GK- Nlqlkt-Nhóm 10 - BT nhóm GK NLQLKT PDF

Title GK- Nlqlkt-Nhóm 10 - BT nhóm GK NLQLKT
Author Minh Hạnh Hoàng
Course nguyên lý quản lý kinh tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 34
File Size 916.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 762
Total Views 842

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ-------***-------BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌHọc phần: Nguyên lý quản lý kinh tếMã học phần: DTU301.ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASANNhóm thực hiện: Nhóm số 10Lớp tín chỉ: DTU301.Giảng viên hướng dẫn: ThS Đin...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ Học phần: Nguyên lý quản lý kinh tế Mã học phần: DTU301.5

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN

Nhóm thực hiện: Nhóm số 10 Lớp tín chỉ: DTU301.5 Giảng viên hướng dẫn: ThS Đinh Hoàng Minh

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 10

Họ và tên

Mã sinh viên

1. Chu Vân Anh

2014110005

2. Phạm Thị Ngọc Anh

2014110021

3. Phạm Thị Minh Ánh

2014110029

4. Nguyễn Thị Kim Dung

2014110053

5. Đặng Thái Dương

2014110058

6. Hoàng Thị Minh Hạnh (Nhóm trưởng)

2014110089

7. Đoàn Thị Khánh Huyền

2014110118

8. Nguyễn Thị Ngọc Lan

2014110129

9. Nguyễn Khánh Ly

2014110160

10. Sầm Thị Diệu Linh

2014110148

11. Phạm Thị Ngọc Mai

2014110164

12. Quách Thị Thương

2014110234

13. Nguyễn Hoàng Thanh Xuân

2014110263

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MA TRẬN SWOT ........................................ 3 1.1. Khái niệm về ma trận SWOT ................................................................................ 3 1.2. Các yếu tố phân tích SWOT .................................................................................. 3 1.3. Các bướ c xây dựng ma trận SWOT ....................................................................... 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN ...................................................................................................................... 5 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần tập đoàn Masan............................................ 5 2.2. Tổng quan về công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan ........................................... 5 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN ................................................................................................ 9 3.1. Điểm mạnh của Masan Consumer (S) ................................................................... 9 3.2. Điểm yếu của Masan Consumer (W) ................................................................... 12 3.3. Cơ hội của Masan Consumer (O) ........................................................................ 16 3.4. Thách thức của Masan Consumer (T) .................................................................. 19 CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN .................................................................................. 23 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 29

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG-Fast Moving Consumer Goods) t ại Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng. Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng diễn ra ngày càng quyết liệt, đặc biệt là giữa hàng hóa xuất xứ từ các công ty Việt và hàng hóa từ các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng. Masan Consumer một công ty Việt Nam, cũng là một ông lớn trong thị trường hàng tiêu dùng nhanh, hàng năm cung cấp lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: Mì Omachi, nước tương Chinsu, tương ớ t Chinsu,... Trong bối cảnh các công ty liên tục phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh liên tục đưa ra các chính sách nhằm thu hút khách hàng về phía mình, các s ản phẩm ngày càng trở nên đa dạng và có nhiều hàng hóa thay thế, người tiêu dùng đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn hiệu hàng hóa. Đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú. Yêu cầu đặt ra là các s ản phẩm cần phải thỏa mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Nếu các công ty muốn tồn tại và thành công, không thể thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng mà phải xây dựng một chiến lượ c cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, các công ty cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình để xác định vị thế cạnh tranh, tìm ra các cơ hội, tiềm năng phát triển của công ty cũng như các thách thức cần vượt qua. Đó là công việc cần làm để đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Mô hình SWOT (Strengths - Weaknesses - Oppotunities - Threats) là một mô hình hiệu quả để phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ công ty và cơ hội, thách thức công ty đang đối mặt, giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc, toàn diện về một công ty. Với mong muốn tìm hiểu về công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan, nhằm đưa ra được các chiến lượ c phù hợp giúp Masan ngày càng phát triển, nhóm 10 chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích ma trận SWOT của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở làm rõ lý thuyết về mô hình SWOT và phân tích SWOT của Masan Consumer, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng các chiến lược kinh doanh phù 1

hợp với tình hình của Masan Consumer hiện tại, nhằm giúp Masan tận dụng được điểm mạnh và khắc phục điểm yếu nội tại, nắm bắt cơ hội phát triển và vượt qua thách thức. Từ đó, bài tiểu luận được chia làm 4 nhiệm vụ chính:  Hệ thống những lý thuyết về ma trận SWOT  Tổng quan về công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer)  Xây dựng mô hình SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà Masan đang đối mặt  Xây dựng ma trận SWOT, kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp dựa trên tình hình thực tế của Masan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu: Ma trận SWOT của công ty Masan Consumer  Phạm vi không gian nghiên cứu: Công ty Masan Consumer  Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ 2019-2025 4. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượ ng nghiên cứu như trên, trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp tư duy logic, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu và phân tích, tổng hợp thông tin 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được chia thành chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lí thuyết về ma trận SWOT Chương 2: Tổng quan về công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan Chương 3: Phân tích mô hình SWOT của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan Chương 4: Xây dựng ma trận SWOT đối với công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan

2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MA TRẬN SWOT 1.1. Khái niệm về ma trận SWOT Ma trận SWOT là t ập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Điểm mạnh và điểm yếu là thuộc nội bộ doanh nghiệp, còn cơ hội và nguy cơ đến từ bên ngoài. Đó là khái niệm ma trận SWOT được biết đến nhiều nhất. Vậy phân tích SWOT là việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Phân tích SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Các yếu tố phân tích SWOT

 Strengths (Điểm mạnh) Điểm mạnh trong ma trận SWOT mô tả các thuộc tính tích cực, mạnh mẽ gồm hữu hình và vô hình bên trong tổ chức, những điểm đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Để tìm được các điểm mạnh của doanh nghiệp có thể dựa trên các tiêu chí như: kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, máy móc thiết bị, kỹ thuật độc quyền, bằng phát minh, sáng chế.

 Weaknesses (Điểm yếu) Trái ngược với điểm mạnh thì đây là những khía cạnh hay chuyên môn mà doanh nghiệp chưa làm tốt trong khi đối thủ làm tốt hơn. Điểm yếu là những vấn đề tồn tại bên trong doanh nghiệp vì thế ở khoản nào vắng bóng điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại những mặt yếu, kém.

 Opportinities (Cơ hội) Cơ hội là những yếu tố hấp dẫn bên ngoài tạo lợi thế phát triển, góp phần giúp doanh nghiệp thành công. Nhân t ố này có thể là sự nở rộ của thị trường, ít đối thủ cạnh tranh hoặc đối thủ còn chậm chạp, yếu kém, xu hướng công nghệ thay đổi, các chính sách, luật có lợi từ nhà nước,...

 Threats (Thách thức) 3

Cuối cùng là Threats – thách thức, rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát, những ảnh hưởng đến khả năng thành công hoặc tăng trưở ng của doanh nghiệp. Đó có thể là thị trường biến động, xuất hiện nhiều đối thủ, những thay đổi trong môi trường pháp lí, thông tin báo chí truyền thông tiêu cực, khách hàng thay đổi thái độ cách nhìn về doanh nghiệp. 1.3. Các bước xây dựng ma trận SWOT  Liệt kê các điểm mạnh bên trong công ty (S)  Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty (W)  Liệt kê các cơ hội bên ngoài công ty (O)  Liệt kê các mối đe dọa bên ngoài công ty (T)  Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược

(SO): phát huy điểm mạnh để theo đuổi những cơ hội phù hợp với công ty  Kết hợp các điểm mạnh bên trong với mối nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của

chiến lược (ST): phát huy lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trườ ng bên ngoài gây ra  Kết hợp các điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của

chiến lược (WO): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội  Kết hợp các điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược (WT): thiết lập những kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần tập đoàn Masan Công ty cổ phần t ập đoàn Masan - Masan Group là một trong những tập đoàn kinh doanh l ớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh doanh số 1 tại Việt Nam, Masan Group không ngừng phát triển trong suốt những năm vừa qua. Masan Group hiện là công ty mẹ giữ lợi ích kinh t ế kiểm soát ở các công ty MasanConsumerHoldings (“MCH”), Masan MEATLife (“MML”), Masan High-Tech Materials (“MHT”) và VinCommerce (VCM) Cấu trúc t ập đoàn Masan Group:

MASAN GROUP

THE CROWN

MASANCONSUMERHOLDINGS

MASAN MEATLIFE

MASAN HIGH-TECH MATERIALS

TECHCOMBANK

VINCOMMERCE

MNS FEED MASAN BREWERY

MASAN CONSUMER

MASAN FOOD

MASAN BEVERAGE

MNS MEAT

Hình 1:Cấu trúc t ập đoàn Masan Group (Nguồn: Báo cáo thường niên Masan Group 2020)

2.2. Tổng quan về công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan 2.2.1. Giới thi ệu chung về công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan Tên Công ty : Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan Tên Tiếng Anh : Masan Consumer Corporation Tên viết tắt : Masan Consumer Corp.

5

Trụ sở : Tầng 12, Tòa nhà Kumho Asiana Plaza, 39 Lê Duẩn, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh Điện thoại : +84 8 62 555 660 Fax : +84 8 38 109 463 Website : www.masanconsumer.com Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : 0302017440 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 31 tháng 5 năm 2000, đăng ký thay đổi lần thứ 38 ngày 04 tháng 08 năm 2016. Vốn điều lệ : 7.267.938.180.000 VND (Bảy ngàn hai trăm sáu mươi bảy tỷ, chín trăm ba mươi tám triệu, một trăm tám mươi ngàn đồng) Năm trở thành công ty đại chúng : 2008

Logo :

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát tri ển của công ty Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan là công ty con của Công ty TNHH Masan Consumer Holdings – một công ty con của CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group). Masan Consumer là công ty chuyên s ản xuất và phân phối một loạt các s ản phẩm thực phẩm và nước giải khát. Sản phẩm của nó bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai. Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tại Hoa K ỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia. Tiền thân là CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến (1996) chuyên về gia vị và công ty CTCP Công nghiệp – Xuất nhập Khẩu Minh Việt (2000) chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Vào đầu những năm 2000, Masan là công ty tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước tương và nước mắm. Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường đó là nước tương Chin-su và trong thời gian ngắn sau, Masan đã chiếm thị phần dẫn đầu trong các sản phẩm nước chấm và mì gói. 6

Đến năm 2003, 2 công ty trên được sát nhập trở thành CTCP Công nghiệp Thương mại Ma San. Trong 4 năm tiếp theo, công ty l ần lượt giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi và thu hút đượ c sự chú ý rất lớn của người tiêu dùng. Đến năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food) và năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan chính thức đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) và giữ nguyên thương hiệu này cho đến bây giờ. Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Vinacafe Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm. Cho đến nay, Masan Consumer đã thực sự ghi dấu là một thương hiệu mạnh trên thị trường và là công ty đứng vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam và đứng vị trí thứ 3 trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống (Forbes Việt Nam,2020) 2.2.3. Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu  Sứ mệnh của Masan Consumer: Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho gần 100 triệu ngườ i dân Việt Nam, để họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày.  Tầm nhìn đến năm 2025: Trở thành công ty hàng tiêu dùng dẫn đầu Việt Nam xét về doanh số, lợi nhuận và sự nhận biết thương hiệu. Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Là điểm thu hút các nhân tài hàng đầu, và được công nhận là môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam và là biểu tượ ng của chất lượ ng và niềm tự hào của người Việt.  Mục tiêu đến năm 2025: Masan Consumer có 12 nhãn hiệu đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng khác nhau. Tốc độ phát triển trung bình của doanh thu trong giai đoạn 2020-2025 đạt trên 20%/năm. 7

Là 1 trong 3 nơi làm việc được ưa thích nhất Việt Nam vào năm 2025. 2.2.4. Các sản phẩm của Masan Consumer Masan Consumer s ản xuất và phân phối nhiều loại s ản phẩm thực phẩm và đồ uống, bao gồm nước tương, nướ c mắm, nước chấm, tương ớt, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai. Các thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer gồm Chin- Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Heo Cao Bồi, Vinacafé, Wake-Up, Wake-Up 247, Compact Cherry, Vĩnh Hảo, Vivant, Lemona và Quang Hanh. Đối tác liên kết của Masan Consumer - Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex, được Masan Consumer mua lại tỷ lệ cổ phần đáng kể vào cuối năm 2014, cũng có các thương hiệu nước chấm và gia vị nổi tiếng với sự hiện diện mạnh mẽ tại các kênh hàng quán. Năm 2020, với việc mua Công ty Cổ Phần Bột Giặt NET (“NETCO”), Masan đã cho ra mắt một sản phẩm mới trong ngành HPC1: Bột giặt Joins 2 trong 1.

Hình 2: Một số sản phẩm của Masan Consumer (Nguồn: Báo cáo thường niên Masan Consumer 2020)

1

HPC là viết tắt của cụm Home & Personal Care - Ngành hàng Chăm sóc cá nhân và gia đình

8

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN 3.1. Điểm mạnh của Masan Consumer (S) 3.1.1. Masan Consumer là t hương hiệu mạnh trên thị trường. Masan Consumer đã ghi dấu mình trở thành một thương hiệu mạnh bằng cách vận dụng sự hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng Việt Nam và áp dụng các phương pháp thực thi tốt nhất. Trong thị trường mà người tiêu dùng rất nhạy cảm về giá, Masan Consumer đã chuyển đổi những sản phẩm vốn chỉ được xem là hàng hóa nguyên liệu thành các s ản phẩm có thương hiệu mạnh, nhờ đó có thể duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng ở các phân khúc giá khác nhau mà vẫn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam. Trong năm 2020, Masan Consumer tự hào lần thứ 3 liên tiếp đứng đầu “Top 10 Công ty thực phẩm uy tín” theo Vietnam Report. Không chỉ thế, công ty tiếp tục nằm trong Top 3 Nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở cả bốn vùng Thành thị và Nông thôn Việt Nam trong suốt 8 năm qua theo Bảng xếp hạng Brand Footprint của Kantar Worldpanel 2020. Tính đến cuối năm 2020, Masan Consumer sở hữu 5 thương hiệu với doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, phản ánh khả năng xây dựng nên các thương hiệu mạnh trong các danh mục ngành hàng lớn. (Báo cáo thường niên Masan Consumer 2020). Năm 2020, Masan Consumer đã lọt vào danh sách 50 Thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam do Forbes Việt Nam công bố.

Hình 3: Các thương hiệu của Masan Consumer có doanh thu trên 2000 tỷ đồng năm 2020 (Nguồn: Báo cáo thường niên Masan Consumer 2020)

3.1.2. Masan Consumer có nguồn tài chính lớn mạnh 9

Kể từ năm 2009, CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group - MSN) cùng các đơn vị thành viên đã huy động về gần 3 tỷ USD từ thị trường vốn quốc tế, và chưa thấy dấu hiệu dừng lại. Alibaba và Baring Private Asia (BPEA) vừa đầu tư 400 triệu USD mua cổ phần phát hành mới của The CrownX, định giá công ty này lên 7,3 tỷ USD. The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan Group t ại Masan Consumer Holdings (MCH) và VinCommerce. Bản thân công ty mẹ Masan Group có kế hoạch chào bán cổ phần mới huy động nguồn tiền, phương án đã được đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 thông qua. Lượng chào bán không quá 10% số cổ phần đang lưu hành, thờ i gian thực hiện trong năm 2021 cho đến trước đại hội đồng cổ đông thường niên 2022. (Đông A, 2020) Trước nền tảng vững chắc của công ty mẹ và tiềm năng của mình, Masan Consumer có nguồn tài chính lớn mạnh, chi phí đầu tư phát triển sản phẩm rất lớn, không ngừng cải thiện và nâng cấp sản phẩm. 3.1.3. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại Lấy trọng tâm phát triển là nhu yếu phẩm, mong muốn trở thành nền tảng tích hợp nhằm phụng sự những nhu cầu chưa được thỏa mãn của gần 100 triệu người dân Việt Nam, Masan Consumer không ngừng nỗ lực ra mắt, mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm của chính mình. Các nhãn hàng chính của quý công ty bao gồm: ngành hàng gia vị có CHIN- SU, Nam Ngư và Tam Thái Tử; ngành hàng thực phẩm tiện lợi (bao gồm mì ăn liền, cháo, thịt chế biến) có Omachi, Kokomi, Ponnie và Heo Cao Bồi; ngành hàng đồ uống có Vinacafé, Wake-up, Wake-up 247, Compact, Lemona, Vĩnh Hảo, Vivant, Quang Hanh, Sư Tử Trắng và Red Ruby. Những sản phẩm kể trên đều là những thương hiệu đã “quen mặt” với người tiêu dùng Việt Nam từ lâu. Nhiều sản phẩm được người tiêu dùng biết đến và tin yêu, hiện đang có đến 98% các hộ gia đình tại Việt Nam đang sử dụng ít nhất một sản phẩm của Masan. (Báo cáo thường niên Masan Consumer 2020) 3.1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm lớn. Masan Consumer vận hành một trong nh ững mạng lướ i phân phối thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam. Điều này mang l ại lợi thế cạnh tranh đáng kể như khả năng cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng một cách hiệu quả trong khi giảm được chi phí vận chuyển vì gần 70% dân số Việt Nam hiện sinh sống ở vùng nông thôn và 10

ngành bán l ẻ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh bán hàng truyền thống. Công ty đã có lợi thế dẫn đầu về kênh phân phối offline khi s ở hữu hơn 2.500 điểm bán lẻ hiện đại như VinMart, VinMart+ kết hợp với hơn 320.000 điểm bán truyền thống trên cả nước thông qua 2 kênh phân phối lớn là Công ty TNHH KD TM XNK Anh Thư & Công ty TNH...


Similar Free PDFs