Bình luậday la giao trinh luat canh tranh co the phuc vu cho cac ban hoc tot hon hi vong cac ban cham chi va n bản án PDF

Title Bình luậday la giao trinh luat canh tranh co the phuc vu cho cac ban hoc tot hon hi vong cac ban cham chi va n bản án
Author Thị Ý
Course Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 284.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 103
Total Views 805

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTBÌNH LUẬN BẢN ÁN / VỤ ÁNNHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 10Môn: Luật Hình sựGV: Võ Văn TàiTP. HCM - Năm: 2021DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 Bùi Long Việt K STT Họ và Tên MSSV 2 Trần Thị Ngọc Ánh K 3 Lê Thị Ngọc Giang K 4 Lê Thị Ngọc Châu K 5 Lưu Th...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÌNH LUẬN BẢN ÁN / VỤ ÁN NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 10 Môn: Luật Hình sự GV: Võ Văn Tài

TP. HCM - Năm: 2021

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT 1 2 3 4 5 6 7 8

Họ và Tên Bùi Long Việt Trần Thị Ngọc Ánh Lê Thị Ngọc Giang Lê Thị Ngọc Châu Lưu Thị Minh Luyến Nguyễn Thị Thiên Trang Võ Thanh Tuyền Nguyễn Thị Ý

MSSV K185011590 K195011827 K195011830 K195011828 K195011849 K195011888 K195011897 K195011905

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

PHẦN 1: THÔNG TIN VỤ ÁN 1. Nội dung vụ án Theo cáo trạng của VKS, do có mâu thuẫn trong chuyện tình cảm, H.Q.A (19 tuổi) đã lên Facebook cá nhân đe dọa T.D.T (17 tuổi). Sáng hôm sau, T.D.T mang theo dao đến Trường và sau đó kể cho bạn bè nghe về việc mình bị dọa đánh, bạn học cùng T là B.A.T đã lấy 1 con dao trên ô thoáng cửa sổ lớp học, đưa cho T.D.T. Đến giờ ra chơi, H.Q.A cùng 1 nhóm bạn sang lớp 12A5 (lớp Thịnh), sáng T.D.T và H.Q.A. hẹn nhau ra hành lang lớp "nói chuyện". Lời qua tiếng lại, H.Q.A cùng nhóm bán đã ra tay đánh T.D.T. Bị H.Q.A đánh vào đầu, vào mặt, gây chảy máu mũi, vì không chịu được việc tấn công đó, T.D.T đã vùng vẫy bỏ chạy tới chỗ ngồi lấy con dao nhọn được để sẵn lên đầu bàn quay ra đâm vào ngực phải H.Q.A. Ngay sau đó, H.Q.A được thầy cô giáo trong trường đưa vào viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong. 2. Nhận định của tòa án Hành vi phạm tội của bị cáo là giết người nhưng không phải là có chủ đích mà là do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nạn nhân chính là người có hành vi tấn công, xâm hại lợi ích hợp pháp. Bị cáo phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại và thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm đ, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, hành vi chống trả là quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nên bị cáo phải lĩnh án tù mà tòa đã tuyên án. 3. Kết luận của tòa án

1

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

TAND tỉnh Sơn La đã tuyên án 18 tháng tù giam về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại khoản 1 Điều 126, điểm đ, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự; bị cáo lĩnh án 18 tháng tù giam được khấu trừ thời hạn tạm giữ. Gia đình bị cáo sẽ phải bồi thường cho người bị hại toàn bộ tiền viện phí, tiền tổ chức lễ tang và bồi thường tổn thất tinh thần, tổng số tiền 189 triệu đồng.

2

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

PHẦN 2: BÌNH LUẬN VỤ ÁN Thực tiễn từ trước tới nay đã cho thấy, định tội danh là vấn đề cơ bản, quan trọng của khoa học luật hình sự, đồng thời cũng đóng vai trò là hoạt động chủ đạo trong thực tiễn tố tụng của cơ quan công an, viện kiểm sát và tòa án. Tuy nhiên cơ quan tiến hành tố tụng đội khi gặp không ít khó khăn trong việc định tội danh, nhất là trong trường hợp các tội có cấu thành tương tự nhau. Các vụ án cần định tội danh giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người hoặc vấn đề xác định trường hợp phòng vệ chính đáng vẫn còn nhiều quan điểm tranh cãi. Chính vì lý do đó, nhóm quyết định bình luận vụ án trên. Bài viết sẽ tập trung phân tích các quy định pháp luật xoay quanh đến 4 vấn đề: (1) phòng vệ chính đáng và xác định trường hợp coi là phòng vệ chính đáng; (2) cấu thành tội phạm của tội giết người; (3) cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; (4) xác định trường hợp phạm tội khi tinh thần bị kích động. Từ các phân tích này, thông qua việc phân tích, đánh giá vụ án, nhóm sẽ đưa ra những bình luận, quan điểm của nhóm đối với 04 vấn đề trên trong vụ án. 1. Hành vi của T.D.T có được xem là phòng vệ chính đáng/vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Để đánh giá được hành vi của T.D.T có được xem là phòng vệ chính đáng hay không, cần phải điểm qua một số quy định pháp luật về phòng vệ chính đáng. Về khái niệm của phòng vệ chính đáng, điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 (“BLHS”) đã quy định: “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 3

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.” Về điều kiện của phòng vệ chính đáng, ngoài các quy định tại BLHS, trong mục II Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986 có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng, cụ thể như sau: “a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội. b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ. c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại. d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.” Thứ nhất, điều kiện từ phía nạn nhân: Nạn nhân phải là người đang có hành vi trái pháp luật nhằm xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi trái pháp luật, trước hết là hành vi phạm tội và những hành vi khác trái với quy định của pháp luật thuộc các ngành luật khác như: Luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, luật hành chính, luật kinh tế và các văn bản pháp luật khác. Thứ hai, điều kiện từ phía người có hành vi phòng vệ: Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước…được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp. Quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi hành vi tấn công trái pháp luật gây thiệt hại đến các lợi ích đang hiện hữu xảy ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Người phòng vệ 4

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác thì mới được xem là phòng vệ chính đáng. Thứ ba, điều kiện về sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng: Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan. Thứ tư, điều kiện về hành vi chống trả: Hành vi chống trả phải là cần thiết. Cần thiết là không thể không chống trả hoặc không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của người khác, của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp – cơ sở làm phát sinh quyền Phòng vệ chính đáng: lợi ích hợp pháp là những quyền của Nhà nước, tổ chức và công dân được pháp luật quy định như quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…những hành vi chống trả để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp không được coi là phòng vệ chính đáng. Hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng. Khi xét đến vụ án trên, ta có thể thấy T.D.T vì bị H.Q.A đánh vào đầu, vào mặt gây chảy máu mũi, nói cách khác, H.Q.A (hay nạn nhân) trong trường hợp này đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của T.D.T, đây là hành vi trái pháp luật. Sau đó, T có hành vi phản kháng là chạy vào phòng học. Trường hợp này, nhóm bạn Q.A tiếp tục đuổi đánh T.D.T nên việc T rút dao đâm Q.A vẫn trong thời điểm hành vi tấn công của Q.A diễn ra. Như vậy, quyền phòng vệ của T vẫn còn khi T chạy vào lớp.

5

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

Tuy nhiên, để đánh giá được đây có phải hành vi phòng vệ hay không còn cần phải đánh giá thái độ, tâm lý của người thực hiện hành vi được xem là phòng vệ đó. Như đã nêu trên, việc Q.A và T.D.T xô xát với nhau xuất phát từ mâu thuẫn trước đó. T.D.T đã biết trước được việc mình sẽ bị Q.A đánh nên đã chủ động mang theo dao và để sẵn trên bàn, như vậy theo quan điểm của nhóm, tâm lý của T.D.T khi chuẩn bị dao không phải để phòng vệ mà là để đáp trả lại khi có xô xát với Q.A. Xét về bản chất của phòng vệ, đây là hành vi nhằm bảo vệ và ngăn chặn một cách kịp thời có hiệu quả hành vi xâm phạm trái pháp luật, đồng thời, tạo nên sự chủ động cho người phòng vệ nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại. Nói cách khác, việc phòng vệ chỉ nhằm mục đích chấm dứt hành vi xâm phạm trái pháp luật hoặc ngăn hành vi đó không diễn ra. Hành vi phòng vệ xảy ra sau khi sự tấn công đã kết thúc vẫn có thể được coi là phòng vệ chính đáng nếu sự phòng vệ đi liền ngay sau sự tấn công để khắc phục thiệt hại do hành vi xâm phạm đã gây ra. Dù là mục đích nào thì người thực hiện hành vi phòng vệ thường xuất phát từ thế bị động. Xét trường hợp trên, Q.A và T.D.T đã có mâu thuẫn với nhau từ trước, và việc T.D.T chuẩn bị dao trước đó và chủ động gặp Q.A đã cho thấy T.D.T hoàn toàn không ở thế bị động, việc T.D.T đi lại chỗ ngồi là có chủ đích, hành vi quay ra đâm Q.A, theo quan điểm của nhóm, không phải là hành vi "chống trả" mà là hành vi "đáp trả", hành vi này không nhằm ngăn chặn Q.A đánh mình mà chủ đích gây thương tích cho Q.A để "ăn miếng trả miếng" trong lúc xô xát với Q.A. Như vậy, Khi đánh giá các điều kiện để xem trường hợp này có phải tự vệ chính đáng hay không khi xét các yếu tố về tâm lý cũng như thời điểm mà hành vi xâm phạm của Q.A kết thúc, việc T.D.T đâm Q.A, theo nhóm, chưa thực sự thể hiện được bản chất của hành vi tự vệ nên không thể xét vào trường hợp tự vệ chính đáng nói chung hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng 2. Đặt trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì thiệt hại mà Thịnh gây ra có tương xứng với thiệt hại Thịnh muốn bảo vệ hay không? Theo quan điểm của nhóm thì hành vi trên không rơi vào trường hợp phòng vệ chính đáng, tuy nhiên, nếu đặt trong hoàn cảnh hành vi trên thuộc trường hợp phòng vệ 6

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

chính đáng thì liệu thiệt hại mà T.D.T gây ra có tương xứng với thiệt hại Thịnh muốn bảo vệ hay không. Như ta thấy thì hành vi chống trả đấy phải là hành vi cần thiết thì mới được xem là hành vi phòng vệ chính đáng. Để làm rõ vấn đề này thì ta phải xem xét giữa hành vi phòng vệ của T và hành vi tấn công của A có sự tương xứng hay không. Sự tương xứng ở đây không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Vì không thể nào trong lúc đang bị tấn công mà người bị tấn công lại phải đi xem xem người tấn công mình dùng vũ khí gì thì mình cũng phải dùng vũ khí đó đánh trả lại được, nếu không có vũ khí giống vũ khí mà người có hành vi tấn công đang dùng thì không lẽ chúng ta không được sử dụng vũ khí khác và cứ mặc cho bị tấn công hay sao. Do đó, sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan. Ở đây lúc bị A tấn công, T không nhờ sự giúp đỡ của bạn bè để ngăn cản hay là dùng con dao đấy để uy hiếp lại A để A không tấn công mình nữa mà T lại dùng dao trực tiếp đâm vào ngực của A, ta phải biết ngực là một vị trí rất nguy hiểm. Vì vậy nếu đánh giá trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì thiệt hại do T gây ra đã vượt quá thiệt hại mà T muốn bảo vệ. Phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công: vì có như vậy nguồn gốc làm phát sinh hành vi tấn công xâm phạm lợi ích hợp pháp mới bị loại trừ tận gốc. Hành vi của người phòng vệ chỉ được chống trả gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công. Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan các mặt của vụ việc nói trên nhận thấy rõ ràng rằng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ (T) đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (cụ thể là đã gây thương tích làm chết người) đối với người có hành vi tấn công (A). Theo đó, hành vi chống trả của T được coi là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. 7

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

8

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

PHẦN 3: QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA T.D.T 1. Hành vi của T.D.T là cố ý giết người hay cố ý gây thương tích gây chết người Tính mạng con người là vô giá, bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ. Quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ là quyền cơ bản hàng đầu của con người, của công dân. Hiến pháp 2013 đã thể hiện tinh thần bảo vệ các quyền con người thông qua nhiều quy định cụ thể tại Điều 19 khẳng định quyền sống của mọi người. Hoạt động xét xử của Tòa án (định tội danh) là hoạt động mang tính chất quyết định, xác định một người có tội hay không có tội. Đây là nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình xét xử và là một trong những biện pháp đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thì: “Tội giết người là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nó không những tước đi sinh mạng của con người mà còn ảnh hưởng nặng nề đối với dư luận xã hội, do vậy tại điều 123 Bộ Luật Hình Sự (BLHS) đã quy định khung hình phạt tối đa là tử hình đối với kẻ phạm tội. Bất kỳ một loại tội phạm nào cũng có CTTP, bao gồm: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Trên thực tiễn, tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người đều là những tội phạm rất nguy hiểm, có cấu thành riêng biệt, khác nhau về khách thể, về tính chất nguy hiểm. Dẫu vậy, vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp mà sự tách bạch và ranh giới giữa hai loại tội này thực sự mong manh. Khi định tội danh về trường hợp, chưa có căn cứ rõ ràng, chính xác về người phạm tội có hay không có mục đích tước đoạt mạng sống của người khác, không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng khi thực hiện tội phạm, như đâm, chém, đánh vào vùng trọng yếu trên cơ thể nạn nhân, cụ thể trong vụ án này là hành vi của T.D.T đâm vào ngực phải của nạn nhân (H.Q.A) thì cần đánh giá và xem xét toàn diện về mặt khách quan, chủ quan của tội phạm. a. Về mặt khách quan:

9

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

Xét thấy, với tình tiết sau khi bị H.Q.A tấn công đánh vào đầu, mặt, gây chảy máu mũi, T.D.T vùng vẫy bỏ chạy tới chỗ ngồi, hành vi tiếp theo đó là rút con dao nhọn đâm vào ngực phải H.Q.A, với dao sắc nhọn là phương tiện nguy hiểm được quy định tại điểm 2.2a khoản 2 mục I.1 của NQ số 02/2003/NQ-HĐTP theo đó “Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, sinh hoạt)…và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.”, cùng với đó T.D.T đâm vào vùng ngực, cụ thể là ngực phải đây là vị trí trọng yếu trên cơ thể, có khả năng dẫn đến chết người hay tử vong với tỷ lệ cao, chính vì thế, hành vi của T.D.T là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Xét đến mức độ, cường độ tấn công hay là độ mạnh của lực, trong trường hợp này hành vi sử dụng con dao đâm một lần vào ngực của nạn nhân, dẫn đến thấu ngực, và tử vong cho thấy cường độ và mức độ nguy hiểm rất mạnh và đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả của hành vi trên dẫn đến chết người và chính hành vi đâm vào ngực của Q.A trực tiếp dẫn đến hậu quả là thiệt hại về tính mạng của Q.A. b. Về mặt chủ quan: Xét đến yếu tố lỗi, cụ thể lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội. Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 BLHS 2015 “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;”. Về mặt lý trí, với khả năng nhận thức, T.D.T khi thực hiện hành vi đâm vào ngực nạn nhân, thì đang là học sinh lớp 12, với độ tuổi 19 thì có khả năng nhận thức rõ tính chất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của hành vi mà mình đã thực hiện, tác động lên nạn nhân. Và có thể nhận thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp này dẫn đến nạn nhân bị tử vong là đặc biệt nghiêm trọng. Về mặt ý chí, đứng trước hành vi của nạn nhân cụ thể là Hoàng H.Q.A, đánh trực tiếp vào mặt, mũi, đầu gây chảy máu, T.D.T đã bỏ chạy, thay vì bỏ chạy để cầu cứu, hoặc nhờ các bạn trong lớp..cần sự giúp 10

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

đỡ từ phía nhà trường, thầy cô giáo.. để ngưng cho H.Q.A không thực hiện hành vi tiếp tục xâm hại đến sức khỏe,tình trạng thể chất trước mắt của mình, thì T.D.T lại lựa chọn hành vi là vào lớp dùng một con dao đâm nạn nhân với tỷ lệ và khả năng dẫn đến chết người rất cao, và hậu quả trong trường hợp này là nạn nhân đã tử vong tại chỗ, và một tình tiết khác là T.D.T mang dao trong balo đến lớp sau khi mâu thuẫn diễn ra, và vào tối trước ngày diễn ra vụ án, T.D.T bị H.Q.A đe dọa trên FB cá nhân, qua đó cho thấy có sự cố ý trong thực hiện hành vi, và cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp. c. Về khách thể khách thể của tội giết người là quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Trong khi đó, khách thể của tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe và bất khả xâm phạm về thân thể của con người. Việc xác định đối tượng bị tác động bởi hành vi phạm tội là rất quan trọng trong việc định danh tội phạm giữa hai tội danh này vì chỉ khi hành vi này tác động nhằm tước đi mạng sống của người bị hại thì mới bị xem là hành vi giết người. Còn đối với hành vi cố ý gây thương tích hành vi phạm tội được thực hiện chỉ nhằm mục đích làm người khác bị thương, bị tổn hại sức khỏe chứ không nhằm tước đi tính mạng. Việc thực hiện hành vi giết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến chết người đều trực tiếp tác động lên cơ thể người bị hại nên để phân biệt được hành vi nào tác động nhằm mục đích giết người, hành vi nào chỉ nhằm gây thương tích và không có ý định tước đi mạng sống có thể dựa trên vũ khí, vị trí tác động, mức độ cường độ tác động… Đối với tội giết người, vũ khí hung khí sử dụng thường có tính sát thương cao như súng, dao,…và thường tác động vào các bộ phận trọng yếu như đầu, ngực, bụng,..với mức độ tấn công nhanh, liên tục, cường độ mạnh có thể gây chết người. Mặc khác, đối với tội cố ý gây thương tích thì hung khí, vũ khí có thể giống hoặc khác với tội giết người, tuy nhiên vị trí tác động không nguy hiểm đến tính mạng người bị hại như tay, chân, vai với mức độ yếu hơn, không liên tục, dồn dập. Như vậy, xem xét hành vi của T.D.T trong tình huống này, T.D.T đã dùng dao đâm phát chí mạng vào ngực H.Q.A dẫn đến việc H.Q.A tử vong. Có thể thấy hung khí sử dụng là 11

BÌNH LUẬN BẢN ÁN – NHÓM 10

dao, vật có tính sát thương cao; vị trí tấn công là ngực, vị trí trọng yếu trên cơ thể người; tần suất tấn công 1 lần cho thấy cường độ tấn công rất nhanh và mạnh mới khiến H.Q.A không đỡ được và tử vong sau đó. Do đó nhận thấy hành vi của T.D.T tác động trực tiếp quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của Q.A nên hành vi của T.D.T nên được xem xét thuộc vào tội giết người. d. Về chủ thể không có sự khác biệt về chủ thể giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Tại điều 12 BLHS quy định như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123,...


Similar Free PDFs