Nhóm 10-TRI116 - Grade: 8 PDF

Title Nhóm 10-TRI116 - Grade: 8
Author K59 Tran Mai Phuong
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 26
File Size 645.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 100
Total Views 159

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ........***........TIỂU LUẬNMôn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài: VAI TRÒ CỦA CÔNG NHÂN TRÍ THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2021Nhóm: 10Lớp: TRI116(2-2122).Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tố UyênHà Nội,...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ……..***……..

TIỂU LUẬN Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài: VAI TRÒ CỦA CÔNG NHÂN TRÍ THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2021

Nhóm: 10 Lớp: TRI116(2.1-2122).5 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tố Uyên

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021

STT

Mã sinh viên

Họ và tên

71

Vũ Ngọc Minh

2014210098

21

Phạm Quốc Cường

2014210021

79

Nguyễn Nhung

65

Nguyễn Đức Diễm Ly 2014420028

54

Lê Nguyễn Phương 2014210079 Linh

83

Trần Mai Phương

2014120112

37

Trần Trung Hiếu

2014120049

29

Bùi Minh Đức

2011210022

111

Trần Hà Trang

2014210153

28

Lưu Quang Đạt

2014210023

97

Hoàng Đức Thăng

2014210129

102

Đặng Thị Thanh Thư

2017420003

Thị

Hồng

2014210113

1

Nhiệm vụ Lời mở đầu và Kết luận Outline và chỉnh sửa tiểu luận Khái niệm, đặc điểm và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Đặc điểm của công nhân tri thức Giải pháp phát huy vai trò của công nhân trí thức Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thực trạng của công nhân trí thức ở Việt Nam Phương hướng phát triển của công nhân trí thức Sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới giai cấp công nhân Việt Nam Công nhân trí thức và sự hình thành của giai cấp công nhân trí thức tại Việt Nam Vai trò của công nhân trí thức Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Mục tiêu, quan điểm tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Hạn chế của công nhân trí thức ở Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 4

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5

5.

Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 5

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 6 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ...................................................................................... 6 1.

Giai cấp công nhân ............................................................................................... 6 1.1.

Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân ......................................... 6

1.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên lĩnh vực kinh tế của giai đoạn hiện nay ............................................................................................................. 7 1.3. Công nhân trí thức và sự hình thành của giai cấp công nhân trí thức tại Việt Nam ..................................................................................................................... 8 1.4. 2.

Đặc điểm của công nhân tri thức ................................................................. 9

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ....................................................... 10 2.1.

Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa ............................................... 10

2.2. Mục tiêu, quan điểm tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................... 11 II. THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ C ỦA CÔNG NHÂN TRÍ THỨC TRONG CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM ................ 13 1. Thực trạng của công nhân trí thức Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ......................................................................................................... 13 1.1. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giai cấp công nhân Việt Nam ................................................................................................................... 13 1.2. Thực trạng của công nhân trí thức ở Việt Nam ............................................ 14 1.3. Hạn chế của công nhân trí thức ở Việt Nam .................................................. 15 2. Vai trò của công nhân trí thức Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa .................................................................................................................. 17 2

3. Phương hướng phát triển và giải pháp phát huy vai trò của công nhân trí thức ....................................................................................................................................... 19 3.1. Phương hướng ................................................................................................... 19 3.2. Giải pháp ........................................................................................................... 21 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 24 TÀI LI ỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 25

3

1. Lý do chọn đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Giai cấp công nhân Việt Nam từ khi ra đời đã trở thành lực lượng tiên phong trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân Việt Nam mang đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, đó là: “Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. Muốn đạt được điều này, không chỉ đòi hỏi phải có những nguồn lực vật chất kỹ thuật tiên tiến, mà còn là lực lượng công nhân trình độ cao, mang trong mình văn hóa, thói quen, kỷ luật tốt. Tuy vậy, thực tế lại cho thấy nước ta tuy có nguồn nhân lực lao động dồi dào, nhưng chất lượng vẫn còn kém so với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải từng bước phát triển cả số lượng và quan trọng hơn hết là chất lượng của giai cấp công nhân, khắc phục những hạn chế do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử để lại mà đã làm kìm hãm sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam. Hiểu được tính cấp thiết của việc nghiên cứu và nâng cao vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Chúng em quyết định chọn đây chính là đề tài nghiên cứu của nhóm, với mục đích để hiểu rõ phần nào về giai cấp công nhân cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp này trong thời đại ngày nay, qua đó có thể đưa ra một số đánh giá, nhận xét và đề xuất về kế hoạch phát triển chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam trong tương lai.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự tác động của nó đối với giai cấp công nhân, tiểu luận đi vào phân tích thực trạng và vai trò của giai cấp công nhân đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước hiện nay. Từ đó, nhóm nghiên cứu kiến nghị những phương hướng, giải pháp mới để giai cấp công nhân phát huy được tối đa tiềm lực và sức mạnh của mình trong sự phát triển của Khoa học Công nghệ hiện nay. Để đạt được những mục tiêu trên, nhóm chúng em đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: • Xây dựng cơ sở lý luận về giai cấp công nhân và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. • Đánh giá thực trạng và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá • Đề xuất phương hướng, giải pháp để phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • •

Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của giai cấp công nhân đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam từ năm 1986 - nay.

4. Phương pháp nghiên cứu • • • •

Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp quan sát khoa học Phương pháp lịch sử Phương pháp giả thuyết

5. Kết cấu của đề tài Tiểu luận gồm 3 phần chính: Lời mở đầu, Nội dung, Kết luận. Nội dung tiểu luận gồm 3 tiết: • Tiết 1: Cơ sở lý luận về giai cấp công nhân, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá • Tiết 2: Thực trạng và vai trò của giai cấp công nhân việt nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa • Tiết 3: Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân và đội ngũ công nhân trí thức nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như góp phần trong việc đấu tranh chống lại những luận điệu của các thế lực thù địch muốn phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay.

5

PHẦN NỘI DUNG I. 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Giai cấp công nhân

1.1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân 1.1.1 Khái niệm Để chỉ giai cấp công, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều cụm từ đồng nghĩa, thuật ngữ theo ngành sản xuất và giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp. Song giai cấp công nhân được xác định theo hai phương diện sau: • Về phương diện kinh tế - xã hội: Giai cấp công nhân là sản phẩm, chủ thể của nền sản xuất công nghiệp, là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc điểm nổi bật: sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và tạo ra những tiền đề của cải vật chất cho xã hội mới. Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, Mác và Anghen đã chỉ rõ: trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc. Theo đó, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại. • Về phương diện chính trị - xã hội: từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân còn là sản phẩm xã hội của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, một xã hội có “điều kiện tồn tại dựa trên cơ sở chế độ làm thuê”. Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, “giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”. Tóm lại, giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. 1.1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân Đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân nói chung và cũng là những phẩm chất cần thiết để giai cấp công nhân có vai trò lãnh đạo cách mạng: • Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa. 6

• Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại. • Nền sản xuất công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp. Đó là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để. Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, bên cạnh những đặc điểm của giai cấp công nhân nói chung thì còn có những đặc điểm riêng. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Giai cấp phải đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai và nhanh chóng trưởng thành về ý thức chính trị, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động. Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam có rất nhiều biến đổi: phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần; trình độ chuyên môn ngày càng cao. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống và còn rèn luyện cho giai cấp công nhân tác phong công nghiệp mang tính quốc tế. Tuy nhiên, sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc ảnh hưởng đến sự thống nhất của khối đại đoàn kết. Kinh tế thị trường cũng làm lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng của một bộ phận công nhân bị phai nhạt. Họ bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, suy thoái về đạo đức, lối sống xa rời bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và hình ảnh người công nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

1.2.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên lĩnh vực kinh tế của giai đoạn hiện nay

Theo C.Mác và Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; xây dựng xã hội mới thực sự tốt đẹp chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Hiện nay, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn còn. Tuy nhiên, những biến đổi của giai cấp công nhân đã ảnh hưởng ít nhiều đến sứ mệnh lịch sử cũng như phương thức thực hiện chúng của giai cấp. Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng sản xuất cơ bản, sản xuất ra của cải vật chất cho nền kinh tế và ngày càng tham gia sâu rộng hơn trong việc phát triển kinh tế thị trường. Sự phát triển của thời đại đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc việc tăng cường tính xã hội hóa cho kinh tế, đòi hỏi một thế hệ công nhân giỏi về chuyên môn, vững vàng về ý thức chính trị, phẩm chất nghề nghiệp và đạo đức trong sáng, vươn lên làm chủ công nghệ, góp sức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vấn đề liên minh công nông cần hết sức được chú ý. Liên minh công nông đã mở rộng thành liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và trở thành nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc. Sức mạnh của khối liên minh giai cấp gắn với phát triển kinh tế tri thức là không thể tách rời vai trò của đội ngũ trí thức. Tầng lớp trí thức đã 7

có những đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Vậy, mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo trong nhân dân cần được khai thác triệt để. Liên minh bền vững phải dựa trên việc tôn trọng nhu cầu, lợi ích của bản thân các chủ thể tham gia; nên chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của công nhân và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tầng lớp; cần xử lý kịp thời những mâu thuẫn nảy sinh giữa các giai cấp. Liên minh giai cấp bền chặt sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Bên cạnh những thuận lợi để phát triển, cuộc cách mạng công nghiệp cũng đem lại rất nhiều thách thức, khó khăn cho giai cấp công nhân. Thực tế, sự phát triển của giai cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại về số lượng, cơ cấu và trình độ chuyên môn. Vì vậy, giai cấp công nhân cần chủ động, nghiêm chỉnh thực hiện những chủ trương, đường lối của nhà nước, tận dụng những cơ hội mà thời đại mang lại để phát triển, xây dựng lên một đội ngũ lớn mạnh để đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình.

1.3.

Công nhân trí thức và sự hình thành của giai cấp công nhân trí thức tại Việt Nam

1.3.1. Khái niệm về công nhân trí thức “Công nhân trí thức” hay còn là những người thực sự có trình độ chuyên môn và năng lực trí tuệ cao, bộ phận ưu tú và là lực lượng tiên phong nhất so với các giai cấp và các tầng lớp khác của xã hội. Họ là người làm việc với kiến thức, áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản xuất; thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc để tối ưu hóa chất lượng và sản lượng. Báo cáo phát triển nhân lực của Ngân hàng Thế giới từ đầu thế kỷ XXI (2002) đã nêu rõ: “Tri thức là một động lực cơ bản cho việc gia tăng năng suất lao động và cạnh tranh toàn cầu. Nó là yếu tố quyết định trong quá trình phát minh, sáng kiến và tạo ra của cải xã hội”. Điều này đã được Ph.Ăngghen khẳng định từ thế kỷ XIX, ngay khi nền công nghiệp còn ở trình độ cơ khí. Ông cho rằng, những người lao động trong nền sản xuất hiện đại thì cần phải có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất. Vì vậy, Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “Giai cấp công nhân không chỉ cần sự khéo léo của đôi bàn tay vàng, mà còn cần sự sáng tạo của khối óc. Chính giai cấp công nhân bằng bàn tay, khối óc mà quá trình lao động của họ đã tạo ra sự vĩ đại của nước Anh”. 1.3.2. Sự hình thành của công nhân trí thức ở Việt Nam Năm 1848, theo C.Mác và Ăngghen thì giai cấp công nhân được ra đời và luôn gắn liền với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại chính vì thế việc hiện nay nền công nghiệp đang phát triển nhanh chóng dẫn đến việc giai cấp công nhân phải không ngừng nâng cao học vấn, tri thức để có thể bắt kịp với xu thế hiện đại nếu không sẽ bị loại bỏ. Đặc trưng cách làm việc của công nghiệp hiện đại chính là làm việc với máy móc là chính và chúng luôn được phát triển theo các cuộc cách mạng khoa học. Với điều này giai cấp công nhân phải là những con người có trình độ chuyên môn 8

cao và có sự hiểu biết sâu rộng. Theo thời gian, số lượng của công nhân truyền thống sẽ bị giảm dần và bị thay thế bởi công nhân tri thức và họ cũng sẽ trở thành bộ phận giữ vai trò chủ đạo, trở thành nòng cốt chính trong công nghiệp hiện đại. Đối với Việt Nam, đi lên từ một nước phong kiến và nhiều nông dân quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức”. Vì thế Người luôn đề cao và quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao tri thức, trình độ tay nghề để gia tăng số lượng giai cấp công nhân có tri thức. Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển ...


Similar Free PDFs