Final TIỂU LUẬN DỆT MAY - Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế về dệt may PDF

Title Final TIỂU LUẬN DỆT MAY - Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế về dệt may
Author Anonymous User
Course Chính sách thương mại quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 48
File Size 1 MB
File Type PDF
Total Downloads 158
Total Views 842

Summary

Download Final TIỂU LUẬN DỆT MAY - Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế về dệt may PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------***--------

TIỂU LUẬN NHÓM Môn: Chính sách thương mại quốc tế THỰC TRẠNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TẠI HOA KỲ, NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI QUẦN ÁO, HÀNG MAY MẶC PHỤ TRỢ, DỆT KIM HOẶC MÓC (HS61) VÀ QUẦN ÁO, HÀNG MAY MẶC PHỤ TRỢ, KHÔNG DỆT KIM HOẶC MÓC (HS62) XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Nhóm: 3 Mã lớp: 158 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hạ Liên Chi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2021

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 STT

Họ và tên

Mã số sinh viên

Đánh giá

1

Tô Thị Hoài Dung

2011115103

100%

2

Trần Khánh Huyền

2011115220

100%

3

Phạm Thị Hoàng Lan

2011115276

100%

4

Lê Trúc Linh

2011115286

100%

5

Hồ Thị Thảo Ngân

2011115355

100%

6

Lê Tú Nhã

2011115411

100%

7

Nguyễn Nhạn Thúy Nhi

2011115426

100%

8

Nguyễn Bá Phong

2011115452

100%

9

Lâm Hoàng Yến

2011115711

100%

10

Triệu Thị Minh Huệ

2011116397

100%

11

Ngô Tiến Khải

2011116410

100%

12

Lâm Thị Xuân Mai

2011116452

100%

13

Đặng Thị Thanh Trúc

2011116607

100%

MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................... i DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. v DANH MỤC VIẾT TẮT..........................................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 I. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1 II. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu................................................................1 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................1 1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1 2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2 IV. Tính đóng góp của đề tài...................................................................................2 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN............ 3 I. Khái niệm về hàng rào phi thuế quan.................................................................. 3 1. Định nghĩa....................................................................................................... 3 2. Phân loại.......................................................................................................... 3 3. Đặc điểm..........................................................................................................3 3.1. Ưu điểm.................................................................................................... 4 3.2. Nhược điểm.............................................................................................. 4 4. Mục đích sử dụng............................................................................................ 5 5. Xu hướng sử dụng........................................................................................... 5 II. Pháp luật của WTO về hàng rào phi thuế quan..................................................5 1. Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP)............................ 5 2. Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (Hiệp định SPS)..................................................................................................................... 6 3. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (Hiệp định TBT)...........................................6 4. Hiệp định về trị giá hải quan (Hiệp định CVA)..............................................6

i

5. Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (Hiệp định TRIMS) ......................................................................................................................................6 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGÀNH HÀNG HS61 VÀ HS62 CỦA VIỆT NAM............................................................................................................................ 7 I. Mô tả ngành hàng.................................................................................................7 II. Thực trạng xuất khẩu ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam................... 11 1. Tổng quan...................................................................................................... 11 1.1. Kim ngạch xuất khẩu..............................................................................12 1.2. Giá xuất khẩu..........................................................................................13 1.3. Thị trường xuất khẩu.............................................................................. 14 2. Mô hình SWOT cho ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam..................15 2.1. Strengths................................................................................................. 15 2.2. Weaknesses.............................................................................................16 2.3. Opportunities.......................................................................................... 16 2.4. Threats.................................................................................................... 17 3. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam............................................................................................................................17 3.1. Hoa Kỳ....................................................................................................19 3.1.1. Mã HS61..........................................................................................19 3.1.2. Mã HS62..........................................................................................20 3.2. Nhật Bản................................................................................................. 21 3.2.1. Mã HS61..........................................................................................22 3.2.2. Mã HS62..........................................................................................23 3.3. Hàn Quốc................................................................................................23 3.3.1. Mã HS61..........................................................................................24 3.3.2. Mã HS62..........................................................................................25 4. Nhận xét chung..............................................................................................26

ii

CHƯƠNG III: HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TẠI HOA KỲ, NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG HS61 VÀ HS62 CỦA VIỆT NAM.......................................................................................................................... 27 I. Tổng quan...........................................................................................................27 II. Hoa Kỳ.............................................................................................................. 27 1. Hàng rào phi thuế quan................................................................................. 27 2. Tác động........................................................................................................ 28 III. Nhật Bản.......................................................................................................... 30 1. Hàng rào phi thuế quan................................................................................. 30 2. Tác động........................................................................................................ 32 IV. Hàn Quốc.........................................................................................................33 1. Hàng rào phi thuế quan................................................................................. 33 2. Tác động........................................................................................................ 33 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI HOA KỲ, NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC.................... 34 I. Đối với Chính phủ..............................................................................................34 II. Đối với doanh nghiệp........................................................................................35 III. Vai trò của sinh viên Việt Nam.......................................................................37 KẾT LUẬN...............................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................a

iii

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sản xuất các nhóm sản phẩm chính của ngành dệt may..............................12 Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019....... 12 Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 và 2020............................................................................................................................13 Hình 4: Giá bình quân nhóm hàng HS6110 của bốn nước xuất khẩu lớn nhất giai đoạn 2015 - 2019....................................................................................................... 13 Hình 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2019................14 Hình 6: Giá trị gia tăng ngành hàng HS61 của Việt Nam tại Hoa Kỳ giai đoạn 2017 - 2020......................................................................................................................... 19 Hình 7: Giá trị gia tăng ngành hàng HS62 của Việt Nam tại Hoa Kỳ giai đoạn 2017 – 2020.........................................................................................................................20 Hình 8: Giá trị gia tăng ngành hàng HS61 của Việt Nam tại Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2020............................................................................................................... 22 Hình 9: Giá trị gia tăng ngành hàng HS62 của Việt Nam tại Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2020............................................................................................................... 23 Hình 10: Giá trị gia tăng ngành hàng HS61 của Việt Nam tại Hàn Quốc giai đoạn 2017 – 2020............................................................................................................... 24 Hình 11: Giá trị gia tăng ngành hàng HS62 của Việt Nam tại Hàn Quốc giai đoạn 2017 – 2020............................................................................................................... 25

iv

DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Số lượng các biện pháp phi thuế quan được sử dụng bởi các thành viên của WTO (tính đến thời điểm 31/12/2019)........................................................................5 Bảng 2: Mã HS61........................................................................................................ 7 Bảng 3: Mã HS62........................................................................................................ 9 Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu chủ lực trong quý I năm 2020...........................................................................14 Bảng 5: Tiềm năng xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường truyền thống................................................................................................... 18 Bảng 6: Xuất khẩu ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2017 - 2020....................................................................................................... 19 Bảng 7: Xuất khẩu ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2017 - 2020....................................................................................................... 21 Bảng 8: Xuất khẩu ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2017 - 2020....................................................................................................... 23

v

DANH MỤC VIẾT TẮT STT

Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

1

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

2

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

3

ILP

Import Licensing Procedures

Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu

4

SPS

Sanitary and Phytosanitary

Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật

5

TBT

Technical Barriers to Trade

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật

6

CVA

Agreement on Custom Valuation

Hiệp định về trị giá hải quan

7

TRIMS

Trade - Related Investment Measures

Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại

8

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

9

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

vi

10

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific Partnership

11

EVFTA

European - Vietnam Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam

12

EU

European Union

Liên minh châu Âu

13

ISO

International Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

14

SAI

Social Accountability International

Tổ chức quốc tế đa ngành phi Chính phủ với chức năng cải thiện môi trường làm việc và môi trường công cộng

15

WRAP

Worldwide Responsible Accredited Production

Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu

16

TFPIA

Textile Fiber Product Labeling Act

Đạo luật phân biệt các sản phẩm sợi dệt

17

WPLA

Wool Products Labeling Act

Luật về nhãn mác của sản phẩm len

18

CPSC

Consumer Product Safety Commission

Uy ban An toàn tiêu dùng

19

FFA

Flammable Fabrics Act

Luật về nhãn mác của sản phẩm len

vii

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, tiến trình hội nhập của Việt Nam đang được triển khai tích cực trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại là quá trình lâu dài gắn với đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Dưới tác động của dịch Covid - 19, dệt may là ngành chịu thiệt hại lớn nhất cùng với du lịch và hàng không. Khó khăn do thiếu nguyên liệu và nhu cầu chững lại tại các thị trường khiến doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn trong sản xuất. Là những sinh viên trường Đại học Ngoại thương, chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực trạng hàng rào phi thuế quan tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đối với quần áo, hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc (HS61) và quần áo, hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc (HS62) xuất khẩu của Việt Nam”. II. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu Đề tài phân tích tình hình hàng rào phi thuế quan tại các thị trường chủ lực đang nhập khẩu hai nhóm hàng trên của Việt Nam cũng như những khó khăn mà nước ta gặp phải trong quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để đưa ra một số khuyến nghị phù hợp. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống rào cản phi thuế quan đối với ngành hàng HS61 và HS62 xuất khẩu của Việt Nam. 1

2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi sẽ tập trung vào những khó khăn Việt Nam đang gặp phải khi xuất khẩu các mặt hàng HS61 và HS62 sang ba thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. IV. Tính đóng góp của đề tài Tiểu luận góp phần thông tin chi tiết về các công cụ phi thuế quan đối với ngành hàng HS61 và HS62 xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường chính của doanh nghiệp. Việc phân tích thực trạng hiện nay cũng như xu hướng phát triển trong tương lai sẽ làm sáng tỏ hơn những vấn đề cần được cải thiện trong năng lực của Chính phủ và các nhà sản xuất trong nước khi đương đầu với các biện pháp ngày càng khắt khe hơn của những nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, đề tài không những là tài liệu tham khảo cho các đối tượng có liên quan mà còn là tư liệu hỗ trợ cho các sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế. Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài tiểu luận gồm có 4 chương sau: Chương I: Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan. Chương II: Tổng quan ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam. Chương III: Hàng rào phi thuế quan tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đối với ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam. Chương IV: Một số giải pháp giúp Việt Nam vượt rào cản phi thuế quan tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

2

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN I. Khái niệm về hàng rào phi thuế quan 1. Định nghĩa Trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), “Biện pháp phi thuế quan là biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước” và “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”. 2. Phân loại Bộ Công thương Việt Nam phân loại hàng rào phi thuế quan như sau: - Các biện pháp hạn chế định lượng. - Các biện pháp quản lý giá. - Các biện pháp quản lý đầu mối. - Các biện pháp kỹ thuật. - Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời. - Các biện pháp liên quan tới đầu tư. - Các biện pháp khác. 3. Đặc điểm

3

3.1. Ưu điểm Thứ nhất, các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức. Nhờ đặc điểm này, mức độ đáp ứng mục tiêu của các hàng rào phi thuế quan rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng chúng để phục vụ một mục tiêu thì sẽ có nhiều sự lựa chọn mà không bị bó hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Thứ hai, một hàng rào phi thuế quan có thể đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao. Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách thương mại của mình. Các mục tiêu đó có thể là: bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển một số ngành nghề, bảo đảm an toàn và sức khỏe con người. Thứ ba, nhiều hàng rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại. Các hàng rào phi thuế quan thường mang tính “mập mờ”, không rõ ràng như những thay đổi định lượng của thuế quan. Chính vì vậy, dù tác động của chúng có thể lớn nhưng lại là tác động ngắn, có thể che đậy, biện hộ được. 3.2. Nhược điểm Thứ nhất, dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan rất khó khăn. Các hàng rào phi thuế quan được vận dụng trên cơ sở chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà chức trách về nhu cầu tiêu thụ trong nước. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất trong trung và dài hạn bị hạn chế. Thứ hai, các hàng rào phi thuế quan đòi hỏi chi phí quản lý cao và...


Similar Free PDFs