DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC PDF

Title DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC
Author Thuý Phạm Minh
Course Tieng Viet Thuc Hanh
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 50
File Size 1 MB
File Type PDF
Total Downloads 41
Total Views 162

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIKHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNHTÊN ĐỀ TÀI:CÔNG TÁC BẢO TÔN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCHLỊCH SỬ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM - HÀ NỘIHọc phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCHà Nội – 2021BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TÊN ĐỀ TÀICÔNG TÁC BẢO T...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC BẢO TÔN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM - HÀ NỘI

Học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hà Nội – 2021

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 

TÊN ĐỀ TÀI CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁMHÀ NỘI Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Trần Thu Hằng 2. Nguyễn Hoàng Hiệp 3. Đào Thị Hồng 4. Ngô Quang Minh 5. Hà Diệu Ninh 6. Nguyễn Văn Thịnh 7. Nguyễn Thị Thu Trang 8. Trần Duy Tuấn 9. Ma Duy Tùng 10. Nguyễn Thị Tố Uyên Khóa: 2021-2025

Lớp: 2105LHOC

Người hướng dẫn: Cô Trần Thị Diệu Thúy

HÀ NỘI – 2021

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giáo viên Trần Thị Diệu Thúy. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ cũng như giúp đỡ tận tình và tâm huyết của cô để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất có thể. Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức còn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong quá trình thực hiện đề tài không tánh khỏi những thiếu sót, nhóm em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2021

LỜI CAM ĐOAN Nhóm chúng em xin cam kết rằng đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của nhóm. Các số liệu và nguồn tham khảo là hoàn toàn trung thực và được trích dẫn đầy đủ. Nhóm chúng em sẽ chịu trách nhiệm nếu có bất kì sai sót nào xảy ra.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................8 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................8 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.....................................................................................9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................10 7. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................11 8. Bố cục của đề tài..................................................................................................11 CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VÀ TỔNG QUAN VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI..........................................................................................................................12 1.1. Một số vấn đề chung về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám....................................................................................12 1.1.1. Những khái niệm cơ bản................................................................................12 1.1.2. Vai trò của di sản văn hóa..............................................................................13 1.1.2.1. Di sản văn hóa là tài sản quốc gia, nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội.13 1.1.2.2. Di sản văn hóa là linh hồn gắn kết dân tộc.................................................14 1.1.2.3. Di sản văn hóa lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.....15 1.2.Tổng quan văn miếu Quốc Tử Giám.................................................................16 1.2.1. Giới thiệu văn miếu Quốc Tử Giám..............................................................16 1.2.2. Vị trí văn miếu Quốc Tử Giám......................................................................18

1.2.3. Lịch sử hình thành văn miếu Quốc Tử Giám................................................18 TIỂU KẾT CHƯƠNG I...........................................................................................19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GI TRỊ VĂN HÓA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM............................................................20 2.1. Vai trò của văn miếu Quốc Tử Giám................................................................20 2.1.1. Vai trò cố kết cộng đồng ...............................................................................20 2.1.2. Vai trò gìn giữ bản sắc dân tộc......................................................................20 2.1.3. Phát huy những giá trị của di sản trong đời sống đương đại….....................21 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn miếu- Quốc Tử Giám................................................................22 2.3. Các giá trị của Văn miếu Quốc Tử Giám.........................................................23 2.3.1. Giá trị văn hóa...............................................................................................23 2.3.2. Giá trị lịch sử.................................................................................................25 2.3.3. Giá trị kinh tế.................................................................................................25 2.3.4. Giá trị kiến trúc..............................................................................................25 2.3.5. Giá trị khảo cổ...............................................................................................26 2.4. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử hiện nay..............27 2.4.1. Công tác tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám...............27 2.4.2. Công tác phối kết hợp quản lí di tích.............................................................28 2.4.3. Công tác tuyên truyền quảng bá các giá trị của di tích..................................29 2.4.4. Công tác khai thác phát triển du lịch.............................................................29 2.5. Đánh giá thực trạng văn miếu Quốc Tử Giám.................................................31 2.5.1. Những thành tựu đạt được.............................................................................31

2.5.2. Những tồn tại.................................................................................................31 2.5.3. Nguyên nhân..................................................................................................33 TIỂU KẾT CHƯƠNG II ........................................................................................34 CHƯƠNG III :MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM....................................................................................................35 3.1. Một số kiến nghị...............................................................................................35 3.1.1. Kiến nghị với ban quản lí..............................................................................35 3.1.2.Kiến nghị với thành phố.................................................................................35 3.1.3. Kiến nghị với bộ Văn hóa và Thể Thao........................................................36 3.2. Một số giải pháp ..............................................................................................36 3.2.1. Giải pháp về nhân lực....................................................................................36 3.2.2. Giải pháp về kinh tế.......................................................................................36 3.2.3. Giải pháp về xã hội........................................................................................37 TIỂU KẾT CHƯƠNG III........................................................................................38 KẾT LUẬN.............................................................................................................39 PHỤ LỤC................................................................................................................40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................48

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quốc Tử Giám của thời phong kiến, chúng ta luôn xem là sản phẩm sáng tạo của nền nho học Trung Hoa. Ở Việt Nam, cách đây gần 10 thế kỷ Quốc Tử Giám đã được thành lập vào đầu triều Lý. Các triều đại về sau vẫn kế tục và quan tâm nhiều hơn về ngôi trường này. Tuy nhiên, cho tới nay diện mạo một Quốc Tử Giám như thế nào thì chỉ đến Hà Nội người ta mới có thể “tận mục sở thị”. Đó chính là lý do để Quốc Tử Giám Hà Nội tr ở thành một công trình kiến trúc lịch sử độc hiếm ở nước ta. Trải qua bao thời kỳ lịch sử, chế độ phong kiến sụp đổ, sự xâm lược của thực dân phương Tây,… Quốc Tử Giám vẫn giữ được nét đặc trưng rất riêng của một “trường Đại học”, một trung tâm giáo dục phong kiến triều Nguyễn cùng nhiều các giá trị văn hóa khác. Những đã ai một lần đến với Hà Nội, đến với những địa chỉ sở hữu vị cốm chuẩn thời xưa, thì hãy vào Quốc Tử Giám Hà Nội, nơi gợi lại cảnh đèn sách, học hành truyền thống của tổ tiên. Quốc Tử Giám Hà Nội đã mang đến cho người thăm quan bao nhiêu cảm giác mới lạ với bao điều bí ẩn của lịch sử. Từ những lý do trên cùng với sự tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm về Văn Miếu, nhóm em chọn đề tài :” công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám-Hà Nội“. 2. Lịch sử nghiên cứ đề tài Văn miếu Quốc Tử Giám là một đề tài lịch sử được các nhà sử học từ xưa đến nay hết sức quan tâm nghiên cứu. Trong khoảng hơn 1 thập niên trở lại đây, Quốc Tử Giám Hà Nội đã được rất nhiều người nghiên cứu đến. Phần lớn các đề tài đều đề cập đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử. Chính vì vậy mà những tài liệu nghiên cứu trên đã đem đến những thông tin hết sức bổ ích và cần thiết cho đề tài của nhóm chúng em.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài”công tác bảo tồn và phát huy giá tr ị văn hóa của di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội” đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử, tìm ra được những ưu điểm và hạn chế để phát huy những giá trị văn hóa của Văn miếu Quốc Tử Giám trong đời sống đương đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Văn miếu Quốc Tử Giám. - Khảo sát, mô tả, đánh giá những thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Văn miếu QuốcTử Giám. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đánh giá khách quan về các mặt thành tựu, mặt hạn chế...của di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: quận Đống Đa thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: 2015 - 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, nguồn tài liệu, tổng hợp tài liệu

Thu thập thông tin từ các văn bản, bài báo về di tích lịch sử Văn miếu, các tài liệu nghiên cứu khoa học về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của di tích. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu

Phân tích các tài liệu cũng như văn bản đã được thu thập để tổng hợp lại và khái quát rồi đưa ra kết luận cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Văn miếu Quốc Tử Giám. 5.3. Phương pháp tiếp cận lịch sử

Tìm hiểu, phân tích số liệu đã thu thập được về các mặt thành tựu, hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám sao cho phù hợp với đời sống đương đại. 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1.Ý nghĩa khoa học

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lí lu ận liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn

Những giải pháp được đề xuất trong đề tài có thể sẽ được đưa vào thực tiễn để nâng cao công tác bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả đối với Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội nói riêng và Văn miếu cả nước nói chung.

7. Giả thuyết nghiên cứu Công tác bảo tồn và phát huy Văn miếu Quốc Tử Giám hiện nay đã đạt nhiều thành tựu, bên cạnh đó vẫn còn một số những mặt hạn chế. Nếu có những giải pháp quản lí và bảo tồn một cách khoa học, đúng hướng sẽ phát huy được giá trị văn hóa của di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám trong đời sống đương đại. 8. Bố cục của đề tài Chương I: Một số vấn đề chung về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản và tổng quan về Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Chương II: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VÀ TỔNG QUAN VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI 1.1. Một số vấn đề chung về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám. 1.1.1. Những khái niệm cơ bản.

- Theo Từ điển Tiếng Việt, “ bảo tồn là giữ lại không để mất đi “ (22,tr.39). Bảo tồn văn hóa có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bảo tồn di tích là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng thời gian. Bảo tồn các sự vật hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, thay đổi và biến dạng. - Theo Từ điển Tiếng Việt, phát huy là “là cho cái hay, cái tốt tỏa tác tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm “ (22, tr.768 ). Phát huy là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần của con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát trển xã hội. Phát huy văn hóa làm cho những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống lan tỏa trong cộng đồng xã hội, có ý nghĩa xã hội tích cực. - Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một hay nhóm xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản là những báu vật được thiên nhiên ban tặng và là thành quả lao động và sáng tạo của cha ông ta suốt nhiều thế kỉ. - Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm nào đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa

học... Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm là tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học… - Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật của dân tộc. 1.1.2.Vai trò của di sản văn hóa. Để có thể thấy rõ hơn về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, vai trò sẽ được chia làm 3 phần: - Di sản văn hóa là tài sản quốc gia, là linh hồn gắn kết dân tộc. - Di sản văn hóa là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. - Di sản văn hóa lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập. 1.1.2.1. Di sản văn hóa là tài sản quốc gia, nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. * Di sản văn hóa là tài sản quốc gia. Trong từ điển tiếng Việt do Gs. Hoàng Phê chủ biên từ tài sản được giải thích là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng [Từ điển tiếng Việt / Hoàng Phê chủ biên. - H. : Trung tâm từ điển ; Đà Nẵng : nxb. Đà Nẵng, 1997 ; tr.853]. Trong Luật di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 ghi rất rõ: "Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của cộng đồng văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”; “Di sản có thể thuộc quyền sơ hữu của cá nhân, tổ chức, nhà nước"[30; tr.13].

* Di sản văn hóa là nguồn lực để phát tri ển kinh tế xã hội. Tổng kết thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988 - 1997), Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor viết: “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa, thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm 15 trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước đó sẽ bị suy yếu rất nhiều. Một sự phát triển chân chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy, các trọng tâm, các động cơ và mục tiêu của phát triển phải được tìm trong văn hóa. Nhưng đó là điều cho đến nay vẫn thiếu. Từ nay trở đi, văn hóa cần coi mình là ngu ồn cổ suý tr ực tiếp cho phát triển, và ngược lại, phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ vị trí trung tâm, vai trò điều tiết xã hội”. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa VII (1993) nêu ra quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” 1.1.2.2. Di sản văn hóa là linh hồn gắn kết dân tộc. Hệ thống các di sản văn hoá là tài sản chung của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, là môi trường nhân quyển mà cả dân tộc cùng chung vai gắng sức sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử của mình. Chính vì thế nó cũng chính là nhân tố quan trọng, là hạt nhân gắn kết cộng đồng xã hội ở những cấp độ khác nhau. Có di sản văn hóa của một gia đình, một dòng họ, có di sản văn hóa của một làng bản, của tộc người, nhưng quan trọng hơn là di sản văn hóa của cả dân tộc, vì đó là cộng đồng chính trị - xã hội hình thành trên cơ sở đoàn kết của số đông người, cùng chung lưng đấu cật trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Cũng như di sản văn hóa của các dân tộc khác, di sản văn hóa Việt Nam đã thực sự khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội không phải chỉ trong phát triển kinh tế mà còn trong khả năng hội tụ và đoàn kết dân tộc. Hồ Chủ tịch đã nói: “Dân tộc ta vốn sống với nhau rất có tình nghĩa. Từ ngày có Đảng, cuộc sống tình nghĩa đó càng được nâng cao.” Chính lối sống tình nghĩa đó cũng là di sản văn hóa mà chúng ta cần ra sức bảo vệ và phát huy trong giai đoạn hiện nay cùng với nhiều giá trị tinh thần cao đẹp khác mà dân tộc ta đã tích lũy được trong tiến trình lịch sử. 1.1.2.3. Di sản văn hóa lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập. Thuật ngữ bản sắc dân tộc được sử dụng rất thường xuyên trong các văn bản đời sống hiện đại. Bản sắc là một từ Hán Việt, trong đó bản là cốt lõi, căn cốt, cơ bản; sắc là sắc thái, là sự biểu hiện ra bên ngoài để có thể nhận biết được. Bản sắc văn hoá dân tộc chính là những đặc trưng, những biểu hiện để ta nhận diện một nền văn hoá và qua đó nhận diện một dân tộc, phân biệt một dân tộc này với một dân tộc khác. Hệ thống di sản văn hoá đồ sộ mà ngày nay chúng ta được kế thừa đã minh chứng một cách hùng hồn những giá trị tinh thần cao quý, đẹp đẽ nhất, những cái tạo nên nền tảng giá trị tinh thần quan trọng nhất của bản sắc văn hoá dân tộc. Văn hóa Việt Nam và di sản văn hóa Việt Nam chính là biểu hiện của bản lĩnh kiên cường, được tôi luyện qua trường kỳ lịch sử. Lịch sử dân tộc đã có nhiều ví dụ về bản lĩnh văn hóa Việt Nam, không chỉ thể hiện ở phương diện bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa đặc sắc của ông cha, mà còn ở khả năng chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa của thế giới nhằm phát huy thêm vốn văn hóa của người Việt Nam.

1.2. Tổng quan về văn miếu Quốc Tử Giám 1.2.1. Giới thiệu về Văn miếu Quốc Tử Giám Là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 Di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn miếu...


Similar Free PDFs