ML39 - NHÓM 4 - Grade: 8 PDF

Title ML39 - NHÓM 4 - Grade: 8
Author Thị Trà My Nguyễn
Course quan hệ kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 34
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 790
Total Views 1,010

Summary

CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGBỘ MÔN KINH TẾ - LUẬT----- ���������� -----BÀI TIỂU LUẬNMôn: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾĐề tài: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA TỚI CÔNG TYCỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN SAU KHI CÓ HIỆU LỰC VÀGIẢI PHÁP ĐỀ XUẤTKhóa lớp: K59E Mã lớp: ML Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phươn...


Description

CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BỘ MÔN KINH TẾ - LUẬT -----🙞🙜🕮🙞 🙞🙜🕮🙞🙜 🙜-----

BÀI TIỂU LUẬN Môn: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA TỚI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN SAU KHI CÓ HIỆU LỰC VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Khóa lớp:

K59E

Mã lớp:

ML39

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Phương Chi

Sinh viên thực hiện:

Lê Nguyễn Như Ngọc – 2011115382 Nguyễn Công Thành – 2011115540 Lưu Thúy Vy – 2011115692 Võ Thị Lan Anh – 2011116314 Nguyễn Thị Trà My – 2011116462 Ngô Quốc Toàn – 2011116590 Vũ Đình Khánh Vinh – 2011116626

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2021

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT

1

2

3

4

5

6

Họ tên

MSSV

Phân công công việc

Mức độ hoàn thành

Nguyễn Công Thành

1. Phân tích cơ hội mà Hiệp định mang lại cho doanh nghiệp 2. Thành công và hạn chế khi Hiệp định 2011115540 có hiệu lực 3. Đề xuất giải pháp 4. Nhận xét, góp ý từng phần 5. Kiểm tra ,chốt nội dung

100%

Vũ Đình Khánh Vinh

1. Về hiệp định thương mại tự do EVFTA 2. Ảnh hưởng của EVFTA đến kinh tế 2011116626 Việt Nam và ngành hàng 3. Nhận xét, góp ý từng phần 4. Kiểm tra ,chốt nội dung

100%

Võ Thị Lan Anh

1. Giới thiệu doanh nghiệp và vị thế doanh nghiệp trên thị trường 2. Phân tích SWOT 3. Thành công và hạn chế khi Hiệp định 2011116314 có hiệu lực 4. Đề xuất giải pháp 5. Góp ý, nhận xét từng phần 6. Kiểm tra, chốt nội dung

100%

Lưu Thúy Vy

1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu 2. Lý do chọn đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 2011115692 4. Thành công và hạn chế khi Hiệp định có hiệu lực 5. Trích dẫn tài liệu

100%

Nguyễn Thị Trà My

1. Thách thức hiệp định EVFTA mang lại cho doanh nghiệp 2. Thành công và hạn chế khi Hiệp định có hiệu lực 2011116462 3. Đề xuất giải pháp 4. Góp ý, nhận xét từng phần 5. Kiểm tra, chốt nội dung, chỉnh sửa hình thức

100%

Lê Nguyễn Như Ngọc

1. Hoạt động kinh doanh đã thực hiện để khai thác cơ hội và hạn chế thách thức khi thực hiện Hiệp định 2011115382 2. Thành công và hạn chế khi Hiệp định có hiệu lực 3. Đề xuất giải pháp

100%

4. Góp ý, nhận xét từng phần. 5. Kiểm tra, chốt nội dung

7

Ngô Quốc Toàn

1. Hoạt động kinh doanh đã thực hiện để khai thác cơ hội và hạn chế thách thức khi thực hiện Hiệp định 2. Nhận xét về hoạt động của doanh 2011116590 nghiệp khi có hiệu lực 3. Đề xuất giải pháp 4. Góp ý, nhận xét từng phần 5. Kiểm tra, chốt nội dung

100%

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG..............................................................................................v CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............1 1.1

Tổng quan về đề tài ..................................................................................1

1.1.1 Tính cấp thiết .......................................................................................1 1.1.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................1 1.2

Về Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt nam (EVFTA)...................2

1.2.1 Hiệp định EVFTA ...............................................................................2 1.2.2 Nội dung Hiệp định EVFTA ...............................................................2 1.2.3 Tác động của Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) đến nền kinh tế.........................................................................................................3 1.3

Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen và vị thế của doanh nghiệp trong

ngành thép................................................................................................................... 6 1.3.1 Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen .....................................................6 1.3.2 Vị thế của doanh nghiệp trong ngành thép ..........................................7 1.3.3 Phân tích SWOT ..................................................................................9 CHƯƠNG 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP HOA SEN TỪ EVFTA.......................................................................................................... 10 2.1

Cơ hội mà Hiệp định mang lại cho doanh nghiệp Hoa Sen ...................10

2.2

Thách thức mà Hiệp định mang lại cho doanh nghiệp Hoa Sen ...........11

2.3

Hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện để khai thác cơ hội và hạn chế

thách thức từ Hiệp định EVFTA. ..............................................................................13 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................16 i

3.1

Nhận xét về thành công và hạn chế của doanh nghiệp từ khi có hiệp định

EVFTA...................................................................................................................... 16 3.1.1 Thành công ........................................................................................16 3.1.2 Hạn chế ..............................................................................................17 3.2

Đề xuất giải pháp ...................................................................................17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................22

ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

VSA

Hiệp hội Thép Việt Nam

IPA

Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

HRC

Thép tấm cuộn cán nóng

ILO

Tổ chức Lao động Quốc Tế

NOF

Non-Oxidizing Furnaces

ERP

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

EU

Liên minh châu Âu

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

TBT

Các hàng rào về kỹ thuật

EN

Euronorm

SGC

Saigonsteelcompany

iii

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Thị phần tôn mạ năm 2020 (vòng ngoài) và năm 2019 (vòng trong) .............7 Hình 1.2. Thị phần ống thép năm 2020 (vòng ngoài) và năm 2019 (vòng trong) ..........8 Hình 1.3. Phân tích SWOT công ty cổ phần Hoa Sen.....................................................9 Hình 3.1. Sản lượng sản xuất điện tại Trung Quốc .......................................................18 Hình 3.2. Tổng quát ngành thép Thổ Nhĩ Kỳ ................................................................ 20

iv

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa EU và Việt Nam (2017 - 2020) .........4 Bảng 3.1. Xếp hạng các quốc gia theo nhu cầu về thép năm 2019 ...............................19 Bảng 3.2. Các biện pháp thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực đối với nhập khẩu của các nhà máy thép ...........................................................................................................20

v

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về đề tài 1.1.1

Tính cấp thiết

Đối với Việt Nam, ngành thép luôn là một ngành có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp, ổn định an ninh quốc phòng của đất nước. Việc phát triển ngành thép là mục tiêu quan trọng của quốc gia và với những nỗ lực của nước ta thì sản lượng thép của Việt Nam đã đứng thứ 14 trên thế giới vào năm 2020. Trong sản lượng thép nước ta sản xuất được hàng năm thì lượng thép xuất khẩu chiếm một phần đáng kể. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, vào tháng 8/2021, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,53 triệu tấn với kim ngạch gần 1,5 tỷ USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 35,2% về trị giá so với tháng trước. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 8/2020), kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này gấp tới 2,5 lần. EU - một trong những thị trường tiềm năng về ngành thép của Việt Nam, được thống kê là có số lượng thép do Việt Nam xuất khẩu đạt 1,43 triệu tấn, tăng 7,5 lần. Sự tăng lên đáng kể về nhu cầu thép của thị trường EU là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp thép của nước ta. Bài tiểu luận này nhằm mục đích để khám phá sự phát triển của ngành công nghiệp thép trong giai đoạn hiện nay và xem xét hàng loạt công tác thúc đẩy ngành của Chính phủ thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Tình hình hiện tại: B ất chấp sự hoành hành của Covid -19, Việt Nam có những con số khả quan về lượng thép xuất khẩu. Theo đánh giá của VSA - Hiệp hội Thép Việt Nam, xuất khẩu ngành thép đang suôn sẻ khi nhu cầu tại các thị trường tăng đáng kể trong các tháng qua. Nguồn cung thiếu hụt trong khi nhu cầu về thép lại cao tại các quốc gia EU, Hoa Kỳ là điều kiện thuận lợi của ngành thép của nước ta. 1.1.2

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà nhóm sử dụng là phương pháp lý thuyết bao gồm phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, từ đó đưa ra giả thuyết, phân tích và tổng hợp hóa những lý thuyết đã kiếm được. Thu thập dữ liệu là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. Do đó cần xác định rõ các phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp, làm cơ sở để lập kế 1

hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này. Sử dụng phương pháp khảo cứu để khai thác nguồn thông tin thứ cấp, dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã có về ngành hàng thép nói chung và công ty Hoa Sen nói riêng. Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc này nên những thông tin, dữ liệu được thu thập hầu hết ở trong các bài nghiên cứu sẵn có, những trang thông tin mạng được đánh giá cao và tin dùng về độ chính xác và trung thực. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân tích nghiên cứu những tài liệu và lý thuyết khác nhau bằng cách phân tích chúng thành các phần để hiểu rõ hơn về đối tượng. Tóm tắt là liên kết ở mỗi bên, một phần thông tin đã được phân tích để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới hoàn chỉnh và sâu sắc về đối tượng. Từ những phương pháp nghiên cứu đưa ra kết quả cho quá trình nghiên cứu, kết luận và đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen trong thời kỳ hậu Covid - 19. 1.2 Về Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt nam (EVFTA) 1.2.1

Hiệp định EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được kí vào ngày 30/06/2019 và đi vào hoạt động từ tháng 8/2020 trong bối cảnh mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang dần có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, phù hợp với các điều khoản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định EVFTA mang tính toàn diện, chất lượng cao, bao gồm cả các lĩnh vực truyền thống và phi truyền thống như: Mua sắm công, tài sản trí tuệ, phát triển bền vững. Ngoài ra, EVFTA còn là bàn đạp thương mại lâu dài giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia Đông Nam Á. EVFTA dự kiến sẽ mang lại cho Việt Nam 17 tỷ USD giá trị xuất khẩu vào thị trường EU vào năm 2035. Sau 10 năm đàm phán và sửa đổi, ngày 01/08/2020, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức đi vào hoạt động. 1.2.2

Nội dung Hiệp định EVFTA

EVFTA được đánh giá là hiệp định thương mại tự do triển vọng nhất từng được ký kết với các quốc gia đang phát triển, gồm 17 chương, 8 phụ lục, 2 quyết nghị, 2 biên 2

bản ghi nhớ và 4 tuyên bố chung bao gồm các lĩnh vực như: Thương mại hàng hóa; Quy tắc xuất xứ; Tạo điều kiện cho hải quan và thương mại; Các biện pháp kiểm dịch và an toàn thực phẩm; Rào cản kỹ thuật; Thương mại dịch vụ; Đầu tư; Bảo hộ thương mại; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm công; Tài sản trí tuệ; Thương mại và Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực; Thể chế pháp lý. Một vài điểm nổi bật trong nội dung hiệp định EVFTA: -

Loại bỏ gần như hoàn toàn rào cản thuế quan: Lên đến 99% thuế xuất khẩu hai chiều.

-

Hạn chế các rào cản phi thuế quan: Việt Nam cũng sẽ đơn giản hóa và chuẩn hóa các thủ tục hải quan. Đổi lại, EU sẽ không yêu cầu các thủ tục kiểm tra và chứng nhận từ hàng hóa của Việt Nam.

-

Thúc đẩy gia nhập thị trường dịch vụ tại Việt Nam: Hiệp định Thương mại tự do sẽ tạo điều kiện cho các công ty EU tham gia vào các lĩnh vực như: Bưu chính; Ngân hàng; Bảo hiểm; Môi trường và các dịch vụ khác.

-

Thúc đẩy phát triển bền vững: Hiệp định Thương mại tự do cam kết thực hiện các nội dung cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) và Công ước của Liên Hợp Quốc.

1.2.3

Tác động của Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA)

đến nền kinh tế 1.2.3.1 Tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam Việt Nam là nước đầu tiên có Hiệp định Thương mại tự do với EU. Đối với Việt Nam, Hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho các ngành xuất khẩu chủ lực như điện thoại, phần cứng, sản phẩm thủ công hay sản phẩm nông nghiệp. Các ngành này đều đặt ra yêu cầu nhiều nhân công, tạo điều kiện giao thương vớ i EU sẽ mở ra cơ hội cho các ngành này phát triển, cả về vốn và nhân lực.

3

Bảng 1.1. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa EU và Việt Nam (2017 - 2020)

Nguồn: Source Eurostat Comext – Statistical regime 4 Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam và EU vẫn duy trì được kim ngạch thương mại hai chiều, đạt 27.67 tỷ đô, tăng 18.4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy bị ảnh hưởng bởi đại dịch trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam vẫn giữ vững được xuất siêu sang thị trường châu Âu với 11.1 tỷ đô, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Về xuất khẩu của Quý II năm 2021, đạt 9.76 tỷ đô, tăng 1.2% so với Quý I năm 2021 và tăng 22% so với Quý II năm 2020. Không chỉ giúp Việt Nam phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, EVFTA còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cải tiến công nghệ, đổi mới chuỗi cung ứng, tăng chất lượng sản phẩm do sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm mới cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, ngành xuất khẩu tại Việt Nam còn được mở rộng, đa dạng hóa, thay vì phụ thuộc vào một vài ngành xuất khẩu chính. Với đà tăng trưởng này, EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng cho GDP Việt Nam từ 2.18-3.25% trong 5 năm đầu, 4.7-5.3% trong 5 năm tiếp theo và 7.077.72% cho giai đoạn 5 năm sau đó.

4

1.2.3.2 Tác động của EVFTA đến ngành Thép của Việt Nam 1.2.3.2.1

Tổng quan về ngành Thép của Việt Nam

Ra đời vào những năm 60 của Thế kỷ 20, ngành Thép của Việt Nam phát triển khá chậm khi chỉ cho ra đời được khoảng 40-80.000 tấn/năm (1975-1990). Với sự ra đời của 4 công ty liên doanh sản xuất thép tại Việt Nam vào năm 1996, đã đánh dấu bước ngoặt mới cho ngành công nghiệp Thép, với sản lượng 840.000 tấn/năm. Tính đến nay, ngành công nghiệp Thép Việt Nam thực sự có những bước phát triển mạnh mẽ, công suất lên đến 6 triệu tấn/năm. Theo hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), kim ngạch xuất khẩu của Ngành Thép năm 2020 đạt 5.34 tỷ đô, chiếm khoảng 1.9% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường thế giới (2020), trong đó, xuất khẩu sang thị trường châu Âu đạt 266.74 triệu đô. Trong những năm gần đây, ngành Thép tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt, giá trị xuất khẩu ra thị trường thế giới ngày càng tăng, đem về một phần lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu. 1.2.3.2.2

Ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA lên ngành Thép Việt Nam

Nhờ có sự tác động của Hiệp định EVFTA, song song với đó là nỗ lực giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường của Trung Quốc trước khi thế vận hội 2022 diễn ra, ngành Thép Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, Việt Nam xuất khẩu 1.36 triệu tấn thép, đem về 1.4 tỷ đô, và đây là tháng thứ 3 liên tiếp nguồn thu từ xuất khẩu thép mang lại trên 1 tỷ đô, tăng 94.6% so với quý I/2021 và 57.7% so với quý II về giá. Hiệp định EVFTA sẽ tạo thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc ngành Thép nói riêng. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến cho tất cả các ngành khác bị ảnh hưởng, nhu cầu về thép và các sản phẩm tương tự giảm nhẹ. Song song với đó, EU cũng đang thực thi các biện pháp phi thuế quan đánh lên mặt hàng thép được đưa vào EU, khiến cho giá trị xuất khẩu thép vào thị trường châu Âu có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhận được nhiều sự ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại Tự do về thuế quan, sản phẩm Việt Nam còn phải vượt qua các hàng rào phi thuế quan để đáp ứng được nhu cầu của thị trường Châu Âu. Việc này cũng đặt ra một nhiệm vụ cho các cấp quản lý, 5

các bộ, các ngành phải thắt chặt hơn nữa tiêu chuẩn sản phẩm ở Việt Nam để có thể vượt qua các hàng rào về kỹ thuật (TBT), phòng vệ thương mại. Không chỉ mở cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với thị trường thế giới, EVFTA còn đặt ra thách thức cho doanh nghiệp trong nước khi bây giờ họ phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, nhận được sự ưu đãi nhờ EVFTA, ngay trên sân nhà, đòi hỏi các công ty phải liên tục thay đổi, thích nghi để giữ vững vị trí trên thị trường. 1.3 Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen và vị thế của doanh nghiệp trong ngành thép 1.3.1

Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen có tiền thân là công ty Cổ phần Hoa Sen, được thành lập với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng vào năm 2001. Từ năm 2004 đến 2007, Tập đoàn Hoa Sen đã đưa vào hoạt động các dây chuyền sản xuất như sau: -

Hai dây chuyền sản xuất tôn mạ màu

-

Hai dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm

-

Dây chuyền sản xuất tôn dày công nghệ NOF

-

Dây chuyền mạ công nghệ NOF

-

Dây chuyền sản xuất tôn mỏng công nghệ NOF

-

Dây chuyền phủ màu thuộc dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ

Năm 2008, Cổ phiếu của Hoa Sen được chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu HSG. Đến nay sau 20 năm hình thành và phát triển, vị thế của Tập đoàn Hoa Sen đã được chứng minh trên thị trường trong và ngoài nước với những sản phẩm chất lượng có mặt ở hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến năm 2021, Hoa Sen ghi nhận số vốn điều lệ đạt 4.446 tỷ đồng và số nhân viên lên đến con số 10.000 nhân viên. Để đạt được những thành tựu kinh doanh ấn tượng, là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, Hoa Sen tiên phong đầu tư công nghệ vào kinh doanh, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng thông qua hình thức bán hàng trên website và kiên trì hướng tới là một thương hiệu của cộng đồng. Tập đoàn còn tự hào xây dựng 6

thành công một nền tảng văn hóa doanh nghiệp với giá trị cốt lõi “ Trung thực - Cộng đồng - Phát triển”. Bên cạnh đó, Hoa Sen còn đặt mục tiêu trở thành Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực Tôn-Thép không chỉ trong thị trường nội địa mà còn vươn ra ngoài thế giới. 1.3.2

Vị thế của doanh nghiệp trong ngành thép

Theo VSA, tiếp tục vị thế dẫn đầu ngành tôn mạ, Hoa Sen đã tăng thị phần của mình từ 29,5% năm 2019 lên 33,4% vào năm 2020. Hình 1.1. Thị phần tôn mạ năm 2020 (vòng ngoài) và năm 2019 (vòng trong)

Nguồn: VSA Ở mảng ống thép, thị phần của Hoa Sen cũng cải thiện từ 15,3% lên 16,8%, chỉ sau Tập đoàn Hòa Phát.

7

Hình 1.2. Thị phần ống thép năm 2020 (vòng ngoài) và năm 2019 (vòng trong)

Nguồn: VSA Trải qua chặng đường hình thành và phát triển, Tập đoàn Hoa Sen đã khẳng định vị thế với v...


Similar Free PDFs