NHÓM 5 -Tư tưởng Hồ Chí Minh - 2171HCMI0111 PDF

Title NHÓM 5 -Tư tưởng Hồ Chí Minh - 2171HCMI0111
Course Tư tưởng Hồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Thương mại
Pages 32
File Size 460.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 149
Total Views 283

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TIẾNG ANH֍֍֍BÀI THẢO LUẬN NHÓM 5HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ4. Tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển TTHCM.....................TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TR...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TIẾNG ANH ֍֍֍

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 5 HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TTHCM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THỊ MINH NGUYỆT

Danh sách thành viên nhóm 5 STT 37

Mã sinh viên 19D170295

Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá Nguyễn Thị Nhóm trưởng, lên outline, Huệ

38 39 40 41

phân chia nhiệm vụ, tổng

19D170160

hợp word, phần I và III Phạm Thanh Giá trị truyền thống tốt

19D170300

đẹp của dân tộc Việt Nam Hương Nguyễn Thị Tinh hoa văn hóa phương

19D170087

Đông Hường Đào Thanh Tinh hoa văn hóa phương

19D170226

Huyền Hoàng

Tây Thị Làm powerpoint

Thanh 42

19D170297

Huyền Phạm

Thị Thuyết trình

Thương 43 44

19D170091

Huyền Nguyễn Thị Chủ nghĩa Mác Lê-nin

19D170231

Ngọc Lan Ngọc Thị Chỉ ra tiền đề giữ vai trò Thúy Lân

quyết định trong việc hình thành, phát triển

45

19D170161

Đinh

TTHCM Thị Thuyết trình

Lành

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện bài thảo luận này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thông thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Ngô Thị Minh Nguyệt đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài thảo luận này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài thảo luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, chúng em luôn chúc cô thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2021 Nhóm Trưởng Huệ Nguyễn Thị Huệ

MỤC LỤC I.

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1

II. NỘI DUNG.........................................................................................................................................1

1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.........................................................................1 1.1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.......................................................................................................1 1.2. Tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng, hòa hiếu với các dân tộc lân bang........................................................................................................................................................ 3 1.3. Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan...........................................................................5 1.4. Tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc.............................................................................................................................7 2. Tinh hoa văn hóa nhân loại...............................................................................................................8 2.1. Tinh hoa văn hóa phương Đông.....................................................................................................8 2.1.1. Nho giáo........................................................................................................................................8 2.1.2. Phật giáo.....................................................................................................................................11 2.1.3. Lão giáo......................................................................................................................................12 2.1.4. Tư tưởng của Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử; những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩa Găngđi, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn...13 2.2. Tinh hoa văn hóa phương Tây....................................................................................................14 2.2.1. Quá trình ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với Hồ Chí Minh...................................15 2.2.2. Vai trò của tinh hoa văn hóa phương Tây được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh.......17 3. Chủ nghĩa Mác-Lênin......................................................................................................................19 3.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.....................................................................................................19 3.2 Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản với tầm vóc trí tuệ lớn.........................................................................................................................................................19 3.3. Hồ Chí Minh không những vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới...........................................................................................22 4. Tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển TTHCM.....................25 III. KẾT LUẬN........................................................................................................................................27

I. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Để làm rõ vấn đề trên, nhóm 5 đã chọn đề tài: “Phân tích cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh”. II. NỘI DUNG 1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam TTHCM có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dụng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý. 1.1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại, vượt qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển. Được hình thành trong quá trình dựng nước, trong đấu tranh và bảo vệ nền độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang, chủ nghĩa yêu nước sáng ngời với những tấm gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: từ Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân chống hàng vạn quân Nam Hán, tới bà Triệu khi chống quân Ngô đã tuyên bố “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp 1

luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng khi bị rơi vào tay quân Nguyên - Mông đã khảng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” hay Nguyễn Huệ “Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… Có thể thấy, chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập và tự cường dân tộc đã trở thành “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam”, là nền tảng tinh thần to lớn, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù. Sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã được nuôi dưỡng trong truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của gia đình, của quê hương sông Lam núi Hồng “địa linh, nhân kiệt”. Người được thừa hưởng trí tuệ uyên bác của người cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và ảnh hưởng, hấp thụ những bài học về lòng nhân ái, đức hy sinh cao cả của mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Những năm tháng thơ ấu, Người đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực dưới sự thống trị hà khắc và tàn bạo của thực dân Pháp. Trong bối cảnh đó, các cuộc đấu tranh do các tầng lớp sĩ phu yêu nước lãnh đạo liên tiếp nổ ra: phong trào kháng Pháp của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Tôn Thất Thuyết... Từ đó, Người đã cảm nhận được độ “nóng” của các phong trào đấu tranh chống Pháp; Người đã thấu hiểu được thế nào là tình yêu quê hương - nơi chôn nhau cắt rốn. Đó cũng là những điều kiện rất tốt sớm nuôi dưỡng, hun đúc tình cảm và tư tưởng yêu nước, thương nòi của Người… Nhìn lại lịch sử và từ những trải nghiêm thực tế, Bác Hồ đã đúc kết lại: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, chính sức mạnh truyền thống ấy là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đặt cho mình cái tên Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn yêu nước để luôn nhắc nhở, cỗ vũ bản thân và cỗ vũ quốc dân 2

đồng bào. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác Lênin. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Không có gì quý hơn độc lập tự do - chân lý lớn của thời đại được Hồ Chí Minh khẳng định, đồng thời cũng chính là một điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.2. Tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng, hòa hiếu với các dân tộc lân bang Nước ta hình thành sớm trong điều kiện khắc nghiệt: Vừa phải đoàn kết đấu tranh chống lại các âm mưu thôn tính, xâm lược, đồng hóa của các thế lực xâm lược hùng mạnh, vừa phải đoàn kết trong sản xuất để khắc phục những thiên tai thường xuyên đe dọa nền nông nghiệp lúa nước. Do đó, tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết là một đặc trưng gốc rễ của làng xã Việt Nam, mỗi khi có khó khăn hoạn nạn nhân dân cả nước ta cùng tương trợ, đùm bọc giúp đỡ nhau vượt qua, nó được hình thành từ rất sớm qua thực tế đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm, là nét văn hóa đặc trưng của người Việt được bảo tồn từ đời này sang đời khác đã được ông cha ta lưu truyền để dạy bảo con cháu qua ca dao, tục ngữ hay các câu chuyện ngụ ngôn như câu chuyện “Bó đũa”. Cùng với đó, tư tưởng khoan dung, hòa bình, hòa hiếu là truyền thống nhân văn được hun đúc từ ngàn năm lịch sử của nhân dân Việt Nam. Truyền thống đó xuyên suốt từ truyền thống tới hiện đại, là hòa bình, hòa hiếu và chính nghĩa. Trong Binh thư yếu lược, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết: “Hòa mục là đạo rất hay trong việc trị nước hành binh. Hòa ở trong nước thì ít phải dùng binh, hòa ở ngoài biên thì không sợ báo động”. Phan Huy Chú đã đúc kết từ trong lịch sử: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc lớn”. Đối với nhân dân: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước" (Trần Hưng Đạo). Đối với kẻ thù đã quy hàng: "Lấy khoan hồng để bụng hiếu sinh", (Nguyễn Trãi). 3

Thấm nhuần đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Người nhiều lần nhấn mạnh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” - quyển sách được xem là cẩm nang của người làm cách mạng, từ đầu cho đến cuối tác phẩm, Hồ Chí Minh luôn khẳng định đoàn kết là nhân tố quan trọng. Người viết: “Tục ngữ An Nam có những câu: “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó" và "Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao"... Nếu chúng ta đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm không nên việc. Thí dụ mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi bề thế rồi anh em ở chung với nhau”. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của vấn đề đoàn kết trong thực tiễn phong trào yêu nước của nhân dân đầu thế kỷ 20: “Vì dân đoàn kết chưa sâu. Cho nên thất bại trước sau mấy lần” cho nên khi tìm thấy con đường cách mạng vô sản là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã xác định: “trở về nước đi vào dân chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”. Người kêu gọi nhân dân: “Hỡi ai con cháu Rồng Tiên/Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau/…Dân ta xin nhớ chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Xác định “Tư cách người cách mệnh” có 23 tiêu chuẩn, trong đó Hồ Chí Minh đã khẳng định tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong mối quan hệ đối với người là: “Với người thì khoan thứ”. Thật sâu sắc, Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống đạo đức nhân ái, khoan dung của dân tộc Việt Nam “Đánh kẻ chạy đi, không đánh người trở lại” để xây dựng và mở rộng khối đoàn kết. Tinh thần nhân ái, khoan dung, hòa hiếu với các nước lân bang của Người được thể hiện trong chiến đấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục nhân dân ta biết phân biệt bọn thực dân xâm lược Pháp với nhân dân Pháp. Ngay trong hàng ngũ bọn đi xâm lược, Người cũng có sự phân biệt giữa bọn thực dân phản động Pháp với những người còn có lương tri trong hàng ngũ của họ nhằm chĩa mũi nhọn vào bọn đầu sỏ hiếu chiến nhất. Người đã làm hết sức mình để tránh không gây ra mối hận thù đối với dân tộc Pháp, một dân tộc mà Người luôn luôn yêu mến và kính trọng. Với Hồ Chí Minh, dụng binh là việc nhân nghĩa, nên Người đã tìm mọi cách để hạn chế đến mức thấp nhất những thương vong trên chiến trường, cho quân ta và cho cả quân địch. Người nói một cách xúc động: "Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay người Việt 4

đều là người". Để chiến thắng địch, ta phải từng bước tiêu diệt, làm hao mòn sinh lực địch, nhưng mục tiêu của ta là đánh bại, đánh sập ý chí xâm lược của địch, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", chứ không coi việc đánh tiêu diệt hoàn toàn quân địch trên chiến trường là biện pháp duy nhất để kết thúc chiến tranh. Ta hiểu vì sao Người không tán thành gọi một trận đánh chết nhiều người là một trận đánh "đẹp". Người từng nói: “Đánh mà thắng là giỏi, nhưng không đánh mà thắng lại giỏi hơn". Theo tư tưởng binh pháp của cha ông, Người chủ trương "đánh vào lòng là hơn hết, đánh vào thành trì là thứ hai". Vì vậy, Người rất coi trọng binh vận và địch vận, "khéo nguỵ vận thì đó cũng là một cách tiêu diệt sinh lực địch". Đối với những tù binh và thường dân Pháp bị ta bắt trong chiến tranh, Người kêu gọi đồng bào và chiến sĩ ta phải nêu cao lý tưởng chính nghĩa, nhân đạo, phải đối xử khoan hồng đối với họ để "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". Như vậy, trong lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minh hết sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng; dân là gốc của nước; nước lấy dân làm gốc; gốc có vững cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân; đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc chiến lược quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 1.3. Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan. Đến Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được phát triển lên một trình độ cao và mới. Trong đó, độc lập dân tộc gắn liền với lý tưởng vì dân chủ, tự do, công bằng, hạnh phúc của nhân dân; gắn liền với tinh thần quốc tế chân chính của giai cấp công nhân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chú trọng khơi dậy và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong hoạch định đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam. Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và truyền thống dũng cảm, lạc quan trong chiến đấu. Cần cù là một trong những phẩm chất đáng quý của người Việt Nam, bởi nó chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân. Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp, trước đây chủ yếu là nghề nông trồng lúa 5

nước, một công việc vất vả và có tính thời vụ cao, vì vậy để có được hạt gạo người Việt phải cần cù, phải một nắng hai sương, phải “Siêng nhặt chặt bị”. Không những thế, Việt Nam là quốc gia có khí hậu khá khắc nghiệt, không chỉ nắng lắm mưa nhiều mà còn phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, vì vậy để chống chọi với thiên nhiên, để duy trì và ổn định cuộc sống chúng ta phải cần cù. Thêm vào đó, trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta đã dành tới hơn nửa thời gian để tiến hành chiến tranh vệ quốc, mặc dù kết quả cuối cùng chúng ta giành thắng lợi nhưng hậu quả sau mỗi cuộc chiến là sự hoang tàn đổ nát vì vậy để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống con người Việt Nam đã rèn cho mình đức tính cần cù. Bác Hồ - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã kế thừa những đức tính này của con người Việt Nam, được thể hiện cụ thể qua cả học tập, lao động. Trong học tập, Người luôn cố gắng tự học, tự tìm hiểu để làm phong phú vốn kiến thức và trí tuệ của mình. Trong lao động, Người luôn chăm chỉ và cần mẫn để có tiền sống, tiền học tập và tham gia hoạt động cách mạng khi còn hoạt động ở nước ngoài; khi về nước dù ở đâu Bác cũng luôn cùng bộ đội, chiến sĩ tham gia sản xuất để cải thiện đời sống. Với tinh thần ham học hỏi, với tư duy thông minh, độc lập, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hình thành chí hướng lớn lao và quyết tâm tìm con đường đi cho cho riêng mình. Người rất trân trọng và khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của những chí sĩ yêu nước trước đó, nhưng Người cho rằng con đường Đông du của cụ Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, còn cụ Phan Chu Trinh thực hiện các biện pháp cải lương, chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”. Người không theo con đường của các bậc tiền bối đã đi, mà có suy nghĩ khác, cách thức khác. Trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra ...


Similar Free PDFs