Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay PDF

Title Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Course Triết học Mác Lênin
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 17
File Size 341.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 55
Total Views 432

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Triết học Mác – LêninĐỀ TÀI : Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụngquan điểm toàn diện để phân tích những ảnhhưởng của đại dịch Covid -19 đối với giáo dục ởViệt Nam hiện nay.Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2022MỤC LỤCMỞ...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Triết học Mác – Lênin

ĐỀ TÀI: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2022

2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài....................................................................................... 3 2. Mục tiêu nghên cứu......................................................................................... 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 4. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 5 NỘI DUNG PHẦN 1: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1.1.1 Nội dung ................................................................................................. 5 1.1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến ..................................................... 7 1.2 Ý nghĩa phương pháp luận........................................................................... 8 PHẦN 2: LIÊN HỆ 2.1 Liên hệ thực tiễn: thực trạng của giáo dục Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ....................................................................................... 10 2.2 Liên hệ bản thân .......................................................................................... 13 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 15

3 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản đóng vai trò quan tr ọng nhất trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin. Nguyên lý đã tạo ra cơ sở lý luận để từ đó xây dựng nên quan điểm toàn diện, đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật hiện tượng khác, với các yếu tố giữa các mặt của sự vật, hiện tượng đó, rút ra được mối liên hệ tất yếu của hiện tượng từ đó tạo nên nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng. Mà như Lênin đã viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và cứng nhắc” (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976). Bởi vậy việc nghiên cứu về nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nó vào đời sống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo hiện thực của con người. Thế giới đang đối mặt với những ảnh hưởng kinh hoàng từ đại dịch Covid 19. Sự tác động của nó diễn ra trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống từ: kinh tế, chính trị, văn hóa… Và giáo dục cũng không ngoại lệ: “Đại dịch Covid 19 đã tạo ra sự gián đoạn hệ thống giáo dục lớn nhất trong lịch sử, ảnh hưởng tới gần 1,6 tỷ người học trên toàn cầu t ại hơn 190 nước trên tất cả các châu lục”1. Không chỉ vậy “cuộc khủng hoảng làm trầm trọng thêm sự chênh l ệch giáo dục khi nó làm gi ảm cơ hội tiếp cận… ở những nhóm người dễ bị tổn thương”2. Nhưng mặt khác, nó cũng là điều kiện khách quan thúc đẩy mạnh mẽ việc tạo ra những phương pháp dạy và học mới, cách tiếp cận mới để ứng phó với hoàn cảnh.

1,2:

Một năm Covid -19 khuynh đảo thế giới, 2020

4 Tại Việt Nam, trước tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, các trường học chưa mở cửa trở lại tình trạng học online tiếp tục kéo dài, đã tạo ra vô vàn những khó khăn thách thức cho giáo dục nước nhà. Thực tiễn đòi hỏi giáo dục phải có những bước đổi mới nhanh chóng và linh hoạt để thích ứng với thời điểm cũng như đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ học sinh, sinh viên. Từ những lý do trên, với mục đích phân tích rõ được tình hình của nền giáo dục Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm giải quyết những giải quyết những khó khăn của nền giáo dục trong thời điểm hiện tại mà cụ thể hơn là những giải pháp giúp sinh viên học tập tích cực trong thời điểm đặc biệt này, vì vậy em lựa chọn đề tài “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay.” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghên cứu Phân tích, làm rõ nội dung, tính chất của mối liên hệ toàn diện từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận (quan điểm toàn diện). Từ quan điểm toàn diện, chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với giáo dục Việt Nam trong thời điểm đại dịch Covid 19 đang diễn ra như hiện tại. Từ đó, đưa ra những giải pháp học tập tích cực ở thời điểm đại dịch. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày hệ thống lý luận nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. - Từ quan điểm toàn diện, phân tích thực trạng của giáo dục Việt Nam trong đại dịch Covid 19 chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với nền giáo dục. - Đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập trong thời điểm đại dịch.

5 4. Đóng góp của đề tài Làm rõ hệ thống lý thuyết về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận. Đánh giá, chỉ ra được các vấn đề của giáo dục Việt Nam hi ện tại. Đề xuất được các giải pháp giải quyết được các vấn đề thực tại của thực trạng nhằm học tập hiệu quả trong đại dịch. NỘI DUNG PHẦN 1: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những cặp phạm trù cơ bản, những quy lu ật… Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý khái quát nhất trong phép biện chứng duy vật. 1.1.1 Nội dung Nguyên lý hay ti ếng anh là principle xuất hiện trong ti ếng Anh thông qua tiếng Pháp cổ, có nguồn gốc từ tiếng Latinh là principium – có nghĩa là “nguồn gốc” hay “sự khởi đầu”.3 Qua đó ta có thể hi ểu được, nguyên lý là những khởi điểm, những luận điểm, lý thuyết ban đầu, là nền móng cho việc xây dựng những lý thuyết khác thuộc lĩnh vực quan tâm nghiên cứu của nó. Dựa vào mức đổ phổ quát của nguyên lý, mà có thể chia nó ra làm hai loại đó là nguyên lý khoa học và nguyên lý triết học. Ở đây, ta sẽ chú trọng đến nguyên lý triết học. Có thể rút ra định nghĩa về nguyên lý tri ết học như sau: Nguyên lý tri ết học là những luận điểm, cơ sở ban đầu được hình thành từ sự quan sát, trải nghiệm của con người trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy được đúc kết lại. Nguyên lý triết học còn là cơ sở, nền móng cho việc xây dựng những nguyên tắc, quy tắc, phương

3

(Is It Principle or Principal? How Are These Different?, n.d.)

6 pháp khác trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy để phục vụ cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Khi nghiên cứu về đời sống, đã có vô số những câu hỏi đặt ra cho các nhà tư tưởng: Các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tốn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu tồn tại mối quan hệ qua lại thì cái gì quy định mối quan hệ đó? Trả lời cho vấn đề này, có rất nhiều quan điểm được đưa ra: Quan điểm siêu hình cho rằng, các sự vât, hi ện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau; cái này tồn tại bên cạnh cái kia; chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc l ẫn nhau. Và nếu có đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ là những quy định, liên hệ bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên, không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Trái lại, quan điểm biện chứng lại khẳng định: các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn t ại độc l ập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng lại có sự khác nhau khi xét riêng từng quan điểm biện chứng. Quan điểm biện chứng duy tâm cho rằng: cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người (Hegel cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền t ảng của các mối liên hệ; còn Berkeley trên lập trường duy tâm chủ quan lại cho rằng, cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các đối tượng)4. Còn theo quan điểm biện chứng duy vật: các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, phong phú đến mấy cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới thống nhất, duy nhất – thế giới vật chất. Do tính thống nhất của thế giới, các sự vật, hiện tượng không thể tồn tại biệt lập mà giữa chúng luôn luôn có mối liên hệ, tác động qua lại, chuyển hóa l ẫn nhau. Qua đó, phép biện chứng duy vật thừa 4

Giáo trình Tri ết học Mác - Lênin (Dành cho b ậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), tr. 191

7 nhận mối liên hệ giữa các đối tượng hay nói theo cách khác, sự tồn tại của sự vật, hiện tượng phụ thuộc vào sự liên hệ, tương tác giữa nó và các đối tượng khác. Qua đó, ta có thể rút ra định nghĩa về mối liên hệ như sau: “Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau”5. Còn “liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi”6. Trái lại, cô lập là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của chúng không ảnh hưởng tới nhau, không làm đối tượng còn lại thay đổi. Liên hệ và cô lập luôn luôn đồng hành với nhau, là mặt tất yếu của mọi quan hệ giữa các đối tượng. Mối liên hệ không chỉ là sự liên hệ, ràng buộc tác động lẫn nhau giữa các vật cụ thể, hữu hình, giữa các mặt trong cùng một đối tượng với nhau mà còn có mối liên hệ giữa những sự vật vô hình với sự vật hữu hình, hay giữa các sự vật vô thể với nhau. Và bởi vậy trên thế giới có vô vàn những mối liên hệ, trong đó có loại liên hệ chung nhất, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, loại liên hệ này là liên hệ phổ biến. Và cơ sở cho mối liên hệ phổ biến hay cơ sở cho mọi mối liên hệ chính là tính thống nhất vật chất của thế giới. Bởi thế giới không phải là thể hỗn loạn các đối tượng, mà là hệ thống các liên hệ đối tượng. Và nhờ sự thống nhất đó các đối tượng không thể tồn tại cô lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Và đó chính là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. 1.1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến Phép bi ện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ phổ biến có tính khách quan; tính phổ biến; tính đa dạng, phong phú.

5,5

Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), tr. 190

8 Tính khách quan của mối liên hệ thể hiện ở các mối liên hệ chính là đặc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là tự thân các sự vật, hiện tượng sinh ra chứ không phụ thuộc vào ý muốn hay ý thức của con nguời. Ví như mối liên hệ giữa cơ thể sinh vật và môi trường sống, khi môi trường sống thay đổi thì cơ thể sinh vật cũng cần phải có những biến đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó không phải do một người sáng tạo ra hay phụ thuộc vào ý chí của bất kì người nào, mà là cái vốn có của thế giới vật chất. Các mối liên hệ có tính phổ biến bởi bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian, thời gian nào đều có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Còn trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần khác, yếu tố khác. Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Và nó còn tồn tại trong tất cả các mặt: tự nhiên, xã hội và tư duy Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú bởi các sự vật, hiện tượng trong thế giới vô cùng đa dạng, đa trạng thái chính vì vậy cũng có vô hạn những mối liên hệ khác nhau. D ựa vào tính chất và vai trò của mối liên hệ, có thể phân chia các mối liên hệ thành: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản; mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng; mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu… Tuy nhiên, việc phân loại các mối lên hệ cũng chỉ mang tính tương đối. bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác. Mọi liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng. 1.2 Ý nghĩa phương pháp luận Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến phép biện chứng duy vật đòi hỏi chủ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện được thể hiện ở các nội dung như sau:

9 Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố các thuộc tính, các mối liên hệ của chính thể đó. Mà như Lênin đã nói: “Muốn thực sự hiểu sự vật, cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó”. Xét trong thực tiễn nước ta: Trong Nghị quyết Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt 10 mối quan hệ lớn: Giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh t ế và đổi mới chính trị; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm k ỷ cương xã hội...7 Đó là những mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính bi ện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta, cần ti ếp tục được phát triển, bổ sung cho phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn; đòi hỏi đảng và nhà nước và nhân dân ta phải nhận thức đúng, đầy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả. Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại. Chỉ có như vậy chủ thể mới có thể hiểu rõ bản chất của sự vật – một t ồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ tác động qua lại bên trong đối tượng. Vận dụng vào sự nghiệp đổi mới của nước ta: Từ nhận thức về 10 mối quan hệ lớn và mối liên hệ hữu cơ giữa chúng, Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh t ế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh

7

Tài liệu hỏi - đáp về các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đả ng, 2021

10 là trọng yếu, thường xuyên”. Đảng đã nhấn mạnh đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá và đổi mới kinh tế là trọng tâm. 8 Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, k ể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp. Thứ tư, quan điểm toàn diện khác với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất, căn bản, chủ yếu nhất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung. Chính vì vậy, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ những tri thức từ nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến những tri thức khái quát nhất để rút ra những bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà Đại hội XIII của Đảng khẳng định “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó, phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”.9 Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã khái quát toàn bộ thế giới trong những mối liên hệ, ràng buộc chằng chịt l ẫn nhau, khái quát được những đặc tính chung nhất của các mối liên hệ, nghiên cứu khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó, rút ra quan điểm toàn diện góp phần quan trọng trong việc góp phần định hướng, chỉ đạo nhận thức và hoạt động cải tạo hi ện thực của thế giới. PHẦN 2: LIÊN HỆ 2.1 Liên hệ thực tiễn: thực trạng của giáo dục Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

8,8

Vận dụng tinh thần nghị quyết Đại hội Xll của Đảng vào giảng dạy ý nghĩa phương pháp luận hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, 2021

11 Từ quan điểm toàn diện, ta có thể áp dụng nó để phân tích những ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 đối với nền giáo dục Việt Nam, từ đó chỉ ra những thách thức cũng như cơ hội của nền giáo dục hiện nay. Diễn ra trong chưa đầy hai năm, nhưng những ảnh hưởng mà đại dịch Covid-19 đem lại đã làm xáo trộn tất cả các mặt, các lĩnh vực trong của đời sống xã hội của đất nước. Giáo dục cũng là lĩnh vực bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Theo uớc tính của báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: “gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài, trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn”10. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “ngừng tới lớp – không ngừng học tập”, toàn ngành Giáo dục và đào tạo đã chuyển sang trạng thái dạy học mới để đối phó với dịch bệnh như tổ chức dạy và học trực tuyến, dạy học trên truyền hình… Nhưng việc tiếp cận hình thức học tập mới này lại không hề dễ dàng đối với người học. Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, có đến 1,5 triệu học sinh ở 26 địa phương không có thiết bị học trực tuyến. Không chỉ vậy, việc học trực tuyến trong điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ (đường truyền kém, chập chờn) còn khiến cho việc tiếp thu kiến thu kiến thức thường xuyên bị gián đoạn. Đặc biệt hơn, học sinh, sinh viên còn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe tinh thần, thể chất khi phải học trực tuyến trong thời gian dài: “Việc ngồi trước màn hình máy tính quá lâu có thể khiến trẻ em bị chậm phát triển, việc học tập ở nhà khiến hoạt động thể chất và việc ăn uống trở nên thất thường hơn là nguyên nhân chính dẫn tới tăng tỷ lệ béo phì…”11 Không chỉ có học sinh, sinh viên, mà cả phụ huynh cũng là những người bị ảnh hưởng. Nhiều phụ huynh, do dịch bệnh mất việc phải ở nhà, khó khăn trong việc đóng học phí cho con, hay những phụ huynh phải đi làm trong khi có con nhỏ đang học ở nhà cũng rất lo lắng cho con nhỏ ở nhà không ai chăm sóc…

10 11

Ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh đối với ngành Giáo dục chưa đo đếm được, 2021 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến trẻ lứa tuổi học đường, 2021

12 Đại dịch cũng đã tác động không nhỏ tới giáo viên, nhân viên, người lao động ngành Giáo dục và đào tạo. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tại thành phố, có tới 12341 giáo viên – nhân viên bị mất việc làm trong đó 82% là giáo viên mầm non. Những giáo viên mầm non là những đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi các cấp học khác đã triển khai hình thức học trực tuyến, tuy nhiên cấp mầm non thì chưa biết ngày được hoạt động trở lại, chính vì thế nhiều giáo viên đang buộc phải xoay sở các nghề khác để mưu sinh. Đối với một số giáo viên khác, dù còn việc nhưng vấn đề khác lại hiện ra như khó khăn về thiết bị, nhiều giáo viên phải đi mượn máy tính, hay sử dụng máy tính cũ, cấu hình yếu và chậm, gây khó khăn trong việc giảng dạy. Việc tổ chức thi cử chuyển cấp cũng gặp nhiều bất cập. Theo dữ lệu từ báo tin tức, do ảnh hưởng của dịch bệnh: Chất lượng và công bằng của kỳ thi vào các lớp đầu cấp khó đạt yêu cầu; việc phân luồng sang đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Công tác tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương và Chương trình đào tạo (đào tạo lại) giáo viên phổ thông bị chậm tiến độ. Thời lượng học lý thuyết, học thực hành, học thực nghiệm, trải nghiệm thực tế, thí nghiệm chưa bảo đảm… 12 Có thể thấy, giáo dục hiện nay đối mặt với vô cùng nhiều thách thức, những thách thức này lại không hề độc lập, riêng lẻ mà lại có quan hệ liên kết, gắn bó và tác động qua ...


Similar Free PDFs