Câu hỏi thi hết môn Thực vật Học thuyết giá trị thặng dư là một trong ba đóng góp to lớn của C.Mác đối với lịch sử xã hội loài người. Trong xu thế kinh tế thế giới dịch chuyển theo hướng từ nền kinh t PDF

Title Câu hỏi thi hết môn Thực vật Học thuyết giá trị thặng dư là một trong ba đóng góp to lớn của C.Mác đối với lịch sử xã hội loài người. Trong xu thế kinh tế thế giới dịch chuyển theo hướng từ nền kinh t
Author khuê trần
Course hàm mật độ phân phối - xác suất thống kê
Institution Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 20
File Size 146.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 365
Total Views 696

Summary

Bộ câu hỏi thi hết môn Thực vật**Phần 1 : Tế bào và Mô Thực vật Hãy nêu khái niệm tế bào Thực vật. Phân biệt hai loại tế bào: Tế bào có nhân thực và tế bào tiền nhân. Hãy mô tả hai loại tế bào này và cho ví dụ** tế bào là đơn vị cấu tạo sinh lý cơ bản của các cơ thể sống tế bào của sinh vật tiền nhâ...


Description

Bộ câu hỏi thi hết môn Thực vật Phần 1 : Tế bào và Mô Thực vật 1. Hãy nêu khái niệm tế bào Thực vật . Phân biệt hai loại tế bào: Tế bào có nhân thực và tế bào tiền nhân. Hãy mô tả hai loại tế bào này và cho ví dụ - tế bào là đơn vị cấu tạo sinh lý cơ bản của các cơ thể sống - tế bào của sinh vật tiền nhân ( vi khuẩn, khuẩn lam ) - tế bào nhân thực ( có ở các vi sinh vật còn lại ) 2. Nêu đặc điểm cấu tạo của một tế bào Thực vật và vai trò sinh lý - Màng sinh chất là lớp lipoprotein bao quanh toàn bộ nội dung của tế bào ( nguyên sinh chất và nhân ) - Nguyên sinh chất

2.1: Đặc điểm cấu tạo của tế bào thực vật: gồm có 3 phần * Vách tế bào: Bao bọc xung quanh tế bào, ngăn cách giữa các tế bào với nhau và ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài. * Chất nguyên sinh: Là toàn bộ nội chất bên trong vách tế bào trừ nhân. * Nhân: Nằm giữa tế bào và có màng bao bọc làm ranh giới 2.2: Vai trò sinh lý: - Có màng chắn chọn lọc Thừa hưởng và truyền vật liệu di chuyền chứa chương trình mã hóa di truyền - Thực hiện chuyển hóa

- Vận động (di chuyển tế bào và các thành phần bên trong tế bào)

3. Hãy kể tên các phần sống và các phần không sống của tế bào tế bào thực vật

3.1) Phần sống: giúp cho quá trình sống và phát triển của TB - Gồm: Chất tế bào, các thể sống nhỏ: Các thể lạp (lạp lục, lạp màu và lạp không màu), thể tơ (ti thể), thể lưới (bộ máy Golgi) 3.2) Phần không sống (thể vùi): những phần không phải phần sống nhưng vẫn tồn tại trong cơ thể thực vật, là các sản phẩm

của quá trình chuyển hóa của TB, nó được chứa đựng trong các bộ phận như không bào Gồm: - Thể vùi: là sản phẩm của quá trình chuyển hóa được giữ lại trong cây, sản phẩm này có thể là chất dinh dưỡng hoặc là chất cặn bã. Tùy theo bản chất của thể vùi, có 4 loại thể vùi: + Loại tinh bột: có trong cây, nhiều nhất lần lượt là củ, rễ, quả, hạt, thân, ít nhất là trong lá (2%) + Loại lipid: bao gồm giọt dầu mỡ và tinh dầu + Loại protid: dễ tiêu hóa, có thể quan sát trong hạt của cây (hạt thầu dầu) + Loại tinh thể: được coi là cặn bã - Không bào: là những khoảng trống ở trong TB, chứa đầy chất lỏng được gọi là dịch không bào, là nơi tích lũy các chất cặn bã và dự trữ. Thành phần hóa học rất quan trọng vì được dùng làm thuốc: + Nước: chiếm 90-95%, chất khô chỉ có 5% + Các muối khoáng: CaSO4 ở tảo xanh lục (closterium), CaCO3, CaC2O4,… + Protid + Các glucid + Các acid hữu cơ: Acid oxalic (ở cây chua me đất) Acid malic (ở quả táo Tây) Acid tactric (trong quả nho) Acid citric (trong quả chanh) + Các alcaloid: dùng làm thuốc  Strychnin (trong hạt Mã tiền)  Morphin (trong nhựa thuốc phiện)  Cafein (trong hạt cà phê)  Gelsemin (trong lá ngón) + Các glycosid:

 Saponin (ở quả bồ kết, bồ hòn)  Neriolin (trong lá cây Trúc đào) + Tannin: lá chè, búp ổi, sim, ngũ bội tử… có tác dụng săn da, được dùng chã ỉa chảy + Các chất màu tan trong dịch TB làm cho hoa quả có màu + Vitamin + Enzym + Kích thích tố thực vật hay phytohormon điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển ra hoa và kết quả của cây + Các phytoncid (tỏi, hành) + Cao su + Nhựa và gôm

4. Kể tên 3 phần chính của tế bào và nêu khái niệm từng phần.

- Vách tế bào: Bao bọc xung quanh tế bào, ngăn cách giữa các tế bào với nhau và ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài. Vách TB (màng Pecto- celluloza) thường có 2 lớp màng: + Lớp cellulose: bản chất là 1 glucid công thức giống tinh bột. Tạo thành vỏ cứng bao bọc xung quanh tế bào. Không tan trong nước, rất bền vững với nhiệt độ dù nhiệt độ có thể cao đến 200 độ C, có tính mềm dẻo, có thể bắt màu hồng trong các tiêu bản ta nhuộm. Có rất ít động vật tiêu hóa được cellulose (chủ yếu là nhóm động vật nhai lại: trâu, bò, dê…) vì chúng có hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa hoặc có một số Nấm giúp quá trình phân hủy cellulose + Lớp pectin: Bản chất của pectin cũng là polysaccarid có cấu trúc phức tạp, không tan trong nước cũng như các dung môi khác, gắn các lớp cellulose của các tế bào bên cạnh với nhau - Sự biến đổi của vách TB: Hóa gỗ Hóa khoáng: (lá lúa) Hóa bần: (cây vùng biển) Hóa cutin: làm nhiệm vụ tăng cường bảo vệ cho cây Hóa sáp: thân cây mía Hóa nhầy: cây bỏng nổ - Chất nguyên sinh: Là toàn bộ nội chất bên trong vách tế bào trừ nhân. Chia thành 2 phần: + Lớp ngoài cùng của chất nguyên sinh gọi là màng sinh chất, bản chất là lipoprotein, rất mềm và đàn hồi

+ Nguyên sinh chất: có 2 nhóm: phần sống và phần không sống - Nhân: Nằm giữa tế bào và có màng bao bọc làm ranh giới + Là phần sống quan trọng của TB, có thể coi là bậc nhất giúp cho TB tồn tại và phát triển. + Thông thường nhân có hình cầu nằm ở giữa TB, có thể kéo dài ra thành hình bầu dục hoặc dẹt tùy theo giai đoạn phát triển + Kích thước dao động từ 5-50 µm + Khi TB già thì nhân bị đẩy sang bên cạnh, mỗi TB thực vật thường có 1 nhân, trừ thời điểm bất khả kháng thì TB có thể có nhiều nhân * Một nhân điển hình gồm có 3 phần: màng nhân, chất nhân, hạch nhân (giàu ARN, đóng vai trò sinh lý quan trọng của nhân) Vai trò sinh lý của nhân: duy trì và truyền các thông tin di truyền. Điều hòa các sản phẩm quang hợp để tạo thành tinh bột

5. Phần sống của tế bào Thực vật gồm những phần nào, nêu khái niệm của từng phần Phần sống: giúp cho quá trình sống và phát triển của TB * Gồm: Chất tế bào, các thể sống nhỏ: Các thể lạp (lạp lục, lạp màu và lạp không màu), thể tơ (ti thể), thể lưới (bộ máy Golgi) - Chất tế bào: là chất sống cơ bản của TB, giúp TB tồn tại và phát triển + Tính chất vật lý: nhầy, nhớt, có thể chuyển động được (chuyển động Brown), nếu gặp nhiệt độ từ 50-60ºC thì mất khả năng sống (các TB ở quả và hạt khô có sức chịu đựng lên tới 80105ºC) + Tính chất hóa học: chất TB cực kì phức tạp và không ổn định. Luôn luôn có 4 nguyên tố cơ bản: C, H, O, N (ngoài ra còn có K, Na, S, P…). Có đủ 3 nhóm là protein, lipid, glucid Protein: có đủ các acid amin, quan trọng nhất là nucleoprotein (acid amin mang mã hóa thông tin) Lipid: rất nhiều giọt dầu mỡ, lipoprotein cấu tạo nên màng chất nguyên sinh, không bào Glucid: có các glucid đơn như Glucosa, fructosa hoặc các osid có các phân tử lượng cao như tinh bột, cellulose  Vai trò sinh lý của chất TB: chất TB là 1 chất sống có vai trò quan trọng với quá trình sống của TB, có đầy đủ các hoạt động sống như hô hấp, sinh dưỡng, tăng trưởng, vận động… - Các thể sống nhỏ: là các thể sống mà nằm rải rác trong TB  Thể tơ (ty thể): là thể sống nhỏ chỉ gặp ở các TB có nhân thực

Hình dạng: sợi hoặc hạt Kích thước: 0,5- 1,5 µm Nằm rải rác trong chất TB Vai trò sinh lý: thể tơ được coi như là nhà máy cung cấp các năng lượng thiết yếu cho hoạt động sống của TB, được coi như trung tâm hô hấp của TB Thể lạp: là những thành phần sống nhỏ chỉ gặp ở các TB có diệp lục. Phân loại dựa vào màu sắc: lạp lục, lạp màu, lạp không màu

6.Chất tế bào là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo và vai trò sinh lý - Chất tế bào là chất sống cơ bản của tế bào. Chất tế bào bao gồm hệ thống màng: màng nguyên sinh chất ( màng ngoài ), màng không bào ( màng trong), hệ thống lưới nội chất, các sợi liên bào và một hỗn hợp chất nền trong đó không có một cấu trúc hằng định nào khác - Vai trò sinh lí + Vì chất tế bào tồn tại như 1 chất sống nên nó mang đầy đủ các tính chất sống như: hô hấp, vận động, sinh trưởng, tăng trưởng

+ Sự vận động của chất tế bào dễ dàng quan sát trên la Rong đuôi chồn ( Hydrilla verticillata ), lá Tóc tiên nước ( Vallisneria spiralis ) + Sự chuyển động này có thể thành dòng xung quanh màng tế bào hoặc thành tia từ trong nhân tế bào ra màng và ngược lại với tốc độ 0,3-1,2 mm/ phút và phụ thuộc vào điều kiện và độ nhớt của chất tế bào 7.Thể tơ là gì ? Nêu đặc điểm cấu tạo và vai trò sinh lý - Thể tơ là các thành tố hằng định của các thể nguyên sinh, là những tổ chức rất nhỏ bé chỉ gặp ở những tế bào có nhân thực, còn tế bào tiềm nhân không có tổ chức này - Cấu tạo: tế bào dưới dạng những hạt hay sợi dài khoảng 30um và đường kính từ 0,5-1,5um,nằm rải rác trong chất tế bào - Vai trò sinh lý: nhờ các enzym, thể tơ được coi là trung tâm hô hấp và là nhà máy năng lượng của tế bào. Quá trình sinh lý đặc biệt này xảy ra nhờ sự hấp thụ oxy và giải phóng CO2 và nước cùng với những năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào 8. Lạp lục có đặc điểm cấu tạo gì ? Nêu vai trò sinh lý và ứng dụng - Lạp lục có kích thước rất nhỏ 4-10um.Mỗi lạp lục đều được bao bọc bởi một màng kép gồm 2 lớp màng cách nhau một khoảng rỗng - Lạp lục có nhiều trong mô quang hợp chính trong phần thịt của lá, chúng cũng có thể ở các phần màu lục khác của cây và ngay cả những mô ở sâu cách xa ánh sáng như trong thực tế bào mô mềm của các mô dẫn hoặc ở phôi được vỏ hạt và quả bọc kín

9. . Lạp màu có đặc điểm cấu tạo gì ? Nêu vai trò sinh lý và ứng dụng - Lạp màu là thể lạp có màu: vàng, da cam,đỏ hya một dãy màu trung khác, thường tạo cho cánh hoa,quả,lá,rễ cây - Lạp màu cũng có hình dạng khác nhau: hình cầu,hình thoi,hình kim,hình dấu phẩy hay khối nhiều mặt - Về cấu trúc, lạp màu không có cấu tạo của phiến như ở lục - Chức năng: quyến rũ sâu bọ để thực hiện thụ phấn và phát tán quả và hạt 10. . Lạp không màu có đặc điểm cấu tạo gì ? Nêu vai trò sinh lý và ứng dụng - Lạp không màu là loại lạp nhỏ không mang màu và thường gặp ở những quan không màu của thực vật bậc cao, nhất là ở các mô phôi ngọn rễ,cánh hoa màu trắng, nội nhũ của hạt - Về hình dạng, lạp không màu có hình bầu dục, hình tròn,hình thoi hay hình que - Chức năng: nơi tạo tinh bột vì các glucid hòa tan trong chất tế bào thường kéo đến lạp không màu rồi tích lũy dưới dạng tinh bột 11. Hãy nêu khái niệm mô Thực vật ? Cách nhận biết các loại mô khác nhau trong một tiêu bản vi học các cơ quan Thực vật như thế nào? - Mô là tổ chức của các tế bào thuộc 1 hoặc 1 số loại tế bào có nguồn gốc và chức phận chung - Phân loại mô qua: kích thước, nguồn gốc, chức phận sinh lý 12 Mô che chở là gì ? nêu đặc điểm cấu tạo tế bào và phân loại mô che chở - Mô che chở là các mô được chuyên hóa từ mô phân sinh, có nhiêm vụ bảo vệ các bộ phận của cây chống tác dụng có hại của môi trường ngoài như sự xâm nhập của giống ký sinh, điều hòa sự bay hơi nước quá mạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Phân loại : Dựa vào nguồn gốc + Mô che chở cấp I : Được hình thành từ mô phân sinh ngọn. Làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cho cây khi cây còn non. Có 3 thành phần cơ bản :  Biểu bì : là 1 lớp TB sống thường bao bọc phần non của cây. Trên lá cây có lớp biểu bì, màng ngoài của lớp TB biểu bì thường hóa cutin và tạo thành tầng cutin không thấm khí và nước giúp bảo vệ cho cây. Trên TB biểu bì không có lạp lục, có lỗ khí và lông  Lỗ khí : là những lỗ thủng nằm rải rác trên biểu bì, làm nhiệm vụ trao đổi khí. Thường được cấu tạo bởi 2 TB hình hạt đậu (hình thân úp mặt lõm vào nhau). Phần lõm gọi là khe khí, cỏ thể điều chỉnh được, khe khí thông với bên dưới, nằm trong mô, gọi là khoang khí. Một mm2 mặt lá trung bình mang 300 lỗ khí. Bên cạnh TB biểu bì không có lạp lục thì TB lỗ khí lại mang rất nhiều lạp lục. Các TB biểu bì đi kèm với lỗ khí gọi là TB bạn  Lông : được hình thành nhờ TB biểu bì kéo dài ra phía ngoài, tăng cường vai trò bảo vệ hoặc để giảm bớt sự thoát hơi nước. Cấu tạo : có TB chân, TB đỉnh bao giờ cũng nhọn hoắt

13. Mô nâng đỡ là gì ? nêu đặc điểm cấu tạo và phân loại mô nâng đỡ - Mô nâng đỡ là cấu tạo bởi những tế bào có vách dày cứng, làm nhiệm vụ nâng đỡ, tựa như bộ xương của cây - Phân loại : mô dày và mô cứng

Phân loại : theo bản chất của màng dày + Mô dày : được tập hợp bởi các TB sống có màng dày bằng cellulose, thường tập trung ở những chỗ lồi của cây. Ở cây lớp Hành không có mô dày. Có 4 loại mô dày :  Mô dày tròn : các TB dày đều ở các phía  Mô dày góc : phần góc dày hơn so với phần cạnh  Mô dày phiến : màng TB ở phiến dày hơn màng xuyên tâm  Mô dày xốp : để hở nhiều khoảng gian bào + Mô cứng : được tập hợp bởi các TB chết, màng TB có thể hóa gỗ 1 phần hay hoàn toàn, làm nhiệm vụ nâng đỡ cho cây. Có 3 loại mô cứng :  TB mô cứng : là tập hợp các TB hình đa giác đều đặn (lê, na, mận),  Thể cứng : được cấu tạo duy nhất 1 TB, có thể phân nhánh ít hoặc nhiều (lá chè, cuống lá súng)  Sợi mô cứng : TB dài hình thoi, màng rất dày, hóa gỗ 1 phần hay hoàn toàn, làm nhiệm vụ nâng đỡ

14. Mô nâng đỡ có ứng dụng thực tế gì không? Nêu một số ví dụ cụ thể

- Có. Các phần tử nâng đỡ của cây được sắp xếp trong các cơ quan theo đúng các quy luật cơ học. Trong thân cây tròn, chúng được xếp theo vòng tròn ở gần phía ngoài. Trong thân cây vuông, các mô nâng đỡ được đặt ở bốn góc. Trong thân, các mô nâng đỡ được sắp xếp như vậy để thích ứng với việc chống lại sự gập cong dưới tác dụng của gió. Trái lại trong rễ cây các mô cơ giới lại tập trung vào phía trung tâm của cơ quan đó, giúp rễ có thể chịu đựng được tác dụng của trọng lực đè từ trên xuống.

15. Mô dẫn là gì ? Nêu đặc điểm cấu tạo và phân loại mô nâng đỡ - Mô dẫn được cấu tạo bởi những tế bào dài xếp nối tiếp nhau thành từng dãy song song với trục của cơ quan làm nhiệm vụ dẫn nhựa

- Phân loại : 2 loại mô dẫn + Gỗ (xylem) : làm nhiệm vụ dẫn nhựa nguyên  Là mô phức tạp, bị nhuộm xanh, gồm có 3 phần : Mạch ngăn : các TB có vách ngăn ngang, gọi là mạch ngăn, các vách ngăn biến mất tạo thành ống thông suốt, gọi là mạch thông (mạch gỗ) + Libe (pholem) : làm nhiệm vụ dẫn nhựa luyện, là mô phức tạp, hệ thống dẫn gọi là mạch rây, có các TB kèm, sợi libe và mô mềm libe

16. Mô tiết là gì ? nêu đặc điểm cấu tạo và phân loại mô tiết - Mô tiết cấu tạo bởi những tế bào sống, có vách bằng cellulose tiết ra những chất được coi là cặn bã của cây như tinh dầu, nhựa, gôm,tanin - Biểu bì tiết : là các biểu bì tiết ra chất thơm, như ở biều bì hoa hồng, hoa nhài - Lông tiết : mỗi lông tiết có một đầu và một chân có thể là đơn bào hay đa bào - TB tiết : là những TB có nhiệm vụ tiết ra các chất tiết nằm rải rác trong mô mềm - Túi tiết, ống tiết : là các lỗ hổng hình cầu (túi) hay hình trụ (ống) bao bọc bởi các TB tiết hay đựng các chất do các TB đó tiết ra - Ống nhựa mủ : là những ống dài hẹp phân nhánh nhiều, đựng ở trong chất màu trắng như sữa gọi là nhựa mủ

17. Mô tiết có vai trò gì trong phân loại thực vật và ứng dụng thực tế trong đời sống và ngành Dược ? - Nhờ các chất dự trũ hoặc chất tiết ra từ các mô này có nhiều hoạt chất để chữa bệnh 18. Mô tiết thường nằm trong các bộ phận nào của cây ?nêu một vài ví dụ - Nhựa cây thuốc phiện, tinh dầu Hoa hồng, các biểu bì tiết cánh hoa có tác dụng chữa ho, tinh dầu Long não. các tế bào tiết ở thân, lá có thành phần chủ yếu là camphor tác dụng lên tim mạch….

Phần 2 : Rễ cây , thân cây và lá cây 1. Hãy nêu khái niệm rễ cây ? một rễ cây điển hình gồm có những phần nào ( vẽ sơ đồ và chú thích từng phần ) -Rễ cây là cơ quan sinh trưởng của cây, mọc từ trên xuống, giữ cho cây đứng vững trong giá thể,hấp thu nước và muối vô cơ hòa tan để nuôi cây - Có 5 phần:chóp rễ, miền sinh trưởng,miền lông hút,miền hóa bần,cổ rễ 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo giải phẫu cấp một của rễ cây ( vẽ sơ đồ tổng quát, chú thích từng phần và có nhận xét)

- Rễ cây có 2 giai đoạn phát triển + khi rễ cây non ( qua tầng lông hút) được gọi là cấu tạo cấp 1 + gồm 3 phần: tầng lông hút và ngoại bì, vỏ gồm mô mềm vỏ và nội bì,trụ giữa gồm trụ bì, libe gỗ cấp 1 và mô mềm ruột 3. Kể tên 7 loại rễ cây mỗi loại cho một ví Rễ củ: Chứa chất dự trữ dụ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...) - Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...) - Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...) - Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...) 4. Thân cây là gì ? Trình bày các phần chính của một thân cây điển hình (vẽ sơ đồ chú thích từng phần ) -Thân cây là cơ quan sinh dưỡng của cây, thường mọc từ dưới lên,mang lá, hoa quả,hạt và mang hệ thống dẫn Các phần của 1thaan cây + chồi ngọn:có mô phân sinh đỉnh + mấu: là vị trí thân đính vào + gióng: khoảng cách giữa 2 mấu liền kề + chồi bên: + thân chính: thường có hình trụ nón 5. Kể tên các loại thân cây khí sinh, mỗi loại cho một ví dụ -thân đứng: gỗ,côyj,rạ vd cây sấu - thân bò lan: rau má - thân leo: thân cuốn,tua cuốn, rễ bám, rễ mút, móc 6. Kể tên các loại thân cây địa sinh mỗi loại cho một ví dụ. Các phân biệt rễ cây và thân rễ, cho ví dụ - Thân rễ: thảo quả - Thân hành: hành áo, hành vẩy,hành đặc - Thân củ: su hào, khoai tây 7. Trình bày đặc điểm giải phẫu cấu tạo cấp 1 thân cây lớp Ngọc lan ( vẽ sơ đồ tổng quát, chú thích từng phần và giải thích ) -gồm 3 phần + biểu bì: lỗ khí + vỏ cấp 1: mô mềm vỏ, nhiều khoảng gian bào xen kẽ có nội bì + trụ giữa: có trụ bì nằm xen kẽ với nội bì, hệ thống dẫn có libe cấp 1 và gỗ cấp 1

8. Trình bày đặc điểm giải phẫu cấu tạo thân cây lớp Hành ( vẽ sơ đồ tổng quát, chú thích từng phần và giải thích ) - Có 3 phần + lớp biểu bì: thường chỉ có 1 lớp tế bào có thể có lỗ khí + phần vỏ: thường mỏng + phần trung trụ: có trụ bì dày hóa gỗ. Nhiều vòng libe gỗ,bó mạch lớn dần hướng vào trung tâm, bó mạch là bó đồng tâm 9. Lá cây là gì ? Nêu các phần chính và phần phụ của một lá cây 10. Lá đơn là gì ? các đặc điểm cơ bản để mô tả một lá đơn 11. Lá kép là gì ? có mấy loại lá kép ? phân biệt, vẽ hình và cho ví dụ 12. Lá sắp xếp trên cành có mấy kiểu ? mô tả các kiểu, cho ví dụ và nêu vai trò trong phân loại học 13.Trình bày đặc điểm cấu tạo giaỉ phẫu lá cây lớp Ngọc lan (Vẽ sơ đồ tổng quát chú thích từng phần và nhận xét) 14.Trình bày đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá cây lớp Hành (Vẽ sơ đồ tổng quát, chú thích từng phần và nhận xét)

Phần 3 : Hoa – quả - Hạt

1. Đế hoa là gì? Các dạng hình thái của đế của một bông hoa và một cụm hoa, vẽ hình và cho ví dụ 2. Đài hoa là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo hình thái của Đài hoa và cho ví dụ 3. Tràng hoa là gì? Nêu các phần của một tràng hoa rời và tràng hoa hàn liền 4. Nêu các kiểu tràng hoa đều ,rời, có hình vẽ và cho ví dụ 5. Nêu các kiểu tràng hoa đều, hàn liền, có hình vẽ và cho ví dụ 6. Nêu các kiểu tràng không hoa đều, rời, có hình vẽ và cho ví dụ

7. Nêu các kiểu tràng không đều, hàn liền; có hình vẽ và cho ví dụ 8. Một nhị điển hình gồm có những phần nào? Vẽ hình và chú thích;Bao phấn mở theo những kiểu nào, cho ví dụ. 9. Trình bày các kiểu bộ nhị , vẽ hình và cho ví dụ 10. Nêu cách viết một công thức hoa? 11. Cụm hoa là gì? Hoa đơn độc và cụm hoa khác nhau chỗ nào?cho ví dụ 12. Cụm hoa đơn vô hạn là gì? Có mấy kiểu cụm hoa đơn vô hạn? nêu khái niệm, vẽ sơ đồ tổng quát và cho ví dụ 13. Cụm hoa có hạn là gì ?có mấy kiểu cụm hoa có hạn ? vẽ sơ đồ và cho ví dụ 14. Cụm hoa kép là gì ? Các kiểu cụm hoa kép hay gặp là loại nào, vẽ hình và cho ví dụ 15. Cụm hoa hỗn hợp là gì ? Các kiểu cụm hoa hỗn hợp hay gặp là loại nào, vẽ hình và cho ví dụ 16. Nêu khái niệm quả và các phần của một quả điển hình. 17. Thế nào là quả đơn ? quả tụ ? quả kép ? ; nêu khái niệm và cho ví dụ mỗi loại 18.Có mấy loại quả mọng? nêu khái niệm và cho ví dụ 19.Quả khô tự mở có những loại nào, cho ví dụ và vẽ hình

Phần 4 :

Phân loại học

1. Giới Nấm được nhận biết qua một số đặc điểm cấu tạo tế bào và dạng hình thái tản như thế nào? 2. Thế nào là Nấm lớn, Nấm nhỏ qua các phân loại trực quan. Cho mỗi loại 3 ví dụ có ứng dụng trong ngành Dược 3. Kể tên hệ thống phân loại 5 ngành nấm thực. Giải thích sự khác biệt của phân ngành thứ 5 4. Giới Thực vật có đặc điểm nổi bật gì (phân tích đặc điểm cấu tạo tế bào và hình thái các cơ quan)?

5. Nêu một số đặc điểm cơ bản để phân chia giới thực vật thành 2 phân giới bậc thấp và bậc cao( căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hình thái và điều kiện sống) 6. Các ngành tảo ( Algae) có những đặc điểm chung gì đặc thù cho phân giới thực vật bậc thấp. Nêu ba ví dụ của 3 ngành tảo có ứng dụng trong ngành Dược. 7.Đặc điểm chung của phân giới của Thực vật bậc cao( nêu đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và sinh sản) 8.Hãy nêu các đặc điểm hình thái cơ bản của ngành Ngọc lan chứng tỏ đây là ngành Thực vật có tiến hóa cao nhất .9.Trình bày các đặc điểm hình thái và nêu được các đại diện chính ( phải viết được hoa thức và nêu ít nhất 3 đại diện) của họ Ngọc lan (Magnoliaceae ) 10.Trình bày các đặc điểm hình thái và nêu được các đại diện chính ( phải viết được hoa thức và nêu ít nhất 3 đại diện) của họ Long não ( Lauraceae ) 11. Trình bày các đặc điểm hình thái và nêu được các đại diện chính ( phải viết được hoa thức và nêu ít nhất 3 đại diện) của họ Bôn...


Similar Free PDFs