Ke toan qtr - trắc nghiệm ktqt PDF

Title Ke toan qtr - trắc nghiệm ktqt
Course Kế toán quản trị
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 90
File Size 2.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 14
Total Views 654

Summary

Download Ke toan qtr - trắc nghiệm ktqt PDF


Description

Bài 1 Mục 1.1.1 khái niệm Câu 2: Nội dung báo cáo kế toán quản trị do: A) Do luật kinh tế quy định B) Bộ tài chính quy định C) Nhà quản trị doanh nghiệp quy định D) Do luật kinh tế, bộ tài chính và nhà quản trị doanh nghiệp quy định Đúng. Đáp án đúng là: Nhà quản trị doanh nghiệp quy định Vì: Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính ị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật kế toán, khoản 3, điều 4). Như vậy, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản trị và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức. Tham khảo: mục 1.1.1 khái niệm

Câu 4: Kế toán quản trị áp dụng trong tổ chức nào dưới đây: A) Các doanh nghiệp

B) Các cơ quan quản lý chức năng

C) Các tổ chức nhân đạo, các hội nghề nghiệp D) Các doanh nghiệp ; Các cơ quan quản lý chức năng; Các tổ chức nhân đạo,

các hội nghề nghiệp Đúng. Đáp án đúng là: Các doanh nghiệp ; Các cơ quan quản lý chức năng; Các tổ chức nhân đạo, các hội nghề nghiệp Vì: Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin kế toán của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để tiến hành hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Vậy kế toán áp dụng trong tất cả các tổ chức có hệ thống kế toán như: Các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chức năng, các tổ chức nhân đạo, các hội nghề nghiệp Tham khảo: mục 1.1.1 khái niệm

Câu 12: Quy trình xử lý thông tin kế toán quản trị theo trình tự sau: Chọn một câu trả lời

A) Chứng từ Phân loại và đánh giá Ghi nhận trên sổ chi tiết, tổng hợp Tổng hợp báo cáo tài chính B) Nhu cầu thông tin quản trị Thu thập, phân tích, định tính, định lượng Báo cáo chỉ tiêu quản trị C) Thông tin thực tế trên báo cáo tài chính Phân tích Báo cáo chỉ tiêu quản trị D) Thông tin bên ngoài Phân tích Báo cáo chỉ tiêu quản trị Sai. Đáp án đúng là: Nhu cầu thông tin quản trị Thu thập, phân tích, định tính, định lượng Báo cáo chỉ tiêu quản trị Vì: Theo định nghĩa kế toán quản trị: Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính, trong nội bộ đơn vị kế toán. Do vậy quy trình xử lý thông tin là theo nhu cầu thông tin quản trị: Thu thập, phân tích, định tính định lượng – báo cáo chỉ tiêu quản trị. Tham khảo: mục 1.1.1.1. Khái niệm

Câu 4: Kế toán quản trị được xâ

óa:

A) Theo chính sách kế toán chung B) Theo định chế tài chính doanh nghiệp. C) Theo quy chế hoạt động của doanh nghiệp. D) Theo nhu cầu quản lý và kiểm soát nội bộ Đúng. Đáp án đúng là: Theo nhu cầu quản lý và kiểm soát nội bộ Vì: Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản trị và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức. Nên được xây dựng theo nhu cầu quản lý và kiểm soát nội bộ. Tham khảo: mục 1.1.1.1 Khái niệm

Mục 1.1.2.2 Phản ánh hoạt động của doanh nghiệp Câu 6: Kế toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản trị thực hiện chức năng: A) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện B) Kiểm tra, đánh giá C) Ra quyết định

D) Lập kế hoạch , tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, ra quyết định Đúng. Đáp án đúng là: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, ra quyết định Vì: Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản lý thực hiện bốn hoạt động (chức năng) cơ bản: ♦ Lập kế hoạch ♦ Tổ chức và điều hành hoạt động, ♦ Kiểm soát hoạt động ♦ Ra quyết định. Tham khảo: mục 1.1.2.2 Phản ánh hoạt động của doanh nghiệp

Mục 1.2.6 Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định ngắn hạn Câu 3: Báo cáo kế toán quản trị được lập tại thời điểm: A) Khi kết thúc niên độ kế toán B) Khi công khai thông tin tài chính hay báo cáo tình hình tài chính trước cổ đông C) Khi cơ quan quản lý yêu cầu kiểm tra D) Khi nhà quản trị có nhu cầu Đúng. Đáp án đúng là: Khi nhà quản trị có nhu cầu Vì: Các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định trong sản xuất kinh doanh. Để thành công trong việc ra quyết định, các nhà quản lý phải dựa vào các nhân viên kế toán quản trị để cung cấp cho họ các thông tin thích hợp cho từng tình huống ra quyết định. Do vậy, các báo cáo kế toán quản trị cần phải được lập khi các nhà quản trị yêu cầu. Tham khảo: mục 1.2.6 Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định ngắn hạn

Mục 1.3. so sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính:

Câu6 Nội dung cơ bản kế toán ở một doanh nghiệp bao gồm: A) Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp

B) Kế toán quản trị, kế toán tài chính

C) Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị

D) Kế toán doanh thu và kế toán chi phí

Đúng. Đáp án đúng là: Kế toán quản trị, kế toán tài chính Vì: Trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Trong khi đó, mục tiêu của kế toán tài chính là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài tổ chức. Do vậy nội dung cơ bản kế toán ở một doanh nghiệp bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị (bao gồm cả kế toán chi phí). Tham khảo: mục 1.3. so sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính:

Mục 1.3.1 Những điểm giống nhau Câu 10: Kế toán quản trị và kế toán tài chính giống nhau ở: A) Cùng chia sẻ thông tin đầu vào trên chứng từ kế toán B) Phản ánh quan hệ kinh tế tài chính hoạt động doanh nghiệp C) Phản ánh quan hệ vật chất trách nhiệm hoạt động doanh nghiệp D) Cùng chia sẻ thông tin đầu vào trên chứng từ kế toán; Phản ánh quan hệ kinh tế tài chính hoạt động doanh nghiệp; Phản ánh quan hệ v ật chất trách nhiệm hoạt động doanh nghiệp Đúng. Đáp án đúng là: Cùng chia sẻ thông tin đầu vào trên chứng từ kế toán; Phản ánh quan hệ kinh tế tài chính hoạt động doanh nghiệp; Phản ánh quan hệ vật chất trách nhiệm hoạt động doanh nghiệp Vì: Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý. Tham khảo: mục 1.3.1 Những điểm giống nhau

Mục 1.3.2 Sự khác nhau của 2 loại kế toán Câu 5: Cho biết thông tin nào dưới đây KHÔNG phải là thông tin của kế toán quản trị: A) Hướng tới tương lai B) Nhấn mạnh tới các báo cáo tài chính cho người sử dụng bên ngoài doanh

nghiệp C) Nhấn mạnh tới tính phù hợp

D) Cung cấp các thông tin chi tiết về phần góp vốn của các cổ đông

Đúng. Đáp án đúng là: Nhấn mạnh tới các báo cáo tài chính cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp Vì: Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà

mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị không nhấn mạnh tới các báo cáo tài chính cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Tham khảo: mục 1.3.2 Khác nhau (Đặc điểm của thông tin)

Câu 8: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị chủ yếu là: A) Hội đồng quản trị

B) Ban giám đốc

C) Giám đốc bộ phận, trưởng các phòng ban quản lý D) Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, giám đốc bộ phận, trưởng các phòng ban

quản lý Đúng. Đáp án đúng là: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, giám đốc bộ phận, trưởng các phòng ban quản lý Vì: Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: các nhà quản lý doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau như trưởng phòng kinh doanh, quản đốc phân xưởng, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, giám đốc, tổng giám đốc…. Tham khảo: mục 1.3.2 Khác nhau (Đối tượng sử dụng thông tin)

Câu 7: Thông tin kế toán quản trị: A) Tuân thủ những quy định luật kinh tế B) Tuân thủ luật kế toán C) Tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung D) Không cần thiết tuân thủ các qui định của luật kinh tế, luật kế toán và chuẩn mực kế toán Đúng. Đáp án đúng là: Không cần thiết tuân thủ các qui định của luật kinh tế, luật kế toán và chuẩn mực kế toán Vì: Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, nên không có tính pháp lý. Tham khảo: mục 1.3.2 Khác nhau (Tính pháp lý của kế toán)

Câu 14: Kế toán quản trị được thiết kế thông tin dưới hình thức:

Chọn một câu trả lời A) Quan hệ so sánh giữa số liệu dự toán và số liệu kế hoạch

B) Phương trình kế toán cơ bản C) Cấu trúc theo mô hình kiểm soát chi phí D) Quan hệ so sánh giữa thực tế với định hướng hoạt động, giữa chi phí lợi ích từng hoạt động. Phương trình kinh tế, tài chính, đồ thị dự báo. Cấu trúc theo từng mô hình quản lý, kiểm soát Sai. Đáp án đúng là: Quan hệ so sánh giữa thực tế với định hướng hoạt động, giữa chi phí lợi ích từng hoạt động. Phương trình kinh tế, tài chính, đồ thị dự báo. Cấu trúc theo từng mô hình quản lý, kiểm soát Vì: Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Về giá thực tế và giá định mức, chi phí và lợi ích dưới hình thức bảng biểu, đồ thị, phương trình kinh tế tài chính và đáp ứng từng mô hình quản lý, kiểm soát. Tham khảo: mục 1.3.2 Khác nhau (Đặc điểm của thông tin)

Câu 9: Kế toán quản trị là một bộ phận kế toán: A) Độc lập với kế toán tài chính

B) Một bộ phận hay chi tiết của kế toán tài chính C) Liên kết với kế toán tài chính D) Có thể độc lập hoặc liên kết với kế toán tài chính tùy thuộc vào nhà quản trị doanh nghiệp Đúng. Đáp án đúng là: Có thể độc lập hoặc liên kết với kế toán tài chính tùy thuộc vào nhà quản trị doanh nghiệp Vì: Thực chất có 2 mô hình khác nhau: Độc lập, kết hợp nhưng lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc vào nhà quản trị DN Tham khảo: mục 1.3.2 Khác nhau (Mục đích)

Câu 8: Báo cáo kế toán quản trị thể hiện thông tin tài chính: A) Ở phạm vi toàn doanh nghiệp tại một thời điểm hay ở một thời kỳ. B) Từng sản phẩm, bộ phận, đơn vị theo cơ cấu tổ chức quản lý C) Kết hợp linh hoạt giữa phạm vi toàn doanh nghiệp và từng sản phẩm, bộ phận, đơn vị theo cơ cấu tổ chức quản lý.

D) Từng sản phẩm , bộ phận, đơn vị theo cơ cấu tổ chức quản lý và Kết hợp linh hoạt giữa phạm vi toàn doanh nghiệp và từng sản phẩm, bộ phận, đơn vị theo cơ cấu tổ chức quản lý. Đúng. Đáp án đúng là: Từng sản phẩm, bộ phận, đơn vị theo cơ cấu tổ chức quản lý và Kết hợp linh hoạt giữa phạm vi toàn doanh nghiệp và từng sản phẩm, bộ phận, đơn vị theo cơ cấu tổ chức quản lý. Vì: Phạm vi của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân cụ thể. Tham khảo: mục 1.3.2 Khác nhau (Phạm vi của thông tin)

Câu 5: Kế toán quản trị và kế toán tài chính khác nhau ở phạm vi nào sau

đây: A) Đối tượng cung cấp thông tin B) Đặc điểm thông tin và phạm vi, kỳ báo cáo thông tin C) Tính pháp lý D) Đối tượng cung cấp thông tin; Đặc điểm thông tin và phạm vi, kỳ báo cáo thông tin; Tính pháp lý Đúng. Đáp án đúng là: Đối tượng cung cấp thông tin; Đặc điểm thông tin và phạm vi, kỳ báo cáo thông tin; Tính pháp lý Vì: Kế toán quản trị và kế toán tài chính khác nhau ở các phạm vi sau: Mục đích, nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin, tính pháp lý củ kế toán, đặc điểm của thông tin, Đối tượng sử dụng thông tin, phạm vi của thông tin, kỳ báo cáo Tham khảo: mục 1.3.2 Sự khác nhau của 2 loại kế toán

Bài 2 Mục 2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí

Câu 14: Chi phí là những phí tổn gắn liền với: A) Mục đích kinh doanh B) Mục đích đầu tư tài sản C) Mục đích chi khen thưởng, phúc lợi D) Mục đích kinh doanh, đầu tư tài sản, chi khen thưởng, phúc lợi Đúng. Đáp án đúng là: Mục đích kinh doanh, đầu tư tài sản, chi khen thưởng, phúc lợi

Vì: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động vật sống và lao động vật hóa trong một thời kỳ nhất định mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nên gắn liền với các mục đích trên Tham khảo: mục 2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí, bài 2

Mục 2.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Câu 17: Nếu căn cứ vào chức năng hoạt động, chi phí của doanh nghiệp ở lĩnh vực nào sau đây có cùng yếu tố: A) Ngành dịch vụ

B) Ngành y tế

C) Ngành nông nghiệp

D) Ngành công nghiệp, Ngành xây lắp, Ngành nông nghiệp

Đúng. Đáp án đúng là: Ngành công nghiệp, Ngành xây lắp, Ngành nông nghiệp Vì: Chi phí được phân loại theo chức năng hoạt động gồm có chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Cả ba loại hình doanh nghiệp trên đều có chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Tham khảo: mục 2.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Câu 19: Nghiệp vụ nào dưới đây phát sinh chi phí ở doanh nghiệp: A) Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp B) Hao hụt và mức giảm giá vật tư, tài sản sử dụng C) Mức giảm tài sản do biến động giá thị trường D) Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, Hao hụt và mức giảm giá vật tư, tài sản sử dụng, Mức giảm tài sản do biến động giá thị trường Đúng. Đáp án đúng là: Hao hụt và mức giảm giá vật tư, tài sản sử dụng Vì: chi phí phải là các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, còn mức giảm tài sản do biến động giá của thị trường không phản ánh lượng giá trị mà doanh nghiệp phải bỏ ra Tham khảo: mục 2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí, bài 2

Câu 13: Chi phí sản suất của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp gồm bao nhiêu khoản mục ? A) 3 khoản mục B) 4 khoản mục

C) 5 khoản mục D) 6 khoản mục Đúng. Đáp án đúng là: 3 khoản mục Vì: chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Tham khảo: mục 2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Câu 18: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động xây lắp gồm bao nhiêu khoản mục ? A) 3 khoản mục B) 4 khoản mục C) 5 khoản mục D) 6 khoản mục Đúng. Đáp án đúng là: 4 khoản mục Vì: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động xây lắp gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, Tham khảo: mục 2.2.1. Chi phí sản xuất

Mục 2.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Câu 20: Theo mô hình ứng xử chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh thực tế bao gồm: A) Chi phí biến đổi, chi phí cố định B) Chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp C) Chi phí cố định bắt buộc, chi phí cố định quản trị D) Chi phí biến đổi thực thụ, chi phí biến đổi cấp bậc Đúng. Đáp án đúng là: Chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp Vì: Dựa vào cách ứng xử của chi phí theo sự biến đổi của mức hoạt động, chi phí của tổ chức được phân loại thành chi phí biến đổi (variable costs), chi phí cố định (fixed costs) và chi phí hỗn hợp (mixed cost). Tham khảo: mục 2.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Câu 25: Chi phí cố định được giải thích là chi phí có: Chọn một câu trả lời

A) Tổng số không thay đổi theo sự thay đổi của mức hoạt động trong phạm vi nhất định. B) Mức phí một đơn vị biến động tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động trong phạm vi hoạt động C) Tổng số khác không khi doanh nghiệp ngừng hoạt động D) Tổng số không thay đổi theo sự thay đổi của mức hoạt động trong phạm vi nhất định; Mức phí một đơn vị biến động tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động trong phạm vi hoạt động; Tổng số khác không khi doanh nghiệp ngừng hoạt động Sai. Đáp án đúng là: Tổng số không thay đổi theo sự thay đổi của mức hoạt động trong phạm vi nhất định; Mức phí một đơn vị biến động tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động trong phạm vi hoạt động; Tổng số khác không khi doanh nghiệp ngừng hoạt động Vì: Định phí là những chi phí mà tổng số không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhưng tính cho một đơn vị mức độ hoạt động thì thay đổi (theo hướng tỷ lệ nghịch với sự thay đổi mức độ hoạt động). Và có thể nói là tổng chi phí cố định là khác không khi doanh nghiệp ngừng hoạt động. Khi doanh nghiệp dừng hoạt động thì 1 số chi phí như bảo vệ, bảo quản, vệ sinh vẫn mất. Tham khảo: mục 2.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, bài 2

Câu 17: Chi phí biến đổi được giải thích là chi phí có:

Chọn một câu trả lời A) Tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động trong một phạm vi hoạt động B) Mức phí đơn vị là một hằng số trong phạm vi hoạt động C) Mức phí bằng không khi doanh nghiệp ngừng hoạt động D) Tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động trong một phạm vi hoạt động; Mức phí đơn vị là một hằng số trong phạm vi hoạt động; Mức phí bằng không khi doanh nghiệp ngừng hoạt động Sai. Đáp án đúng là: Tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động trong một phạm vi hoạt động; Mức phí đơn vị là một hằng số trong phạm vi hoạt động; Mức phí bằng không khi doanh nghiệp ngừng hoạt động Vì: Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức hoạt động của tổ chức (ví dụ như sản lượng, số giờ lao động, số giờ máy…). Tham khảo: mục 2.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, bài 2

Câu 10: Nhân viên kế toán quản trị đã đề xuất với giám đốc rằng, để kiểm soát chi phí biến đổi, nhà quản trị cần phải: Chọn một câu trả lời

A) Kiểm soát tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí B) Xây dựng và hoàn thiện định mức chi phí ở từng phạm vi C) Kiểm soát và chọn lựa thích hợp từng mức độ hoạt động D) Kiểm soát tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí; Xây dựng và hoàn thiện định mức chi phí ở từng phạm vi; Kiểm soát và chọn lựa thích hợp từng mức độ hoạt động Sai. Đáp án đúng là: Kiểm soát tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí; Xây dựng và hoàn thiện định mức chi phí ở từng phạm vi; Kiểm soát và chọn lựa thích hợp từng mức độ hoạt động Vì: Chi phí biến đổi thay đổi theo mức độ hoạt động. Để kiểm soát chi phí, cần hoàn thiện định mức chi phí, kiểm soát mức độ hoạt động và tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí. Tham khảo: mục 2.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, bài 2

Mục 2.2.3 phân loại chi phí theo dối tượng Câu 11: Theo phương pháp tập hợp chi phí cho một đối tượng chịu chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: A) Chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ B) Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp C) Chi phí đơn nhất, chi phí quản lý chung D) Biến phí, định phí Đúng. Đáp án đúng là: Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp Vì: Phân loại theo đối tượng tập hợp chi phí chi phí được phân loại thành 2 loại, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Tham khảo: mục 2.2.3 phân loại chi phí theo dối tượng

Câu 17: Chi phí trực tiếp có những đặc điểm nào sau đây: A) Liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí

B) Được tập hợp riêng theo từng đối tượng chịu chi phí

C) Phương pháp phân bổ ít làm sai lệch chi phí trong giá thành

D) Liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí; Được t ập hợp riêng theo từng đối tượng chịu chi phí;Phương pháp phân bổ ít làm sai lệch chi phí trong giá thành Đúng. Đáp án đúng là: Liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí; Được tập hợp riêng theo từng đối tượng chịu chi phí;Phương pháp phân bổ ít làm sai lệch chi phí trong giá thành Vì: Chi phí trực tiếp đối với một đối tượng chịu chi phí là loại chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và có thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một cách hiệu quả/ít tốn kém (costeffective). Tham khảo: mục 2.2.3 Phân loại chi phí theo đối tượng chi phí, bài 2

Câu 17: Chi phí gián tiếp có những đặc điểm nào sau đây: A) Liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí B) Tập hợp chung và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí C) Phương pháp phân bổ có thể làm sai lệch chi phí trong giá thành sản phẩm D) Liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí; tập hợp chung và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí; Phương pháp phân bổ có thể làm sai lệch chi phí trong giá thành sản phẩm Đúng. Đáp án đúng là: Liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí; tập hợp chung và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí; Phương pháp phân bổ có thể làm sai lệch chi phí trong giá thành sản phẩm Vì: C...


Similar Free PDFs