài báo, một quyển sách, ... Tài liệu tham khảo ngoài ý nghĩa là nơi ghi lại những trích dẫn còn có một ý nghĩa khác; người đọc có thể từ tài liệu tham khảo mà tìm ra các tài liệu gốc. Do đó tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong luận văn; các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác để độc giả quan tâm có thể tìm được tài liệu đó. 2. Tài liệu tham khảo ngành luật. Dựa trên tính chất ngành học, tài liệu tham khảo ngành luật cũng sở hữu tính đặc thù nhất định, do đó, ta phân chia tài liệu tham khảo ngành luật thành 2 nội dung chính sau đây: - Nội dung trực tiếp: bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật (Hiến pháp, Bộ luật, Luật,.. ); điều ước quốc tế, án lệ,..v..v.

3

- Nội dung bổ trợ: sách tham khảo (giáo trình, sách hướng dẫn,...); sách chuyên khảo; tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, khóa luận,..v..v. Tài liệu ngành luật yêu cầu phải có tính chính thống, có trên các website chính thức; phong phú, có thể tìm thấy ở mọi lĩnh vực; gắn với chủ đề pháp lý. 3. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo Việc sử dụng tài liệu tham khảo thể hiện được sự nghiên cứu, tham khảo sâu rộng các kết quả nghiên cứu của những người khác, thừa nhận sở hữu trí tuệ của những người đó. Qua đó, làm tăng giá trị của bài viết đồng thời tạo nên được sự so sánh đối chiếu trong nghiên cứu của bản thân mình với các tác giả trước thể hiện được sự tiếp thu có chọn lọc và mới mẻ của mình trong nghiên cứu. Cùng với đó là dẫn dắt người đọc đến với những nguồn tài liệu khác nhau thể hiện được sự logic khi bản thân đã áp dụng và biến tấu xử lí tài liệu đó như thế nào. Bên cạnh đó, đối với tài liệu tham khảo ngành luật, việc sử dụng những văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình,… trở thành căn cứ pháp lý giúp đảm bảo tính chính xác, logic khi đưa ra đánh giá cũng như lập luận của người viết. 4. Sử dụng tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo được vận dụng trong bài làm thông qua những cách khác nhau. Có thể trích dẫn ý tưởng, nội dung từ tài liệu tham khảo theo cách trực tiếp là trích nguyên câu từ của tác giả lại và có chú thích hoặc cũng có thể theo cách gián tiếp là từ ý tưởng của tác giả mà tóm lại ý đó bằng văn phong của bản thân mình.

4

II. TÌM KIẾM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều cần thiết khi tìm kiếm tài liệu tham khảo. Thứ nhất, tầm tham khảo phải đủ rộng để có thể bao quát phạm vi nghiên cứu đề tài đã đặt ra. Thứ hai, mức độ tham khảo phải đủ sâu để có thể phân tích đúng cấp độ nghiên cứu của đề tài. Thứ ba, thông tin phải đánh giá vấn đề đặt ra một cách khách quan, đầy đủ, kịp thời và không bị lạc hậu so với dòng thông tin của chuyên ngành. Thứ tư, thông tin tìm kiếm phải có sự chọn lọc và phù hợp với đề tài nghiên cứu. 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo Khi nhận được đề tài/bài tập nhóm, cần phân tích đề bài, từ đó chỉ ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Sẽ có rất nhiều loại tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau tương ứng với từng nhóm ý tưởng nghiên cứu khác nhau. Sau khi đã có ý tưởng, sẽ tiến hành tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Hiểu rõ đặc điểm của các nguồn tài liệu sẽ giúp bạn chọn lựa được phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo phù hợp. Ở đây, chúng ta phân tích phương pháp tìm kiếm tài liệu cho Bài tập nhóm bộ môn Luật Dân sự, đề số 13: “Sưu tầm 01 bản án sơ thẩm của tòa án liên quan đến việc tranh chấp lối đi chung giữa các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật và giải quyết các yêu cầu.” a, Nguồn tài liệu offline. 5

Đối với nguồn tài liệu offline, nên chọn những nguồn tài liệu đáng tin cậy, đã được công bố, in ấn như báo khoa học, sách đã được xuất bản, giáo trình giảng dạy, luận văn, luận án, v..v… Khi đã có được sản phẩm đề tài như đề tài các bạn được giao. Thì hãy đọc danh mục tài liệu tham khảo, từ đó chúng ta có được danh sách rất cụ thể những tài liệu cần phải có cho đề tài của mình. Ngoài ra, nguồn tài liệu có thể được tìm thấy ở các trung tâm tài liệu, hay gần gũi hơn là thư viện trường để tìm kiếm tài liệu tham khảo về đề tài nghiên cứu khoa học và các bài luận trước. Thư viện trường là nơi cung cấp nguồn tài liệu to lớn, đa dạng, gồm cả những tài liệu bản quyền của trường. Những tài liệu này có tính căn bản, kinh điển, được chọn lọc, tích lũy trong một thời gian dài, nên đây được coi là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy. Bên cạnh đó, tìm kiếm thông tin qua hình thức truyền miệng (qua những ý kiến đóng góp, phản ánh, trao đổi giữa sinh viên và giảng viên cũng như sinh viên với các sinh viên khác). Sinh viên có thể tham khảo thông tin ngay từ chính thầy cô, anh chị khóa trên hay từ những người bạn của mình. Đây có thể coi là cách thức tìm kiếm thông tin trực tiếp, nhanh chóng và đáng tin cậy nhất. Kể đến tài liệu cụ thể như: Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015; Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1; PGS. Nguyễn Văn Cừ - PGS. Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;..v..v… 6

b, Nguồn tài liệu online. Ngày nay, với thời đại mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, internet là một kho tài liệu khổng lồ cho chúng ta tự do tìm kiếm các nguồn thông tin tài liệu rộng lớn. Tuy nhiên, chính vì mạng internet quá rộng lớn, dẫn đến có nhiều thông tin không được kiểm chứng kỹ lưỡng, nội dung sai lệch hoặc không đầy đủ. Do đó, khi tìm tài liệu tham khảo từ internet, phải đọc kĩ lưỡng trước khi tham khảo, không chỉ 1-2 thông tin mà cần đọc nhiều nguồn khác nhau, tham khảo từ những website tin cậy, từ đó so sánh và tổng hợp lại những chi tiết chọn lọc để có được kết quả như mong muốn. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm các nguồn thông tin trên mạng một cách nhanh chóng và đơn giản. Phổ biến nhất là các thư viện online của trường đại học nơi mình học: thuvien.hlu.edu.vn (bao gồm tài liệu số của các tạp chí online, báo điện tử, luận án điện tử, v..v…) ; các cơ sở dữ liệu, trung tâm tài liệu chuyên nhanh online; blog cá nhân của các chuyên gia đầu nhanh; các công cụ tìm kiếm như Google search, Yahoo search, v.v…). Đặc biệt, Google Scholar là một công cụ chuyên tìm kiếm tài liệu nghiên cứu và học thuật: bài báo cáo, nghiên cứu, luận án,… Hay một số page uy tín trên facebook chúng ta có thể tham khảo hay giao lưu, trao đổi về các ý kiến mà có những tài liệu liên quan người khác đã đọc rồi và họ lại đem ra trao đổi lại với chúng ta. Đây cũng là một cách thức khá thú vị.

7

Để tìm tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài mình chọn, cần chọn lọc ra những từ khóa. Đối với đề bài số 13 bài tập nhóm bộ môn Luật Dân sự, ta xác định được những từ khóa như sau: bản án sơ thẩm; lối đi chung, quyền đối với bất động

sản

khác;…

Tìm

những

bản

án



trang

web

congbobanan, thuvienphapluat, đọc và chọn lọc các bản án được đăng theo từng danh mục phân loại. Khi đã chọn được bản án, làm theo yêu cầu của đề bài, tìm quy định pháp luật được quy định tại bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015; những bình luận, phân tích về lối đi chung giữa các bất động sản từ báo pháp luật, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, tạp chí tòa án nhân dân. Những tài liệu trên có thể được tìm thấy trên các website Google hoặc thư viện trường. Như vậy có thể thấy rằng việc tìm kiếm tài liệu luôn có những cách thức khác nhau và mỗi người sẽ sử dụng cho mình một phương pháp riêng phù hợp. Tuy nhiên dù là tìm kiếm tài liệu như thế nào đi chăng nữa nhưng khi sử dụng bạn cần phải tiếp thu và sử dụng tài liệu một cách có chọn lọc tránh việc sử dụng những tài liệu không chính thống dẫn đến tình trạng sai lệch khi làm bài của mình. Đồng thời cũng phải có thái độ tôn trọng đối với tác giả của tài liệu khi ta sử dụng tài liệu tham khảo của họ bởi vấn đề bản quyền luôn là vấn đề nhạy cảm nhất là đối với những bài viết nghiên cứu về khoa học. III. XỬ LÝ TÀI LIỆU THAM KHẢO.

8

1. Khái niệm Xử lý tài liệu là hoạt động phân loại, chọn lọc, khái quát, so sánh thông tin từ nhiều tài liệu, từ đó mang lại cho con người những thông tin về vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm để giải quyết công. 2. Những vấn đề cần quan tâm khi xử lý tài liệu.  Tên gọi, xuất xứ, tên tác giả của tài liệu mà nhóm lựa chọn.  Tài liệu đã được xác thực, rõ nguồn gốc, lấy ở các nơi uy tín hay chưa.  Nội dung của tài liệu đề cập đến những yếu tố nào mà nhóm lựa chọn, đáp ứng được mục tiêu của nhóm không.  Giá trị của tài liệu đem lại cung cấp những thông tin nào cho việc nghiên cứu chủ đề của nhóm.  Ảnh hưởng xã hội của tài liệu. 3. Quy trình xử lý tài liệu  Tập hợp và hệ thống hoá tài liệu theo từng vấn đề: bản án tham khảo, điều luật liên quan, các tài liệu dành cho từng câu hỏi.  Tóm tắt tài liệu và phân loại tài liệu theo các nhóm như: tài liệu cung cấp cơ sở lý thuyết (giáo trình, bộ luật), tài liệu tham khảo dạng hội thảo, hội nghị, bài phân tích, đánh giá về giao dịch vô hiệu do giả tạo.  Phân tích và kiểm tra độ chính xác của các tài liệu, tính hợp lý của các tài liệu.  Xác định độ tin cậy của các nguồn tài liệu.  Lý giải được sự mâu thuẫn giữa các tài liệu (nếu có).  Chọn ra những tài liệu đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, chỉnh lý chính xác tài liệu, số liệu. 9

4. Phương pháp xử lý tài liệu Yêu cầu đối với phương pháp phân tích xử lí tài liệu: Đòi hỏi phải phân tích có hệ thống. Phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ tài liệu. Sau khi phân loại các tài liệu đã thu thập được, cần đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu, hệ thống hoá tài liệu, sắp xếp tài liệu theo từng vấn đề, ghi chép hoặc lưu giữ lại các luận điểm tiêu biểu và những nhận xét, đánh giá của nhóm về luận điểm đó. Cần chọn lọc tài liệu, tránh bị ngộp thông tin dẫn đến mất phương hướng. Tránh liệt kê các tư liệu ở dạng “thô” mà chưa có sự phân tích, đánh giá, luận giải quan điểm. Trước hết là tìm hiểu bản chất của bản án được phân tích, sau đó hiểu được nội dung tài liệu, nguồn gốc, logic lập luận của những ý tưởng được đưa ra trong tài liệu, những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết từ đó có thể hoàn thành tốt được bài làm. Cụ thể đối với đề bài số 13 Môn Luật Dân sự, việc xử lý tài liệu cần tiến hành như sau: -

Bản án phải thỏa mãn với yêu cầu của đề bài: bản án sơ

thẩm về tranh chấp lối đi chung giữa các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, kiểm tra nguồn đưa bản án, độ xác thực của bản án, nội dung bản án không đề cập những yếu tố ngoài chủ đề môn học hoặc những vấn đề quá chuyên biệt không phù hợp với mục tiêu môn học, cũng như đề tài mà 10

nhóm lựa chọn. Điều này sẽ đảm bảo tính phù hợp khi sử dụng bản án. -

Các căn cứ pháp lý, các điều luật của pháp luật trước đây

và pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề cần giải quyết, kiểm tra độ chính xác của các căn cứ. Căn cứ pháp lý để đưa ra phán quyết trong bản án vẫn còn hiệu lực tại thời điểm sưu tầm. Nếu căn cứ pháp lý trong bản án không còn hiệu lực tại thời điểm sưu tầm sẽ không đáp ứng được mục tiêu của môn học. -

Tài liệu dành cho từng câu hỏi, ví dụ đối chiếu những điều

luật với tình tiết vụ việc, căn cứ vào đó để đưa ra quan điểm của nhóm về những điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật; từ đó đề ra hướng giải quyết dựa trên các căn cứ pháp lý phù hợp liên quan đến giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa các bất động sản. Cuối cùng, dựa trên những phân tích, đánh giá, đối chiếu giữa bản án và cà các tài liệu liên quan như bộ luật, luận văn, luận án,… để đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề cần giải quyết là tranh chấp lối đi chung giữa các bất động sản. Cần hiểu rằng, sự xung đột về quan điểm pháp lý giữa sinh viên với sinh viên và giữa sinh viên với Tòa án là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, trích dẫn tài liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, nêu lên quan điểm, giải quyết vụ việc theo nhận định của nhóm phải phù hợp với quy định của pháp luật. Từ đó, các thành viên trong nhóm được tự do ý chí, tự do bày tỏ ý

11

chí, đồng thời sinh viên vẫn giữ thái độ tôn trọng phán quyết của Tòa án. Xử lý tài liệu giúp đặt cơ sở cho quá trình đưa ra các giải pháp quyết định, giải quyết vấn đề đã đặt ra. Nhờ việc xử lý tài liệu, nhóm sinh viên có thể nhận thức rõ các vấn đề được đưa ra và cần giải quyết, xác định các cơ sở, tiền đề để thực hiện bài tập, qua đó xây dựng các phương pháp xử lý, thực hiện bài tập hiệu quả. Quá trình xử lý tài liệu giúp nhận diện đúng đề bài, đúng vấn đề được đặt ra. Thu thập và xử lý tài liệu có quan hệ mật thiết với nhau. Tài liệu thu thập thiếu sẽ không giúp nhận diện đúng vấn đề, tài liệu đủ nhưng không có sự xử lý đúng đắn sẽ không đưa ra cơ sở vững chắc cho quá trình giải quyết yêu cầu của đề bài. IV. PHƯƠNG PHÁP VIẾT Một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của tác giả mà phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, căn lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo… Việc trình bày sản phẩm của cả nhóm dưới dạng tiểu luận là cách thức, phương tiện truyền đạt tư duy của sinh viên đến người tiếp nhận thông tin là giảng viên và các sinh viên khác. Vậy nên, hiểu vấn đề mới chỉ là hoạt động tư duy diễn ra trong nhận thức của sinh viên, còn việc đối phương tiếp nhận tư duy của bạn thế nào là phụ thuộc vào cách thức bạn thể hiện nó có hiệu quả hay không.

12

Cụ thể dối với bài luận pháp luận, tiểu luận bao gồm cả những đặc điểm chung và một số đặc thù sau đây:  Liên quan tới lý luận về pháp luận hoặc pháp luật thực định (hoặc cả hai);  Có cấu trúc mạch lạc, dễ hiểu ngắn gọn;  Tí...


Similar Free PDFs