NHÓM 6 AD02 TIỂU LUẬN CÀ PHÊ PDF

Title NHÓM 6 AD02 TIỂU LUẬN CÀ PHÊ
Author Quyên Nguyễn
Course Kinh tế Quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 38
File Size 679.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 191
Total Views 825

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐẠI HỌC UEH Độc lập – Tự do – Hạnh phúcTRƯỜNG KINH DOANHTIỂU LUẬN NHÓMĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNHTRANH NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAMTHEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG[Type the company name]Học phần: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾMã học phần: 21C1BUSGiáo viên h...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG KINH DOANH

TIỂU LUẬN NHÓM ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG

Học phần: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Mã học phần: 21C1BUS50300804 Giáo viên hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ MINH LÝ Nhóm 6 - AD002

DANH SÁCH THÀNH VIÊN Nguyễn Trọng Nghĩa Trần Nhật Thiên Như Nguyễn Thị Thu Quyên K’Nguyễn Trường Sang Đỗ Thị Hoài Thư Trần Kim Tiền

[Type the company name]

Lê Thị Thanh Vân

37

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1. Tóm tắt đề tài: Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mỗi năm đem về cho nước ta doanh thu hơn 1 tỷ USD và trong nhiều năm nước ta vị trí thứ 2 trên thị trường xuất khẩu cà phê Thế giới. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng ngành cà phê Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường quốc tế. Ở bài nghiên cứu này, nhóm sẽ sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter để phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng này và đề xuất những giải pháp và kiến nghị để giữ vững vị thế của ngành cà phê hiện tại và phát triển hơn trong tương lai. 2. Lý do chọn đề tài: Trong nhiều năm qua, ngành cà phê luôn giữ một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu cà phê đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế cho khu vực Đắk Lắk, Tây Nguyên nói riêng và cho kinh tế Việt Nam nói chung. Cũng từ xuất khẩu cà phê mà ngày nay, Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu Cà phê Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Chính vì những tầm quan trọng đó, nhóm quyết định chọn đề tài “Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam theo mô hình kim cương của Michael Porter” để có cái nhìn sâu sắc hơn về những lợi thế cạnh tranh hiện có của ngành cà phê Việt Nam, từ đó có thể có các định hướng để củng cố và nâng cao hơn nữa những lợi thế cạnh tranh này. 3. Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu về lý thuyết mô hình kim cương của Michael Porter nhằm dự báo những lợi thế và bất lợi trong quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh của các ngành hàng. Vận dụng và đánh giá mô hình kim cương trong việc phân tích năng lực cạnh tranh của ngành Cà phê tại Việt Nam.

Đề xuất các giải pháp thực tế, kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao lợi thế cũng như khả năng cạnh tranh của ngành, bao gồm cả giải pháp vi mô và vĩ mô. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu về ngành cà phê Việt Nam, cụ thể là về các yếu tố ảnh hưởng đến các hộ gia đình trồng cà phê và các doanh nghiệp sản xuất cà phê tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Kontum, Buôn Mê Thuột, Lâm Đồng,... 5. Ý nghĩa nghiên cứu : Phân tích thực trạng ngành cà phê của Việt Nam qua mô hình kim cương, qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của chúng lên khả năng cạnh tranh của ngành. Qua những thông tin đó đưa ra được những dự báo, viễn cảnh, thành tựu có thể đạt được hay những bất cập cần phải giải quyết ở ngành cà phê trong tương lai. 6. Bố cục đề tài Chương 1: Tổng quan lý thuyết Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phân tích Chương 4: Giải pháp và kiến nghị

[Type the company name]

Chương 5: Kết luận

37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Tổng quan ngành cà phê: Lịch sử cà phê Việt Nam được bắt đầu bởi một người Pháp vào năm 1857, tính đến nay cà phê đã xuất hiện tại nước ta hơn một thế kỷ, luôn đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế đất nước và góp phần giải quyết tình trạng việc làm cho nhiều người lao động. Hiện tại ở Việt Nam có hai giống cà phê chính là cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta) và một phần nhỏ cà phê mít (Liberia). Trong đó, diện tích cà phê Robusta chiếm đến 90%, cà phê Arabica chiếm gần 10% và phần nhỏ còn lại là cà phê Liberia. 1.1. Vị thế của ngành cà phê Việt Nam: Tổng sản lượng cà phê toàn cầu năm 2020 theo thống kê của Tổ chức Cà phê Thế giới là 169,6 triệu bao (60kg/bao). Trong đó, 5 quốc gia Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia chiếm 75% tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong năm 2020 và Việt Nam với sản lượng 29 triệu bao vào năm 2020, xếp thứ hai toàn cầu, sau Brazil. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có năng suất cà phê cao nhất Thế giới với 2,4 tấn trên mỗi hecta, gần gấp đôi Brazil (1,4 tấn/hecta) và vượt xa các nước khác trong top 10 như Honduras (0,9 tấn/hecta), Colombia (0,9 tấn/hecta), Ethiopia (0,7 tấn/hecta) hay Indonesia (0,5 tấn/hecta).

Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, ngành cà phê Việt Nam đang trong vị thế dẫn đầu Thế giới về cả sản lượng, xuất khẩu và cả năng suất. Đây chính là tín hiệu tốt và cũng là cơ hội cho ngành cà phê Việt Nam. 1.2. Sản xuất: Sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 được USDA dự báo đạt được con số 30,8 triệu bao. Tuy nhiên, dưới làn sóng dịch COVID, tình hình sản xuất cà phê bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, đại dịch COVID-19 đã gây ra sự đứt gãy chuỗi xuất khẩu cà phê ở khu vực Tây Nguyên do trở ngại trong phân phối, lưu thông. Nhiều nông dân gặp khó khăn khi chi phí sản xuất và thu hoạch tăng cao dù giá cà phê trong nước lẫn thế giới đều đang đi lên. Bên cạnh đó, sản lượng cà phê trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 98,1 triệu USD, giảm 0,1% so [Type the company name]

với cùng kỳ 2020, trong đó tổng sản lượng cà phê năm 2021 của Đắk Lắk đang ở mức

37

280.000 đến 300.000 tấn (trung bình 450.000 tấn/năm) (Bui, n.d.). Dù dịch COVID đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, nhưng nhiều chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có thể phục hồi nhanh chóng và sản lượng cà phê sẽ tăng trưởng vững mạnh. 1.3. Xuất khẩu:

Cà phê Việt Nam theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 8/2021 xuất khẩu 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD. Con số này đã giảm 14,1% về lượng và giảm 11,9% về trị giá so với tháng 7/2021, nhưng so với tháng 8/2020 thì đã tăng 4,8% về sản lượng và tăng 12,3% về giá trị. Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 1,07 triệu tấn, tương đương 1,99 tỷ USD, giảm 6,9% về số lượng nhưng giá trị lại tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra như đã biết, Việt Nam hiện đang trồng và xuất khẩu 2 loại cà phê chính. Trong đó, theo Tổng cục Hải quan, cà phê robusta xuất khẩu 109.550 nghìn tấn, tương đương 185.873 nghìn USD, tăng 15,8% về lượng và 32,3% về giá so với tháng 7/2020. Tuy nhiên, tính chung trong 7 tháng đầu năm 2021, sản lượng xuất khẩu loại cà phê này giảm 6,5% về sản lượng nhưng lại tăng 1% về giá trị so với 7 tháng đầu năm 2020. Bên cạnh đó, sản lượng cà phê robusta xuất sang các nước Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ giảm mạnh so với cùng kỳ và xuất sang các thị trường Nga, Trung Quốc, Ai Cập,

[Type the company name]

Indonesia tăng.

37

Nguồn ảnh: Báo cáo cà phê tháng 8 năm 2021 (Bui, n.d.) 1.4. Diễn biến giá Ngày 28/8, cà phê robusta trong nước có giá tăng từ 6,6 - 6,8% so với ngày 30/7, đạt 39.000 - 40.200 đồng/kg. Tại khu vực TP HCM, giá cà phê cũng tăng 4,6% so với ngày 30/7, đạt mức 40.700 đồng/kg.

Diễn biến giá cà phê trong tháng 8/2021 Nguồn ảnh: Báo cáo cà phê tháng 8 năm 2021 (Bui, n.d.) Trước đó, cà phê Việt Nam đang trong chu kỳ giảm giá liên tục 4 năm và theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), chu kỳ này sẽ sớm kết thúc và giá cà phê nội địa chạm mốc hơn 40 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, không chắc chắn là giá cà phê có thể trở lại thời kỳ hoàng kim 45-47 triệu đồng/ tấn vì điều này còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát COVID-19 và tốc độ phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Intimex cho biết, trước đây, trên sàn London giá Robusta lên đến 2.600 USD/tấn, trong khi giá cà phê nước ta chỉ đạt 40 triệu đồng/tấn. Đến này, con số 2.600 USD/tấn giảm còn 2.000 USD/tấn thì giá cà phê tại Việt Nam đạt hơn 40 triệu đồng/tấn và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Có thể thấy, theo nhiều chuyên gia nhận định giá cà phê nước ta đang có triển vọng sẽ tăng và tiếp tục giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

[Type the company name]

2. Định nghĩa

37

2.1.Lợi thế cạnh tranh Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh xuất phát từ giá trị nội tại mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng của mình. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh có thể sẽ có giá cả thấp hơn đối thủ hoặc cung cấp những lợi ích vượt trội hơn so với đối thủ khiến người mua chấp nhận chi trả ở một mức giá cao hơn.

Như vậy, lợi thế cạnh tranh là điểm vượt trội, nổi bật của một doanh nghiệp hoặc tổ chức so với đối thủ của họ. Lợi thế cạnh tranh cho phép doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng mục tiêu sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao hơn đối thủ cùng ngành. Chính điều này sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và giúp vị thế của doanh nghiệp được giữ vững và nâng cao. 2.2.Khái quát về lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia (Mô hình kim cương) Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia xuất hiện trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh quốc gia năm 1990. Mục đích của lý thuyết này là giải thích tại sao một số quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm và dịch vụ, đồng thời đánh giá một quốc gia, lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không. Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được quyết định bởi 4 yếu tố tác động lẫn nhau tạo nên mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố bao gồm điều kiện yếu tố sản xuất; điều kiện nhu cầu trong nước; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan; chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn 2 yếu tố góp phần tạo nên mô hình kim cương, chính là chính sách của Chính phủ và cơ hội. Trong đó: a) Điều kiện yếu tố sản xuất Đề cập đến các loại tài nguyên khác nhau sẵn có của một quốc gia. Một số yếu tố trong điều kiện sản xuất là lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và vốn và các yếu tố tự nhiên như nguyên liệu, đất đai, điều kiện thời tiết,.... Theo Porter, các điều kiện về lực lượng lao

[Type the company name]

động, cơ sở hạ tầng và nguồn vốn sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh của một quốc gia tốt hơn

37

các điều kiện tự nhiên vì chúng ít trùng lặp. b) Điều kiện nhu cầu trong nước Là nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường, nhu cầu của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung, chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm. Điều này cho phép các công ty có cái nhìn sâu sắc về nhu cầu của khách hàng trong tương lai, từ đó có những

giải pháp để cải tiến, đổi mới và nâng cao giá trị sản phẩm do đó mang lại lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài. c) Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ trong nước Đóng một vai trò rất lớn trong quá trình hoạt động, phát triển và quyết định sự tồn tại, thành công của doanh nghiệp. Trong hành trình triển khai, hoạch định ngành cà phê theo hướng công nghiệp hóa tại Việt Nam, các ngành hỗ trợ và liên quan là một trong những yếu tố then chốt giúp ngành cà phê có thể đi đúng hướng và phát triển bền vững. Theo Porter, thành công của một ngành phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành liên quan và ngành hỗ trợ, vì các doanh nghiệp quốc tế có khả năng cung cấp đầu vào hiện nay rất hiệu quả nên có tính cạnh tranh cao so với doanh nghiệp trong nước ta. Do đó, việc phát triển mạnh mẽ các ngành liên quan để làm công cụ hỗ trợ cho ngành cà phê trong nước là một điều vô cùng cần thiết. d) Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Là yếu tố hỗ trợ việc khám phá sự cạnh tranh mà một ngành phải đối mặt tại thị trường nội địa và cách dẫn họ đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, dịch vụ khách hàng, kỹ thuật sản xuất,.... Sự cạnh tranh này với nhau cuối cùng sẽ phản ánh trong sự phát triển của chính quốc gia đó. e) Chính phủ Chính phủ có vai trò là một thành phần khác được kết nối với mô hình kim cương và được coi như là ‘‘chất xúc tác và thử thách’’. Trong khi các chính phủ không thể tạo ra [Type the company name]

các ngành công nghiệp cạnh tranh, họ có thể thúc đẩy và khuyến khích các công ty cải

37

thiện bản thân và trở nên cạnh tranh hơn. f) Cơ hội Là một phần không thể thiếu trong mô hình kim cương, yếu tố này đề cập đến những sự kiện như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,... có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến một ngành hay một quốc gia. Khác với các yếu tố chính của mô hình kim cương, yếu tố

này có thể nói là mang tính ngẫu nhiên, may rủi và không thể kiểm soát, nhưng để có được lợi thế cạnh tranh, yếu tố cơ hội cần được kiểm soát và dự đoán. Tóm lại, mô hình kim cương, hay nói cách khác là lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia giúp một quốc gia, lãnh thổ nhận biết rõ ràng về lợi thế cạnh tranh trong một ngành hàng cụ thể và từ đó sẽ có những giải pháp và đề xuất để nâng cao ưu điểm, khắc phục hạn chế. Kết quả cuối cùng là, ngành hàng đó sẽ giữ vững được lợi thế cạnh tranh trên thị

[Type the company name]

trường.

37

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG 1. Điều kiện yếu tố sản xuất: 1.1.Nguồn nhân lực Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc (UN - United Nations) dân số của Việt Nam tính đến ngày 04/07/2021 là 98.176.244 người. Dân số Việt Nam hiện đang chiếm 1,25% dân số toàn thế giới và đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dựa trên số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng năm 2021 dân số trong độ tuổi lao động vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói về nguồn lực cần đảm bảo về cả số lượng lẫn chất lượng. Về số lượng, nguồn lao động ở Việt Nam vẫn chiếm số đông và có thể thuộc các ngành như sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu… Còn chất lượng thì người lao động cần có tay nghề cao, trình độ kiến thức,… cũng như có tinh thần chịu khó, chăm chỉ, luôn biết sáng tạo, tiếp thu đổi mới. Một vườn cà phê ở Đắk Nông với tổng diện tích trên 130.000ha cần trên 230.000 lao động. Số liệu này cho thấy rằng ngành cà phê đòi hỏi lượng lao động lớn và Việt Nam có dân số đông trong độ tuổi lao động lớn là nguồn lực dồi dào, quan trọng để phát triển kinh tế, đáp ứng đủ nhân sự cho ngành cà phê. 1.2.Nguồn vốn Ngành cà phê là ngành rất phát triển ở Việt Nam và có thị trường rộng mở. Do đó muốn phát triển hơn nữa thì cần sự đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trồng trọt, có các chính sách để nông dân tiếp cận những khoảng vốn vay. Cà phê - một trong những thế mạnh của nông sản Việt nói chung và của Tây Nguyên nói riêng. Theo Đài Phát Thanh và Truyền Hình Long An – Agribank Chủ Lực Đầu Tư Nguồn Vốn Tái Canh Cây Cà Phê, n.d., dòng vốn Agribank nhiều năm qua đã góp phần tích cực trong việc phủ xanh đại ngàn bằng những hành động cụ thể: Giúp người dân và

doanh nghiệp thực hiện tốt tiến trình tái canh cây cà phê, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, góp phần giúp Việt Nam củng cố vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê. Tính đến nay, tổng diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo tại các tỉnh Tây Nguyên đạt 108.800 ha, đạt gần 91% kế hoạch đến năm 2020, trong đó riêng Agribank, đã giúp người dân Tây Nguyên trồng tái canh và ghép cải tạo được 10.396 ha cà phê. Để mục tiêu trên trở thành hiện thực, với nhận thức rõ về tầm quan trọng của Chương trình tái canh, cải tạo giống cà phê đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Agribank xác định đầu tư vốn cho tái canh cà phê là chương trình tín dụng trọng tâm trong giai đoạn 2016-2020; đồng thời tập trung triển khai hiệu quả Nghị định 55/NĐCP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm tín dụng mới của Agribank (Cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ; Cho vay lưu gốc đối với cây cà phê…) nhằm đơn giản thủ tục hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Mặt khác, tích cực chủ động tiếp cận các nguồn vốn từ các chương trình dự án để tăng khả năng cân đối vốn tại chỗ và có điều kiện hạ thấp lãi suất cho vay… Nhìn chung, ngành cà phê Việt Nam đã và đang nhận được sự ủng hộ, tài trợ về nguồn vốn cả trong và ngoài nước, đây là một lợi thế cạnh tranh cần được tận dụng để đẩy mạnh phát triển ngành có tiềm năng này. 1.3.Cơ sở hạ tầng Theo nguồn thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết bộ vừa quyết

[Type the company name]

định một dự án với tổng mức đầu tư là 440 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước đầu tư

37

vào kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu (Vũ Long, 2020). Trong số đó, có hợp phần đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao vùng Tây Nguyên tại Gia Lai, Đắk Lắk. Kết hợp với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhiều địa phương, doanh nghiệp cũng đã nhận thấy, việc chuyển đổi sang sản xuất có chứng nhận là hướng đi để phát triển cà phê bền vững.

Theo Phát Triển Sản Phẩm Quốc Gia Cà Phê Việt Nam Chất Lượng Cao, n.d., tại Gia Lai, Đắk Lắk có hợp phần đầu tư kết cấu hạ tầng sẽ nâng cấp 26 km đường giao thông; xây dựng, nâng cấp 9 sân phơi, nhà kho chứa cà phê với tổng diện tích 17.500 m2; 3 silo bảo quản cà phê chất lượng cao với quy mô khoảng 1.300 tấn. Vận tải là công cụ quan trọng trong bất kỳ ngành hàng nào vì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, chủ động trong giao dịch, kịp thời xuất khẩu và đảm bảo trong khâu phân phối. Đặc biệt, Việt Nam là nước giáp biển, giao thông rộng khắp nên hoạt động phát triển ngành vận tải, cơ sở hạ tầng giúp cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê tiết kiệm được nhiều khoản chi phí và vốn, tăng thêm cơ hội cạnh tranh. Những công trình giao thông vận tải, đường bộ cao tốc, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, phát triển vườn ươm cà-phê giống, các kênh truyền thông liên lạc... được nhà nước đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Trong đó về mạng lưới giao thông vận tải, cảng biển, sân bay sẽ giúp việc vận chuyển hàng hóa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ tay nhà cung ứng đến tay khách hàng, vận chuyển phân bón, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đến nơi canh tác, trồng trọt một cách thuận lợi dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi, vườn ươm, điện chiếu sáng được đầu tư với mong muốn hỗ trợ bà con nông dân canh tác trồng cà phê tốt hơn. Hơn hết, hiện nay mạng xã hội thông tin thời đại 4.0 đang phát triển vượt bậc nên các hệ thống thông tin liên lạc, hoạt động truyền thông, truyền hình, cung cấp nguồn năng lượng sạch cũng rất được chú trọng nhằm phát triển ngành cà phê bền vững. [Type the company name]

Qua những phân tích trên dễ dàng nhận thấy rằng cơ sở hạ tầng phục vụ cho cộng đồng

37

nói chung và đặc biệt cho ngành cà phê Việt Nam nói riêng đã và đang được đầu tư mạnh mẽ với quy mô lớn, bàn đạp vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành này cả hiện tại và tương lai. 1.4. Điều kiện tự nhiên: a) Đất đai

Cây cà phê có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, loại đất tốt để trồng cà phê đó là đất đỏ bazan, với những đặc tính lý hóa tốt và có tầng đất mặt dày, phẳng và độ dốc dưới 8 độ. Ngoài ra, để trồng cà phê được tươi tốt thì đất cần có độ pH từ 4,5 đến 6,5, đồng thời cần có hàm lượng chất hữu cơ cao để giữ cho đất tơi xốp và đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Theo thống kê, Việt Nam hiện có 3 triệu ha đất bazan phù hợp cho việc trồng cà phê, riêng khu vực Tây Nguyên có khoảng 2 triệu ha. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích đất canh tác cà phê năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Con số này còn được dự đoán sẽ giảm xuống còn 675.000 ha vào năm 2021. b) Khí hậu Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên - thủ phủ cà phê với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều tạo điều kiện để cây cà phê phát triển tốt. Cà phê vối (Robusta) phát triển rất tốt ở vùng có nhiệt độ từ 22-26 độ, lượng mưa dao động từ 1800-2000 mm và độ ẩm không khí gần như bão hòa. Bên cạnh đó, cà phê chè (Arabica) thích hợp với vùng có độ cao từ 1300-1500 m trên mực nước biển, nhiệt độ trung bình từ 22-25 độ và lượng mưa trung bình từ 1500-18...


Similar Free PDFs