CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PDF

Title CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Author Minh Quân
Course Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Viện đào tạo Chất lượng cao
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 22
File Size 380.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 467
Total Views 851

Summary

Download CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Đỗ Thị Lệ Thu – 20H4030306 –005106

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Gỉang viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CNH, HĐH..................................2 1.1 CNH, HĐH............................................................................................................ 2 1.2. Đặc điểm của CNH, HĐH....................................................................................2 1.3. Nguyên nhân thúc đẩy quá trình CNH, HĐH........................................................4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHN, HĐH Ở VIỆT NAM..................5 2.1. Thực trạng chung.................................................................................................. 5 2.2. Những thành tựu CNH, HĐH đạt được.................................................................6 2.2.1. Nguyên nhân Việt Nam đạt được những thành tựu............................................8 2.3. Mặt hạn chế và yếu kém trong quá trình CNH, HĐH...........................................9 2.3.1 Nguyên nhân những hạn chế và yếu kếm CNH, HĐH......................................10 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH, HĐH..............11 3.1. Định hướng chung............................................................................................... 11 3.2. Giải pháp phát triển.............................................................................................11 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 15

MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm rất thấp: Là một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến trang tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, đổi mới để phát triển là một lựa chọn sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng thiết tha của quần chúng nhân dân và phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay khoa học công nghệ đang chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng”. Ngay từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã hoàn thiện và đổi mới quan điểm, các chủ trương, chính sách tronng lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nghị quyết của Hội nghị Lần thứ 7 Ban Chỉ huy Trung ương (Khóa VII) đã nêu rõ quan điểm: “Khoa học, công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại sớm được coi là nhiệm vụ trọng tâm để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển rất mạnh mẽ, một cuộc cách mạng sản xuất gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ như thực tế ảo, công nghệ cảm biến... Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn đối với nước ta, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này thì có thể nắm bắt được xu thế đẩy mạnh và rút ngắn quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ cơ hội đồng nghĩa với việc ta sẽ tụt hậu ngày càng xa. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải có những giải pháp phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. Vì những lí do đó nên em chọn đề tài tiểu luận: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – thực trạng và giải pháp phát triển”.

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay khoa học công nghệ đang chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngay từ đầu quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã hoàn thiện và đổi mới quan điểm, các chủ trương, chính sách trong linh vực khoa học và công nghệ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra: “Con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian vừa có những bước tuần tự , vừa có bước nhảy vọt phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoam học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.” Với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam việc ý thức được tầm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi là một bước tiến mới trong công cuộc xây dựng nền kinh tế vững mạnh. 1.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa ở nước ta có nội dung rất toàn diện, phong phú và là quá trình rộng lớn và phức tạp, nó được triển khai đồng thời với quá trình hiện đại hóa. Hơn nữa, nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cuộc 2

cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế thế giới, quá trình quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Những điều kiện thuận lợi này cho phép chúng ta áp dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại, tranh thủ những công nghệ tiên tiến của thế giới. Như vậy, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay có thể khái quát ở những đặc điểm chính sau đây:  Thứ nhất, công nghiệp hóa được triển khai đồng thời với hiện đại hóa và luôn luôn gắn bó với hiện đại hóa để tạo nên một quá trình thống nhất thúc đẩy đất nước phát triển. Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa ngày càng sâu rộng. Mở cửa, hội nhập và phát triển là một yêu cầu sống còn của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện này, những lĩnh vực mũi nhọn cần ưu tiên phát triển, những công đoạn quan trọng mà điều kiện cho phép, thì cần áp dụng ngay trình độ hiện đại, thực hiện “đi tắt, đón đầu” để tạo ra bước nhảy vọt trong tiến trình phát triển lực lượng sản xuất.  Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế xã hội, văn hóa, nó tác động một cách tổng hợp, đa diện, đa cấp đến mọi người, mọi gia đình và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hay có thể nói, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Là một sự nghiệp của toàn dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều trí tuệ, sức người, sức của.  Thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, văn hóa... Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế là sự đổi mới mang tính bước ngoặt trong tư duy và quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Đó là sự thay đổi về quan điểm độc lập, tự chủ trong kinh tế; tự chủ không có nghĩa là “tự túc, khép kín”, mà là chỉ có nền kinh tế phát triển vững mạnh 3

mới có khả năng độc lập, tự chủ, đồng thời đó cũng là tiền đề để đảm bảo vững chắc cho sự độc lập tự chủ ấy. Quan điểm này được thể hiện rất rõ trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế giới”.  Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng là động lực công nghiệp hóa hiện đại hóa. Khoa học - công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, một quốc gia có tiềm lực khoa học - công nghệ sẽ là quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao, có vai trò quyết định đến năng suất lao động giảm chi phí sản xuất. Đồng thời giải quyết được các vấn đề thực tiễn như chế tạo vaccine phòng chống bệnh Covid 19 hiện nay, thiết bị tiết kiệm nước, túi tự hủy sinh học tránh gây ô nhiễm môi trường,.. Nhờ có khoa học-công nghệ mà đời sống xã hội dần được cải thiện hơn.  Thứ năm, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đặc điểm quan trọng và riêng có của Việt Nam. Việc đổi mới để phát triển, thừa nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau tương ứng với nó là các thành phần kinh tế cùng phát triển ở Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển là một sự đổi mới hợp quy luật.  Thứ sáu, công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, về thực chất, là quá trình sử dụng những công cụ, phương tiện hiện đại cùng những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm lịch sử để đổi mới toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nói một cách ngắn gon, “công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình cải biến xã hội Việt Nam “truyền thống” thành xã hội hiện đại, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. 1.3. Nguyên nhân thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều 4

kiện tăng cường củng cố an ninh – quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Dưới đây là những nhân tố đã góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Một là, yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng - kỹ thuật của công nghiệp chủ nghĩa xã hội. Hai là, Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

Ba là, Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội Cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng chung Kế thừa từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tiến trình xây dựng xã hội mới, Đảng ta đã khẳng định: “nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con người Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam.”. Hiện nay Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại chưa được khai thác một cách tối ưu và có hiệu quả. Trong khi đó quy mô nền kinh tế tính theo GDP danh nghĩa của Singapore lớn thứ 39 trên thế giới với dân số chỉ khoảng hơn 5 triệu người (năm 2020), tức dân số ở Singarpore chỉ bằng một nửa dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do thiếu vốn, chính sách đãi ngộ việc làm còn thấp, người dân chưa thực sự có điều kiện để được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Trong khi nền kinh tế của chúng ta muốn phát triển vượt bậc phải đi đôi với việc phát triển tri thức. Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng phải thừa nhận rằng quá trình đổi mới của chúng ta vẫn còn nhiều tồn tại trong tích lũy sản xuất, tiết kiệm và

5

tiêu dùng, thiếu chính sách huy động vốn và dòng vốn của Chính phủ từ khu vực tư nhân. Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, tồn tại nhiều vấn đề cần gải quyết. Tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lãng phí tài sản công chưa được ngăn chặn. Còn nhiều tiêu cực trong bộ máy nhà nước, cơ quan đảng, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập. Việc làm đang là một vấn đề nóng bỏng, thất nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn thế giới không chỉ riêng Việt nam đang rơi vào suy thoái do tác động của dịch bệnh Covid 19 hiện nay. Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư ngày càng gia tăng nhanh chóng. Đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục, đào tạo và y tế nhiều nơi rất thấp. Đồng thời, nguồn tài chính trong ngân sách và các nguồn lực khác có thể sử dụng cho các nhu cầu phúc lợi xã hội còn rất hạn chế và chưa được sử dụng hiệu quả. 2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những thành tựu đạt được: Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi đáng kể trong kỷ nguyên số của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) và tác động sâu sắc của công nghệ đến đời sống con người. Những bước phát triển đó đã và đang tác động toàn diện, sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Và phải chăng giống như những quốc gia khác Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Đặc biệt là khi nước ta tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi hơn để khám phá tri thức mới và nâng cao quy mô, chất lượng nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.  Về mặt kinh tế: 6

Về kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người đều có thể hưởng lợi khi có được những sản phẩm và dịch vụ mới chất lượng cao với chi phí thấp hơn. Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, vật liệu, Internet of Things, robot, ứng dụng công nghệ in 3D. So với công nghệ truyền thống, có ưu việt và lợi thế hơn để tiết kiệm nhiều vật liệu và chi phí kho bãi, v..v., góp phần đưa nước ta chuyển đổi sang một nền kinh tế hiệu quả hơn, thông minh hơn và tiết kiệm tài nguyên, giúp giảm đáng kể áp lực chi phí thúc đẩy nhu cầu lạm phát. Ngoài ra từ khi bắt tay vào thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như áp dụng những thành tự khoa học kĩ thuật trong sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp. Năm 2019, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh xuống còn 38%, tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng. Công nghiệp cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018.  Về mặt chính trị: Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia hội nhập ở mọi cấp độ, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động thương mại và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu. Điều đó đã góp phần làm tăng mối quan hệ hợp tác, tình hữu nghị giữa các quốc gia. Không chỉ vậy công nghệ thông tin, kỹ thuật số cũng tác động rất tích cực, giúp mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.  Về mặt xã hội: Do sự ảnh hưởng của công nghiệp hóa các xưởng, nhà máy dần hình thành với mật độ dày đặc. Tỷ lệ đội ngũ nhân công lao động của nghành nông nghiệp bắt đầu 7

giảm và tỷ lệ người lao động chuyển sang hoạt động trong ngành công nghiệp bắt đầu tăng nhanh. Trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội, phát triển văn hóa. GDP bình quân đầu người đã tăng đáng kể, từ 113 USD (năm 1991) lên 1.273 USD (năm 2010) và đạt xấp xỉ 2.786 USD vào năm 2019, dự tính con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Người dân cũng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ công cộng cơ bản, nhất là dịch vụ y tế, giáo dục. Đó là những dấu hiệu rất lạc quan chứng tỏ vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.  Về môi trường: Thực tế chứng minh đã cho thấy bên cạnh những tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây ô nhiễm môi trường trong nước song trong bối cảnh công nghệ 4.0 với sự ra đời của những phát minh tiện ích thực sự có ảnh hưởng tích cực đến môi trường. Các cửa hàng thức uống thay vì sử dùng ống hút nhựa đã đổi sang sử dụng ống hút giấy được tái chế bằng công nghệ sinh học. Mọi thứ dường như đang dần trở nên hoàn thiện hơn. Nước ta đã học hỏi và ứng dụng được rất nhiều những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Qua đó cho ta có thể thấy, việc tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời đại công nghệ kỹ thuật số ngày nay đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội cho Việt Nam để phát triển. Như vậy trong tương lai việc Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia phát triển chỉ còn là vấn đề thời gian. 2.2.1 Nguyên nhân Việt Nam thu được những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa

8

 Do chính sách mở cửa cho tất cả thành phần kinh tế phát triển. Làm cho các thành phần kinh tế phát huy được thế mạnh của mình trong sản xuất. Và tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

 Nhà nước ngày càng nâng cao năng lực điều hành. Nhà nước đã đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, làm cho bộ máy ngày càng trong sạch vững mạnh. Từ đó đưa ra những chính sách phát triển kinh tế thực tế hơn.

 Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, góp phần đẩy mạnh đổi mới công nghệ sản xuất. Gắn liền nghiên cứu khoa học với dây chuyền sản xuất.

 Tận dụng được vào vị trí địa lý. Việt Nam có vị trí, khí hậu, tài nguyên khoáng sản, nhiều sông ngòi và điều kiện tự nhiên cực kì thuận lợi dễ tận dụng vào sản xuất.

 Người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam được biết đến tinh thần yêu nước, đoàn kết, cần cù năng động sáng tạo thực hiện đổi mới ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.3. Mặt hạn chế và yếu kém trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đánh giá chung nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp , công nghiệp thiếu thị thường tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp nhìn chung mặt yếu kém nhất là chưa ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất, sản xuất vẫn mang tính thủ công là chính, máy móc vẫn chưa thay thế được cơ bản sức lao động, hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp. Rừng bị tàn phá nặng nề, đánh cá thì còn trên quy mô nhỏ, nuôi trồng thuỷ hải sản vẫn mang tính tự phát, vẫn chưa liên kết được thị trường - nhà chế biến nhà sản xuất và nhà nghiên cứu. Công nghiệp đầu tư dàn trải nhà máy công nghiệp phân bố chưa tập trung, chưa đổi mới được công nghệ, chưa có mối liên hệ vững chắc giữa các nhà máy và xí nghiệp. Các công tuy nhà máy xí nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp. Hơn 9

nữa các ngành công nghiệp phát triển chưa bền vững chưa gắn kết được tiến bộ của khoa học kỹ thuật với sản xuất. Ngành dịch vụ phát triển chậm và thiếu lành mạnh, nạn buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại còn nhiếu làm tác động xấu đến nền kinh tế, xã hội. Hệ thống phân phối sản phẩm chưa mạnh, trong nước chủ yếu là hệ thống bán lẻ hộ gia đình, ngoài nước vẫn chưa phát triển rõ ràng. Hệ thống ngân hàng tài chính còn yếu kém và thiếu lành mạnh. Cơ cấu ...


Similar Free PDFs