PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP PDF

Title PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Author Blue Berry
Course văn hoá kinh doanh
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 22
File Size 400.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 159
Total Views 396

Summary

TIỂU LUẬNVĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠOĐỨC KINH DOANHCHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANHNGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆPHà Nội, Tháng 4 năm 2020BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGĐiểm Chữ ký giám thị số 1 Chữ ký giám thị số 2(Ghi số và chữ) (ký ghi rõ họ và tên) (ký ghi r...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

Hà Nội, Tháng 4 năm 2020

Điểm

Chữ ký giám thị số 1

Chữ ký giám thị số 2

(Ghi số và chữ)

(ký ghi rõ họ và tên)

(ký ghi rõ họ và tên)

MỤC LỤC Lời mở đầu...........................................................................................................2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.........4 1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp.................................................................4 1.2 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp.........................................................5 1.3 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp:..........................................6 CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL TELECOM................................8 3.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Viettel:..........................................................8 3.2 Giới thiệu về văn hóa Viettel Telecom:........................................................9 3.3 Những biểu hiện văn hóa hữu hình............................................................10 3.4 Những biểu hiện văn hóa vô hình..............................................................11 3.4.1 Tầm nhìn..............................................................................................11 3.4.2 Chiến lược............................................................................................11 3.4.3 Nhận thức............................................................................................12 3.4.4 Các niềm tin và giá trị được công nhận..................................................13 3.5 Kết quả kinh doanh năm 2019 của Viettel Telecom.................................14 Chương 3 Một số giải pháp..............................................................................16 3.1. Định hướng hoạt động của Viettel Telecom..............................................16 3.2. Một số giải pháp tiếp tục duy trì và phát triển VHDN Viettel Telecom. . .16 KẾT LUẬN......................................................................................................18 Tài liệu tham khảo:..........................................................................................20

Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, nếu người ta coi phần cứng của một doanh nghiệp bao gồm cấu trúc mô hình, tổ chức, các hệ thống, quy trình, quy định, các kênh phân phối, kênh báo cáo, giao tiếp, cơ chế giao quyền, cơ chế khoán... thì phần mềm của doanh nghiệp đó, chính là những giá trị, niềm tin, lối sống, chuẩn mực hành vi, phương châm hành động...hay nói cách khác, văn hoá chính là phần mềm của một tổ chức. Giống như hoạt động của một chiếc máy tính, phần mềm chính là cái mang lại sức sống cho phần cứng, văn hoá chính là sức sống của doanh nghiệp. Nói như vậy để chúng thấy rõ hơn, tính cấp thiết phải phát triển văn hoá trong doanh nghiệp hiện nay. Trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, vai trò của văn hoá doanh nghiệp (VHDN) ngày càng trở nên quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, VHDN chính là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp. VHDN chính là tài sản vô hình, là sự kết dính màu nhiệm con người với tổ chức, con người với con người, là chất xúc tác phát triển nhân rộng và kết nối từng giá trị nguồn lực riêng lẻ. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì có thể khẳng định, không thể phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay Nhiều kết luận nghiên cứu của các nhà kinh tế đa khẳng định, trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp thbng thế không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức con người như thế nào, cũng như nguyên lf: con người có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ đi lên từ tay không về văn hóa. Rõ ràng, VHDN là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ cao và bền vững nếu như được xây dựng trên nền tảng văn hóa. Điều đó được chứng thực tại Mỹ (nước đầu tiên khởi xướng xây dựng VHDN). Các nhà nghiên cứu Mỹ khi tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động, thành tựu và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đa kết luận rằng, mỗi doanh nghiệp đều có nền văn hóa riêng. Và, hầu hết các doanh nghiệp thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp riêng của mình. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Với hầu hết những người lao động và công nhân viên rất ít được nghe tới cụm danh từ “Văn Hóa Doanh Nghiệp” , vì vập họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường văn hóa nơi mà họ thường gbn bó và làm việc. Sức mạnh của doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân trong doanh nghiệp đó nhận thức được đầy

đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện đại. Phân tích Văn hóa Doanh nghiệp tại Công ty Viettel Telecom để thấy được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đa ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bài tiểu luận tiến hành nghiên cứu với trình độ có hạn, sự giới hạn của thời gian, nên đề tài chỉ giải quyết những vấn đề hết sức cơ bản. Trong quá trình thực hiện, đề tài không tránh khqi những sai sót. Em rất mong được sự góp f chỉ dẫn của cô!

Nhóm Boys Group

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, niềm tin, các nguyên tbc kinh doanh, các truyền thống, các phương pháp hoạt động và môi trường làm việc trong nội bộ tổ chức. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau và tác động đến suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gbn liền với văn hóa xa hội, vừa mang bản sbc của văn hóa truyền thống theo khu vực địa lf, vừa thể hiện tính thích nghi với môi trường hoạt động của doanh nghiệp hay thể hiện cả bản sbc của văn hóa giao lưu và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới theo thời gian. Văn hóa doanh nghiệp bbt nguồn từ con người, do con người hình thành và phát triển, là một nguồn lực vô hình có ảnh hưởng đến khả năng phát triển lâu dài của từng doanh nghiệp. Theo Edgar Schein: VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và ứng xử với môi trường xung quanh. Còn theo PGS. TS Dương Thị Liễu - trường Đại học Kinh tế quốc dân thì VHDN là toàn bộ những nhân tố văn hóa (vật thể, phi vật thể) được doanh nghiệp lựa chọn, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sbc kinh doanh riêng của doanh nghiệp đó. Nhìn từ bên ngoài thì VHDN là nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó, phân biệt nó với doanh nghiệp khác về cả yếu tố vật thể (một mẫu đồng phục của tất cả các nhân viên; một kiểu thiết kế phòng làm việc cho mọi người hay thậm chí là một kiểu dây đeo thẻ…) và phi vật thể (cách chào đón khách; sự nhiệt tình, hòa hứng khi trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, sự nỗ lực làm việc của toàn bộ nhân viên…). Nhìn từ bên trong thì VHDN là những chuẩn mực mà tất cả thành viên đều tuân thủ hay bị chi phối, từ chuẩn mực về trang phục, giao tiếp đến làm việc và phấn đấu cho mục tiêu dài hơn. Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa doanh nghiệp cũng có những đặc trưng nhất định. Trước hết, VHDN là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Đồng thời VHDN còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.

1.2 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp VHDN bao gồm 3 cấp độ: Thứ nhất, các quá trình và yếu tố hữu hình của doanh nghiệp nó bao gồm: kiến trúc nội ngoại thất; cơ cấu tổ chức; các lễ hội, lễ nghi; logo; mẫu ma sản phẩm…Đây là yếu tố đầu tiên mà ta có thể nhận thức về VHDN, nó giúp chuyển tải một phần về văn hóa của doanh nghiệp đó. Vào Trường Đại học Thăng Long, với cảnh quan đẹp, thoáng mát cho môi trường sư phạm; các tòa nhà học, giảng đường, khu thể chất được thiết kế hợp lf với ba màu sbc chủ đạo là xanh biển, đq và trbng ; hệ thống các phòng học được xây dựng đúng tiêu chuẩn; thư viện với đầy đủ các loại giáo trình, tài liệu ngoài ra các phòng thực hành với các thiết bị hiện đại…là một yếu tố để khẳng định về phương châm hướng tới chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, nó không phải là bản chất và cũng là thành phần dễ thay đổi nhất, nó được ví như phần nổi của tảng băng trôi luôn được thể hiện ra bên ngoài. Thứ hai, những giá trị được chấp nhận chính là chiến lược, mục tiêu và triết lf kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng bao gồm những quy tbc trong hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố này do các nhà quản trị tạo ra và phổ biến nó đến từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đây là các yếu tố tích cực, được sự đồng thuận, thuấn nhuần của tất cả các thành viên thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hqi nhiều ở nhà quản trị với kỹ năng định hướng và truyền cảm hứng cho nhân viên. Tại chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, có thể thấy rõ được điều này khi mọi thành viên trong công ty, từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhân viên đều luôn có chung mục tiêu là tận tình trong cách phục vụ khách hàng; vui vẻ, cởi mở với đồng nghiệp và tôn trọng cấp trên, bạn hàng. Thứ ba, những quan niệm chung, đó chính là niềm tin; nhận thức; suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức và dường như nó mặc nhiên được chấp nhận trong doanh nghiệp. Yếu tố này quyết định rất nhiều đến cách làm việc, ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp. Nó thường đến từ các yếu tố thuộc về bản thân người lao động (văn hóa của bản thân) nhưng cũng đồng thời đến từ những giá trị, triết lf mà doanh nghiệp đó đang chia sẻ, khi những yếu tố này phù hợp và đa “thấm vào máu thịt” của họ thì đứng trước một tình huống cụ thể, mọi người đều “vô thức” và hành động giống nhau. Như ở Trường Đại học Thăng Long, văn hóa doanh nghiệp của chúng ta chính là hoạt động “Học thật – thi thật” dù không được truyền bá rộng rai, thông báo trong toàn trường nhưng từ bao lâu nay văn hóa này vẫn luôn luôn tồn tại, được ngầm chuyển giao giữa bao thế hệ học sinh của Đại học Thăng Long.

Cả ba cấp độ trên của VHDN luôn hòa quyện và tương thích với nhau cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó.

1.3 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp: Giáo sự James L.Heskett (giáo sự về Kinh doanh Logistics) từng nói rằng: “Văn hóa trong doanh nghiệp có thể chiếm đến 20-30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.” Văn hóa trong doanh nghiệp thực sự quan trọng trong các tổ chức, công ty. Vậy đâu là những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp? Đó là: 1. Tầm nhìn của người lãnh đạo Tầm nhìn chính là bức tranh người lanh đạo muốn vẽ ra trong tương lai. Một nền văn hóa lớn lao được bbt đầu từ một tầm nhìn đa diện. Tầm nhìn đó có thể bao quát với những mục tiêu xa hơn, từ mục tiêu đó từng bước định hướng rõ ràng hơn. Một công ty, tổ chức xác định được hướng đi cho mình, họ sẽ tiến hành theo từng bước một. Có thể nói tầm nhìn giống như là một kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, quyết định và hành động. 2. Giá trị của doanh nghiệp Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của tổ chức, doanh nghiệp đó. Tầm nhìn cho thấy mục tiêu của công ty nhưng nhờ những giá trị đó làm thước đo, làm tiêu chuẩn để điều chỉnh từng hành vi, quan điểm để có thể có thể đạt được tầm nhìn đó. Và nhiều doanh nghiệp đa tìm thấy những giá trị của họ xoay quanh các chủ đề như khách hàng, tính chuyên nghiệp,… 3. Thực tiễn Những giá trị đó thực hiện có tốt hay không phụ thuộc vào thực tiễn của doanh nghiệp đó. Ví dụ, một doanh nghiệp có đưa ra giá trị “Con người là tài sản lớn nhất” thì công ty đó nên đầu tư trực tiếp vào con người theo những cách thức nhất định mà họ từng đưa ra. Trong trường hợp doanh nghiệp đó có giá trị “thấp” thì lanh đạo doanh nghiệp đó buộc phải khuyên khích từ những nhân viên vị trí thấp đến các quản lf cấp cao cùng đưa ra f kiến về những “giá trị chung” tránh ảnh hưởng những điều tiêu cực. 4. Con người Ai sẽ là người đưa ra tầm nhìn, chia sẻ những giá trị cốt lõi đó? Nhân sự nào sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị này?… Con người chính là yếu tố góp phần xây dựng nên nền văn hóa trong doanh nghiệp. Đó cũng là lf do vì sao các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những nhân sự giqi, phù hợp với công ty.

5. Sức mạnh vô hình Đó chính là sự tự giác của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Mỗi việc họ làm, thực hiện sẽ trở thành sức mạnh của cả tập thể, giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và mang đến những thành công mới. 6. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả Yếu tố cuối cùng tạo nên văn hóa doanh nghiệp đó chính là xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, thành công. Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra các cách riêng biệt giúp các thành viên làm việc nhanh và đạt hiệu quả đó là hình thành thói quen, lề lối làm việc cùng phương thức ứng xử cùng hành vi lịch sự, văn minh. Chính điều này góp phần tạo nên nét độc đáo cho từng văn hóa trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL TELECOM 3.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Viettel: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel Mobile, và Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Trong 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lbp công trình viễn thông, đến nay Viettel đa phát triển thêm 5 ngành nghề mới là ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Tính từ năm 2000 tới nay, Viettel đa tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu thường xuyên đạt từ 30-40%. Viettel đa chi 3.500 tỷ đồng thực hiện các chương trình xa hội[. Hiện nay, Viettel đa đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đa trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam Các lĩnh vực hoạt động của Viettel: -

Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện

-

Hoạt động thông tin và truyền thông

-

Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát

-

Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian tiền tệ

-

Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, trang tin điện tử, mạng xa hội

-

Tư vấn quản lf, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư

-

Xây lbp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT, truyền hình

-

Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh

-

Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh hàng lưỡng dụng

-

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển

-

Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh máy móc, thiết bị viễn thông, CNTT, truyền hình và truyền thông đa phương tiện

-

Nghiên cứu phát triển, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật ma dân sự và an toàn thông tin mạng

-

Quảng cáo, nghiên cứu thị trường

-

Hoạt động tư vấn quản lf tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

-

Thể thao

Sản phẩm và dịch vụ của Viettel luôn giành được những giải thưởng cao nhất trong nước cũng như ngoài nước. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, Viettel luôn là tập đoàn đi tiên phong áp dụng những công nghệ mới nhất, điển hình như là hoạt động triển khai 5G tại Việt Nam.

3.2 Giới thiệu về văn hóa Viettel Telecom: Vậy, văn hóa Viettel ở đây là gì? Văn hóa Viettel chính là sợi dây mà những người làm trong Viettel bám vào đó để cùng vượt qua khó khăn, cùng nhau hưởng thụ thành quả. Trong cuộc sống, công việc, nhiều khi con người buộc phải lựa chọn một trong rất nhiều phương án. Điều khó khăn là, con người không biết rõ phương án nào đúng, phương án nào sai. Thậm chí, có nhiều trường hợp, tất cả các phương án đều đúng nhưng chỉ có thể chọn một phương án phù hợp nhất. Khi ấy, điểm tựa của những con người Viettel chính là Văn hóa Viettel. Văn hóa Viettel có thể coi là “nếp nhà” trong mỗi gia đình, để mỗi thành viên dù có lớn lên, có trưởng thành, có nghề nghiệp, có gia đình riêng...thì vẫn có những nếp nghĩ, thói quen giống nhau. Viettel nhìn thấy tổ chức của mình bbt đầu lớn ra, có nhiều thành phần, nhiều bộ phận ở nhiều địa phương, kinh doanh nhiều lĩnh vực...sẽ dẫn đến những cách nghĩ, cách làm khác nhau. Tổ chức ngày càng lớn ra sẽ thiếu đi sự gbn kết, sự thống nhất. “Trăm hoa đua nở” sẽ làm mất đi sự khác biệt. Bởi vậy, Viettel cần phải có một văn hóa chung, để dù ở đâu, dù làm việc gì, vẫn là người Viettel.

Văn hóa Viettel tạo ra bản sbc riêng, sự khác biệt của Viettel giữa hàng trăm nghìn doanh nghiệp ở Việt Nam và hàng trăm triệu doanh nghiệp trên thế giới. Chỉ có sự khác biệt mới tạo ra thế mạnh của doanh nghiệp. 3.3 Những biểu hiện văn hóa hữu hình

- Tên gọi: Viettel Telecom Viet – được lấy trong từ Vietnam hoặc Vietnamese: f chỉ con người Việt Nam, đát nước Việt Nam. Tel – có thể hiểu là Telephone Communication hoặc Tell cũng có thể là Telecom: đều nhấn mạnh về mục đích và sản phẩm của công ty. - Slogan: “Hay nói theo cách của bạn” – “Say it your way” thông qua slogan của Viettel chúng ta đa thấy được tập đoàn không chỉ đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của từng bộ phận khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm, lbng nghe đến các nhu cầu, f kiến, f tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ thể hiện theo cách riêng của mình. - Logo: logo của tập đoàn viễn thông cũng được xây dựng dựa trên Slogan của họ. Với hình elipse thể hiện sự chuyển động liên tục đại diện cho sự đổi mới, sáng tạo không ngừng nghỉ của tập đoàn với 2 dấu nối từ lớn tới nhq, thể hiện tính logic và sự liền mạch của logo. Dòng chữ Viettel được đặt ở chính giữa logo tạo sự nổi bật, thu hút ánh nhìn ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Ba màu xanh, vàng đất và trbng như đang đại diện cho 3 yếu tố: thiên, địa và nhân – sự kết hợp, giao thoa giữa trời đất và con người này thể hiện sự phát triển bền vững của tập đoàn Viettel Telecom. - Cách bài trí: trong văn phòng của Viettel Telecom thường có rất nhiều các câu châm ngôn, các câu khẩu hiệu mang tính triết lf. Bởi xuất thân từ quân đội, tập đoàn Viettel Telecom luôn có quan niệm rằng triết lf chính là sự tinh túy được cô đọng, đúc kết từ cuộc sống và đây chính là lăng kính sẽ soi rọi, chiếu sáng khbp con đường giúp tập đoàn định hướng hành động của mình để dẫn tới sự thành công. - Xây dựng hệ thống bán hàng tới từng phường, xa với các hỗ trợ viên luôn luôn sẵn sàng 24/24 giúp đỡ người tiêu dùng. - Trang web: https://www.vietteltelecom.vn/

- Các hoạt động lễ hội, phong trào khác: Hàng năm, công ty luôn tổ chức các hoạt động vào các ngày lễ như 8/3, ngày thành lập công ty, … cũng như các hoạt động bên Đoàn thanh niên, các chương trình truyền hình như “Chúng tôi là

chiến sỹ” nhằm tạo ra các buổi sinh hoạt, giao lưu văn hóa nghệ thuật cũng như gbt kết tình cảm nhân viên của công ty lại với nhau. - Triết lf thương hiệu: “Caring Innovator” sự kết hợp giữa việc quan tâm với người sán...


Similar Free PDFs