Lê Thành Đạt 20H112011 6 00510602 PDF

Title Lê Thành Đạt 20H112011 6 00510602
Course Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Viện đào tạo Chất lượng cao
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 345.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 72
Total Views 128

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊLê Thành Đạt – 20H1120116 - 00510602TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁCLÊNINTÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONGNỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - LIÊN HỆ THỰC TIỄNNỀN KINH TẾ VIỆT NAM.Giảng viên hướng dẫn: Lê AnhThành phố...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Lê Thành Đạt – 20H1120116 - 00510602

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - LIÊN HỆ THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

Giảng viên hướng dẫn: Lê Anh

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 NỘI DUNG ................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: .............................................................................................................. 3 KHÁI QUÁT CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN. ............................................... 3 1.1 Cạnh tranh là gì ? ............................................................................................... 3 1.2 Vai trò của cạnh tranh là gì ? ............................................................................ 4 1.3 Nguyên nhân xuất hiện cạnh tranh. .................................................................. 6 1.4 Sự cạnh tranh trên thị trường là một tất yếu khách quan. ............................ 7 CHƯƠNG 2: .............................................................................................................. 9 TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG N ỀN KINH T Ế THỊ TRƯỜNG .................................................................................................................. 9 2.1 Quy luật cạnh tranh là gì ? ................................................................................ 9 2.2 Tác động quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế. ............................................ 9 2.3 Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. .................................................................................................................................. 11 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 15

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài. Xã hội càng ngày phát triển thì lịch sử càng ngày được thay đổi và kinh tế cũng là thành phần quan trọng của xã hội trong quá khứ cho tới hiện tại. Bất kì lĩnh vực trong đời sống đều tồn tại sự cạnh tranh vì không có cạnh tranh sẽ không có sự sinh tồn và phát triển trong lĩnh vực đó. Và kinh tế thị trường cũng không phải là ngoại lệ khi mà cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường. Khi mà một quốc gia trong công cuộc đổi mới nền kinh tế thì luôn luôn trải qua, chịu sự tác động của các quy luật của nền kinh tế thị trường. Và chính nền kinh tế thị trường ở nước ta cũng chịu sự tác động của các quy luật và trong đó có quy luật cạnh tranh. V ới xu hướng toàn cầu hóa nước ta đã có những công tác tốt tạo điều kiện hội nhập cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Và các hoạt động cạnh tranh của các thành phần kinh tế ngày càng quyết liệt và căng thẳng. Tuy nhiên nước ta vẫn còn hạn chế cạnh tranh trên thị trường Chính vì thế mà để có một nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh và sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta đi lên là một vấn đề nan giải, đó là lý do mà em lựa chọn đề tài “Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - Liên hệ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam.” Để làm rõ sự tác động của quy luật cạnh tranh đối với nền kinh tế thị trường trên toàn thế giới nói chung và đặc biệt Việt Nam ta nói riêng đưa ra lý luận về cạnh tranh trong thị trường và thực tiễn ở nước ta. Nghiên cứu sâu về vấn đề này.

2. Mục tiêu Làm rõ vấn đề về cạnh tranh, quy luật cạnh tranh và sự tác động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.

1

3. Phương pháp nghiên cứu 5 phương pháp trong quá trình nghiên cứu: • Phương pháp phân tích. • Phương pháp đặt câu hỏi nghi vấn. • Phương pháp tìm hiểu. • Phương pháp thu thập dữ liệu. • Phương pháp đưa ra kết luận.

4. Kết cấu bài tiểu luận Trong bài tiểu luận sẽ gồm có phần mở đầu và phần kết luận, phần thân bài gồm có 2 chương chính: -

Khái quát cạnh tranh.

-

Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN. 1.1 Cạnh tranh là gì ? Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa cạnh tranh được định nghĩa tùy thuộc vào nhiều khía cạnh khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của từng nền kinh tế thị trường. Theo Mác “Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. (Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh, 2021). Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của của nền kinh tế thị trường. Là mục tiêu nhằm thực hiện lợi ích kinh tế và mục đích đã định từ trước của các thành phần kinh tế. Thể hiện được năng lực phát triển của nền kinh tế thị trường và cuộc đấu trên sự sống còn của các doanh nghiệp. Là một phạm trù rất rộng lớn, được các nhà kinh tế học quan tâm nên cạnh tranh có rất nhiều khái niệm khác nhau. Hiểu chung nhất thì cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào thị trường với tham vọng “mua rẻ-bán đắt”, là sự ganh đua tranh dành giữa các doanh nghiệp trong việc dành được khách hàng hay là điều kiện thuận lợi trong sản xuất để tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh tạo ra động lực, sự kích thích để các doanh nghiệp chuyển nguồn lực từ những vị trí sản xuất, sản phẩm yếu kém không có vị trí cạnh tranh trên thị trường, cho đến những vị trí hiệu quả có năng lực tốt hơn, sản phẩm tạo được sự thu hút của khách hàng. Cạnh tranh được xem là quá trình tích lũy về lượng để thực hiện các bước nhảy thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, làm cho xã hội phát triển đi lên, tốt đẹp hơn. Quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài. Vì thế mà các

3

nhà doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế luôn phải đối mặt với cạnh tranh. Luôn tìm cách vận động để cạnh tranh mà tồn tại. Và sự sống còn của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động lợi thế của doanh nghiệp như mua rẻ, bán đắt, thu hút được khách hàng nhiều hơn để tiêu thụ được sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Vì vấn đề lợi nhuận mà các doanh nghiệp phải làm hài lòng khách hàng, làm tốt các sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm phù hợp, làm thỏa mãn từng đối tượng khách hàng tạo ra được ưu thế vị trí trên thị trường có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu được lợi nhuận sẽ đưa doanh nghiệp phát triển. Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp.

1.2 Vai trò của cạnh tranh là gì ? Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh cũng có những vai trò vô cùng quan trọng đối với các chủ thể doanh nghiệp trên thương trường. Sự cạnh tranh buộc các chủ thể, doanh nghiệp phải năng động nhạy bén, nắm bắt tốt các nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề trong sản xuất, cải tiến nâng cấp kỹ thuật, áp dụng những khoa học tiến bộ nghiên cứu vào sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có sự xuất hiện độc quyền thì nền kinh tế thị trường đó kém phát triển. Cạnh tranh còn là động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp đang chạy đua trên con đường kinh tế xã hội. Để có vị trí trong thị trường thì luôn đòi hỏi sức mạnh chiến lược và kĩ năng tay nghề của các chủ thể doanh nghiệp. Mục đích của cạnh tranh luôn được đặt lên hàng đầu là thu hút khách hàng, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của các chủ thể doanh nghiệp. Nhờ có sự cạnh tranh mà các sản phẩm hay chất lượng sản

4

phẩm luôn được đổi mới, luôn đánh vào tâm lý nhu cầu người dùng mà với giá thành sản phẩm thấp mà chất lượng càng cải thiện. Một ví dụ về dẫn chứng đó chính là hai tập đoàn công nghệ Apple và Samsung khi mà hai tập đoàn luôn luôn đưa ra các sản phẩm công nghệ là điện thoại thông minh hàng năm để thu hút người dùng. Mỗi bên đều có những cách thu hút khách hàng khác nhau như về dịch vụ sản phẩm hay thông qua các sự kiện quảng cáo thậm chí là những phản hồi chất lượng sản phẩm của các người tiêu dùng trước đã sử dụng để đưa ra các chiến lược, đánh đúng tâm lý người tiêu dùng. Các sản phẩm của họ luôn được đổi mới qua từng năm, nâng cao chất lượng sản phẩm, có những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng người dùng. Họ luôn đưa ra các bản sáng chế áp dụng nhưng kỹ thuật phát minh tiên tiến vào trong chính sản phẩm và sản xuất để thu hút khách hàng. Tuy nhiên cạnh tranh luôn có những hệ quả khi mà chủ thể doanh nghiệp nào có năng lực, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả phát triển sẽ tiếp tục vươn lên và tồn tại trên thị trường còn doanh nghiệp nào không đáp ứng nhu cầu của thị trường nói chung và người tiêu dùng nói riêng sẽ bị bị loại khỏi thương trường ngay lập tức. Ví dụ như Nokia, khi mà là một trong những công ty có một lịch sử hùng vĩ trở thành công ty điện thoại di động bán chạy nhất những năm của thế kỉ 20 cho đến đầu những năm 2000 đem lại nhiều lại thành công to lớn nhờ năng lực, chiến lược của họ thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm. Nhưng khi có sự xuất hiện của những công ty khác sản xuất điện thoại thông minh cạnh tranh trực tiếp với chính họ. Vì không thích ứng được về những nhu cầu của người dùng trên thị trường, không có sự đổi mới vẫn mắc kẹt với cách làm cũ và không thích ứng với sự thay đổi của môi trường công nghệ. Không phân tích được xu hướng thị trường và tìm được chỗ đứng cho mình phù hợp vững chắc đã dẫn tới sự thất bại trên thị trường không có khả năng cạnh tranh với các công ty khác. Bởi vì thế mà cạnh tranh chính là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không những là động lực cho nền kinh tế phát triển mà cạnh tranh còn là tiền đề cho việc phát triển khoa học, kĩ thuật công nghệ. Khi mà có những sản phẩm được ra đời với chất lượng tốt hơn so với các sản phẩm có trên thị trường. Sản phẩm tốt với giá cả hợp lý đối với

5

người tiêu dùng thì chủ thể doanh nghiệp đó nhanh chóng có chỗ đứng, chiếm lĩnh thị trường và thu được nhiều lợi nhuận. Điều này làm cạnh tranh cho các đối thủ cùng chung sản phẩm cùng nhu cầu của thị trường buộc phải cải tiến nâng cấp sản phẩm, áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất với những đặc tính ưu việt hơn để cạnh tranh trên thị trường. Cạnh tranh cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển tiếp cận công nghệ mới tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng cho sản xuất một cách hữu hiệu. Làm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh còn có vai trò làm cho giá thành sản phẩm thấp hơn cho người tiêu dùng, làm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Sự lựa chọn của họ và sức tiêu thụ trên thị trường là thước đo chính xác cho yêu cầu về chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm. Để các chủ thể doanh nghiệp đưa ra các giải pháp chiến lược phù hợp với sản xuất chi phí thấp mà giá thành lại hợp lý trên thị trường. Vì thế mà chúng ta hay nghe câu “Khách hàng là thượng đế”, là người quyết định sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của các công ty, chủ thể doanh nghiệp đưa ra sự sống còn của họ trên thị trường. Các chủ thể doanh nghiệp luôn phải tìm cách thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.

1.3 Nguyên nhân xuất hiện cạnh tranh. Sự trao đổi hàng hóa đã phát triển rất sớm từ thời cổ đại trong lịch sử loài người, khi mà con người ở thời cổ đại biết cách trao đổi hàng hóa để lấy những sản phẩm hay vật, từ những việc trao đổi nhỏ như thức ăn, gia súc, gia cầm cho đến những sự trao đổi hàng hóa lớn như là sản phẩm, thực phẩm từ các nước khác, cho đến khi khi có sự xuất hiện của sự trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ thì cạnh tranh xuất hiện. Và từ những sự trao đổi ấy đã hình thành nên thị trường. Nền kinh tế thị trưởng là nơi diễn ra mọi hoạt động buôn bán sản xuất hàng hóa, sản phẩm, là nơi mà các chủ thể trong nền kinh tế tương tác qua lại mục đích làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng để mà trao đổi, mua bán hàng hóa với nhau. Trong hoạt động sản xuất các doanh nghiệp luôn cố gắng có được những điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình sản xuất hay chất lượng sản phẩm để có được lợi nhuận, điều đó đã dẫn tới sự cạnh

6

tranh giữa các doanh nghiệp để chiếm lấy, nắm lấy thị trường có được những điều kiện thuận lợi. Vì lợi nhuận là mục đích của cạnh tranh và đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường mà chúng ta đã cùng nhau làm rõ về cạnh tranh là gì ở phần trước.

1.4 Sự cạnh tranh trên thị trường là một tất yếu khách quan. Thị trường là nơi diễn ra mọi hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa gồm các yếu tố đầu vào đầu ra của quá trình sản xuất. Là nơi xuất hiện các mối quan hệ giữa các chủ thể nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua các hoạt động buôn bán kinh doanh, hoạt động trao đổi hàng hóa. Những hoạt động này thực chất phản ánh thị trường thông qua các hoạt động buôn bán, lưu thông hàng hóa và mối quan hệ về kinh tế giữa người với người. Nền kinh tế hàng hóa là hình thức kinh tế xuất hiện sớm khi mà sản phẩm được trao đổi qua lại với nhau và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường ngày nay là sự phát triển lớn hơn của nền kinh tế hàng hóa, mà ở đó đầu ra đầu vào luôn được kiểm soát bởi thị trường. Trong các hoạt động các chủ thể doanh nghiệp luôn muốn có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc sản xuất sản phẩm. Dành được vị trí trên thị trường như mua được nguyên vật liệu rẻ có lao động rẻ có yếu tố đầu ra đầu vào tốt trên thị trường. Vì muốn nắm lấy những điều kiện thuận lợi mà sự xuất hiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Và cạnh tranh chỉ biến mất khi một bên thắng và một bên thua trên thương trường. Tuy nhiên cạnh tranh không bao giờ biến mất trên nền kinh tế thị trường được. Bởi vì cạnh tranh là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn được tồn tại trên thị trường thì phải cạnh tranh, phải đưa ra các chiến lược hợp lý, nâng cao năng lực sản xuất, giảm chí phí sản xuất, cạnh tranh trực tiếp về giá cả, cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong hoạt động cạnh tranh các nguồn lực sẽ luôn được chuyển đổi từ những nơi kém hiệu quả cho đến những nơi có hiệu quà. Vì thế mà cạnh tranh đem lại lợi ích cho xã hội, người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã sản phẩm và dịch vụ. Tạo cơ hội việc làm cho người lao động giúp người lao động

7

được cải thiện đời sống, người lao động có năng suất tốt sẽ làm nâng cao năng suất của doanh nghiệp giúp phát triển kinh tế. Từ đó mọi người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn hơn. Từ những điều trên đã khẳng định cạnh tranh là một tất yếu khách quan là một đặc trưng không thể biến mất trên thị trường, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội phát triển đi lên tốt đẹp hơn, làm cho nền kinh tế thị trường đất nước phát triển.

8

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG N ỀN KINH T Ế THỊ TRƯỜNG 2.1 Quy luật cạnh tranh là gì ? Bất kì một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa nào đó trên thị trường luôn phải chấp nhận đối mặt với cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu và đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp luôn phải trải qua các quy luật của nền kinh tế thị trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản nhất. Quy luật cạnh tranh là sự điều tiết một cách khách quan về mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác cần phải chấp nhận cạnh tranh với nhau. Và nội dung của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, nền sản xuất hàng hóa, là sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hóa. Ví dụ như các công ty nổi tiếng trên thế giới họ buộc phải cạnh tranh với nhau đó chính là Cocacola và Pepsi hay Apple và Samsung họ luôn đối mặt với cạnh tranh trong lĩnh vực của họ. Điều đó càng khẳng định cho chúng ta thấy quy luật cạnh tranh luôn có vai trò quan trọng trên thị trường.

2.2 Tác động quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trên thị trường là yếu tố khách quan của quy luật gắn liền với thị trường và cả doanh nghiệp. Sự tác động của cạnh tranh lên các doanh nghiệp là sức ép khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trở nên có hiệu quả hơn. Cạnh tranh là điều kiện buộc các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm, tìm cách cải tiến công nghệ, trang thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm đem lại những sản phẩm mẫu mã đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự tác động của quy luật

9

cạnh tranh ảnh hưởng rất nhiều tới các doanh nghiệp, vì trong hoạt động trên thị trường thì sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ có sự quản lý chặt chẽ có chiến lược tốt thu được nhiều lợi nhuận, đồng thời cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phá sản, mất vị trí trên thị trường do không tìm được lối đi phù hợp cho doanh nghiệp. Quy luật cạnh tranh còn đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ, phong phú đa dạng thỏa nhu cầu với nhiều lựa chọn hơn trên thị trường. Các doanh nghiệp với mục tiêu thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt, đem lại lợi nhuận thì các doanh nghiệp còn phải chứng minh cho người tiêu dùng với những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng người tiêu dùng và cách thức hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ là sự lựa chọn tối ưu nhất của các doanh nghiệp đang đi theo hiện tại. Sự đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao luôn đáp ứng các nhu cầu, thì chi phí bỏ ra của người tiêu dùng ngày càng thấp, có nhiều sự lựa chọn trên thị trường dễ dàng phù hợp với túi tiền và sở thích của người mua. Sự tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trường giúp các doanh nghiệp vừa có lợi nhuận và quyền lợi người tiêu dùng vừa được tôn trọng, quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó quy luật tác động rất lớn đối với nền kinh tế thị trường xã hội. Sự điều tiết cung, cầu hàng hóa trên thị trường của cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, kích thích doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, làm tăng vốn đầu tư cho sản xuất, thúc đẩy kinh doanh nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Sự tác động đem lại lợi ích cho xã hội khi mà cạnh tranh là hình thức để Nhà nước chống độc quyền, tạo cơ hội cho doanh nghiệp cho người tiêu dùng có những sự lựa chọn trên thị trường với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, giá thành rẻ. Sự tác động cũng giúp các phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất mang lợi ích cho xã hội. Vì để các doanh nghiệp yếu kém sử dụng nguồn lực quá nhiều sẽ dẫn tới lãng phí nguồn lực xã hội khi mà hiệu quả không cao, mà chi phí tăng, giá trị sản phẩm tăng đến không cần thiết. Dẫn đến những tiêu cực của cạnh tranh khi mà doanh nghiệp phá sản. Muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không

10

phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà là sự huỷ diệt sự sáng tạo trong kinh doanh. Tóm lại cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội đem lại một nền kinh tế thị trường phát triển hơn. Bên cạnh với những sự tác động đem lại tích cực cho nền kinh tế thị trư...


Similar Free PDFs