KIỂM TOÁN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI Chính CÔNG TY GỖ TRƯỜNG Thành PDF

Title KIỂM TOÁN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI Chính CÔNG TY GỖ TRƯỜNG Thành
Author Minh Đức Bùi
Course nguyên lý kế toán
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 20
File Size 835.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 188
Total Views 289

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN----------***----------TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁNTÌM HIỂU GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNGTY GỖ TRƯỜNG THÀNHNhóm: 8 Lớp: KET201(2021-2022) Khóa: 59 Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Phương ThảoHà Nội, tháng nămMỤC LỤC 1. C s lý thuyếếtơ ở ...............


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ----------***----------

TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

TÌM HIỂU GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY GỖ TRƯỜNG THÀNH

Nhóm: 8 Lớp: KET201.4(2021-2022) Khóa: 59 Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Phương Thảo

Hà Nội, tháng năm

MỤC LỤC 1.

C ơs ởlý thuyếết.....................................................................................................3

1.1

Gian l ận kếế toán...................................................................................................3

1.1.1

Khái ni m ệ vềề gian l ận kềế toán.....................................................................................3

1.1.2

Nguyền nhân dâẫn đềến gian l ận kềế toán......................................................................3

1.1.3

Các d ạng gian l ận kềế toán th ường g ặp.......................................................................5

1.1.4

H ậu qu ả c ủa gian l ận kềế toán......................................................................................5

1.2

Điếều tra gian l ậ n kếế toán......................................................................................6

1.2.1

Khái ni m ệ kềế toán điềều tra..........................................................................................6

1.2.2

Vai trò và nhi m ệ v ục aủ kềế toán điềều tra....................................................................7

2.

Gian l nậ kếế toán c ủa công ty gôỗ Tr ường Thành.....................................................8

2.1

Giới thiệu công ty gôỗ Trường Thành (TTF)............................................................8

2.2

Sự việc gian lận của công ty gôỗ Trường Thành ( TTF)............................................8

2.2.1

Câu chuyện c ủa công ty gôẫ Tr ường Thành tr ước khi gian lận....................................8

2.2.2

Nh ững gian l ận kềế toán c ủa gôẫ Tr ường Thành...........................................................9

2.2.2.1

S ựki n ệ ki m ể kê thiêếu hàng tồồn...............................................................................9

2.2.2.2

Những sai phạm và nghi ngờ khác trong BCTC......................................................10

2.2.3

Trách nhi ệm c ủa công ty ki ểm toán..........................................................................10

2.3

Nguyến nhân gian l ậ n kếế toán của công ty gôỗ Trường Thành (TTF).....................12

2.3.1

D ự đ ịnh ch ỉ t ập trung vào phân khúc cao câếp..........................................................12

.................................................................................................................................................13 2.3.2

Thiềếu h t ụnguôền tềền tr ả n ợ do l ượng hàng l ượng gôẫ cao câếp ứ đng......................13

2.3.3 Nhu câều th ị tr ường chuy ển sang lo ại gôẫ giá r ẻ nh ưng công ty tr ở tay không kịp vì thiềếu hụt vôến............................................................................................................................14 2.4

H ậ u qu ảc ủa vi ệc gian l ận kếế toán của công ty gôỗ Trường Thành (TTF)...............14

2.4.1

H ậu qu ả đôếi v ới doanh nghi ệp ..................................................................................14

2.4.2

H uậ qu ảđôếi v ớ i nhà đâều tư......................................................................................18

3.

Kếết lu ận và bài học..............................................................................................18

PHỤ LỤC Hình 1: Lãi ròng hợp nhấết của gồỗ trường thành........................................................................9 Hình 2. Ý kiêến của kiểm toán viên............................................................................................11 Hình 3. Tồồn kho tăng theo nợ...................................................................................................13 Hình 4. Báo cáo KQHĐKDHN năm 2016...................................................................................14 Hình 5. Báo cáo KQHĐKDHN năm 2016 (tiêếp theo).................................................................15 Hình 6. Thồếng kê vồến chủ sở hữu.............................................................................................17

L Ờ I M ỞĐẦẦU Hiện nay, các kiến thức về nội dung gian lận trong các môn học kiểm toán ở các bậc cao đẳng, đại học phần lớn đều mang tính chất lý thuyết, điều này làm sinh viên khó nắm bắt hoặc chưa hiểu sâu về nội dung kiểm toán gian lận. Chính vì lý do trên, trong bài viết này, nhóm 8 muốn trình bày và phân tích nội dung kiểm toán gian lận gắn với thực tế các trường hợp gian lận trên báo cáo tài chính đã diễn ra để làm cho sinh viên hiểu một cách đầy đủ và toàn diện vấn đề gian lận trên báo cáo tài chính.

1. C ơs ởlý thuyếết

1.1

Gian l ận kếế toán

1.1.1 Khái ni m ệ vềề gian l ận kềế toán Gian lận kế toán là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến nguyên tắc trọng yếu của báo cáo tài chính. Một công ty có thể giả mạo báo cáo tài chính của mình bằng cách phóng đại doanh thu hoặc tài sản của mình, không ghi lại các khoản chi phí và nợ phải trả. Trong thực tiễn khi kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể vẫn phải chịu rủi ro kiểm toán vì không thể phát hiện và nhận biết được hết những gian lận và sai sót tồn tại trong báo cáo. Có thể nói rằng, gian lận kế toán là một hiện tượng phổ biến tại mọi quốc gia, ngành công nghiệp, các công ty thuộc mọi quy mô, gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đây là hành vi sai lệch thường xuyên xảy ra, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và xã hội.

1.1.2 Nguyền nhân dâẫn đềến gian l ận kềế toán. Gian lận kế toán có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau: ● Quản lý lợi nhuận theo ý chủ quan của lãnh đạo để thực hiện chủ ý tạo tiến độ về tăng doanh thu của doanh nghiệp như năm nay lỗ, sang năm lãi để có thể giảm lỗ của doanh nghiệp. ● Cố gắng thu hút vốn đầu tư, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn, chứng minh năng lực tài chính với đối tác, khách hàng. Với nhiều doanh nghiệp cần vốn để đầu tư nhưng kinh doanh lại không tốt nên khi lập báo cáo tài chính không tạo ra lợi nhuận như mong muốn nên đã nảy sinh động cơ để gian lận báo cáo tài chính. ● Do trình độ năng lực của kế toán tại công ty còn hạn chế và sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ: Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ ý kiến chủ quan của kế toán khi kế toán có thể tham ô từ kẽ hở của hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp để lợi dụng cho hành vi gian lận báo cáo tài chính. ● Do hệ thống chuẩn mực kế toán chưa bao phủ hết các tình huống trên thị trường với nhiều ngành nghề đa dạng. Điều này khiến đội ngũ kế toán của công ty khó xử lý các tình huống thực tế khi sự việc xảy ra mà chưa được quy định, hướng dẫn chi tiết trong các quy định và chuẩn mực kế toán. Ngoài ra trong khoảng những năm 40 của thế kỷ 20, định nghĩa mô hình Tam giác gian lận được đưa ra bởi Donald Cressey, khi ông phân tich trên 200 trường hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi gian lận kế toán, vi phạm pháp luật. Theo lý thuyết về gian lận của Cressey thì gian lận có thể xuất hiện khi có 3 yếu tố: áp lực, cơ hội, khả năng hợp lý hóa hành động. ● Áp lực: Gian lận thường xuất hiện khi nhân viên, nhà quản lý hay tổ chức phải chịu áp lực. Áp lực có thể từ cuộc sống cá nhân, trong cuộc sống hoặc sức ép từ các bên. Một số trường hợp có thể dẫn đến áp lực gây ra hành vi gian lận như: Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị; Áp lực cao đối với Ban giám đốc nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ 3; Các thông tin cho thấy, tình hình tài chính cá nhân của Ban giám đốc hoặc Ban quản trị bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp; Áp lực cao đối với Ban giám đốc hoặc nhân sự điều hành để đạt được các mục tiêu tài chính mà Ban quản trị đặt ra, bao gồm các chính sách khen thưởng theo doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận. ● Cơ hội: Tạo ra khả năng có thể thực hiện hành vi gian lận. Cơ hội thường xuất hiện khi kiểm soát nội bộ yếu kém, công tác quản lý và giám sát bị hạn chế. Tại thời điểm thích hợp, người thực hiện sẽ nhìn ra được những điểm thiếu sót trong quy trình, chính sách mà họ có thể lợi dụng để xử lý vấn đề của họ. Trong 3 yếu tố xuất hiện

gian lận thì yếu tố cơ hội được các đơn vị áp dụng phổ biến, nhằm hạn chế cơ hội để các cá nhân, tổ chức trong đơn vị thực hiện hành vi gian lận. ● Biện minh cho hành động: Sau khi thực hiện hành vi gian lận thì người thực hiện luôn có thái độ đưa ra lý lẽ để giải thích, bảo vệ hành vi gian lận của mình. Một số trường hợp về biện minh cho hành vi gian lận: Cấp quản lý truyền đạt, thực hiện, hỗ trợ hoặc yêu cầu thực hiện văn hóa doanh nghiệp hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không phù hợp và không hiệu quả; Thành viên Ban giám đốc không có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về kế toán, nhưng lại can thiệp quá sâu và có ý áp đặt về việc lập BCTC và yêu cầu về kết quả của báo cáo. 1.1.3 Các d ạng gian l ận kềế toán th ường gặp. ● Ghi nhận doanh thu không có thật: Việc ghi nhận doanh thu không có thật có thể thực hiện thông qua việc ghi nhận vào sổ sách nghiệp vụ bán hàng các khách hàng không có thực; lập chứng từ giả mạo mặc dù hàng hóa không được giao, hoặc đẩy hàng cho nhà phân phối và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại; khai khống doanh thu bằng việc cố ý ghi tăng các yếu tố trên hóa đơn về giá trị gia tăng, đơn giá. ● Ghi nhận sai niên độ kế toán: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí không đúng với kì mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể được ghi nhận sang kỳ kế tiếp hay ngược lại nhằm mục đích làm tăng hoặc giảm lợi nhuận theo mong muốn. ● Che giấu công nợ và chi phí: Nhằm giảm chi phí trên BCTC để khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số công nợ và chi phí che giấu. Bao gồm: Không ghi nhận công nợ và chi phí, không lập đầy đủ các khoản dự phòng; Vốn hóa chi phí; Không ghi nhận nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí. ● Định giá sai tài sản: Không ghi nhận giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng tồn kho đã hư hỏng, hay việc không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn. ● Không khai báo đầy đủ các thông tin: Thông tin về các bên liên quan không được trình bày, hoặc trình bày không đủ các nội dung theo quy định của chuẩn mực kế toán. 1.1.4 H ậu qu ả c ủa gian l ận kềế toán. ● Đối với tổ chức có hành vi gian lận: ❖ Những người lập BCTC và các đơn vị trực tiếp liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính và hình sự ( có thể là bồi thường, hầu tòa, chịu án tù), thậm chí chấm dứt hoạt động liên quan đến kế toán và tài chính. ❖ Sụp đổ các tập đoàn kinh tế và gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế quốc gia, làm chậm sự phát triển kinh tế của quốc gia.

● Đối với các nhà đầu tư, cho vay vốn: ❖ Nhà đầu tư kỳ vọng quá cao vào tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của vốn hoặc mất hoàn toàn vốn đã bỏ ra. ❖ Gây mất niềm tin vào thị trường vốn và giảm độ tin cậy của các thông tin tài chính. ❖ Doanh nghiệp phải huy động vốn qua các kênh trung gian, dẫn đến chi phí huy động tăng, làm giảm lợi nhuận. ❖ Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức mất khả năng thanh toán nợ sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu tồn đọng trong các ngân hàng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế quốc gia. ● Đối với các cơ quan thuế và các cơ quan liên quan: ❖ Thất thoát thuế, giảm thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và thịnh vượng quốc gia. ❖ Đòi hỏi nhà nước và pháp luật cần có những quy định mới với mức độ can thiệp và kiểm soát cao hơn.

1.2

Điếều tra gian l ậ n kếế toán.

1.2.1 Khái ni m ệ kềế toán điềều tra. Có nhiều khái niệm liên quan đến kế toán điều tra. Bolgna and Linquist (1995) cho rằng kế toán điều tra là công việc kết hợp kĩ năng của kế toán, kiểm toán và điều tra để giải quyết các vấn đề tài chính còn tồn tại dựa trên các bằng chứng. Theo đó, mục tiêu của kế toán điều tra là phát hiện và phân tích các giao dịch có sai sót, gian lận để làm rõ động cơ thật sự của thủ phạm bằng cách phương pháp khác nhau. Theo Apostolou, Hassell, và Webber (2000) cho rằng kế toán điều tra là sự kết hợp chuyên môn kế toán, kiểm toán và các kỹ năng điều tra để hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Đây là một lĩnh vực chuyên ngành kế toán nhằm cam kết xác định kết quả các vụ tranh chấp, kiện tụng thực tế hoặc dự kiến. Kế toán điều tra có thể, do đó, được xem như là một lĩnh vực của kế toán, kết hợp với mục đích pháp lý và cung cấp mức độ đảm bảo cao nhất. Theo Hopwood, (2008) kế toán điều tra là việc vận dụng kĩ năng điều tra và phân tích để giải quyết các vấn đề tài chính theo yêu cầu của tòa án, kế toán điều tra là dịch vụ kết hợp công việc của kế toán viên, kiểm toán viên truyền thống và đại diện ủy quyền trước pháp luật. Arokiasamy và Cristal -Lee, 2009; Dhar và Sarkar, 2010, kế toán điều tra sử dụng các kĩ thuật và quy trình kiểm toán và kỹ năng kế toán để phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý, cần được điều tra một cách toàn diện. Howard và Sheetz, (2006); Stanbury và Paley -Menzies( 2010), kế toán điều tra là công việc thu thập, phân tích một vấn đề tài chính cần được điều tra một cách rõ ràng, súc tích dựa trên các bằng chứng để cung cấp cho tòa án hoặc cơ quan đại diện pháp luật. Theo Xianghua Hao (2010), kế toán điều tra thường do một bên thứ ba độc lập thực hiện, thông qua các thủ tục và phương pháp nhất định để khảo sát, tính toán, phân tích và quản lý các chỉ tiêu tài chính, tổn thất kinh tế, hoặc các vấn đề pháp lý trong việc quản lý các xung đột lợi ích kinh tế và lập các báo cáo kế toán điều tra, cung cấp các tài liệu tham khảo cho tòa án hoặc cơ quan trọng tài hoặc cơ quan quản lý, xác nhận trách nhiệm pháp lý, hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý. Kế toán điều tra xuất hiện do sự phát triển của môi trường kinh tế, sự phát triển của nghề nghiệp. Ủy ban Dịch vụ Điều tra và Hỗ trợ pháp lý Mỹ AICPA (The AICPA Forensic and Litigation Services Committee - FLS), ngày 15/7/2004, AICPA đã phát hành bản ghi nhớ thỏa thuận “Dịch vụ điều tra, kiểm toán và quản trị DN: kết nối khoảng cách” nhằm mô tả về dịch vụ kế toán điều tra và các tiêu chuẩn trở thành kế toán điều tra viên. Theo đó, kế toán điều tra là công việc ứng dụng các nguyên tắc, lý thuyết và quy định kế toán để phân tích một vấn đề cần được điều tra theo yêu cầu của pháp luật. Như vậy, có thể thấy kế toán điều tra là sự kết hợp của kế toán, kiểm toán và các kĩ năng điều tra để đưa ra kết luận về một vấn đề tài chính cần được giải quyết

1.2.2 Vai trò và nhi m ệ v ục aủ kềế toán điềều tra. Kế toán điều tra bao gồm hai chức năng chính là: Hỗ trợ pháp lý (Litigation Support) và điều tra kế toán (Investigative Accounting). Hỗ trợ pháp lý (Litigation Support): Là sự hỗ trợ chuyên môn kế toán trong các vấn đề liên quan đến pháp lý. Nó chủ yếu liên quan đến việc định lượng giá trị thiệt hại. Điều tra kế toán (Investigative Accounting): Là việc tìm kiếm bằng chứng xác định thủ phạm như điều tra biển thủ tài sản của nhân viên, hoặc tìm kiếm bằng chứng làm cơ sở bồi thường thiệt hại như bồi thường bảo hiểm, bồi thường tai nạn lao động,… Kế toán điều tra là dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu từ khách hàng. Khách hàng của kế toán điều tra có thể là các cá nhân, DN hoặc các cơ quan pháp luật. Kế toán điều tra được sử dụng trong các trường hợp như đo lường thiệt hại kinh tế của các tổ chức trong trường hợp tái cơ cấu, xảy ra tranh chấp hay kiện tụng, định giá tài sản, đo lường thiệt hại của các cá nhân trong các trường hợp tranh chấp như ly hôn, bảo hiểm, … và điều tra thủ phạm theo yêu cầu của tòa án. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, kế toán điều tra sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nhìn chung, kế toán điều tra thực hiện các nhiệm vụ sau: 

 

Thực hiện điều tra về vấn đề kế toán theo yêu cầu của khách hàng, phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp của cá nhân, tổ chức hay hỗ trợ pháp lý trước tòa. Điều tra được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch điều tra, tổ chức điều tra và đưa ra báo cáo điều tra dựa trên các bằng chứng thu thập được. Phân tích dữ liệu điều tra, hỗ trợ xử lý hậu quả, tư vấn điều chỉnh các vấn đề về kế toán trong phạm vi của mình. Nhận diện, dự đoán các rủi ro, gian lận có thể xảy ra và tư vấn hỗ trợ cách phòng ngừa rủi ro, gian lận đó.

2.

Gian l nậ kếế toán c ủa công ty gôỗ Tr ường Thành

2.1

Giới thiệ u công ty gôỗ Trường Thành (TTF)

Gỗ Trường Thành là Tập đoàn dẫn đầu về lĩnh vực chế biến gỗ tại Việt Nam với hệ thống nhà máy được trang bị công nghệ chế biến hiện đại của Châu Âu. Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) là nhà sản xuất chuyên cung cấp, lắp đặt, thi công nội - ngoại thất được thành lập từ năm 1993 tại Đăk Lăk. TTF gồm 11 công ty con trải dài từ Bình Dương, Đăk Lăk, Bình Định, Phú Yên, chủ yếu hoạt động trong ngành nội thất, chế biến gỗ và trồng rừng. Sản phẩm của TTF hiện cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu... như Crate & Barrel, Four Hands, Natuzzi, Williams Sonoma, Restoration Hardware, Asahi... Trong nước, TTF là đơn vị cung ứng nội thất lớn cho các nhà phát triển bất động sản hàng đầu như: Vingroup, Novaland, Sun Group, Vạn Thịnh Phát... Các dòng sản phẩm của TTF được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất hiện đại cho các khu căn hộ, villa, trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng cao cấp…

2.2

Sự việ c gian lận của công ty gôỗ Trường Thành ( TTF)

2.2.1 Câu chuy ện c ủa công ty gôẫ Tr ường Thành tr ước khi gian lận Tuy là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến gỗ nhưng vì những sai lầm trong chiến lược kinh doanh, TTF đã phải trả giá với những khoản vay liên tục tăng, kì hạn vay thì liên tục đến gần trong khi tiền mặt lại không đủ để trả. Trước tình hình này, Tân Liên Phát - một công ty con của Vingroup đã quyết định thâu tóm TTF. Tính đến tháng 3 năm 2016, Tân Liên Phát đã nắm giữ hơn 32% cổ phần tại TTF. Cuộc tái cơ cấu đem lại hi vọng cho TTF với một loạt các biện pháp được đưa ra như phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, bán nợ xấu, được ngân hàng xóa lãi vay, cùng với việc Tân Hiệp Phát mua lại 49,9% cổ phần và 1200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. 2.2.2 Nh ững gian l ận kềế toán c ủa gôẫ Tr ường Thành 2.2.2.1 Kiểm kê thiêếu gấồn một nghìn tỷ hàng tồồn kho Ngày 19/7/2016, cổ đông của TTF nhận được thông báo Vingroup tạm dừng chuyển đổi khoản vay trị giá 1202 tỷ đồng do phát hiện một số “sai lệch nghiêm trọng” giữa thông tin, số liệu thực tế với thông tin, số liệu được công bố. Ngày 2/8/2016, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã: TTF ) công bố BCTC quý 2/2016 và giáng một đòn choáng váng vào các cổ đông của doanh nghiệp với khoản lỗ bất ngờ lên đến cả nghìn tỷ đồng. Cổ phiếu TTF đã giảm sàn 13 phiên liên tiếp. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này mới là điều khiến cho cổ đông bức xúc. Bên cạnh việc chưa trích lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi thì việc kiểm kê phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho trong giá vốn hàng bán đã khiến cho giá vốn trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng vọt lên mức 1.690 tỷ đồng – cao gấp đôi doanh thu. Do đó, TTF lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng.

Hình 1: Lãi ròng hợp nhất của gỗ Trường Thành

Trong thuyết minh giá vốn 6 tháng đ...


Similar Free PDFs