Marketing quốc tế PDF

Title Marketing quốc tế
Author Thùy Phạm Thị Kim
Course marketing
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 518.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 324
Total Views 757

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHMÔN: MARKETING CĂN BẢNBÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔNCHỦ ĐỀ: STARNES-BRENNER MACHINE TOOLCOMPANY: TO BRIBE OR NOT TO BRIBE?GIẢNG VIÊN : ThS. ĐINH TIÊN MINH LỚP : FT03ĐH_K26. SINH VIÊN : PHẠM THỊ KIM THÙY MSSV : 35211020437 MAIL : [email protected]. Hồ Chí Minh,...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 

MÔN: MARKETING CĂN BẢN

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN CHỦ ĐỀ: STARNES-BRENNER MACHINE TOOL COMPANY: TO BRIBE OR NOT TO BRIBE?

GIẢNG VIÊN: ThS. ĐINH TIÊN MINH LỚP: FT03.LTĐH_K26.1 SINH VIÊN: PHẠM THỊ KIM THÙY MSSV: 35211020437 MAIL: [email protected]

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2021 1

MỤC LỤC 1. Tóm tắt tình huống: ......................................................................................................................... 3 2. Phân tích tình huống:....................................................................................................................... 5 Câu hỏi 1: Is what Frank did ethical? By whose ethics—those of Latino or the United States? ........................................................................................................................................................ 8 Câu hỏi 2: Are Frank’s two different payments legal under the Foreign Corrupt Practices Act as amended by the Omnibus Trade and Competitiveness Act of 1988?9 Câu hỏi 3: Liên hệ tình huống với dự án Cộng cà phê thâm nhập thị trường Nhật Bản: .................................................................................................................................................................... 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 12

2

1. Tóm tắt tình huống: Starnes Brenner- là công ty sản xuất máy công cụ có trụ sở tại Iowa. Mọi hoạt động của công ty tại Mỹ La Tinh của Iwoa chỉ phụ thuộc vào một nhân viên làm ở Latino ( một quốc gia lớn ở Mỹ La Tinh). Trong tương lai, dưới sự chỉ đạo của một Giám đốc điều hành mới có thương hiệu, công ty đang phải đối mặt với một thời kỳ thay đổi tổ chức triệt để, công ty có kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh và thay đổi trọng tâm tiếp thị toàn cầu với tư cách là một công ty quốc tế tại Latino. Tình huống này trình bày về đạo đức kinh doanh của một công ty khi hoạt động ở nước ngoài. Điểm chính của vấn đề đạo đức là mức độ hối lộ cao ở các quốc gia đó. Câu hỏi cá nhân của tôi là chúng ta có làm ăn với một đất nước mà tham nhũng rất cao không? Hay chúng ta ngừng đối phó với chúng? Người đứng đầu văn phòng ở Latino là Frank Rothe ( ông đã ở đây 10 nămchuẩn bị bàn giao công việc và nghỉ hưu). Frank với tư cách là một đại diện đại lý nước ngoài ông đã rất thành công trong việc kinh doanh của mình, ông không hoàn toàn hành động theo quy tắc của công ty và sẵn sàng từ chối nếu họ bắt ông cảm thấy không phù hợp. Anh ta thường xuyên trả hối lộ, hay còn gọi là mordida, dưới nhiều hình thức khác nhau trong khi thực hiện hoạt động của công ty khi “anh ta phải làm việc đó”. Một nhân viên bán hàng sẽ thay thế cho Frank là Bill Hunsaker (nhân viên kinh doanh hàng đầu đến từ trụ sở chính ở Mỹ) với thời gian làm quen việc 8 tháng khi ông Frank còn làm ở công ty. Trong thời gian Bill làm quen với công việc, đã được Frank giới thiệu về vai trò về hoạt động hối lộ trong kinh doanh ở khu vực Mỹ La Tinh. Quan điểm của Frank cho rằng cách duy nhất để công ty có thể kinh doanh thuận lợi ở những quốc gia này là hối lộ những người đang làm việc với mình. Ông xem khoản phí hối lộ này là một trong nhiều chi phí của hoạt động kinh doanh, ông sẽ cố hết sức để không phải trả nhưng khi phải trả thì ông sẽ làm, nếu không làm điều đó thì sẽ không thể nào kinh doanh suông sẻ ở thị trường này.

3

Tâm lý của ông ấy được thể hiện trong câu “Khi ở Rome, hãy làm như người La Mã làm” và anh ấy từ chối nhìn nhận các vấn đề phi đạo đức trong cách anh ấy hành xử ngay cả khi anh ấy đưa ra bằng chứng rằng những hành vi này là bất hợp pháp hoặc trái đạo đức. Ông cho rằng hối lộ đóng góp kinh tế cho cộng đồng địa phương khi họ tích hợp bảng lương, giống như tiền boa tích hợp mức lương của một người phục vụ ở Hoa Kỳ. Ông đưa ra những ví dụ về việc tại sao lại có những khoản hối lộ này và biện minh rằng tất cả mọi người đều đang làm như vậy chứ không riêng gì ông. Khi một chuyến hàng của mình phải trả đến hai lần khoản tiền hối lộ, một là do quan chức cấp cao của chính phủ Latino bắt buộc phải kiểm tra hàng, khi Frank đã chắc chắn rằng không có vấn đề gì ở thiết bị máy móc, chỉ là họ muốn gây khó dễ cho ông, với kinh nghiệm của Frank thì việc này chỉ cần hối lộ cho người thanh tra đó là xong việc. Hai là bị tải chậm do trời nắng nón, đến mức phải thúc giục và hối lộ cho người đứng đầu để công việc có thể tiến triển nhanh hơn. Đúng như ông nghĩ, sau khi có khoản chi đó cho thanh tra thì mọi việc đã tiến hành thuận lợi và hối lộ là việc ông phải làm trong hai trường hợp đó. Tuy rằng một phần thành công của công ty là do các hoạt động được thực hiện bởi Frank ở Latino, có nhiều điều công ty cần Bill học hỏi từ Frank và cũng có một số hoạt động công ty không muốn tiếp tục. Trên thực tế, việc lãnh đạo mới thay đổi cơ cấu hoạt động sẽ không phù hợp với một người độc lập như Frank, thay vì việc thay đổi Frank thì công ty sẽ đợi đến lúc ông ấy nghỉ hưu trước khi điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình tại Latino. Người thay thế Frank là Bill Hunsaker, một người rất giỏi trong việc quản trị kinh doanh và là một người nổi tiếng trung thực và công bằng. Ông ấy sẽ thay thế vị trí của Frank, người đó từ chối hành động hối lộ và không muốn tiếp tục nó. Ông tin chắc rằng công việc kinh doanh có thể được thực hiện và tạo nên một doanh nghiệp hoạt động lành mạnh mà không phải trả khoản phí bôi trơn hối lộ này. Niềm tin đó dựa vào giá cả, sản phẩm, dịch vụ của công ty họ đều là tốt nhất nên việc hối lộ là không cần thiết. Ông cho rằng một khi đã làm thì sẽ không thể dừng lại được, và việc trả phí hối lộ như Frank đang làm đối với đạo luật chống tham nhũng nước ngoài là bất hợp pháp. Sau

4

đó là cuộc tranh luận giữa Frank và Bill về việc hối lộ đã được nới lỏng, nhưng việc trả tiền cho cơ quan vẫn là bất hợp pháp. Bill cho rằng họ không thể xây dựng tương lai cho công ty mình bằng hoạt động phi pháp và phi đạo đức .

2. Phân tích tình huống: - Hối lộ là hành động đưa và nhận một thứ gì đó có giá trị một cách không phù hợp ảnh hưởng đến quyết định, hành động, quan điểm của một hoặc nhóm người đáng tin cậy. Thực tế về các hoạt động hối lộ, tham nhũng vẫn là những mối quan tâm lớn trong kinh doanh quốc tế, nó có thể diễn ra ở bất cứ đâu, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều người. Hối lộ dẫn đến việc đưa ra các quyết định từ nhỏ đến lớn thiếu trung thực và sự công bằng. Đối với các công ty quốc tế lớn có nhiều công ty con phân bố rộng khắp các quốc gia thì việc quản lí và theo dõi về các hành vi này khó mà toàn diện. Mỗi công ty ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những quy định và văn hóa riêng về việc chống hối lộ, tham nhũng. Những quy định của công ty hay của một tổ chức không thể dễ dàng thay đổi vấn đề này trong ngắn hạn, khi những hành vi hối lộ như một “ nét văn hóa” ăn sâu vào quốc gia này. - Bài báo này là nhằm đưa ra một số quan điểm về vấn đề nan giải này, dẫn dắt cho người đọc thấy được những ưu điểm cũng như nhược điểm của vấn đề bằng tình huống của một công ty cụ thể Starnes Brenner khi chuẩn bị thực hiện kế hoạch cho thời kỳ quốc tế hóa và cần phải thay đổi cách làm hiện tại. Ở đây công ty có chỉ có hai lựa chọn, một là hối lộ, hai là không hối lộ. Chắc chắn một điều rằng không một doanh nghiệp nào mong muốn có tên công ty của mình trên những bài báo viết về những vụ bê bối hối lộ tham nhũng. - Và câu hỏi công ty phải tự trả lời cho mình là liệu có nên chấp nhận việc chi cho khoản hối lộ là một phần của hoạt hoạt động kinh doanh hay không hay là nên duy trì các tiêu chuẩn đạo đức như trước giờ họ vẫn làm. Phần thắng sẽ nghiêng về phía đạo đức khi họ muốn công ty mình trở thành một công ty quốc tế và phát triển từ chính giá trị của công ty. Còn xét về phương diện tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận của công ty có thể một số người sẽ xem nhẹ việc hoạt động được cho là phi đạo đức 5

này, miễn sao doanh thu của họ ngày một tăng, các nhà đầu tư càng thích thú vì họ chỉ quan tâm đến việc con số cuối cùng mà không cần biết công ty đã làm gì để đạt những mục tiêu này. - Bối cảnh Latinh: Vấn đề tham nhũng ở Mỹ La Tinh là một vấn đề mang tính hệ thống và khắc sâu vào văn hóa kinh doanh, chính trị ở quốc gia này. Cũng sẽ có những tổ chức đứng ra vận động, các khu vực công ra sức nỗ lực ngăn chặn cái gọi là văn hóa này, nhưng bất chấp các nỗ lực ấy tham nhũng vẫn tiếp tục hoành hành, gây trở lại và bào mòn nền kinh tế, có thể sẽ làm suy giảm của các nhà đầu tư về tính minh bạch và công bằng - Những vụ bê bối về xảy ra do hối lộ và lạm dụng chức quyền giống như là một phần của hoạt động kinh doanh ở Mỹ Latinh. Nguyên nhân cũng là do hệ thống pháp luật phức tạp và những quy trình dư thừa tạo cơ hội cho các quan liêu cùng với sự yếu kém về nhân lực kiểm tra giám sát, khiến cho việc “ bôi trơn” để cắt giảm bớt đi quy trình dài diễn ra một cách thường xuyên, vấn đề tham nhũng ngày một bùng phát ngoài tầm kiểm soát. - Theo nghiên cứu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế – tổ chức hàng xã hội dân sự toàn cầu đi đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng (Corruption in Latin America Latin America). Mỹ Latinh vẫn là quốc gia có tỉ lệ tham gia vào hoạt động tham nhũng nhiều hơn các quốc gia khác). Báo cáo năm 2013 được công bố bởi công ty về chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception index- CPI), đo lường mức độ nhận thức về tham nhũng trong khu vực công ở các quốc gia trên toàn thế giới, cho điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 100 (rất sạch), cho rằng nguy cơ tham nhũng cao là Mỹ La-tinh. So sánh với CPI các năm trước, tình hình dường như không có sự thay đổi nhất quán, và điều này cho thấy mức độ dai dẳng và sâu sắc của vấn đề, không chỉ ở khu vực nhà nước mà cả khu vực tư nhân. - Đó cũng chính là lí do Frank người đã sống ở Mỹ Latinh ở đây 10 năm và đã quen với “ văn hóa tham nhũng” và xem chúng như là một phần của hoạt động kinh doanh. Văn hóa này mọi người đều biết đến, nó hiện hữu và được sử dụng như một 6

chiến lược kinh doanh ở địa phương này. Hầu hết các thái độ và quy ước của người Mỹ Latinh không phản ánh được mức độ của vấn đề nên việc hối lộ cứ lặp đi lặp lại và mang cả tính hệ thống. “- Ưu điểm và khuyết điểm trong hối lộ: Một khía cạnh tích cực là hối lộ giúp doanh nghiệp vì nó có thể đảm bảo hợp đồng với các đối thủ cạnh tranh và như trong trường hợp của Frank, nó cho phép thực hiện dịch vụ nhanh hơn và theo cách hiệu quả hơn, như trong trường hợp thanh toán bằng dầu mỡ ở biên giới khi họ chuyển máy sang xe tải Latino. Hơn nữa, hối lộ có thể giúp ích cho cộng đồng địa phương và người lao động trong trường hợp họ không nhận được thù lao xứng đáng, vì vậy chúng được coi là sự tích hợp vào bảng lương của họ như là tiền hoa hồng: Đây không phải là lời biện minh cho trường hợp hối lộ đầu tiên, thay vào đó nó đề cập đến hối lộ công khai và sự tham gia của các quan chức Chính phủ trong đó. Một khía cạnh tích cực khác là Hối lộ giúp đối phó với các thủ tục quan liêu chậm chạp và không rõ ràng, có thể làm hỏng hiệu quả kinh doanh và làm chậm các thủ tục. Mặt khác, hối lộ là trái với đạo đức, và nó mang lại một loạt bất lợi và hậu quả lâu dài có thể nằm ngoài tầm kiểm soát đối với công ty ở một thời điểm nào đó. Trước hết, hối lộ đã được tuyên bố là bất hợp pháp ở hầu hết các khu vực pháp lý và hành vi xấu có thể dẫn đến một khoản tiền phạt rất lớn hoặc nặng hơn là án tù. Vì vậy, thiệt hại cho hành vi xấu tại Starnes-Brenner có thể lớn hơn việc không hối lộ thực tế, gây tổn hại đến hình ảnh của toàn công ty và của các giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trực tiếp. Tuy vậy, dù là “ chất bôi trơn” hay là khoản hối lộ, dù là các hành động ở các mức độ khác nhau, thì trong đó nó vẫn xác định ưu điểm và nhược điểm liên quan đến các hành động đó.” “- Vai trò quan trọng của một lãnh đạo có đạo đức: câu nói “nếu anh ta kiếm tiềnvà anh ta- thì hãy để anh ta yên”. Đây là cách mà cựu Chủ tịch tại Starnes-Brenner đã phản ứng khi biết về quy tắc ứng xử của Frank, và điều này là không thể chấp nhận được trong thời đại toàn cầu hóa và những lo ngại lớn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trước hết chưa xét đến vấn đề đạo đức, chúng ta đang đề cập rằng nếu cứ hành động theo như trước giờ Frank vẫn từng làm để duy trì doanh thu cho công ty, thì tương 7

lai quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp có thể bị đe dọa, toàn bộ hình ảnh của công ty sẽ thực sự bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đó, chúng ta đang nói đến cả tiền phạt từ các cơ quan chức năng Mỹ và mất doanh số bán hàng do tưởng tượng của người tiêu dùng về công ty. Nhưng chúng ta đang nói về bao nhiêu tiền? Điều quan trọng cần nhấn mạnh là đóng góp của Frank cho công ty đã tăng lên qua từng năm và kiến thức của anh ấy là nền tảng để thực hiện công việc kinh doanh một cách đúng đắn, vì vậy trách nhiệm của Bill theo nghĩa này là rất cao, vì công ty có thể bị tổn thất tài chính lớn dưới sự kiểm soát của anh ấy. Anh ta có thể bị coi là phải chịu trách nhiệm cá nhân và thậm chí bị sa thải nếu trong tương lai tình hình tài chính của công ty sẽ xấu đi vì hành vi chống hối lộ sắp được thực hiện, vì vậy tôi nghĩ rằng một trong những phương pháp thay thế chính phải được thực hiện là hiểu biết tốt về cấp trên của mình về các khoản lỗ lãi có thể phát sinh từ đó. Chủ tịch của công ty nên làm gương cho mọi người, nhấn mạnh tầm quan trọng của hành vi đạo đức, vì nó định hình cách suy nghĩ của toàn tổ chức và khiến mọi người hành động theo nó. Anh ấy là hiện thân của văn hóa doanh nghiệp của tất cả các tổ chức và để những nỗ lực này có thể thực thi được, anh ấy nên hiểu và khoan dung theo nghĩa này, xem xét rằng những tổn thất ngắn hạn mà Bill có thể phải đối mặt trong ngắn hạn là khi đối mặt với lợi ích dài hạn, trong đặc biệt là trong thời kỳ hiện diện quốc tế mạnh mẽ hơn, như điều này sẽ được giải thích trong phần tiếp theo.”

Câu hỏi 1: Is what Frank did ethical? By whose ethics—those of Latino or the United States? Frank đang làm ở Latino là không có đạo đức đối với kinh doanh. Ở Latino, hối lộ là một phần của kinh doanh, nên việc hối lộ này Frank đã thực hiện theo văn hóa của Latino và nếu bạn không hối lộ, bạn không thể tồn tại ở đây. Nhưng dường như Frank cũng có ngụ ý rằng tất cả mọi người đều đang thực hiện hoạt động này chỉ là dưới những hình thức khác nhau. Cụ thể là ông ấy thấy có sự giống nhau giữa những gì anh ta đang làm và Hoa Kỳ, nơi mà những buổi tiệc lớn được tổ chức để chiêu đãi quan

8

chức, hay các doanh nghiệp thân thiết với các bên thanh toán hóa đơn, thì đều là hình thức hối lộ. Nhưng về mặt đạo đức, các doanh nghiệp nên tham gia vào một nền kinh tế, họ cũng nên cố gắng thay đổi nền kinh tế này thành nền kinh tế trung thực và công bằng hơn. Trong tình huống đó, việc làm của Frank là phi đạo đức vì thay vì đưa hối lộ, anh ta nên cố gắng thay đổi môi trường kinh doanh. Frank điều hành hoạt động không dựa trên những yếu tố về sự chính trực, đạo đức và trung thực. Những yếu tố đó là cần thiết nhất để tạo nên một doanh nghiệp bền vững và lâu dài. Chắc chắn rằng việc thực hiện theo quy tắc này thì công ty sẽ đối mặt với những tổn thất do có những thay đổi về chính sách và không khoan nhượng về hối lộ, tuy nhiên việc tổn thất chỉ trong thời gian ngắn khi tất cả đã vào luồng hoạt động. Chính các nhà quản lí phải là những người có những biện pháp chống lại hoạt động này và đưa ra chiến lược phù hợp nhất thay vì hối lộ. Trường hợp các nhà quản lí không có biện pháp không thực hiện tốt và đi sai lệch hướng đi đã đề ra từ đầu, sẽ tạo nên một hệ thống nhân viên di truyền sau đó. Nên việc gian dối trong kinh doanh là không nên có. Quan điểm của Bill đã thể hiện được ông là một nhà quản lí giỏi có tầm nhìn về phát triển lâu dài. Chúng ta nên tạo một quy tắc cho bản thân, dù xung quanh không có ai dõi theo, nhưng sự chính trực trong bạn vẫn đang hiện hữu và bạn thực hiện nó như một lẽ tự nhiên không ai bắt ép. Chúng ta phải đặt được mục tiêu và đạt được nó theo những gì quy tắc bản thân và xã hội đã đặt ra theo đúng đạo đức chứ không phải đánh đổi bằng mọi giá để có được.

Câu hỏi 2: Are Frank’s two different payments legal under the Foreign Corrupt Practices Act as amended by the Omnibus Trade and Competitiveness Act of 1988? Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (Đạo luật FCPA) là một đạo luật của Mỹ được thông qua vào năm 1977. Đạo luật này nghiêm cấm các công ty và các cá nhân tại Mỹ có hành vi hối lộ cho các tổ chức, cơ quan nước ngoài để thực hiện bất kì thỏa thuận kinh doanh nào. 9

Tuy nhiên, khái niệm “hối lộ” chưa thực sự được làm rõ trong đạo luật này. Lấy ví dụ, đạo luật có sự phân biệt giữa hành vi “hối lộ” và việc thực hiện các khoản “tiếp khách”, được cho là hợp pháp nếu không vi phạm vào các điều luật của đất nước đó. Theo Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ có nhiệm vụ "phân tích thường xuyên hàng năm chính sách tỷ giá hối đoái của nước ngoài … và xem xét các nướ c này có thao túng tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của họ và đồng đô la Mỹ cho mục đích đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh ở thương mại quốc tế. Một quốc gia bị gắn mác thao túng tiền tệ có thể bị loại trừ khỏi các hợp đồng thương mại của chính phủ Hoa Kỳ Tuy là 2 lần hối lộ nhưng chúng có bản chất là khác nhau: Xét về pháp lý khoản thứ nhất 1.200 đô cho mỗi máy với những lỗi sai không tồn tại là hình thức tống tiền của quan chức chính phủ. Nó bị coi là bất hợp pháp theo Đạo luật Hành vi Tham nhũng Nước ngoài (FCPA) được sửa đổi bởi Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988. Thứ hai là 1.200 đô cho việc dỡ hàng tại biên giới, nó không được coi là bất hợp pháp vì chỉ là tạo động lực cho nhân viên làm việc để đẩy nhanh tốc vận chuyển hơn và những khoản thanh toán cho quy chế này cũng được giảm bớt. Tuy nhiên xét về mặt đạo đức thì cả 2 trường hợp đều không được chấp nhận vì nó làm mất đi sự chính trực, trung thực, khó có thể tồn tại trong công nghiệp quốc tế hóa.

Câu hỏi 3: Liên hệ tình huống với dự án Cộng cà phê thâm nhập thị trường Nhật Bản: Mỗi người sống ở mỗi nơi khác nhau trên thế giới đều có những tính cách đặc trưng hoặc theo một khuôn khổ nào đó. Đối với Nhật Bản, thì tính cách con người vốn đã nổi tiếng với những nét đẹp đáng quý bởi chính những quy tắc mà họ đã được giáo dục ngay khi còn nhỏ. Người Nhật luôn coi trọng chữ tính và đề cao sự công bằng, lòng trung thành và chính trực. Tư tưởng đạo đức của người Nhật chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Nho giáo. 10

Họ đặc chữ tính lên hàng đầu, coi trọng lời nói và thực hiện một cách tốt nhất. Chỉ cần họ thấy được sự không trung thực nơi bạn một lần, thì mãi về sau bạn sẽ bị đánh vào danh sách không đáng tin cậy, và dĩ nhiên sẽ không chọn bạn làm đối tác hoặc người đồng hành Một trong những yếu tố mà Nhật Bản coi rằng đó là yếu tố vàng trong sự hình thành và phát triển đất nước này. Một doanh nghiệp sẽ có một phần đào tạo về lòng trung thành và hết lòng vì công ty. Để coi trọng đạo đức và thực hiện được lòng trung thành thì mỗi người ở đất nước mặt trời mọc này có tính kỉ luật rất cao. Họ tạo ra cho mình một quy tắc cho riêng họ và nghiêm túc thực hiên mọi quy định của công ty và làm việc hết mình, không có khái niệm qua loa đại khác trong trong công việc của họ. Những yếu tố đó là một phần rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung của Nhật Bản ngày nay.  Vì thế khi Cộng bắt đầu tiến hành thâm nhập vào thị trường Nhật, thì bản thân trước tiên phải tạo ra những giá trị cốt lõi của mình. Đào tạo một hệ thống nhân viên nghiêm túc, kỉ luật. Không vì bất cứ lí do gì mà làm ảnh hưởng đến danh tiếng khiến cho Cộng phải liên quan đến những vụ bê bối của những người đứng đầu. Điển hình như vụ kiện của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, tuy không phải là liên quan đến vấn đề hối lộ nhưng doanh thu của họ cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề, doanh nghiệp này cũng phải mất đến 2 năm để gây dựng lại.

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO - [email protected]. (2019, February 20). A guide on corruption in Latin America’s seven largest economies. CFCS | Association of Certified Financial Crime Specialists. https://www.acfcs.org/a-guide-on-corruption-in-latin-americas-seven-largesteconomies/#:%7E:text=Corruption%20in%20Latin%20America%20is%20a%20problem% 20that,hindrance%2C%20reducing%20investor%20confidence%2C%20a...


Similar Free PDFs