TL2 LHĐ N5 PDF

Title TL2 LHĐ N5
Author Lanh Nguyễn
Course Corporation Law
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 14
File Size 453.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 406
Total Views 695

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰ----  ----MÔN HỌC:LUẬT HỢP ĐỒNGGVHD: PGS ĐỖ VĂN ĐẠILỚP 19_12BBCQNHÓM 05STT HỌ VÀ TÊN MSSV1. TRẦN PHƯƠNG LAN (NT) 19638010102422. NGUYỄN VĂN LANH 19638010102433. NGUYỄN THANH LIÊM 19638010102444. LÊ THẾ LINH 19638010102455. NGUYỄN THỊ TRÚC LIN...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ ---- ----

MÔN HỌC: LUẬT HỢP ĐỒNG GVHD: PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI LỚP 19_12BBCQ2 NHÓM 05

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1.

TRẦN PHƯƠNG LAN (NT)

1963801010242

2.

NGUYỄN VĂN LANH

1963801010243

3.

NGUYỄN THANH LIÊM

1963801010244

4.

LÊ THẾ LINH

1963801010245

5.

NGUYỄN THỊ TRÚC LINH

1963801010246

6.

ĐINH VĂN LỘC

1963801010249

1

Vấn đề 1 : Hợp đồng được xác lập vi phạm điều kiện tự nguyện Nghiên cứu : - Điều 117, Điều 122, Điều 125 và Điều 128 BLDS 2015 (Điều 122, 127, 130 và 133 BLDS 2005); - Bản án số 02/2014/DS-PT ngày 05/01/2014 của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn ; - Tình huống sau: Ngày 17/9/2010, ông Út chuyển nhượng cho bà Hên một phần đất thổ cư, bà Hên đã thanh toán đủ tiền cho ông Út. Thực tế, trong một quyết định ngày 21/10/2009, Uỷ ban nhân dân huyện đã «xác định ông Út là đối tượng tâm thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối loạn thâm thần». Trong kết luận giám định pháp y tâm thần ngày 22/6/2012, Trung tâm pháp y tỉnh đã xác định «ông Út có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt 04 năm đang điều trị tại trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh». Và cho biết : 1. Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng giữa anh Sơn, chị Cúc với bà Lan Anh vô hiệu do vi phạm điều kiện tự nguyện? Trả lời Từ khi xây dựng ngôi nhà tranh chấp, vợ chồng anh Sơn có vay tiền bà Lan Anh nhiều lần không trả được dẫn đến việc phải viết giấy bán nhà cho bà Lan Anh. Vì vậy mới có nhiều lần việc giấy tờ nợ tiền, bán nhà, đất cho bà Lan Anh. Từ đây, có căn cứ là việc bán nhà cho bà Lan Anh không phải hoàn toàn tự nguyện như cấp sơ thẩm xác nhận. Ở đây việc bán nhà cho bà Lan Anh không phải hoàn toàn tự nguyện. Ở đây việc bán nhà đất là do mắc nợ nhiều lãi quá cao không trả được, bị sức ép từ phía Lan Anh nên phải viết giấy bán nhà để trừ một phần nợ và chỉ được nhận thêm 500 triệu đồng. Anh Sơn, Chị Cúc viết giấy hẹn giao nhà cho bà Lan Anh hạn cuối là ngày 28/07/2007. Sau đó 8 ngày (06/08/2007) vợ chồng anh Sơn, chị Cúc lại viết giấy bán nhà cho anh Lưu Minh Hồng với giá 760 triệu đồng và đã nhận tiền 700 triệu đồng, có xác nhận của chính quyền. Ngày 27/08/2007 vợ chồng anh Thanh chị Hạnh viết giấy xác nhận đã nhận 740 triệu đồng trong số 760 triệu đồng tiền bán nhà cho anh Hồng và cùng ngày bàn giao nhà cho vợ chồng anh Hồng, chị Hương sử dụng. Như vậy anh Sơn chị Cúc đã bán nhà cho bà Lan Anh rồi vẫn làm giấy tờ bán nhà đó cho anh Hồng, chị Hương vào ngày 06/08/2007 và giao nhà cho anh Hồng vào ngày 27/08/2007. Từ các căn cứ trên thấy rằng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất giữa anh Sơn và bà Lan Anh là do nợ tiền lãi không trả được phải làm giấy bán nhà trừ nợ, một phần do sức ép đòi nợ tiền lãi cao theo ngày 10.000 đ/1 triệu/1 ngày từ phía bà Linh Lan Anh. Vì vậy giao dịch này không hoàn toàn tự nguyện, vi phạm điều c khoản 1 điều 122 bộ luật dân sự. Vì vậy giao dịch vô hiệu theo quy định tại điều 127 Bộ luật dân sự, lội dẫn đến hậu quả này do cả hai phía. Phía anh Sơn đã không có khả năng trả nợ nhưng vẫn vay nhiều lần. Lỗi phía Lan Anh là cho vay lãi nặng. 2. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Trả lời

2

Hướng giải quyết buộc anh Sơn và chị Cúc trả lại tiền mua nhà và bồi thường thiệt hại do giao dịch dân sự vô hiệu vì sau khi bán nhà cho Lan Anh nhưng anh Sơn và chị Cúc vẫn bán nhà cho anh Hồng và chị Hường => hành vi này không trung thực vi phạm khoản 2 Điều 412 Luật Dân sự 2005. Hệ quả khi hợp đồng vô hiệu: Bồi thường thiệt hại do giao dịch dân sự vô hiệu được xác định là lỗi của anh Sơn và chị Cúc dẫn đến hợp đồng vô hiệu, nên áp dụng theo quy định khoản 2 điều 137 thì hai bên hoàn trả những gì đã nhận và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường là có căn cứ hợp lý. Tuyên giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất giữa anh Sơn và bà Lan Anh là do nợ tiền lãi không trả được phải làm giấy bán nhà trừ nợ, một phần do sức ép đòi nợ tiền lãi cao theo ngày 10.000 đ/1 triệu/1 ngày từ phía bà Linh Lan Anh. Vì vậy giao dịch này không hoàn toàn tự nguyện, vi phạm điều c khoản 1 điều 122 bộ luật dân sự. Vì vậy giao dịch vô hiệu theo quy định tại điều 127 Bộ luật dân sự, lỗi dẫn đến hậu quả này do cả hai phía. Phía anh Sơn đã không có khả năng trả nợ nhưng vẫn vay nhiều lần. Lỗi phía Lan Anh là cho vay lãi nặng. Là có căn cứ và hợp lý. 3. Hợp đồng của ông Út trong tình huống trên có thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Trả lời Có vô hiệu, điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015. Trước thời điểm, Ông Út chuyển nhượng đất thì UBND Huyện đã xác định ông Út là đối tượng tâm thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối loạn thâm thần. Do đó, việc chuyển nhượng đất cho Bà Hên xảy ra sau thời điểm UBND huyện đã xác định nên việc chuyển nhượng này vô hiệu căn cứ theo Điều 130, Luật Dân sự 2005 thì khi giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Vấn đề 2 : Giao dịch xác lập do có lừa dối Nghiên cứu: - Điều 127, Điều 132 BLDS 2015 (Điều 132, Điều 136 BLDS2005); - Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định số 210/2013/DS -GDDT ngày 21/5/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Và cho biết: 1. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS; Trả lời: Căn cứ Điều 127 BLDS 2015, điều kiện để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối là: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.” Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

3

2. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối? Trả lời Đoạn: “Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận đất đã có Quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không có đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐUB ngày 21-11-2008) là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phổ (mẹ của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 - BLDS 2015 để giải quyết.” 3. biết.

Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị

Trả lời Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ rồi, tóm tắt: Ông A bán đất chông ông B năm 2013 theo hợp đồng chuyển nhượng đất lập ngày 30/07/2013, trong hợp đồng chuyển nhượng thể hiện ông A bán cho ông B quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận cấp năm 1995. Tuy nhiên tại thời điểm này ông A đã được UBND Quận cấp đổi giấy chứng nhận mới vào năm 2000. Tòa tuyên, Ông A đã căn cứ vào giấy chứng nhận năm 1995 để lừa dối người mua là ông B, lỗi thuộc về ông A nên hợp đồng vô hiệu. 4. Trên cơ sở kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của thực tiễn xét xử (về mối quan hệ giữa không cung cấp thông tin và lừa dối). Trả lời Theo quan điểm cả nhân, thì hướng giải quyết của Tòa về 02 trường hợp trên, về việc không cung cấp thông tin và lừa dối trong hợp đồng tương đối giống với hướng giải quyết của luật dân sự nước ngoài. Mối quan hệ giữa không cung cấp thông tin và lừa dối: Hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch thì đó là lừa dối. “Không cung cấp thông tin” có thể là do lỗi vô ý hoặc cố ý.  Vô ý là khi không hiểu rõ thông tin nào là thông tin cần thiết dẫn đến một bên vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn, hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung giao dịch.  Còn cố ý là một bên biết rõ thông tin gây ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng giữa các bên thì mà không thông báo bên kia biết thì đây được xem như là hành vi lừa dối. 5. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu? Trả lời Theo Quyết định số 210 của Tòa án thì: 4

Nếu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Dưỡng và ông Tài vô hiệu do bị lừa dối thì theo quy định tại điều 132 BLDS 2005: bên tham gia giao dịch do bị lừa dối có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu. Tức là trong trường hợp này ông Thi là một bên tham gia giao dịch bị lừa dối có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu do bị lừa dối còn bà Nhất không có quyền. Bà Nhất chỉ có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Dưỡng và ông Tài vô hiệu vì lý do nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của luật: Theo Điều 28 luật Hôn nhân và gia đình thì việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng nhưng ông Dưỡng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng là không đúng. 6.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm? Trả lời: Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý, phù hợp với các tình tiết của vụ án, quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. 7. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao? Trả lời: Quyết định 210 xác định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối là 2 năm kể từ khi giao dịch dân sự được xác lập (năm 2003) nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện. Vì vậy thời hiệu khởi kiện đã hết. 8. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao? Trả lời: Theo Điều 136 BLDS 2005 không quy định hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối thì giao dịch được công nhận. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 thì hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu do bị lừa dối mà không có yêu cầu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. Đây cũng chính là điểm mới của BLDS 2015 nhằm khắc phục bất cập, lỗ hổng của BLDS 2005. Vấn đề 3 : Hợp đồng được xác lập vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội Nghiên cứu : - Điều 117, Điều 122, Điều 123 BLDS 2015 (Điều 122, Điều 127, Điều 128 BLDS 2005); - Bản án số 02/2014/DS-PT ngày 05/01/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Và cho biết : 1. Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng với anh Hồng, chị Hường vô hiệu do vi phạm điều cấm? Trả lời Căn cứ phần xét thấy của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn:

5

“Còn việc sau khi bán nhà đất cho Lan Anh, anh Sơn, chị Cúc và anh Thanh, chị Hạnh vẫn bán nhà đất đó cho anh Hồng, chị Hường, hợp đồng này cũng vô hiệu, phía các đồng bị đơn vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội vì đã bán nhà đất cho Lan Anh trước đó mà vẫn chính nhà đất đó cho anh Hồng, chị Hường, […]” Theo đó, anh Sơn chị Cúc đã bán nhà cho Bà Lan Anh trước đó, nhưng lại làm giấy tờ đó bán cho anh Hồng chị Hương ngày 06/8/2007 và giao nhà cho anh Hồng ngày 27/8/2007 là vi phạm với điều cấm thuộc Đ123 BLDS 2015. 2. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (đánh giá tình tiết vụ việc với quy định về điều cấm). Trả lời Vợ chồng anh Sơn đã viết giấy hẹn giao nhà cho bà Lan Anh hạn cuối là ngày 28/7/2007, trên cơ sở việc bán nhà cho bà Lan Anh là có căn cứ. Tuy nhiên 8 ngày ngày 06/8/2007 sau vợ chồng anh Sơn lại viết giấy bán nhà cho anh Hồng với giá 760 triệu, đã nhận 700 triệu và có xác nhận của chính quyền. Ngày 27/8/2007, vợ chồng anh Sơn đã bàn giao nhà cho anh Hồng. Như vậy căn nhà này đã được bán cho bà Lan Anh nhưng lại vẫn chính căn nhà này tiếp tục bán cho anh Hồng. Vì vậy hợp đồng giữa anh Sơn và anh Hồng vi phạm Điều 123 BLDS 2015 được tuyên vô hiệu là vô cùng hợp lý. Bên cạnh đó hợp đồng giao dịch giữa anh Sơn và bà Lan Anh là hợp đồng được hình thành dựa trên việc anh Sơn vay nợ nặng lãi bà Lan Anh nhiều lần và không có khả năng trả. Vì vậy có thế xác định rằng giao dịch này không hoàn toàn tự nguyện vi phạm điểm b khoản 1 Điều 117 và tuyên vô hiệu căn cứ trên Đ122. Tuy nhiên lại không có chủ thể nào yêu cầu vì vậy hợp đồng này không bị xét vô hiệu. Do đó toà xét công nhận hợp đồng tặng cho ngôi nhà đó của bà Lan Anh và bà Linh Thị Thu Loan có hiệu lực, là mặc nhiên đã công nhận hợp đồng giao dịch của anh Sơn và bà Lan Anh. Trong khi giao dịch của bà Lan Anh và ông Sơn phải bị vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện. 3. Đoạn nào của bản án cho thấy toà án theo hướng Hợp đồng với anh Hồng, chị Hường vô hiệu do trái đạo đức xã hội? Trả lời Căn cứ phần xét thấy của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn: “Còn việc sau khi bán nhà đất cho Lan Anh, anh Sơn, chị Cúc và anh Thanh, chị Hạnh vẫn bán nhà đất cho anh Hồng, chị Hường, hợp đồng này cũng vô hiệu, phía các đồng bị đơn vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội vì đã bán nhà đất cho Lan Anh trước đó mà vẫn chính nhà đất đó cho anh Hồng, chị Hường, hành vi này không trung thực vi phạm điểm b, c Điều 112 Bộ luật Dân sự.” Hành vi không trung thực còn vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 3 BLDS 2015 khi anh Sơn đã không thông báo cho anh Hồng biết về việc vay nợ và dùng ngôi nhà thế chấp. 4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (đánh giá tình tiết vụ việc với quy định về về trái đạo đức xã hội). Trả lời

6

Việc bán nhà cho người này rồi lại tiếp tục bán cho người khác, hành vi này của vợ chồng anh Sơn là không trung thực và không thiện chí trong giao dịch mua bán. Vì vậy giao dịch giữa anh Sơn và anh Hồng bị tuyên vô hiệu là hợp tình hợp lý. Vấn đề 4 : Xác lập hợp đồng giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản Nghiên cứu : - Điều 124 BLDS 2015 (Điều 129 BLDS 2005); - Quyết định số 17/2014/DS-GĐT ngày 20/01/2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định số 52/2017/DS-GĐT ngày 07/7/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Và cho biết : * Đối với vụ việc thứ nhất 1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Tịnh, bà Quỳnh với bà Sáu được xác lập sau khi có quyết định của Tòa án buộc ông Tịnh thực hiện nghĩa vụ cho bà Huệ? Trả lời Đoạn đầu tiên ở phần trình bày của bà Huệ: “Ông Trần Tịnh nợ bà Huệ số tiền 1.186.000.000, sự việc được giải quyết bằng bản án dân sự sơ thẩm số 360/2009/DSST ngày 29/12/2009. Ngày 11/05/2010 ông Tịnh và bà Quỳnh đã bán ngôi nhà cho bà Sáu.” Phần XÉT THẤY: Tại bản án dân sự sơ thẩm số 360/2009/DSST ngày 29/12/2009, Toà án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng quyết định buộc ông Trần Tịnh trả bà Nguyễn Thị Huệ số tiền 1.186.000.000. 2. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng trên là nhằm trốn tránh nghĩa vụ? Trả lời Như vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất giữa ông Tịnh, bà Quỳnh với bà Sáu chưa hoàn thành. Việc ông Tịnh và bà Quỳnh chuyển nhượng cho bà Sáu đất và tài sản trên đất là hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ. 3. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Trả lời Hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ: - Thứ nhất, việc này giúp xác định đúng đối tượng và bản chất của hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản trên đất giữa ông Tịnh, bà Quỳnh và bà Sáu là hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ. - Thứ hai, xác định được căn cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà Huệ là có căn cứ. - Thứ ba, toà sơ thẩm và phúc thẩm đã bỏ qua yêu cầu xác định phần tài sản của ông Tịnh trong khối tài sản chung với bà Quỳnh là việc dân sự, không phải vụ án dân sự.

7

* Đối với vụ việc thứ hai 1. Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định vợ chồng ông Thống, bà Tuyên xác lập giao dịch tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định nêu trên của Tòa án. Trả lời Phần NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN: “Trong quá trình Toà đang thụ lý, giải quyết vụ án nêu trên thì ngày 29/03/2013, vợ chồng ông Thống, bà Tuyên lập hợp đồng chuyển nhượng….Do đó, Toà án cấp sơ thẩm nhận định vợ chồng ông bà lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà An ngày 23/09/2013 là có hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho các bà Bảy, bà Chín và bà Hiệu là có cơ sở.” Suy nghĩ: Đây là một sự linh hoạt khi xác định mục đích của hành vi lập hợp đồng chuyển nhượng tài sản nhưng thực chất là hành vi tẩu tán tài sản trước khi có bản án và quyết định của cơ quan tài phán. 2. Hình vi tẩu tán trên được tiến hành trước hay sau khi có quyết định của Tòa án buộc ông Thống, bà Tuyên trả nợ cho người khác? Trả lời Hành vi tẩu tán trên được tiến hành trước khi có quyết định của Tòa án buộc ông Thống, bà Tuyên trả nợ cho người khác. 3. Theo Tòa án, hướng xử lý giao dịch của vợ chồng ông Thống, bà Tuyên được xử lý như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án Trả lời Hướng xử lý của Toà vẫn chưa nêu rõ được cách xử lý nếu những số nợ mà ông Thống trình bày là đúng sự thật. Nếu vậy, căn cứ để xác định đối tượng ưu tiên thanh toán cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng như Ngân hàng và Quỹ tính dụng (giả sử hình thức thế chấp hay cầm cố). Chính vấn đề này có thể làm phát sinh rủi ro về hiệu lực đối kháng trong trường hợp có đăng ký giao dịch bảo đảm. 4. Theo Tòa án, tài sản là đối tượng của việc tẩu tán được xử lý như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án. Trả lời Theo Toà án, tài sản là đối tượng của việc tẩu tán tài sản cần được xác định nguồn gốc và chủ sở hữu địch thực. Theo đó, giá trị chủ sở hữu của người có Nghĩa vụ mới xác định chính xác nhằm đảm bảo được quyền lợi của bên có quyền. Vấn đề 5 : Hợp đồng vô hiệu một phần/toàn bộ và hậu quả của hợp đồng vô hiệu Nghiên cứu: - Điều 130, Điều 131, Điều 133 BLDS 2015 (Điều 134, Điều 135, Điều 137 và Điều 138 BLDS2005); - Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

8

-

Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày13-8-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Và cho biết: 1. Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Trả lời * Giao dịch vô hiệu từng phần khi một phần giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch, Điều 130 BLDS 2015 * Giao dịch vô hiệu toàn phần khi: - Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, Điều 123 BLDS 2015 - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, Điều 124 BLDS124 - Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện, Điều 125 BLDS 2015 - Giao dịch dân sự vô hiệu di bị nhầm lẫn, Điều 126 BLDS 2015 - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, Điều 127 BLDS 2015 - Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức là làm chủ được hành vi của mình, Điều 128 BLDS 2015 - Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, Điều 129 BLDS 2015 2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình? Trả lời Đoạn [2] phần Nhận định của Toà án: “Hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực ngày 27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vu cùng ủy quyền cho bà Dung được làm thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Tổ 2, khu phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy không thừa nhận ký vào hợp đồng ủy quyền nê...


Similar Free PDFs