Nguyễn Hữu Thuận 20H4030308 010400510619 PDF

Title Nguyễn Hữu Thuận 20H4030308 010400510619
Author Minh Quân
Course Tài liệu THPT
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 574.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 21
Total Views 105

Summary

Download Nguyễn Hữu Thuận 20H4030308 010400510619 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Thuận Mã số sinh viên: 20H4030308 Mã học phần: 005106

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN.

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CNH, HĐH ........................................ 2 1.1. Quan điểm CNH, HĐH ................................................................................... 2 1.2. Nội dung về CNH, HĐH ................................................................................. 2 1.3. Đặc điểm của CNH, HĐH ............................................................................... 3 1.4. Các nhân tố thúc đẩy quá trình CNH, HĐH .................................................... 3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở VIỆT NAM......... 5 2.1 Thực trạng chung .............................................................................................. 5 2.2 Những kết quả, thành tựu đạt được ................................................................. 6 2.2.1 Nguyên nhân Việt Nam đạt được những thành tựu trong CNH, HĐH ...... 8 2.3 Những tồn tại và hạn chế của nền công nghiệp................................................ 9 2.3.1 Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong sự phát triển CNH, HĐH ... 10 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CNH, HĐH ............................. 11 3.1 Định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH. ................................................................. 11 3.2 Giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH ..................................................................... 12 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 15

MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Sau khi kết thúc chiến tranh với các cường quốc lớn Việt Nam đã ra vào tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng. Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước đó là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường nhanh nhất đưa nước ta trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn lại khoảng cách với các quốc gia đang phát triển. Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đem tới nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ và thông minh, tạo cơ hội cho những nước đang phát triển. Mặt khác, nó cũng tạo nhiều thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển trên nhiều lĩnh vực. Các sáng kiến và những thành tựu khoa học-công nghệ trong cách mạng Công nghiệp 4.0 làm cho tài nguyên, lao động phổ thông giá rẻ dần dần mất lợi thế. Cần làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra định hướng hợp lí cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong hoàn cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian tới là cực kì cần thiết và quan trọng. Chính vì những lí do đó nên em quyết định chọn đề tài tiểu luận “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thực trạng và giải pháp phát triển.” Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế còn ít nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin thành cảm ơn!

1

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1.1 Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động hiệu quả cao nhất. Công nghiệp hóa có lích sử phát triển hàng trăm năm, bắt đầu từ các nước Châu Âu sau đó lan rộng đến các nước ở Bắc Mỹ,.. và ngày nay đã lan rộng đến các nước đang phát triển. Nguồn gốc để công nghiệp hóa của các nước tư bản chủ yếu là bóc lột người lao động làm thuê, làm phá sản những người chủ sản xuất nhỏ, đồng thời với việc xâm chiếm và cướp thuộc địa. Từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giữa giai cấp công dân với các nhà tư bản, tạo tiền đề cho sự ra đời của Chủ nghĩa Mác- lý luận của giai cấp công nhân chống lại Chủ nghĩa tư bản. Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (ngày 30/07/1994) đã ra Nghị quyết số 07-NQ/HNTW về phát triển công nghiệp, nâng cao công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, trong Nghị quyết chỉ rõ : “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, khinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” (Nghị quyết số 07/NQ/HNTW, 2017) 1.2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có 2 loại mô hình cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 

Công nghiệp hóa truyền thống. Đã xuất hiện và kết thúc từ giữa thế kỷ XX.

2

Công nghiệp hóa kiểu mới. Chiến lược hiện nay hướng đến việc gắn kết yêu



cầu của nền kinh tế mới, rút ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo phát triển bền vững. 1.3.Đặc điểm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mỗi quốc gia đề ra các yêu cầu với phát triển nền công nghiệp hóa hiện đại hóa khác nhau, nhưng cơ bản vẫn có những điểm cơ bản sau:  Khắc phục những điểm yếu của công nghiệp truyền thống về bất công xã hội, lãng phí vật chất, làm ô nhiễm môi trường, thời gian thực hiện kéo dài.  Gắn kết việc công nghiệp hóa với phát triển nền kinh tế và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao.  Chú trọng phát triển bền vững, vừa phát trình kinh tế, vừa bảo vệ an ninh xã hội và các vấn đề môi trường. (Công nghiệp hóa là gì, 2021) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có thể khái quát ở những đặc điểm chính sau đây: 1.Công nghiệp hóa được triển khai đồng thời với hiện đại hóa và luôn liên kết với hiện đại hóa để tạo nên một quá trình thống nhất thúc đẩy đất nước phát triển. 2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế xã hội, văn hóa, nó tác động một cách tổng hợp, đa diện, đa cấp đến mọi người, mọi gia đình và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, văn hóa. 5. Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, về thực chất, là quá trình sử dụng những công cụ, phương tiện hiện đại cùng những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến.

3

1.4.Các nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:  Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số + Huy động các nguồn lực: nhà nước, doanh nghiệp, người dân và nước ngoài... + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. + Tập trung phát triển tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. + Việt Nam cần thực hiện các giải pháp: Cảm biến – bộ cảm biến, hệ thống điều khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin, dữ liệu để hình thành dự liệu lớn.  Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội + Chuyển đổi số nền kinh tế để phát triển các lĩnh vực quan trọng: công nghiệp năng lượng, hóa chất, điện tử, công nghiệp vật liệu... + Phát triển chọn lọc các ngành, lĩnh vực công nghiệp hiện đại có khả năng tác động lan tỏa đến nền kinh tế. + Tập trung những ngành công nghiệp có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển nhanh và bền vững.  Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn + Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả + Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, phát triển công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ cho nông nghiệp, nông thôn.  Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao + Các giải pháp để nâng cao trình độ đào tạo, sử dụng nhân lực, nhân tài: như: Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo. +Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, trực tiếp nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo. + Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài.

4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 2.1.Thực trạng chung Trong nhiều thập kỷ qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu thế phát triển chung của các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam quá trình thực hiện các đường lối, chủ trương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần cực kì quan trọng trong quá trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Tăng trưởng kinh tế và IIP Đồ thị 2.1 Biểu diễn tốc độ tăng IIP và GDP

Nguồn:GSO (IIP : Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc) Theo số liệu của GSO cho thấy, chỉ số IIP chung của cả nước đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Những năm đầu của thời kỳ hồi phục nền kinh tế của Việt Nam chỉ số IIP chỉ đạt tương ứng 5,8%, 5,9% và 7,6%. Tuy nhiên, những năm sau đó khi nền kinh tế dần phục hồi và có những bước phát triển tích cực .Giai đoạn sau, nền kinh tế đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ trong cớ cấu sản xuất công nghiệp tăng trưởng IIP lần lượt đạt 11,30%/năm và 10,10%/năm, tăng trưởng GDP đạt 6,81%/năm và 7,08%/năm Như vây, có thể thấy tăng trưởng IIP đã có những bước chuyển tích cực trong những năm gần đây góp phần quan trọng trong việc đạt mức và duy trì mức tăng trưởng toàn nền kinh tế cũng như ở khu vực CN-XD ở mức cao.

5

Dịch chuyển IIP theo hướng tích cực Đồ thị 2.2 Biểu diễn sự dịch chuyển IIP qua các năm

Nguồn hình:GSO Theo số liệu của GSO cho thấy chỉ số IIP của ngành công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có những diễn biến tích cực. Có sự gia tăng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tạo ra nhiều ưu điểm tích cực hơn đối với nền kinh tế. Thông qua chỉ số IIP của các ngành đã có tín hiệu tương đối tích cực về phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm đây. Đó là sự giảm dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp khai thác và tăng dần tỷ trọng của các ngành chế biến, chế tạo. Điều này sẽ là tiền đề quan trọng tạo ra những bước đột phát về tăng trưởng cao và bền vững hơn trong tương lai đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy đã đạt được kết quả tích cực trong phát triển kinh tế nhưng thu nhập bình quân đầu người Việt Nam vẫn còn rất thấp, chêch lệch khá lớn so với các nước trong khu vực. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm (2010 là 5.076 USD) đến năm (2020 là 7.189 USD) .Trong khi con số tương ứng của Việt am chỉ tăng từ mức 1.317 USD lên 2.786 USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2007, Thái Lan năm 2005. 2.2.Những kết quả, thành tựu đạt được  Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực. Gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh còn 38%

6

năm 2019, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.  Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh. Việt Nam đã tham gia hội nhập từng bước tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu. Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.  Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá ổn. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 6,32%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai đoạn 2015-2019 đạt bình quân 6,64%/năm  Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Bình quân giai đoạn (2006-2017) công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP cả nước. Đóng góp cho ngân sách nhà nước chính là ngành công nghiệp.  Sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao.Tổng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm, liên tục từ giai đoạn 2006-2017.  Cơ cấu các ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hơp với định hướng tái cơ cấu ngành. Tỷ trọng GDP của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 14,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015, lên 17,4% năm 2017 và 18,3% ước cho năm 2018. Nhóm ngành khai khoáng giảm từ 8,8% bình quân giai đoạn 2011 – 2015, xuống 6,6% năm 2017 và xuống 6% ước cho năm 2018.  Đã hình thành và phát triển được một số tập đoàn công nghiệp tư nhân trong nước có tiềm lực tốt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Ví dụ trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô là các Tập đoàn VinGroup, Trường Hải, Thành Công. Trong lĩnh vực sản xuất chế biến sữa và thực phẩm là Vinamilk,TH. Trong lĩnh vực may mặc Tập đoàn Dệt May Vinatex, Công ty CP May Việt Tiến. Trong lĩnh vực sắt thép là Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty TNHH Hòa Bình Minh.. Hiệu quả tốt từ chủ trương của Đảng, chính sách hỗ trợ của Chính Phủ đã tạo được sự tin tưởng cho các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển lớn, dài hạn trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước.

7

 Phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực trong giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ngày càng tăng về số lượng. Bình quân mỗi năm, ngành công nghiệp tạo thêm khoảng 300.000 việc làm.  Nhờ vào mục tiêu đặt ra của Đảng và Chính Phủ (Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/03/2018). Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có trình độ công nghệ cao , đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhất là các ngành điện tử, dệt may, da – giày, chế biến thực phẩm… (23-NQ/TW, 2018) 2.2.1 Nguyên nhân Việt Nam đạt được những thành tựu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  Đảng và Nhà nước không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. + Đảng có bản lĩnh, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn. + Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng nên đã thu được những kết quả to lớn trên.  Chính sách mở cửa cho tất cả thành phần kinh tế phát triển. + Tạo được môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế tạo động lực phát triển kinh tế. Phát huy được thế mạnh trong sản xuất  Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng 4.0 + Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. + Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế. + Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

8

 Tận dụng được lợi thế vị trí địa lý, điều kiện tự nhên, khí hậu và các tài nguyên khoáng sản để tận dụng vào sản xuất.  Hệ thống trao đổi hàng hóa trong nước và nước ngoài càng phát triển. 2.3.Những tồn tại và hạn chế của nền công nghiệp * Ngành dịch vụ phát triển thiếu lành mạnh và chậm chạp. Vấn nạn buôn lậu hàng kém chất lượng, hàng giả và gian lận thương mại còn nhiều làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Hệ thống phân phối sản phẩm chưa đủ mạnh, trong nước chủ yếu là hệ thống các công ty vừa hoặc nhỏ, chỉ có một số ít tập đoàn lớn đủ tiềm lực kinh tế mới phân phối ra nước ngoài. * Nền kinh tế chưa phát triễn vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Năng suất lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành còn cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp vẫn còn thiếu thị trường tiêu thụ trong nước lẫn nước ngoài. * Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nnhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp còn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa. * Tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay đổi nổi bật về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Tỷ lệ có việc làm và chất lượng giáo dục còn quá thấp. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu công việc ở nông thôn còn ở mức cao đang là một vấn đề khó khăn của xã hội. Chất lượng đào tạo giáo dục thấp so với yêu cầu đặc biệt ở những khu vực miền núi, vùng sâu vùng sa còn nhiều khó khăn. * Môi trường bị tàn phá nặng nề, ở những nơi tập trung công nghiệp và một số vùng nông thôn bị ảnh hưởng. Tình trạng chất thải công nghiệp thải ra ngoài môi trường còn nhiều đặc biệt là môi trường biển. Điển hình là Công Ty FORMOSA đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế của ngành thủy sản, xã hội và môi trường. Cty Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi nhân dân và bồi thường 500 triệu USD.

9

* Mức sống người dân còn quá thấp. Chính sác tiền lương và phân bố trong xã hội còn nhiều bất hợp lý. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. 2.3.1.Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong sự phát triển công nghiệp hóa Nguyên nhân chủ quan:  Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, chính sách của Đảng chưa thật sự tốt, kỷ luật chưa nghiêm. Tình trạng thiếu tổ chức,không trung thực, tinh thần trách nhiệm còn kém, không chấp hành chỉ thị Nghị quyết của Đảng. Công tác chỉ đạo ở các cấp, sở, ngành vẫn chưa chặt chẽ, không thực hiện đến nơi đến chốn, chỉ nói không làm.  Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng một ngành và giữa các ngành khác nhau còn nhiều hạn chế, chưa tạo được mối liên kết phát triển giữa các ngành theo hướng hợp tác chuyên môn hoá phù hợp với thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa cùng nhau phối hợp năng lực sẵn có của các doanh nghiệp khác để tăng nội lực cho ngành và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Điều này dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư cho sản xuất, mặt khác gây lãng phí năng lực chung của toàn ngành, tạo ra những cạnh tranh không mong muốn giữa các doanh nghiệp tập đoàn trong nước.  Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chậm đổi mớ công nghệ, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo còn quá thấp.Làm cho sản xuất còn phát triển chậm, sức cạnh tranh doanh nghiệp sẽ vẫn còn thấp.  Huy động vốn cho sản xuất sử dụng chưa hiệu quả. Công tác kêu gọi vốn trong nước lẫn nước ngoài vẫn chưa mạnh. Chính sách kêu gọi chưa thích hợp kém hiệu quả dễ gây ra lãng phí nảy sinh tình trạng lãng phí thừa thiếu vốn ở nhiều nơi.  Chưa phát triển được các Tập đoàn công nghiệp có quy mô tầm cỡ khu vực trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo để tạo hiệu ứng lan tỏa cho công nghiệp Việt Nam.Các Tập đoàn công nghiệp lớn đóng vai trò lan tỏa và đầu mối trong

10

việc đổi mới, phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh tiêu t...


Similar Free PDFs