Kĩ năng nghề nghiệp KDQT QN NHÓM 6 PDF

Title Kĩ năng nghề nghiệp KDQT QN NHÓM 6
Author K60 ĐẶNG NGỌC MAI
Course Phát triển kĩ năng
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 27
File Size 409 KB
File Type PDF
Total Downloads 208
Total Views 708

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------***--------TIỂU LUẬNKỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀNGHIỆPPhương pháp học hiệu quả và các kỹnăng cho sinh viên năm nhất tại cơ sởQuảng NinhNhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6Lớp : KDQT - QNGiảng viên hướng dẫn: PGS Trần Sĩ LâmQuảng Ninh, thán...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------

TIỂU LUẬN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP Phương pháp học hiệu quả và các kỹ năng cho sinh viên năm nhất tại cơ sở Quảng Ninh Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 Lớp : KDQT - QN Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Sĩ Lâm

Quảng Ninh, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...6 NỘI DUNG………………………………………………………………………...8 Phần I: Tổng quan môi trường học tập ở đại học………………………………8 1. So sánh giữa môi trường trung học cơ sở và đại học ........................................8 1.1.

Môi

trường

học

tập

khác

biệt………………………………………………..8 1.2.

Khối

lượng

kiến

thức

tích

lũy



đại

học

lớn………………………………...8 1.3.

Bậc

đại

học



chủ

động……………………………………………………..8 2. Những sai lầm sinh viên mắc phải khi học đại học…………………………...8 2.1. Sai lầm về mục tiêu điểm số 2.2. Học một ngành bạn không đam mê 2.3. Khả năng tiếng anh kém 2.4. Thiếu trải nghiệm xã hội 3. Sự khác biệt khi học online và offline (hay còn gọi là phương pháp học truyền thống)………………………………………………………………………………9 3.1. Học online là gì?.......................................................................................9 3.2. Học offline (hay phương pháp dạy truyền thống) là gì?...........................9 3.3.

So sánh giữa hai phương pháp: Học online và học offline……………9

3.3.1. Ưu điểm của học online tại nhà………………………………………….9 2

3.3.2. Nhược điểm của học online tại nhà…………………………………….10 3.3.3. Ưu điểm của cách học truyền thống……………………………………11 3.3.4. Nhược điểm của phương pháp học truyền thống……………………….12 Phần II : Tổng quan về thực trạng sinh viên năm nhất áp dụng các phương pháp học tập……………………………………………………………………..12 1. Thực trạng………………………………………………………………….12 2. Kết quả nhận được…………………………………………………………13 Phần III: Phương pháp học POWER – Phương pháp dễ áp dụng cho sinh viên năm nhất tại FTU3………………………………………………………………13 1. Prepare (chuẩn bị)………………………………………………………….14 2. Organize (tổ chức)………………………………………………………….15 3. Work (làm việc)…………………………………………………………….15 4. Evaluate( đánh giá)…………………………………………………………16 5. Rethink (suy nghĩ lại -luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác) ………………………………………………………………………..16 Phần IV: Kỹ năng học đại học phù hợp cho sinh viên năm nhất tại FTU3….16 1. Kỹ năng ghi chép…………………………………………………………..16 1.1. Biết chọn lọc………………………………………………………………...17 1.2. Trình bày khoa học và có hệ thống ………………………………………...17 1.3. Luôn theo kịp tốc độ của bài giảng…………………………………………17 2. Kỹ năng đọc tài liệu………………………………………………………..17 2.1. Đọc sách với một thái độ tập trung cao, nỗ lực…………………………….18

3

2.2. Xem qua mục lục của cuốn sách và tìm những phần kiến thức mà mình cần để tập trung đọc và hiểu……………………………………………………….18 2.3. Ghi chép một cách khoa học những điều quan trọng và cần thiết khi đọc sách…………………………………………………………………………19 3. Kĩ năng làm việc nhóm……………………………………………………19 3.1. Khái niệm kĩ năng làm việc nhóm…………………………………………19 3.2. Tầm quan trọng của làm việc nhóm……………………………………….19 3.3. Các kỹ năng làm việc nhóm……………………………………………….19 4. Kĩ năng viết tiểu luận……………………………………………………..20 4.1. Tiểu luận là gì?.............................................................................................20 4.2. Các bước để viết một tiểu luận…………………………………………….20 4.3. Cách trình bày tiểu luận …………………………………………………...21 4.4. Các lợi ích của việc viết tiểu luận………………………………………….22 5. Kỹ năng thuyết trình 6. Kỹ năng giao tiếp 7. Kỹ năng tự học 8. Kỹ năng ghi nhớ 9. Kỹ năng giải tỏa căng thẳng 10. Kỹ năng tư duy sáng tạo 11. Kỹ năng quản lý tài chính 12. Kỹ năng tin học, ngoại ngữ 13. Kỹ năng tìm kiếm thông tin 14. Kỹ năng tư duy phân tích và phản biện 4

15. Kỹ năng lắng nghe 16. Kỹ năng làm việc dưới áp lực 17. Kỹ năng giải quyết vấn đề 18. Kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ 19. Kỹ năng xác định mục tiêu 20. Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân KẾT LUẬN………………………………………………………………………23 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………..23 PHỤ LỤC I: THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ……………………………………… PHỤ LỤC II: POWERPOINT TIỂU LUẬN

5

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, nhóm 6 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Ngoại Thương nói chung và Đại học Ngoại Thương cơ sở Quảng Ninh nói riêng đã đưa môn học “Kỹ năng phát triển nghề nghiệp” vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên phụ trách bộ môn – Thầy Trần Sĩ Lâm cùng các thầy cô giáo của “Viện kinh tế và kinh doanh quốc tế” đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia môn “Kỹ năng phát triển nghề nghiệp” của các thầy cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này. Bộ môn “Kỹ năng phát triển nghề nghiệp” là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm 6 chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm 6 chúng em xin chân thành cảm ơn!

6

LỜI MỞ ĐẦU Với mỗi người, học đại học trở thành một trải nghiệm quí báu của đời người. Tuy nhiên, có những người, việc học đại học lại như là một trách nhiệm mà họ phải làm cho xong. Khi học đại học, chắc các bạn cũng sẽ có nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi như: -

Môi trường đại học và môi trường trung học phổ thông khác nhau như thế nào?

-

Phương pháp giảng dạy tại đại học như nào? Có khác nhiều so với trung học phổ thông không?

-

Làm thế nào để thích nghi với phương pháp giảng dạy và môi trường học tập mới?

-

Sinh viên cần có các kỹ năng gì để phục vụ tốt cho việc học hiện tại và trong công việc sau này? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ở môn học “Phát triển kỹ năng nghề

nghiệp” cho các bạn tân sinh viên với nhiều bỡ ngỡ. Ngoài ra, môn này còn giúp bạn trả lời các câu hỏi như: Học đại học dễ hay khó? Học đại học để làm gì? Vì sao chúng ta cần học đại học? Chúng ta cần có phương pháp nào và các kỹ năng nào để ta học tập hiệu quả hơn khi học tập tại một môi trường mới, một phương pháp giảng dạy mới?... Đại học là môi trường mới mẻ với các bạn. Qua các khảo sát, nhóm 6 chúng tôi thấy việc học tập của các tân sinh viên, đặc biệt là các sinh viên năm nhất tại trường Đại học Ngoại Thương cơ sở Quảng Ninh còn chưa hiệu quả, chủ yếu do chưa có phương pháp học đúng và chưa có các kỹ năng phù hợp. Vì thế, nhóm 6 chúng tôi xin gửi đến các bạn sinh viên năm nhất nói chung và sinh viên trường đại học Ngoại Thương cơ sở Quảng Ninh nói riêng phương pháp học tập POWER – phương pháp học tập hiệu quả dành cho sinh viên năm nhất thông qua các kĩ năng 7

như: đánh giá, làm việc, tổ chức, làm việc, … đến những kĩ năng cần thiết nơi giảng đường như: kĩ năng ghi chép, kĩ năng đọc tài liệu, làm việc nhóm, làm tiểu luận,… Chúng tôi mong rằng có thể cung cấp những mẹo làm việc đúng đắn và hay ho nhất để giúp các bạn học tập một cách hiệu quả không chỉ áp dụng cho việc học trên lớp mà còn là ở ngoài thực tế công việc, cuộc sống đặc biệt là trong việc học từ xa như hiện nay.

8

NỘI DUNG Phần I: Tổng quan môi trường học tập ở đại học 1. So sánh giữa môi trường trung học cơ sở và đại học Kì thi đại học đã qua, những cô cậu học trò áo trắng học sinh ngày nào đã trở thành những tân sinh viên đại học. Một môi trường mới khiến chúng ta không khỏi bất ngờ và có những sự so sánh nhất định với môi trường trung học phổ thông lúc trước. Sau gần 1 kỳ học ở đại học, chúng tôi cũng thấy một sự khác biệt khá lớn giữa 2 môi trường này. 1.1.

Môi trường học tập khác biệt

Ở bậc phổ thông, kiến thức tất cả các môn đã được chuẩn hóa, mang tính đại trà, học snh các tỉnh thành địa phương khác nhau đều học chung khối lượng kiến thức như nhau. Ở cấp học này, chúng ta còn có sự quan tâm, thúc giục, hỗ trợ khá nhiều từ gia đình, thầy cô, bạn bè trong việc học tập, được đốc thúc học hành bằng những bài kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút,... Có thể thấy, sự tự học ở trung học cơ sở còn chưa cao. Trái ngược hoàn toàn với trung học cơ sở, môi trường đại học đề cao tính tự học, đặc biệt là ở FTU với phương châm “lấy người học làm trung tâm” thì giảng viên chỉ là những người hướng dẫn, hướng lối tư duy, còn phần lớn đều phụ thuộc vào khả năng tự học, chủ động, linh hoạt và tìm tòi kiến thức mới của sinh viên. 1.2.

Khối lượng kiến thức tích lũy ở đại học lớn

Hệ thống kiến thức ở bậc đại học lớn hơn, đa dạng và chuyên sâu về một lĩnh vực hơn. Lượng kiến thức ở bậc đại học thì tăng lên một đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu ở trường trung học, việc học một môn học sẽ mất nhiều thời gian hơn, cụ thể là kéo dài một năm nên lượng kiến thức được phân bổ đều, giúp học sinh dễ dàng chấp nhận hơn. Ở cấp độ đại học, một học phần/môn học chỉ kéo dài trung bình 9 buổi hoặc kéo dài tối đa là 18 buổi học (khoảng từ 1 đến 2 tháng), nghĩa là sinh viên sẽ phải “nuốt” khoảng 1 chương /buổi (khoảng 20-30 trang tài liệu mỗi 9

chương). Nếu như ở bậc trung học cơ sở, học sinh chỉ học những môn tự nhiên, xã hội với khối kiến thức cơ bản, phổ thông; thì lên đại học sinh viên sẽ phải học những kiến thức rất nặng và chuyên sâu về một ngành: từ kiến thức đại cương, cơ sở ngành rồi đến kiến thức chuyên ngành,... Việc khối lượng kiến thức tăng lên nhiều và nặng có thể khiến tân sinh viên gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể bị sốc trong thời gian đầu. Ngoài ra, để học tốt và giỏi ở bậc đại học, người học cần chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu khác nhau và các bài tập thực hành, chủ động ứng dụng, cụ thể hóa kiến thức đã học được vào cuộc sống và cần có các trải nghiệm thực tế về ngành học của mình. Nếu như học ở cấp dưới thì “nhiệm vụ” của học sinh là đi học ở trường thì lên với cấp học cao hơn này, sinh viên ngoài học ở trường còn có nhiều trải nghiệm, “thử thách” mới mang tên: kiến tập, thực tập,… Đây vừa là những thách thức nhưng cũng là những cơ hội cho sinh viên. Sự đa dạng về kiến thức sẽ khiến cho sinh viên hoang mang và cần có phương pháp tiếp thu phù hợp và khoa học để có kế quả tốt nhất. Đi kèm với lượng kiến thức tăng lên, đa dạng hơn thì thời gian, cường độ học tập của sinh viên cũng tăng lên. Thời gian học một môn ngắn hơn vậy nên các thầy cô giảng viên cũng truyền đạt nhanh hơn. Học đại học, sinh viên cũng sẽ phải tham gia hoạt động nhiều hơn với các hoạt động tập thể, nhóm, hay thuyết trình,…. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa cũng khiến cường độ học tập của sinh viên tăng lên đáng kể. Vì vậy, các bạn sinh viên năm nhất hãy tích cực học tập và chuẩn bị thích ứng với sự thay đổi và khác biệt này. Có thể thấy, giáo dục đại học hoàn toàn không dành cho phổ thông. Nó đòi hỏi người học phải có sự chăm chỉ, đầu tư thời gian nhất định. 1.3.

Bậc đại học là chủ động Mỗi môn học ở trung học cơ sở thường kéo dài cả năm học nhưng ở đại

học với giáo dục tín chỉ thì khác. Người học chỉ cần học đủ số tín chỉ là có thể kết thúc học phần đó và ở FTU, thường thì 1 môn sẽ kết thúc sau khoảng 3 tuần. Các bạn sinh viên sẽ tự chủ động trong việc sắp xếp thời gian, việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo,… và vô vàn việc cần chủ động khác khi học xa nhà, trong khi không có sự đôn đốc của người thân như ở trung học phổ thông. Chính vì lẽ đó mà các sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất đôi khi

10

chưa kiểm soát tốt thời gian, chưa chủ động trong học tập và sinh hoạt, dẫn đến những kết quả học tập không cao. 2. Những sai lầm sinh viên mắc phải khi học đại học Mặc dù đã vào đại học rồi nhưng vẫn có nhiều sinh viên mắc phải những lỗi sai cơ bản như : 

Thiếu khả năng tự giác, tự học do không có gia đình và giáo viên kèm cặp đốc thúc dẫn đến tình trạng trượt môn và học lại



Nhiều sinh viên cảm thấy không phù hợp với chính ngành học mà mình lựa chọn do thiếu sự cân nhắc kĩ lưỡng từ lúc viết nguyện vọng.



Chỉ chăm chăm học kiến thức trên lớp mà quên đi việc phải trau dồi những kĩ năng mềm cần thiết khác như: giao tiếp, thuyết trình, ngoại ngữ, tin học,...

3. Sự khác biệt giữa học online và offline (hay còn gọi là phương pháp học truyền thống) Trước khi so sánh hai phương thức: học online và học offline, ta cần hiểu rõ 3.1. Học online là gì? Học online là một hình thức học tập từ xa thông qua các nền tảng kết nối Internet. Giảng viên và sinh viên sẽ tham gia giảng dạy và học ngay trên hệ thống trang web, thông qua các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, laptop,… có kết nối mạng. Với phương thức học tập này, giảng viên có thể trực tiếp giảng dạy cho hàng ngàn sinh viên cùng một lúc bằng cách thực hiện tác vụ gửi và lưu trữ bài giảng, thậm chí là truyền đạt kiến thức một cách đa dạng, sinh động bằng video, hình ảnh, âm thanh. Tương tự như vậy, các sinh viên cũng có thể theo dõi các bài giảng theo hình thức offline hoặc online, trao đổi với các sinh viên – giảng viên khác, thực hiện các bài kiểm tra…. Tóm lại, đây là một hình thức học tập và đào tạo từ xa thông qua các thiết bị công nghệ được kết nối internet. 3.2. Học offline (hay phương pháp dạy truyền thống) là gì? Đây là một hình thức học tập phổ biến đã có từ lâu đời và trải qua nhiều thế hệ, thường diễn ra trong lớp học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên. Về cơ bản thì cách dạy học này lấy giảng viên là trung tâm. Giảng viên là người trực tiếp lên kế hoạch bài giảng và giảng dạy, thuyết trình, diễn giải kiến thức còn 11

sinh viên sẽ lắng nghe, tiếp thu, tự ghi chép và tự tìm hiểu thêm. Giảng viên có thể sử dụng thêm các công cụ khác để hỗ trợ trong việc truyền đạt thông tin cho bài giảng của mình như bảng trắng. máy chiếu,…

3.3. So sánh giữa hai phương pháp: Học online và học offline 3.3.1. Ưu điểm của học online tại nhà Tiết kiệm quỹ thời gian một cách đáng kể: Khi học online, thay vì tốn hàng giờ đồng hồ đi lại, di chuyển đến trường học, sinh viên có thể linh hoạt và chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập. Thay vì dành thời gian cho việc đi lại, di chuyển, giảng viên có thể sử dụng quỹ thời gian đó để lên một thời gian biểu phù hợp, thời gian soạn giáo án điện tử, dành thêm nhiều thời gian giảng giảng dạy trong lớp. Ngoài ra, sinh viên có thể theo dõi và tương tác với bài giảng bất cứ khi nào, tìm kiếm nội dung học tập; tương tác, trao đổi với giảng viên khi có vấn đề thắc mắc cũng sẽ dễ dàng hơn. Không bị tác động bởi không gian: Khi học online, sinh viên không bị giới hạn bởi không gian. Ta vẫn sẽ tiếp thu được kiến thức ở bất cứ nơi đâu. Dù là học ở nhà, quán cafe hay một địa điểm nào đó, ta vẫn có thể chủ động tham gia học tập. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động trong học tập: Khi học online tại nhà, sinh viên không học dưới sự giám sát của giảng viên như khi học offline. Do đó, sinh viên cần phải chủ động sắp xếp thời gian của mình sao cho phù hợp với thời gian các tiết học, lịch học. Ngoài ra, sinh viên sẽ phải lên kế hoạch học tập linh động, phù hợp cho bản thân để đạt được kết quả tốt hơn. Về phía nhà trường, do để có thể đáp ứng cho nhu cầu học tập khác nhau của rất nhiều sinh viên, nên trường sẽ cho phép sinh viên tiếp cận không giới hạn nguồn tài nguyên, tài liệu có sẵn và được cập nhật liên tục. 3.3.2. Nhược điểm của học online tại nhà Trong quá trình học, khả năng tương tác trực tiếp với giảng viên sẽ kém hơn. Trong bất kỳ câu hỏi nào, sinh viên cũng gặp khó khăn khi hỏi giảng viên. Mặc dù đã có các lựa chọn thay thế cho việc đặt câu hỏi như hỏi qua email, 12

chatbox hay hỏi trực tiếp trên lớp học online (tuy nhiên, việc đặt câu hỏi này không nhiều vì không có nhiều thời gian để giảng viên giải đáp thắc mắc cho tất cả các sinh viên. Tuy vậy, với các câu hỏi khó thì việc giải thích thắc mắc chưa được thực sự cặn kẽ, khách quan. Ngoài ra, học online còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ, kết nối mạng Internet ổn định hoặc máy tính đủ mạnh để kết nối Internet hay theo dõi bài giảng. Một nhược điểm khác của việc học online là tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như Google,... Mặc dù điều này giúp sinh viên giảm lượng sách mà họ phải đọc, tuy nhiên, lại có quá nhiều nguồn thông tin khi sinh viên phải đọc và chọn lựa những thông tin phù hợp với bản thân họ, từ đó sẽ dẫn đến quá tải đối với lượng thông tin mà họ cần nhận lại. 3.3.3. Ưu điểm của cách học truyền thống Sự trợ giúp và trả lời, phản hồi nhanh chóng: Trên thực tế, khi so sánh học online offline thì phương pháp học offline vẫn có sự tương tác với giảng viên tốt hơn. Kho tài liệu phong phú: Ta sẽ cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị và dụng cụ thực hành để hiểu rõ hơn về môn học. Việc học online được xây dựng đáp ứng cho nhiều nhu cầu học tập của các đối tượng sinh viên nên bài giảng hết sức phong phú. Tuy vậy, nhiều bài giảng còn chưa đủ cho kiến thức chuyên sâu hoặc sinh viên thiếu giáo trình hay sách nên cảm thấy khó hiểu trong khi học, tiếp thu kiến thức. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, các kinh nghiệm được đúc rút qua nhiều năm nếu được trao đổi, thảo luận trực tiếp trong lớp học sẽ tốt hơn rất nhiều so với thông qua các tiết giảng online. Dù như nào thì trường học vẫn luôn là nơi lưu trữ nguồn tài nguyên khổng lồ hỗ trợ việc học tập thêm hiệu quả. Rất nhiều tài liệu tham khảo mà sinh viên sẽ khó có thể tìm thấy hoặc tài liệu không đủ, bị sai hay không có ai kiểm duyệt về chất lượng khi không tới trường. Học truyền thống mở ra cơ hội sống tự lập: Thoạt nhiên, nếu mới nghe thì có vẻ đây không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng đối với một số người thì đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết và mới được trải nghiệm khi học offline. Đây chính là cơ hội rất tốt để ta học các kỹ năng sống quan trọng như: tự lập, tự giác, sắp xếp thời gian cho mọi hoạt động, thích nghi, giao tiếp,… chứ không đơn thuần là kiến thức trên sách vở mà còn phải thực hành. 13

Mở rộng các mối quan hệ xã hội: Việc mở rộng các mối quan hệ xã hội này không phải học online không thể có được, nhưng sẽ gặp khó khăn hơn do khoảng cách địa lý giữa các sinh viên. Khi đi học, ta sẽ được làm quen, gặp gỡ với nhiều bạn bè đến từ nhiều nơi; cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn hay những thắc mắc, khó khăn trong cuộc sống cũng như hiểu thêm về các văn hóa địa phương khác nhau. Thay vì ngồi học online tại nhà trong hàng giờ liền, một môi trường học tập với bạn bè trang lứa có thể tạo được động lực học tập nhiều hơn. Cuộc sống xã hội: Học tại nhà sẽ khiến cho mọi người bỏ lỡ những trải nghiệm sẽ có được khi tới trường như làm quen và gặp gỡ bạn bè. Tự giác học tại một nơi yên tĩnh chắc chắn sẽ không phải là một trải nghiệm tốt đẹp đối với nhiều người. Hơn nữa, môi trường học tập tại trường học còn mang tới động lực cho sinh viên, giúp cho mọi người có thể học tập nhiều hơn từ bạn bè, anh chị đi trước về nhiều mặt như học tập, kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống,… Bên cạnh đó, đôi khi mọi người cũng sẽ được bạn bè giúp đỡ trong quá trình học tập. Tăng sự tự tin: Trong môi trường lớp học, sinh viên có thể trao đổi và tương tác trực tiếp với giảng viên. Nhờ đó, sinh viên sẽ cảm giác tự tin hơn trong học tập và sự tự tin ấy sẽ được xây dựng ở những sinh viên xung quanh thông qua khả năng tiếp cận các chủ đề mới của họ. Áp lực: Khi học offline, sinh viên sẽ có một lịch trình nhất định, với thời hạn và thời gian ấn định để hoàn thành bài tập, công việc, deadline. Sinh viên cần có kỹ năng, cách làm việc, sắp xếp thời gian hiệu quả và tinh thần chịu đựng khi làm việc trong môi trường có áp lực cao. Đây là một kỹ năng cần thiết trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống sau này. Nói trước đám đông: Việc phải đặt câu hỏi trước lớp học hoặc tranh luận về quan điểm của bản thân trước giảng viên, bạn bè sẽ giúp sinh viên luyện tập được khả năng nói trước đám...


Similar Free PDFs