CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH PDF

Title CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
Author Quỳnh Anh Phan
Course Công tác đội
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 12
File Size 291.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 458
Total Views 823

Summary

TRƯỜNG ĐẠI H ỌC SÀI GÒNTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN HỌC: CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONGHỒ CHÍ MINHHọ và tên: Phan Nguyễn Quỳnh AnhMSSV: 3120150007Mã học phần: 863013Mã nhóm thi: 001Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẨU CHƯƠNG 1: HÌNH THỨC, NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN HỌC: CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Phan Nguyễn Quỳnh Anh MSSV: 3120150007 Mã học phần: 863013 Mã nhóm thi: 001

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẨU ................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: HÌNH THỨC, NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH. ............ 2 1.

Hoạt động chính trị, tư tưởng, đạo đức.. .............................................................................. 2

2.

Hoạt động học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật. ................................................................... 2

3.

Hoạt động sức khỏe vệ sinh quốc phòng. ............................................................................. 3

CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH. ............................................................................................................................................. 3 1.

Nguyên tắc............................................................................................................................ 3

2.

Phương pháp hoạt động và ý nghĩa ...................................................................................... 6

KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 9

LỜI MỞ ĐẨU Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đang ngày càng trưởng thành, lớn mạnh và là một tổ chức có ý nghĩa quan trọng, được toàn thể thiếu nhi yêu mến. Để đạt được những thành công đó, ngoài sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước thì chính những cách chỉ huy, tổ chức hoạt động của Đội cũng có những ảnh hưởng rất sâu rộng. Những hình thức tổ chức hoạt động vừa phù hợp với mục đích giáo dục, vừa phù hợp với độ tuổi của các em đã giúp đất nước có thêm biết bao những công dân tốt cho xã hội sau này. Song, từ nội dung, hình thức đến việc tổ chức không phải là những gì ngẫu nhiên. Đó là thành quả của tìm hiểu và áp dụng những nguyên tắc, phương pháp hoạt động Đội. Bài tiểu luận dưới đây sẽ làm rõ hơn những nguyên tắc và phương pháp ấy.

1

CHƯƠNG 1: HÌNH THỨC, NỘI DUNG CÔNG T ÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH. 1. Hoạt động chính trị, tư tưởng, đạo đức.. 1.1. Hình thức tổ chức. - Các buổi tổ chức thăm quan bảo tàng Dân tộc, bảo tàng cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Quân đội, … - Tổ chức quyên góp xây dựng nhà truyền thống, phòng truyền thống của trường, đi dọn dẹp và thắp hương nghĩa trang liệt sĩ, … - Các phong trào uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, áo lụa tặng bà, kế hoạch nhỏ, nói lời hay việc tốt, quyên góp dựng quỹ từ thiện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. - Các hoạt động thiết thực như mít tinh, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông cho các khối lớp, … - Các cuộc thi qua mạng Internet, trong phạm vi khối – trường – khu vực cùng tìm hiểu về Bác Hồ, về Đảng, Đoàn, Đội, truyền thống bộ đội cụ Hồ, an toàn khi tham gia giao thông, quyền trẻ em, … 1.2. Ý nghĩa giáo dục - Giáo dục chính trị cho các em nhằm giúp các em từng bước hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, những truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của cha ông, những truyền thống quý giá Đảng, Đoàn và Đội. - Giáo dục tư tưởng cho các em có một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, có một thái độ đúng đắn với lao động, yêu nước, niềm tin, lòng trung thành với lí tưởng và mục tiêu của Đảng, lý tưởng của Bác Hồ. - Giáo dục đạo đức nhằm rèn cho các em có ý thức, thói quen, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu lao động, trung thực, khiên tốn, tự trọng, dũng cảm, có trách nhiệm với gia đình, nhà trường, xã hội. 2. Hoạt động học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật. 2.1. Hình thức tổ chức. - Qua các buổi nghe báo cáo, tuyên dương các tấm gương trong học tập, các buổi giao lưu, gặp gỡ những người thành công, lắng nghe những chia sẻ và học tập kinh nghiệm. - Việc phát động những phong trào thi đua, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm. - Việc tham gia các câu lạc bộ, các hội thi, đố vui, …

2

- Tổ chức tham quan dã ngoại, cắm trại để tìm hiểu, học hỏi thêm kiến thức mới, những kĩ thuật và mô hình tiên tiến. 2.2. Ý nghĩa giáo dục - Giúp các em nắm được những mục đích, động cơ, có thái độ học tập tích cực. Các em từng bước hiểu và trả lời được những câu hỏi như Học để làm gì? Học cái gì? và Học bằng cách nào? - Giúp các em có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập, biết vận dụng những lý thuyết mình đã học vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Giúp các em biết khắc phục khó khăn, có ý chí vươn lên, tự giác học tập và rèn luyện để chiếm lĩnh những tri thức có độ khó tăng dần, những đỉnh cao trong khoa học và công nghệ. 3. Hoạt động sức khỏe vệ sinh quốc phòng. 3.1. Hình thức tổ chức. - Các buổi tập thể dục thể thao, rèn luyện các thực hành nghi thức Đội. - Các hội thi, hội khỏe Phù Động, hội thi nghi thức Đội. - Các hoạt động tham qua du lịch, cắm trại, trò chơi lớn. - Các câu lạc bộ y tế, lớp học cứu thương nhỏ tuổi, ngày không hút thuốc lá, … 3.2. Ý nghĩa giáo dục. - Phát triển thể lực các em trở nên nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo dai. - Nhận thức về mục đích của việc tập thể thao rèn luyện sức khoẻ, vệ sinh cá nhân. - Chỉ cho các em biết những phương pháp rèn luyện cơ bản để tự tập luyện. - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. CHƯƠNG 2: NGUY ÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH. Để việc tổ chức các hình thức cho mỗi nội dung được suôn sẻ và hiệu quả cần sử dụng những nguyên tắc và phương pháp hoạt động sau đây, gồm có 6 nguyên tắc và 6 phương pháp. 1. Nguyên tắc. 1.1. Đảm bảo định hướng chính trị xã hội. 1.1.1. Ý nghĩa.

3

Đây được xem là nguyên tắc chủ đạo và có tính xuyên suốt trong các hoạt động của đội nhằm giữ vững những mục tiêu giáo dục của Đảng và tư tưởng Hồ Chí minh, rèn luyện các em biết cố gắng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Các em thực sự trở thành những người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt trong tương lai. 1.1.2. Yêu cầu. - Những hoạt động đều phải nhằm vào mục đích là giáo dục những truyền thống dân tộc, truyền thống chiến đấu anh dũng của Đảng và cha ông, giáo dục các em có lòng yêu quê hương đất nước và tự hào trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Những hoạt động phải góp phần hình thành cho các em đội viên thiếu niên có thế giới qua khoa học, nhân sinh quan cách mạng. - Định hướng cho các em có nhận thức đúng đắn, tốt đẹp về những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. - Hoạt động từng bước hình thành và củng cố cho các em niềm tin vào sự nghiệp đấu tranh xây dựng, bảo vệ đất nước tươi đẹp. - Hoạt động Đội giúp các em thêm yêu cuộc sống, rèn luyện phẩm chất và năng lực bản thân, sẵn sàng tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước đang diễn ra. 1.2. Đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động của Thiếu niên và Đội viên. 1.2.1. Ý nghĩa. Nguyên tắc này càng khẳng định rõ tổ chức Đội là tổ chức quần chúng của trẻ em. Mọi hoạt động Đội phải do các em quyết định Mọi thiếu niên khi thấy bản thân có đủ các điều kiện được quy định rõ trong điều lệ Đội đều có thể tự nguyện viết đơn xin gia nhập sau đó tham gia tích cực để phát huy tính sáng tạo có trong các em. 1.2.2. Yêu cầu. - Hoạt động Đội cần phong phú, đa dạng, hấp dẫn, … thì mới thu hút được các em tự giác, tự nguyện tham gia hoạt động Đội một cách tích cực. - Hoạt động Đội phải tạo điều kiện cho các em hoạt động. Chỉ khi có hoạt động thì mới thu hút được các em tham gia đông đảo, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đạt được thành công trong việc giáo dục, đào tạo thêm những nhân tài cho đất nước. 1.3. Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn. 4

1.3.1. Ý nghĩa. Tính tự quản giúp các em phát huy được vai trò dân chủ, năng lực sáng tạo của bản thân. Song do còn nhỏ, nhận thức chưa đủ sâu sắc, kinh nghiệm sống chưa phong phú, chưa có tư duy khoa học nên cần có sự hướng dẫn của người lớn, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 1.3.2. Yêu cầu. - Cần quan tâm bồi dưỡng năng lực cho Ban chỉ huy. - Có niềm tin tưởng tích cực vào khả năng tự quản của tập thể. - Tạo cơ hội và điều cho các em phát huy vai trò tự quản. 1.4. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của Đội viên. 1.4.1. Ý nghĩa. Lứa tuổi thiếu niên nhi đồng (6 – 15 tuổi) có nhiều biến đổi về cả thể chất lẫn tâm sinh lí. Người phụ trách Đội khi tổ chức hoạt động, giao nhiệm vụ cần chú ý sắp xếp để phù hợp với những biến đổi đó. 1.4.2. Yêu cầu. - Dựa vào đặc điểm lứa tuổi, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã thống nhất quy định chương trình rèn luyện Đội viên theo 3 hạng: hạng 1 (13 – 14 và 15 tuổi), hạng 2 (11 – 12 tuổi), hạng 3 (9 – 10 tuổi). Đối với nhi Đồng từ 6 – 9 tuổi có chương trình dự bị đội viên). Đặc điểm cá nhân đội viên không chỉ là cá tính, giới tính, khuyết tật, …mà bao gồm cả hoàn cảnh, môi trường sống… - Người phụ trách Đội phải có những tri thức về tâm lý, giáo dục và có phương pháp sư phạm khéo léo, phải sâu sát từng em. 1.5. Đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội. 1.5.1. Ý nghĩa. Nguyên tắc phù hợp với lý luận giáo dục và tính chất của tổ chức cũng như thực tiễn công tác Đội. Việc “Học mà chơi, chơi mà học” khá phù hợp để giáo dục các em. Những trò chơi vừa khơi gợi những tò mò khoa học, vừa lôi kéo các em nhiệt tình tham gia. 1.5.2. Yêu cầu. - Đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú là một nguyên tắc phải thực hiện. Tính lãng mạn thường được thể hiện ngay từ tên chủ đề của mỗi hoạt động, ví dụ như: Theo bước chân người anh hùng, Hợp tác xã măng non, Hoa nghìn việc tốt, Hoa điểm 10, …. 5

- Nhà sư phạm phải luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi những cái mới để xây dựng hoạt động phù hợp, hấp dẫn. 1.6. Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội. 1.6.1. Ý nghĩa. - Mục đích của hoạt động Đội là giáo dục. Giáo dục lại là một quá trình liên tục có tính hệ thống, có kế hoạch, đi từ thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. - Sự đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội thể hiện ở sự định ra mục đích hoạt động của Đội và sự thống nhất của ba môi trường giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội. Đội không thể là một lực lượng giáo dục biệt lập 1.6.2. Yêu cầu. - Có cái nhìn tổng thể, toàn diện về những hoạt động giáo dục trong nhà trường, địa phương, của Đội để xây dựng kế hoạch phù hợp với nguyên tắc. - Chú ý sự thống nhất giữa kế hoạch liên đội, chi đội và kế hoạch đội viên. Kế hoạch năm là cơ sở để xây dựng kế hoạch các học kì và kế hoạch tháng, tuần. - Hoạt động của Đội gắn chặt với hoạt động của nhà trường và hoạt động của Đoàn cơ sở. Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các nghị quyết của Đoàn về công tác thiếu nhi và chương trình rèn luyện đội viên là một thể thống nhất, gắn bó với nhau. 2. Phương pháp hoạt động và ý nghĩa 2.1. Phương pháp hoạt động tập thể, mang tính xã hội - Hoạt động tập thể, mang tính xã hội của tổ chức Đội tạo ra những điều kiện, khả năng tốt trong việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất đội viên. Thông qua hoạt động tập thể các em đội viên “tự khẳng định mình”, gắn bó tập thể, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Hoạt động tập thể mang tính xã hội của Đội còn được coi như trường học đầu tiên của quá trình giáo dục chính trị – xã hội. Thông qua hoạt động, các em được tiếp xúc, hòa nhập vào đời sống thường ngày, vào nhịp điệu lao động đang diễn ra trên đất nước. - Hoạt động của các em mang lại những thành quả tuy nhỏ bé nhưng ý nghĩa giáo dục lại rất lớn. Các em tự hào về đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của cả nước. Chính vì ý nghĩa trên mà Đội coi hoạt động tập thể mang tính xã hội là một phương pháp công tác của mình. 2.2. Phương pháp trò chơi với thiếu nhi

6

- Trò chơi có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với đời sống của thiếu nhi. Trò chơi chẳng những đáp ứng nhu cầu của các em mà còn là phương pháp giáo dục các em có hiệu quả. - Đặc thù của trò chơi là có sức lôi cuốn trẻ em rất cao, dễ đưa các em đến sự say mê, hứng thú. Trò chơi mang đến cho các em niềm sung sướng, sự thỏa mãn, niềm sảng khoái, lĩnh hội tri thức tự nhiên, xã hội và tư duy, tạo cho các em những nhạy cảm, nhạy bén, phản xạ thần kinh tốt, hình thành trong các em kĩ năng, kĩ xảo hoạt động mà trên lớp khó có điều kiện rèn luyện, giúp cho các em khả năng ứng xử linh hoạt khả năng giao tiếp và quan hệ xã hội. - Có các loại trò chơi lớn, vừa, nhỏ. Trò chơi phát triển trí tuệ, phát triển thể lực, trò chơi giáo dục, … được tổ chức ở địa điểm, điạ hình khác nhau: chơi trong nhà, chơi ngoài trời (ngoài sân, bãi, dã ngoại ...) 2.3. Phương pháp thuyết phục. - Thuyết phục bằng lời nói: chứng minh, giải thích, phân tích, đàm thoại ..., thể hiện qua những tấm gương. Truyền thống dân tộc cũng là những tấm gương để các em giữ gìn, học tập, noi theo. - Thuyết phục bằng lời nói được sử dụng rộng rãi trong các cuộc họp, sinh hoạt, hội thảo, phát thanh, truyền hình … của Đội, trong các buổi nói chuyện giữa các em và người lớn. - Thuyết phục bằng lời nói chủ yếu là phân tích, giảng giải, chứng minh để thuyết phục các em làm việc tốt, noi gương tốt, nhận thức được cái sai, tránh cái sai, biết phê phán, đấu tranh với cái sai. 2.4. Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên. Phương pháp nhằm lôi cuốn tất cả đội viên vào công tác Đội, kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi thành viên đóng góp sức mình vào các hoạt động Đội., qua đó giáo dục lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật và tính tự quản của các em 2.5. Phương pháp thi đua. - Thi đua là phương pháp đề cao và kích thích hoạt động của đội viên và tập thể Đội. Thi đua làm cho mỗi đội viên và tập thể Đội không thỏa mãn với những gì đã đạt được, không ngừng phấn đấu vươn lên giành kết quả cao hơn. Như vậy, phương pháp thi đua được sử dụng tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tổ chức Đội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện của mình. 7

- Đội đã thường xuyên sử dụng phương pháp thi đua trong công tác của mình, đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức thi đua trong các hoạt động của Đội: + Thi đua học tập: thi đua giữa các đội viên và giữa các tập thể Đội. Nội dung thi đua rất phong phú: về ý thức học tập, phương pháp, kết quả học tập, chế tạo các dụng cụ học tập ... + Thi đua lao động sản xuất: ở trường, ở nhà và giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ + Thi đua trong hội diễn văn nghệ, hội thao, hội khỏe, trò chơi ... 2.6. Phương pháp khen thưởng và khiển trách - Trong công tác Đội, không chỉ có thi đua mới có khen thưởng và khiển trách mà khen thưởng và khiển trách được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động. Khen thưởng và khiển trách là một phương pháp công tác Đội. - Có nhiều biện pháp khen thưởng và khiển trách: khen bằng lời, khiển trách bằng nhắc nhở khéo léo; khen bằng nhận xét, bình bầu, có giấy chứng nhận, có tặng phẩm, khiển trách bằng việc giáo dục thông qua tập thể góp ý kiến bằng dư luận. Tổ chức Đội không coi khiển trách là kỉ luật hành chính: cho ra khỏi Đội, tạm dừng sinh hoạt Đội, thu thẻ đội viên ... hay bằng nhục hình. Khiển trách của Đội là sự nhắc nhở khéo léo, là sự giáo dục để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Đội có hình thức khen thưởng và khiển trách đối với cá nhân và tập thể như sau + Khen thưởng: Tuyên dương, biểu dương. Giấy khen, bằng khen, Thưởng huy hiệu Đội, công nhận “Cháu ngoan Bác Hồ”, công nhận “Tập thể chi đội mạnh”, “Tập thể liên đội mạnh”.

8

KẾT LUẬN Tầm ảnh hưởng của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đến các em học sinh, các em thiếu nhi đang ngày càng sâu sắc. Không chỉ được học trên lớp, qua việc trở thành Đội viên, các em được giáo dục những cái hay cái tốt qua từng hoạt động, được tự do sáng tạo mà không bị bó hẹp về không gian. Để làm được điều đó, việc hiểu, tuân theo và áp dụng những nguyên tắc và phương pháp hoạt động Đội vào quá trình công tác tại Đội là hoàn toàn cần thiết. Tất cả đều hướng đến mục đích cuối cùng là vì các em học sinh, vì một tương lai đất nước phát triển rực rỡ muôn đời.

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Công tác Đội TNTP HCM, Đại học Sài Gòn. 2. https://thcsnguyenlan.pgdthanhxuan.edu.vn/ban-tin-doan-doi/nguyen-tac-he-thong-to-chucva-hoat-dong-cua-doi-tntp-ho-chi-minh-cmobile22019-104865.aspx, truy cập ngày 12/01/2022. 3. https://xemtailieu.net/tai-lieu/bai-giang-cong-tac-doi-thieu-nien-tien-phong-ho-chi-minh1519510.html, truy cập ngày 12/01/2022.

10...


Similar Free PDFs