Nhóm 2 Bài tập Những vấn đề chung PDF

Title Nhóm 2 Bài tập Những vấn đề chung
Author Xuân Ánh Nguyễn
Course dẫn luận ngôn ngữ học
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 7
File Size 188.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 132
Total Views 309

Summary

Câu hỏi thảo luận và Bài tập Những vấn đề chung1ãy làm rõ “ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt”. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng như các hiện tượng xã hội khác (ngôn ngữ không do cơ sở hạ tầng sản sinh nhưng cũng không thuộc kiến trúc t...


Description

Câu hỏi thảo luận và Bài tập Những vấn đề chung 1.Hãy làm rõ “ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt”. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng như các hiện tượng xã hội khác (ngôn ngữ không do cơ sở hạ tầng sản sinh nhưng cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng; không có tính giai cấp; phạm vi tác động rộng lớn). 2. Kí hiệu là gì? Tại sao nói “ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu và là một hệ thống kí hiệu đặc biệt”? _ Kí hiệu là một hình ảnh, ký tự hay bất cứ cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. Mục đích của một kí hiệu là để truyền thông điệp ý nghĩa một cách nhanh chóng dễ dàng và ngắn gọn, đơn giản. _ Nói “ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu” là vì:  ngôn ngữ là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ với nhau. Mỗi yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có thể coi là một đơn vị. Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ được sắp xếp theo những quy tắc nhất định. Sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ này quy định sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ kia. _ Nói “ ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt” là do vì đó là loại dấu hiệu chỉ có ở con người và có những nét đặc thù sau:  Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định.  Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại.  Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc thấp.Khái niệm cấp độ gắn liền với tổng thể các yếu tố đồng loại, nhưng không phải bất cứ tập hợp các yếu tố đồng loại nào cũng tạo thành một cấp độ.  Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau. Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm của con người nữa.  Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thoả thuận của một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định. Chính vì vậy, người ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối.  Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cùng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.

3. Những đơn vị ngôn ngữ và những quan hệ chủ yếu của hệ thống ngôn ngữ là gì? Trong hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ, có 4 đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị, từ và câu. Trong ngôn ngữ có 2 quan hệ chủ yếu, đó là quan hệ ngang hay còn gọi là quan hệ tuyến tính và quan hệ dọc hay còn gọi là quan hệ liên tưởng. 4. Hãy làm rõ các đặc điểm cơ bản của hệ thống kí hiệu ngôn ngữ. *Tính phức hợp:  Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu phức hợp, bao gồm nhiều loại đơn vị đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. Lấy ví dụ: Hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố là đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau.  Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số.  Hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống gồm nhiều hệ thống: hệ thống âm vị, hệ thống hình vị, hệ thống từ vựng,... Các hệ thống này lại gồm những hệ thống con khác. Chẳng hạn như hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép,... *Tính cấp độ của các đơn vị ngôn ngữ:  Các đơn vị ngôn ngữ làm thành các cấp độ khác nhau; có những hệ thống con trong từ hệ thống. Khi nghiên cứu, người ta thường chia các yếu tố của ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau,  Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp “nằm trong” các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao “bao gồm” các đơn vị bậc thấp. Ví dụ: âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. *Tính đa trị  Trong ngôn ngữ nhiều trường hợp một cái biểu đạt tương ứng với nhiều cái được biểu đạt (hiện tượng đa nghĩa) và ngược lại.  Ví dụ:  He is going tomorrow  Is he going?  He is going  Mặt khác, vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, tư duy và là phương tiện biểu hiện tình cảm cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, còn có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm của con người. *Tính hình tuyến của cái biểu đạt  Tính kế tiếp nhau, sự xuất hiện theo trình tự thời gian của các yếu tố ngôn ngữ trong chuỗi kết hợp khi ngôn ngữ được hiện thực hóa.  Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ được coi là một nguyên lý căn bản, có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ.  Nhờ có tính hình tuyến chúng ta có thể phân tích, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ (xem đâu là hết 1 từ, cụm từ), phát hiện quy tắc kết hợp của chúng (cái nào trước cái nào sau). *Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ  Ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định. => Chính vì vậy, ngôn ngữ có tính độc lập tương đối. *Giá trị đồng đại (synchronic) và giá trị lịch đại (diachronic) của hệ thống ngôn ngữ  Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định.

 Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cùng thời và thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau. 5. Tại sao nói “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”? Nói “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” vì:  Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất.  Ngôn ngữ là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác nhất tất cả tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện.  Giúp con người có thể hiểu nhau trong quá trình lao động và sinh hoạt.Nhờ hiểu biết lẫn nhau mà con người có thể cùng nhau đồng tâm hiệp lực chinh phục thiên nhiên, xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển.  Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh, sản xuất. Ngôn ngữ giúp con người tiếp thu được kiến thức về sản xuất, từ đó thúc đẩy sản xuất ngày một phát triển.  Hơn nữa ngôn ngữ còn dùng để đấu tranh giai cấp. Trong chiến tranh, Đảng ta đã sử dụng ngôn ngữ dân tộc làm vũ khí tuyên truyền, giáo dục cách mạng, tập hợp quần chúng vào mặt trận chung thống nhất để đấu tranh với kẻ thù. 6. Hãy làm rõ ngôn ngữ và tư duy gắn bó, thống nhất nhưng không đồng nhất. Con người là động vật duy nhất có tư duy và ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ là cái biểu đạt tư duy, nên ngôn ngữ là công cụ để con người suy nghĩ; là phương tiện để con người giao tiếp với nhau, truyền đạt tư duy cho nhau. Tư duy là thuộc tính của bộ não con người, là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Ngôn ngữ là cái biểu đạt tư duy và có nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên - Ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất, còn tư duy thuộc tinh thần. Các đơn vị của ngôn ngữ cảm nhận được bằng các giác quan và có đặc tính vật chất như: cao độ, trường độ... Còn tư duy không cảm nhận được bằng các giác quan như vậy. Tư duy nảy sinh và phụ thuộc vào một hình thức tổ chức vật chất đặc biệt là bộ não nhưng bản thân nó lại có tính tinh thần. Tư duy không có những đặc tính của vật chất như khối lượng, trọng lượng, mùi vị… - Ngôn ngữ mang tính dân tộc còn tư duy mang tính nhân loại. Mọi người trên Trái Đất đều suy nghĩ theo những quy luật chung nhưng cách thể hiện tư duy ngôn ngữ ở mỗi dân tộc lại khác nhau. Hoạt động của tư duy đòi hỏi phải hợp lý, logic trong khi đó ngôn ngữ lại hoạt động theo thói quen được cộng đồng chấp nhận. - Những đơn vị tư duy không đồng nhất với các đơn vị ngôn ngữ. Logic học nghiên cứu các quy luật của tư duy, phân biệt giữa khái niệm phán đoán và suy lý, những đơn vị này không trùng với đơn vị ngôn ngữ như hình vị, từ và câu… Một khái niệm có thể biểu hiện nhiều từ khác nhau, trong ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng một ngôn ngữ (hiện tượng từ đồng nghĩa, đa nghĩa). Ngược lại một vỏ ngữ âm có thể tương đương với nhiều khái niệm khác nhau (trường hợp từ đồng âm khác nghĩa). 7. Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói theo F. de Saussure là như thế nào?  Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm tiềm tàng, được trừu tượng hóa, có tính hệ thống - cấu trúc, mang tính xã hội, cốt yếu.  Lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hóa, gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, mang tính cá nhân, thứ yếu và có tính ngẫu nhiên. 8. Kể tên các họ ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới. Tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Ấn Độ thuộc những họ ngôn ngữ nào? Họ ngôn ngữ là một tập hợp các ngôn ngữ được gộp lại dựa trên quan hệ "di truyền" (ở đây đang dùng với nghĩa bóng chứ không liên quan gì đến sinh học), nghĩa là các đặc điểm được

kế thừa từ một ngôn ngữ chung duy nhất, gọi là ngôn ngữ nguyên thủy (proto-language) hay ngôn ngữ tổ tiên. Các ngôn ngữ sinh ra từ ngôn ngữ chung đó được các nhà ngôn học gọi là các ngôn ngữ con gái (daughter language). 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14.

Đại Tây Dương–Congo (1.403 ngôn ngữ) Nam Đảo (1.274 ngôn ngữ) Ấn-Âu (583 ngôn ngữ) Hán-Tạng (497 ngôn ngữ) Phi-Á (377 ngôn ngữ) Liên New Guinea hạt nhân (317 ngôn ngữ) Pama–Nyungar (250 ngôn ngữ) Oto-Mangue (181 ngôn ngữ) Nam Á (157 ngôn ngữ) Thái–Kadai (95 ngôn ngữ) Dravidia (79 ngôn ngữ) Arawak (77 ngôn ngữ) Mande (75 ngôn ngữ) Tupi (71 ngôn ngữ)

Tiếng Anh thuộc họ ngôn ngữ Ấn-Âu Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á Tiếng Pháp thuộc họ ngôn ngữ Ấn Âu Tiếng Nga thuộc họ ngôn ngữ Ấn Âu Tiếng Trung Quốc thuộc họ ngôn ngữ Hán-Tạng Tiếng Ấn Độ thuộc họ ngôn ngữ Indo-Arya và Dravidia, Hán Tạng, Nam Á. 9. Trình bày những đặc điểm cơ bản của các ngôn ngữ đơn lập, hoà kết, chắp dính và hỗn nhập. *Đơn lập - Những ngôn ngữ thuộc loại hình này còn được gọi là các ngôn ngữ không có hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn lập hai ngôn ngữ phân tiết. Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, các tiếng Mon-Khmer, v.v… - Ở loại hình này, quan hệ ngữ pháp chỉ được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ và/hoặc bằng các hư từ. - Ở loại hình này, từ không có hiện tượng biến hình. Trong một số ngôn ngữ thuộc loại hình này, đơn vị cơ bản là hình tiết: đây là một đơn vị có nghĩa, có vỏ ngữ âm thường trùng với âm tiết, có khả năng vừa dùng như từ vừa dùng như hình vị. - Ở loại hình này, người ta thường hay nói đến vấn đề khó xác định ranh giới từ, vấn đề khó phân biệt các yếu tố hư với yếu tố thực cũng như vấn đề mặt cấu tạo từ ít phát triển. *Hòa kết Loại hình này gồm các ngôn ngữ như tiếng Nga, Anh, Hi Lạp, A Rập.. - Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm ở trong hình vị, sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp và được gọi là “biến tố bên trong”. - Ngôn ngữ hoà kết cũng có cả các phụ tố. Nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau. - Sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị ở trong từ. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố cũng không thể đứng một mình

*Chắp dính -Ngôn ngữ thuộc loại hình này còn được gọi là ngôn ngữ niêm kết. Thuộc loại này có tiếng Thổ Nhĩ Kì, các tiếng Ugo-Phần Lan, tiếng Bantu,.. - Đặc điểm của loại hình này là quan hệ ngữ pháp cũng diễn đạt bên trong từ, trong từ cũng có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố; nhưng căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ; còn phụ tố thì kết hợp một cách cơ giới với căn tố, mỗi phụ tố thường diễn đạt một ý nghĩa nhất định. *Hỗn nhập - Ngôn ngữ hỗn nhập gồm các ngôn ngữ Chu-cốt, Cam-chat, ngôn ngữ Ấn ở Nam Mĩ và đông nam Xibêri,..... - Đặc điểm nổi bật nhất của loại hình ngôn ngữ này là hiện tượng một từ có thể tương ứng với một câu trong ngôn ngữ khác. 10. Dựa vào ngữ liệu “Bé khóc”(/bε5 k5/), anh / chị hãy làm rõ các loại đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và các quan hệ chủ yếu (tuyến tính, liên tưởng, cấp độ) của hệ thống ngôn ngữ.  Các loại đơn vị: Âm vị: [b] [k] Hình vị: Bé/khóc Từ: bé, khóc Câu: Bé khóc.  Các quan hệ chủ yếu: Trong ngôn ngữ có 2 quan hệ chủ yếu, đó là quan hệ ngang (tuyến tính) và quan hệ dọc (liên tưởng) hay còn gọi là quan hệ liên tưởng.  Quan hệ tuyến tính là mối quan hệ nối kết giữa các đơn vị ngôn ngữ khi đi vào hoạt động giao tiếp. Nó liên kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn: liên kết các âm vị để tạo thành hình vị, liên kết các hình vị để tạo thành từ, liên kết các từ để tạo thành câu, liên kết các câu để tạo thành văn bản. Tất cả các đơn vị ngôn ngữ đều xuất hiện trên trục ngang, nhưng chỉ có thể nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại mà thôi( quan hệ giữa âm vị với âm vị, hình vị với hình vị.)  Trong ví dụ trên từ “Bé” được cấu tạo từ 2 âm vị [b] và [e], còn từ khóc được cấu tạo từ 3 âm vị [k], [o] và [c], ta nói giữa các âm vị này có quan hệ tuyến tính. Từ “Bé khóc” được nối bởi 2 hình vị “bé” và “khóc” thì 2 hình vị này có quan hệ tuyến tính với nhau.  Quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng – ngữ nghĩa có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói. Nghĩa là cùng một chỗ trong lời nói có thể thay thế bằng một loạt các yếu tố đồng loại.  Trong trường hợp “Bé khóc”, ta có thể thay thế từ “bé” bằng từ “trẻ”.  Quan hệ cấp bậc (Còn gọi quan hệ tôn ti / bao hàm): Là quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau. Quan hệ này thể hiện ở chỗ: các đơn vị thuộc cấp độ cao bao hàm các đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Ngược lại, các đơn vị thuộc cấp độ thấp nằm trong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn và là thành tố để cấu tạo đơn vị ở cấp độ cao hơn nó. Như vậy, theo trình tự, câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị, hình vị bao hàm âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu.  Phân tích ngữ liệu “Bé khóc”  Các âm vị [b], [e], [k], [o] và [c] nằm trong hình vị bé/khóc.  Hình vị bé/khóc nằm trong 2 từ “Bé” và từ “khóc”.  2 từ “Bé” và “khóc tạo nên câu đơn “Bé khóc.”

Câu 11: Hãy phân tích, xác định nguồn gốc, loại hình ngôn ngữ của thứ tiếng mà bạn đang học. Phân tích đặc điểm tiếng Nhật – Vị ngữ thường là danh từ còn tính từ và động từ bao giờ cũng đứng ở cuối mỗi câu. – Câu trong tiếng Nhật giống như tiếng Hàn thường hay lược bỏ chủ ngữ, nhất là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai khi giao tiếp. – Tiếng Nhật dùng nhiều trợ từ tham gia làm các thành phần trong câu: trợ từ sẽ xác định chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ... – Trong văn viết của Nhật hay dùng hình thức Ukemi để diễn tả những câu mang tính khách quan. 2. Có ba loại câu a) Câu danh từ hay còn gọi là câu vị ngữ danh từ Ví dụ: わたしは貿易大学の日本語学部の学生です。 Tôi là một sinh viên học Khoa tiếng Nhật - Trường đại học Ngoại thương. b) Câu tính từ gọi là câu vị ngữ tính từ) Ví dụ: きのうのテストはわたしにはとても難しかったです。 Hôm qua, bài kiểm tra rất khó. (1) 東京は交通がとても便利です。 Tình hình giao thông ở thành phố Tokyo rất thuận lợi.(2) Câu (1) là tính từ đuôi “i” hay còn gọi là tính từ 1 Câu (2) là tính từ đuôi “na”, gọi là tính từ 2. c) Câu vị ngữ động từ (câu động từ) Ví dụ: 関先生は前に貿易大学で日本語を教えていました。 Trước đây thầy giáo Seki đã dạy môn tiếng Nhật ở Trường Đại học Ngoại thương. Thành phần câu theo thứ tự là: Chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – định ngữ a) Chủ ngữ đi với các trợ từ “ga”, “wa”, “mo” Ví dụ: あの人が山本さんです。山本さんも 日本人です。 chủ ngữ chủ ngữ Ngài ấy là ông Yamamoto. Ông Yamamoto cũng là người Nhật Bản. b) Vị ngữ thường đi với các trợ từ “no” cộng thêm trợ động từ “desu” để biểu thị sự khẳng định hoặc cộng với trợ từ “kara” hoặc các danh từ hình thức “tame” “wake” + “desu” để chỉ nguyên nhân, lý do sự việc... Ví dụ: だから、夕焼けは、西の方の空が、かなり広い範囲にわたって、よく晴れてい る証拠なのである。 Chủ ngữ (danh từ + trợ từ “wa”) và vị ngữ (danh từ + “no dearu” phải thêm “na” đằng trước “no”). Chính vì vậy, màu ráng chiều xuất hiện là dấu hiệu bầu trời phía Tây hửng nắng rất to. c) Bổ ngữ luôn đi với các trợ từ “ni”, “de”, “te”, “to”, “wo”, “kara”, “node”... Trong một câu có thể có đến hai chủ ngữ, được gọi là đồng chủ ngữ. Khi đó hai chủ ngữ thường nối với nhau bằng các trợ từ “to” “ga”, hoặc dùng trợ từ “mo” hai lần để thay thế cho trợ từ “to” và “ga”. Còn bổ ngữ thì có thể có nhiều và là thành phần phụ đứng trước danh từ, được gọi là định ngữ. Ví dụ:

山下さんも 田中さんも、英語はあまり 得意じゃないでしょう chủ ngữ 1 chủ ngữ 2 (đồng chủ ngữ) d) Định ngữ Là một thành phần phụ trong câu, phụ thuộc vào danh từ và có chức năng đưa ra các thuộc tính đặc trưng của các sự vật, hiện tượng... Định ngữ trong câu có thể là một danh từ, tính từ, động từ, trạng từ. Nó cũng có thể là một câu đơn độc lập hay một cụm chủ vị. 4. Trợ từ tham gia thành phần câu a) Trợ từ “ga”, “wa”, “mo” đi với một số những thành phần trong câu để xác định chủ ngữ. b) Trợ từ “no” đi với danh từ 1 thì danh từ ấy được xác định là định ngữ của danh từ 2 đi phía sau. Ngoài ra trợ từ này còn có chức năng thay thế cho trợ từ “ga” trong định ngữ là Ví dụ: あそこに止まっているのは、渋谷行きです。 (“の” danh từ hoá cho cụm từ có nghĩa là chiếc xe) Nguồn gốc tiếng Nhật: Nhiều giả thiết về nguồn gốc của tiếng Nhật như: nhóm ngôn ngữ Ural-Altaic, MalayoPolynesian ở phái Nam, ngôn ngữ Ấn Độ – Tây Tạng, Tamil….Tuy nhiên, nếu xét riêng về mặt ngôn ngữ thì tiếng Nhât sử dụng nhiều nhất là chữ hán do có sự giao lưu văn hóa giữa 2 nước Nhật và Trung Hoa. Hơn nữa chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakan) lại được tạo ra dựa trên chữ Hán. Tiếng Nhật hiện nay được tạo ra nhờ chữ Hán và chữ Kana (giả danh). Loại hình ngôn ngữ của tiếng Nhật Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính( niêm yết). · Điểm khác biệt lớn nhất của ngôn ngữ chắp dính và ngôn ngữ hoà kết nằm ở độ chặt chẽ trong mối liên hệ giữa các hình vị. Hình vị trong ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập cao hơn và liên kết với nhau cũng không chắc chắn. Điển hình là việc chính tố có thể đứng một mình. · Các phụ tố được sử dụng rộng rãi để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau. Thế nhưng mỗi phụ tố lại chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, và ngược lại cũng vậy. Do vậy từ có độ dài rất lớn....


Similar Free PDFs