MẪU BÌA TIỂU LUẬN MÔN LSĐCSVN PDF

Title MẪU BÌA TIỂU LUẬN MÔN LSĐCSVN
Author Huyền My Dương
Course lịch sử đảng
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 11
File Size 196.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 342
Total Views 681

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐỀ TÀI : Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng.Giảng viên hướng dẫn : Trần Ngọc Hằng Sinh viên thực hiện : Dương Huyền My Mã sinh viên : ...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng.

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Nhóm tín chỉ Mã đề

: : : : :

Trần Ngọc Hằng Dương Huyền My 23A4030239 211PLT10A06 01

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….2 CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT LÍ LUẬN…………………………………….4 CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

KẾT LUẬN…………………………………………………………………19

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………19

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài. Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam với phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà đã khiến đất nước chúng ta trải qua rất nhiều những biến động to lớn. Với một đất nước nửa thực dân nửa phong kiến, nhân dân sống trong cảnh lầm than khổ cực trong suốt gần trăm năm. Đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, rất nhiều anh hùng đã ngã xuống với khẩu hiệu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Và cuối cùng năm 1954 với cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đã rời đời và năm 1975 thì Việt Nam hoàn toàn được giải phóng và thống nhất. Sư thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất góp phần tạo nên thắng lợi đó là sự lãnh đạo của Đảng, của Nguyễn Ái Quốc – người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhất, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tính cấp thiết và mang tính thời sự đó, em chọn đề tài:“Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa sự ra đời của Đảng”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vai trò quan trọng của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng cùng với ý nghĩa quan trọng của sự ra đời của Đảng, tìm hiểu sâu hơn về quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội nghĩ thành lập Đảng, soạn thảo Cưỡng lĩnh, thành lập Đảng Cộng sản để đưa Việt Nam tới gần hơn với chiến thắng. Từ đó có thể rút ra được bài học, trách nhiệm của học sinh sinh viên nói chúng và bản thân em nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của chủ đề là Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Với phạm vi nghiên cứu là trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1911 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như logic, hệ thống hóa,.. nhằm phân tích và tổng hợp một cách đầy đủ các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5. Ý nghĩa lý luận và đề tài thực tiễn Đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng, cũng như lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói. Và với ý nghĩa thực tiễn thì bản thân em nhận thức được trách nhiệm của bản thân, của giới trẻ hiện nay trong công cuộc tiếp tục xây dựng đất nước. .

NỘI DUNG Chương I: Khái quát lý luận. 1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.1. Hoàn cảnh lịch sử. a) Tình hình thế giới Bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Các nước tư bản chủ nghĩa đua nhau xâm lược các nước châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh để vơ vét của cải tài nguyên, bóc lột sức lao động của nhân dân các nước thuộc địa khiến cho cuộc sống bọn họ rơi vào lầm than, mâu thuẫn dân tộc nhanh chóng nổ ra. Thế chiến thứ nhất nổ ra vào những năm 20 của thế kỷ XX để lại hậu quả nặng nề trên toàn thế giới, các nước tư bản càng ra sức bóc lột. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác- Lênin, và sự thắng lợi của Cách mạng Nga đã làm rung chuyển thế giới, các nước thuộc địa đứng lên khởi nghĩa, giải phóng dân tộc b) Tình hình trong nước Đầu năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam bắt đầu từ Đà Nẵng, đến tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp định Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở Việt Nam. Về chính trị, bọn chúng thi hành chính sách cai trị toàn xứ Đông Dương với bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối, dùng chính sách “chia để trị”, ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau,duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế.

Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương, xây dựng các đồn điền cao su, cà phê, khai thác các mỏ với chủ yếu là than, sắt, vàng; xây dựng các ngành giao thông vận tải, độc quyền ngoại thương, đặc biệt bọn chúng còn lập ra Ngân hàng Đông Dương, đặt ra hàng trăm thứ thuế với mức tiền cắt cổ. Về văn hoá, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch; xóa bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế; mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc,… Kết quả là nền kinh tế nước ta không phát triển mất cân đối, phụ thuộc hoàn toàn vào thực dân Pháp, nhân dân khổ cực, áp lực đè nặng trước tình cảnh một cổ hai tròng. Trước tình cảnh đó, các sĩ phu yêu nước đã đứng lên, lãnh đạo nhân dân kháng chiến, tiêu biểu như phòng trào cần Vương (1885 -1896), cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885 - 1896); cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng tổ chức (1885 – 1886),… Hay sau đó là các phong trào theo lối tư sản như phong trào Đông Du (19061908) của Phan Bội Châu; cải cách dân chủ của Phân Châu Trinh,… Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại một cách nặng nề. Trước tình hình này, cần một đường lối, một con đường cứu nước đúng đắn hơn. 1.2. Nguyễn Ái Quốc và con đường thành lập Đảng Cộng sản Việt Namcon đường cứu nước. 1.2.1. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và tìm thấy con đường đi đúng đắn để giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản

Nguyễn Ái Quốc (1890- 1969) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một quê hương có truyền thống đấu tranh cách mạng (Kim LiênNam Đàn- Nghệ An). Với lòng yêu nước, ngày 5/6/1911, Người đã lên con tàu ở Bến nhà Rồng sang Pháp để tìm đường cứu nước. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công và lan rộng trên toàn thế giới đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm đến chủ nghĩa Mác Leenin. Giữa năm 1920, Người đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin. Luận cương giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của Nhân dân Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản. Ngày 25/12/1920, Người tham dự đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành Đảng viên cộng sản và là người tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp. Đây là bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin, từ người chiến sĩ yêu nước trở thành người chiến sĩ cộng sản, mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước. Sau khi tiếp thu những tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và trở thành đảng viên cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 1.2.1. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản. a. Về tư tưởng: Chiến thắng của Cách mạng tháng Mười ở Nga đã tác động rất mạnh mẽ tới Nguyễn Ái Quốc, đó cũng chính là một trong những bước ngoặt dẫn người tìm tới con đường cứu nước đúng đắn- chủ nghĩa Mac-Leenin.

*Thời kì ở Pháp (1919-1923): Từ khi trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Leenin đến các nước thuộc địa, đặc biệt là Việt Nam. Năm 1921, Người đã cùng một số nhà yêu nước khác thành lập ra Hội liên hiệp thuộc địa. Năm 1922, Người là người phụ trách chính của tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ) đã đưa ra những lí luận vạch trần chính sách đàn đáp bốc lọt của đế quốc. Ngoài ra, Người còn cây bút của các tờ báo như báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Pháp; báo Đời sống công nhân của Tổng liên đoàn Lao động Pháp; báo sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô; Tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản,… *Thời kì ở Liên Xô (1923-1924): Nguyễn Ái Quốc tích cực nghiên cứu các vấn đề về thuộc địa, Người đã có các tgam luận quan trọng tại các đại hội quốc tế đồng thời viết các bài báo tuyên truyền về chủ nghĩa vô sản, tiếp tục hiểu sâu và hoàn thiện tư tưởng về cách mạng thuộc đại, vai trò của các tầng lớp giai cấp, đây cũng là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập Đảng Cổng Sản ở Việt Nam. *Thời kỳ ở Trung Quốc (1924- 1927) tuần báo Thanh niên của Hội VN Cách mạng Thanh niên. Nội dung đó được thể hiện qua những tham luận của NGUYỄN ÁI QUỐC đọc tại Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt qua tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ( xuất bản năm 1925) và Đường Kách Mệnh ( 1927)  Những tài liệu trên là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước VN đầu TKXX đang đi tìm chân lí cứu nước, là ngọn cờ hướng đạo phong cách mạng Việt Nam trong thời kì vận động thành lập Đảng, là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt cơ sở cho việc hình thanhd nên cương lĩnh đúng đắn cho CMVN.  Chuẩn bị về tổ chức: Cuối năm 1924, NGUYỄN ÁI QUỐC về Quảng Châu- TQ, tiếp xúc với Tâm tâm xã, lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tích cực của tổ chức này lập ra Cộng sản đoàn (2-1925), trên cơ sở đó, 6/1925, sáng lập HVNCMTN với cơ quan ngôn luận là Báo Thanh Niên. Đây là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, là tổ chức quá độ để tiến lên thành lập Đảng, là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Hội có hệ thống tổ chức chặt chẽ, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là tổng bộ đến chi bộ. Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ. Từ 1925-1927, đào tạo được 75 người, đa số là thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước. Họ học làm cách mạng, cách hoạt động bí mật. Sau khi học xong một số được gửi đi học tập ở Trường ĐH Phương Đông ở Matxcova ( LX) hoặc trường Hoàng

Phố ( Trung Quốc), còn phần lớn bí mật về nước hoạt động, tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Năm 1928, theo sáng kiến của NGUYỄN ÁI QUỐC, hội chủ trương Vô sản hóa- đưa cán bộ của hội vào đồn điền, xí nghiệp hầm mỏ tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị cho công nhân, góp phần gắn kết chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước đẩy nhanh sự hình thành ĐCSVN.  Những hoạt động đó đã chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của đảng vô sản ở Việt Nam.  NGUYỄN ÁI QUỐC triệu tập, chủ trì hội nghị thành lập Đảng, sáng lập ĐCSVN ( Hoàn cảnh dẫn đến triệu tập hội nghị): cuối năm 1929, biết được ở Đông Dương có nhiều tổ chức cộng sản không thống nhất được với nhau, NGUYỄN ÁI QUỐC đã rời Xiêm sang Hương Cảng, chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng để bàn việc hợp nhất và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Tại HN, NGUYỄN ÁI QUỐC đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ. Với nhiều tư cách khác nhau, với uy tín tuyệt đối, NGUYỄN ÁI QUỐC đưa Hội nghị đến thành công, thống nhất được các tổ chức cộng sản thành ĐCS duy nhất là ĐCSVN. Người đã soạn thảo Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đó là một cương lĩnh GPDT đúng đắn, sáng tạo; độc lập, tự do là tư tưởng chủ yếu của cương lĩnh đã đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phù hợp với xu thế của thời đại. Chính vì thế mà ngay từ khi ra đời Đảng đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, nắm ngọn cờ duy nhất đối với CMVN làm dấy lên cao trào cách mạng rộng lớn trong năm 1930. Sau HN thành lập Đảng, NGUYỄN ÁI QUỐC viết Lời kêu gọi quần chúng tham gia, đúgn dưới ngọn cờ của Đảng. Người còn đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến hợp nhất.  Như vậy, trong toàn bộ quá trình vận động thành lập ĐCSVN, NGUYỄN ÁI QUỐC là người giữ vai trò quyết định. ĐCSVN ra đời bước ngoặt lịch sử vĩ đại của CMVN, cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo CMVN chấm dứt. Người tạo ra bước ngoặt lịch sử đóngười sáng lập ĐCSVN chính là NGUYỄN ÁI QUỐC.  

...


Similar Free PDFs