Lý thuyết tài chính Cao học - Bài luận cuối khoá - CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2019-2021 PDF

Title Lý thuyết tài chính Cao học - Bài luận cuối khoá - CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2019-2021
Author Ha Nguyen
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 369.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 507
Total Views 791

Summary

Download Lý thuyết tài chính Cao học - Bài luận cuối khoá - CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2019-2021 PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA TÀI CHÍNH *****

BÀI THI HẾT MÔN TIỂU LUẬN MÔN HỌC LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH CHƯƠNG 16: CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2019-2021

Tháng 3/2022

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................................i DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................................iii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................1 1. Thị trường dự trữ và lãi suất liên ngân hàng.......................................................................1 1.1. Công cụ chính sách tiền tệ truyền thống..................................................................................1 1.1.1. Nghiệp vụ thị trường mở.......................................................................................................................1 1.1.2. Chính sách cho vay chiết khấu..............................................................................................................2 1.1.3. Dự trữ bắt buộc......................................................................................................................................2 1.1.4. Lãi suất dự trữ........................................................................................................................................2

1.2. Công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống............................................................................3 1.2.1. Nới lỏng định lượng...............................................................................................................................3 1.2.2. Định hướng thị trường...........................................................................................................................3 1.2.3. Lãi suất âm.............................................................................................................................................4

CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 2019-2021...................5 2.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới và tại Việt Nam giai đoạn 2019-2021.......................................5 2.2. Các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam, giai đoạn 2019-2021...........................6 2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở.......................................................................................................................6 2.2.2. Hạ lãi suất điều hành..............................................................................................................................8 2.2.3. Giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc...........................................................................................................9 2.2.4. Tái cấp vốn.............................................................................................................................................9 2.2.5. Tạo hành lang pháp lý để làm giảm chi phí vốn vay...........................................................................10 2.2.6. Điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (nới ‘room tín dụng') tạo điều kiện mở rộng tín dụng........11

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT........................................................................................................13 3.1. Tổng kết 2019-2021..................................................................................................................13 3.2. Tình hình Việt Nam 2022 và đề xuất chính sách tiền tệ........................................................14

ii

DANH MỤC VIẾT TẮT CSTT

Chính sách tiền tệ

DTBB

Dự trữ bắt buộc

ECB

Ngân hàng trung ương Châu Âu

Fed

Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDP

Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng Thương mại

PBoC

Ngân hàng trung ương Trung Quốc

TCTD

Tổ chức tín dụng

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Thị trường dự trữ và lãi suất liên ngân hàng Thị trường dự trữ là nơi xác định lãi suất liên ngân hàng (còn gọi là lãi suất quỹ liên bang), vì vậy để tìm hiểu cách thức các Ngân hàng Trung ương (NHTW) sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất liên ngân hàng, chúng ta sẽ tiến hành phân tích cung cầu trên thị trường dự trữ. Cung cầu trên thị trường dự trữ: Lượng cầu về dự trữ có thể được chia thành hai phần: dự trữ bắt buộc, bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhân với lượng tiền gửi dự trữ; và dự trữ dư thừa, các ngân hàng dự trữ bổ sung phòng ngừa rủi ro khách hàng rút tiền. Do đó, lượng cầu dự trữ của các ngân hàng bằng lượng dự trữ bắt buộc cộng với lượng dự trữ vượt cầu. Nguồn cung dự trữ có thể được chia thành hai thành phần: lượng dự trữ được cung cấp bởi các hoạt động thị trường mở của NHTW, được gọi là dự trữ không vay (NBR), và lượng dự trữ vay từ NHTW, được gọi là dự trữ đi vay (BR). 1.1. Công cụ chính sách tiền tệ truyền thống 1.1.1. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ truyền thống quan trọng nhất vì chúng là yếu tố chính quyết định sự thay đổi của lãi suất và cơ sở tiền tệ, là nguồn biến động chính của cung tiền. Việc mua trên thị trường mở làm tăng dự trữ và cơ sở tiền tệ, do đó làm tăng cung tiền và hạ lãi suất ngắn hạn. Hoạt động bán trên thị trường mở thu hẹp dự trữ và cơ sở tiền tệ, làm giảm cung tiền và tăng lãi suất ngắn hạn. Nghiệp vụ thị trường mở được chia làm hai loại: Nghiệp vụ thị trường mở năng động (nhằm thay đổi mức dự trữ và cơ sở tiền tệ) và nghiệp vụ thị trường mở phòng thủ (nhằm bù đắp những biến động của các yếu tố khác ảnh hưởng đến dự trữ và cơ sở tiền tệ). NHTW thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở truyền thống bằng các chứng khoán của cơ quan Chính phủ. Thị trường chứng khoán này có tính thanh khoản cao và có khối lượng giao dịch lớn, vì vậy có khả năng giao dịch lớn mà không bị biến động giá làm gián đoạn thị trường, NHTW có quyền kiểm soát tốt với tính linh hoạt và chính xác, có thể thực thi một các nhanh chóng mà không cần thông qua các thủ tục hành chính phức tạp.

2

1.1.2. Chính sách cho vay chiết khấu Hoạt động cho vay chiết khấu là hoạt động cho vay chiết khấu của NHTW đối với các Ngân hàng bao gồm 3 loại cho vay: tín dụng sơ cấp, tín dụng thứ cấp và tín dụng mùa vụ. Tín dụng sơ cấp: Các NHTM khỏe mạnh được phép vay tất cả những gì họ muốn với kỳ hạn ngắn (thường là qua đêm), do đó nó được gọi là cơ sở cho vay thường trực. Lãi suất của khoản vay này là lãi suất chiết khấu, trong hầu hết các trường hợp số tiền chiết khấu cho vay theo hạn mức tín dụng sơ cấp là rất nhỏ. Và cơ sở tín dụng sơ cấp làm cho lãi suất chiết khấu sẽ trở thành mức trần của lãi suất liên ngân hàng. Tín dụng thứ cấp: Các NHTM gặp khó khăn về tài chính và gặp vấn đề về thanh khoản nghiêm trọng. Lãi suất của các khoản vay này thường ở mức cao, mang tính trừng phạt. Tín dụng mùa vụ: Đáp ứng nhu cầu của một số Ngân hàng nhỏ tại các khu vực dịch vụ và nông nghiệp mang tính mùa vụ. Lãi suất của tín dụng mùa vụ gắn với mức trung bình của lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chứng chỉ tiền gửi. NHTW đóng vai trò là người cho vay cuối cùng của các Ngân hàng và các định chế khác trong hệ thống tài chính để tác động đến dự trữ, cơ sở tiền tệ và cung tiền, vay chiết khấu rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp khủng hoảng công cụ này đều được áp dụng. 1.1.3. Dự trữ bắt buộc Công cụ này hoạt động theo nguyên tắc: Yêu cầu dự trữ tăng lên dẫn đến cung tiền bị thu hẹp, điều này cũng làm tăng nhu cầu về dự trữ và dẫn đến tăng lãi suất liên ngân hàng. Ở chiều ngược lại, khi yêu cầu dự trữ giảm làm cung tiền mở rộng và dẫn đến giảm lãi suất liên ngân hàng. 1.1.4. Lãi suất dự trữ Hoạt động tương tự như cơ chế của lãi suất chiết khấu, tạo thêm số lượng công cụ chính sách tiền tệ để khuyến khích việc vay và cho vay trên thị trường liên ngân hàng và để các Ngân hàng giám sát lẫn nhau cũng như giải quyết được tình trạng dự trữ quá tải khỏi hệ thống Ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng.

3

1.2. Công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống Chính sách tiền tệ phi truyền thống là tập hợp các biện pháp được NHTW sử dụng trong thời kỳ kinh tế gặp khó khăn mà khi áp dụng các chính sách tiền tệ truyền thống trở nên không hiệu quả, trong các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, khi giới hạn dưới bằng 0 và NHTW không thể giảm lãi suất chính sách của mình bởi đã chạm mức sàn bằng 0. Trong trường hợp đó, NHTW sẽ dựa vào tình hình và điều kiện kinh tế và áp dụng các công cụ chính sách phi truyền thống phù hợp để kích thích nền kinh tế, một số công cụ phi truyền thống như: (i) nới lỏng định lượng; (ii) định hướng thị trường và (iii) lãi suất âm. 1.2.1. Nới lỏng định lượng NHTW hạ thấp lãi suất chiết khấu (lãi suất cho vay đối với các NHTM với nhau), đồng thời mở rộng phạm vi tài sản thế chấp và phạm vi đối tác cho NHTM nhằm tăng khả năng tiếp cận thanh khoản hơn, giúp NHTM tung tiền ra lưu thông, từ đó giúp nền kinh tế hoạt động dễ dàng và trôi chảy hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các NHTM đều gặp khó khăn trong thanh khoản, nên việc NHTW dù đã giảm thấp lãi suất chiết khấu vẫn không thực sự hiệu quả. Mở rộng cơ chế chiết khấu: NHTW thành lập một số chương trình cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế đối mặt. Những chương trình cho vay được tạo ra nhằm kích thích cho vay nhiều hơn, đâu giá cho vay với lãi suất cho vay thấp, với kì hạn ngắn,… Ngoài ra, NHTW thực hiện mua tài sản với quy mô lớn nhằm tác động đến giá tài sản, giúp giảm lãi suất đối với các tài sản phi rủi ro và làm giảm chi phí đi vay cho nền kinh tế. 1.2.2. Định hướng thị trường NHTW thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, thông cáo báo chí để đưa ra những thông điệp, hành động tương lai, phương thức và chính sách thực hiện cho thị trường nhằm tránh gây hoang mang cho nhà đầu tư và công chúng. Nhờ sự minh bạch và công khai kế hoạch định hướng cho nền kinh tế của NHTW sẽ giúp công chúng ổn định tâm lý, tin tưởng và có cái nhìn kỳ vọng lạc quan cho sự phục hồi của nền kinh tế khó khăn trong tương lai, từ đó tác động đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư và các hộ gia đình. NHTW cần đảm bảo những đánh giá, phân tích và dự báo của mình vào nền kinh tế là chính xác, có căn cứ vào báo cáo tài chính, số liệu đáng tin cậy thì chính sách định hướng thị trường mới đạt được hiệu quả.

4

1.2.3. Lãi suất âm Lãi suất âm có thể hiểu là người gửi tiền sẽ phải trả phí để được gửi tiền trong ngân hàng, khiến người gửi tiền có nguy cơ không chỉ không được nhận tiền lãi từ tiền gửi mà còn phải trả thêm tiền chênh lệch phí, điều này đi ngược lại với lý thuyết tiền tệ truyền thống. Lãi suất âm trên thực tế chỉ áp dụng lên các khoản tiền gửi của NHTM và các tổ chức tín dụng tại NHTW, nhằm thu 1 khoản phí giữ tiền lên hành vi dự trữ tiền của các NHTM trong thời kỳ kinh tế suy thoái do tâm lý e ngại cho vay vì rủi ro cao, buộc NHTM phải giải tỏa lượng tiền dự trữ tại NHTW ngoài phần dự trữ bắt buộc, giúp cho chính sách khuyến khích hoạt động cho vay, kích thích tiêu dùng, đầu tư và mở rộng tổng cầu của NHTW đạt hiệu quả.

5

CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 2019-2021 2.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới và tại Việt Nam giai đoạn 2019-2021 Giai đoạn 2019-2021 là một giai đoạn đầy biến động của kinh tế quốc tế, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung từ 2019, sự biến động của giá dầu thế giới, và đại dịch Covid-19 đã gây những đứt gãy chưa từng có trong chuỗi cung ứng toàn cầu và sự sụt giảm thương mại quốc tế. Trong bối cảnh này, nhiều ngân hàng trung ương thay đổi chính sách điều hành, chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng (Fed, ECB, PBoC,...) từ 2019 1, và tiếp tục nới lỏng trong năm 2020 và 2021 để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng. Cần phải nói thêm về Covid-19 - dịch bệnh viêm phổi cấp mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận là “đại dịch toàn cầu” vào tháng 3/2020. Mặc dù Việt Nam đã nhìn nhận nguy cơ dịch bệnh và đã phản ứng rất nhanh, hiệu quả thông qua các chính sách tài khoá và truyền thông đại chúng, giúp hạn chế được số lượng ca nhiễm ở mức hơn 1.400 ca và 35 ca tử vong (Tổng cục Thống kê, 2020) trong năm 2020; biến chủng Delta đã gây ra những thiệt hại chưa từng có trong năm 2021, với hơn 1,6 triệu ca nhiễm và hơn 31.000 ca tử vong. Các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển để ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch, cũng đồng thời gây ra những đứt gãy chuỗi cung ứng, tăng chi phí logistics, chi phí sản xuất và làm gián đoạn lưu thông hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu. Đi cùng với đó, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường đã tăng gấp rưỡi trong giai đoạn này. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy, vào năm 2019, trung bình mỗi tháng có 7,4 nghìn doanh nghiệp tạm dừng có thời hạn, chuẩn bị giải thể và đã giải thể. Con số này năm 2020 đã nâng lên đến 8,5 triệu và tiếp tục tăng lên đến 10 triệu trong năm 2021. (Tổng cục Thống kê, 2019, 2020, 2021) Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 2,16% (2019), đến 2,26% (2020) và lên đến 3,22% năm 2021. Cùng đà giảm, thu nhập bình quân đầu người cũng đã giảm khoảng 1,5 lần trong giai đoạn này, từ mốc 6,7 triệu đồng / người năm 2019 xuống còn 4,2 triệu đồng / người vào năm 2021.

2.2. Các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam, giai đoạn 2019-2021

1 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2020, Báo cáo thường niên 2019 https://www.sbv.gov.vn/webcenter/ShowProperty? nodeId=/UCMServer/SBV419468//idcPrimaryFile&revision=latestreleased

6

Trong giai đoạn 2019-2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đuổi chính sách mục tiêu lạm phát, cụ thể là “kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%”, để “duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.”2. Cùng với đó, NHNN cũng đặt các mục tiêu tăng tổng phương tiện thanh toán 12%14% và mức tăng trưởng tín dụng giao động 12-14% tuỳ từng năm, có điều chỉnh theo diễn biến và tình hình thực tế. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã theo đuổi chiến lược nới lỏng tiền tệ thông qua các công cụ truyền thống như (1) nghiệp vụ thị trường mở, (2) hạ lãi suất điều hành, (3) giữ ổn định dự trữ bắt buộc, (4) tái cấp vốn. Ngay sau khi chứng kiến GDP Quý I năm 2020 rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm 2010-2020, Việt Nam đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách kịp thời với “mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân”. Từ thời điểm này, một số biện pháp phi truyền thống cũng được NHNN tổ chức thực hiện trong năm 2020-2021. Các biện pháp này bao gồm (5) tạo hành lang pháp lý để các TCTD tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại nợ gốc và lãi, không chuyển nhóm nợ, miễn giảm lãi phí nhằm giảm chi phí vốn vay; (6) điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (nới ‘room tín dụng') tạo điều kiện mở rộng tín dụng. 2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở Trong giai đoạn 2019-2021, nghiệp vụ thị trường mở được NHNN thực hiện linh hoạt thông qua phương thức chủ yếu là đấu thầu khối lượng3. Theo đó, NHNN thông báo cho các thành viên khối lượng giấy tờ có giá cần mua hay cần bán cũng như các mức lãi suất tương ứng trong từng phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. Như vậy, bằng cách điều chỉnh khối lượng mua vào hay bán ra các loại giấy tờ có giá và điều chỉnh các mức lãi suất chào mua hoặc chào bán, NHNN có thể điều tiết lượng vốn khả dụng trong nền kinh tế. Khi nhận thấy thanh khoản dư thừa, NHNN chào bán tín phiếu NHNN. Ngược lại, NHNN thực hiện chào mua các giấy tờ có giá để bơm tiền ra thị trường. Năm 2019, NHNN chào bán tín phiếu NHNN có kỳ hạn 7 ngày, với mức lãi suất chào bán giảm dần từ mức 3,0%/năm-2,75%/ năm-2,5%/năm-2,25%/năm (Ngân hàng Nhà nước, 2020). Khi chào mua giấy tờ có giá, NHNN đặt khối lượng 1.000 tỷ đồng/ngày, 2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2019. Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020. Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 03/01/2020 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2021. Chỉ thị số 01/CT-NHNN 07/01/2021

3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2015. Thông tư 42/2015/TT-NHNN Quy định về nghiệp vụ thị trường mở.

7

kỳ hạn 7 ngày với lãi suất chào mua giảm dần từ mức 4,75%/năm-4,5%/năm-4%/năm. Tuỳ theo diễn biến thị trường, NHNN có thể tăng khối lượng chào mua hoặc điều chỉnh kỳ hạn linh hoạt từ 7-28 ngày khi cần thiết. Năm 2020, NHNN, thông qua nghiệp vụ thị trường mở, đã chào bán tín phiếu kỳ hạn 3 tháng để duy trì vốn khả dụng hệ thống vào đầu năm, trước áp lực lạm phát bối cảnh vốn khả dụng dư thừa. Sau đó, vào tháng 3, để kịp thời ứng phó với diễn biến tiêu cực của dịch bệnh, NHNN đã dừng phát hành tín phiếu, thay vào đó là chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở, để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ. (Ngân hàng Nhà nước, 2021). Năm 2021, NHNN không phát sinh bất cứ giao dịch bán tín phiếu NHNN nào trên thị trường, khiến lượng tín phiếu duy trì ở mức 0 trong cả năm, cho thấy thanh khoản dồi dào và được duy trì ổn định. Bằng việc không phát hành tín phiếu, NHNN đã “tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể hạ lãi suất cho vay; qua đó, giúp doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19”4. Bên cạnh đó, NHNN đã đều đặn chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày lãi suất ở mức 2,5% với khối lượng 1.000 tỷ đồng/phiên, “phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ” 5. Khi lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ vào đầu năm, NHNN đã điều chỉnh tăng khối lượng chào mua lên đến 15.000 tỷ đồng với kỳ hạn 14 ngày, 22.000 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày6 để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Cuối năm, NHNN tăng kỳ hạn chào mua 14 ngày với khối lượng 5.000 tỷ đồng/phiên với lãi suất 2,5%, nhưng ít giao dịch được diễn ra và “hầu như không có ngân hàng thương mại nào tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này” vì dồi dào thanh khoản7.

4 Đào Vũ, 2021. "Người mua bán cuối cùng" tiếp tục "nới vòng tay" cho thanh khoản hệ thống. VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Retrieved 20 March 2022, from https://vneconomy.vn/nguoimua-ban-cuoi-cung-tiep-tuc-noi-vong-tay-cho-thanh-khoan-he-thong.htm 5 Vụ Chính sách tiền tệ, 2022. Điều hành chính sách tiền tệ: Sẻ chia khó khăn, vượt qua thách thức nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Tạp chí ngân hàng. Retrieved 20 March 2022, from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet? dDocName=SBV482209&p=3&_afrLoop=49810768124588224#%40%3F_afrLoop %3D49810768124588224%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV482209%26leftWidth %3D20%2525%26p%3D3%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse %26_adf.ctrl-state%3Dft9vo61ev_1557

6 Thanh Hải, 2022. Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 24 nghìn tỷ đồng ra thị trường. Tạp chí thị trường tài chính - tiền tệ. Retrieved 20 March 2022, from https://thitruongtaichinhtiente.vn/lai-suat-lien-ngan-hang-tang-manh-ngan-hang-nha-nuoc-bom-rong-hon-24nghin-ty-dong-ra-thi-truong-33385.html

8

2.2.2. Hạ lãi suất điều hành Giai đoạn 2019-2021, Ngân hàng Nhà nước đã có bốn lần hạ lãi suất điều hành, bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng, lần lượt vào tháng 9/2019; tháng 3/2020, tháng 5/2020 và tháng 9/2020, và giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 20218. Xem bảng 2.1. Bảng 2.1: Tóm tắt bốn lần hạ lãi suất điều hành của NHNN, 2019-2021 ĐVT: %/năm QĐ Số: 1424/QĐNHNN ngày 7/7/2017

QĐ Số: 1870/QĐNHNN ngày 12/9/2019

QĐ Số: 418/QĐNHNN ngày 16/3/2020

QĐ Số: 918/QĐNHNN ngày 12/5/2020

QĐ Số: 1728/QĐNHNN ngày 30/9/2020

Tổng mức giảm

Lãi suất tái cấp vốn

6,25

6,0

5,0

4,5

4,0

2,25

Lãi suất tái chiết khấu

4,25

4,0

3,5

3,0%

2,5

1,75

Lãi suất cho...


Similar Free PDFs