Pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em PDF

Title Pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
Author ANH LE TUAN
Course Nhap mon luat hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 445.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 2
Total Views 1,053

Summary

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬTTIỂU LUẬNPHÁP LUẬT VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNGXÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EMỞ VIỆT NAMNhập môn luật họcThành viên nhóm: Nguyễn Mai Khánh Quỳnh Nguyễn Thị Phát Lộc Lê Tuấn AnhMỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN Đ...


Description

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM

Nhập môn luật học

Thành viên nhóm: Nguyễn Mai Khánh Quỳnh Nguyễn Thị Phát Lộc Lê Tuấn Anh 1

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7 1.1. Một số khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em 7

1.1.1. Trẻ em là gì?..................................................................................................7 1.1.2. Khái niệm về xâm hại tình dục, xâm hại tình dục trẻ em...............................7 1.2. Thực trạng pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam

8

1.2.1. Các mức xử phạt dành cho tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam....8 1.2.2. Một số Nghị định, Nghị Quyết liên quan đến XHTDTE được thông qua......9 Chương 2: THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ 11 2.1. Thực tiễn việc áp dụng pháp luật trong công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em: 11 2.2. Những hạn chế trong việc phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em: 12 Chương 3: GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM. 14 3.1. Quan điểm của các Đại biểu, Thứ trưởng về giải pháp ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em: 14 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị sửa đổi những quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả chống xâm 15 hại tình dục trẻ em:

3.2.1. Một số giải pháp:.........................................................................................15 3.2.2. Một số kiến nghị:.........................................................................................16 KẾT LUẬN 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

XHTDTE XHTD PGS TS BLHS TNHS BLTTHS LĐ - TBXH

Xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục Phó giáo sư Tiến sĩ Bộ luật hình sự Trách nhiệm hình sự Bộ luật tố tụng hình sự Lao động - Thương binh xã hội

3

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thực tiễn áp dụng pháp luật về việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại nước ta. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, tình trạng xâm hại tình dục ngày càng trở nên nhức nhối khi hàng loạt những vụ xâm hại tình dục trẻ vị thành niên bị phát giác. 1Theo số liệu nghiên cứu của các ngành chức năng, trong 4 năm (2015-2018) và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 7.829 vụ xâm hại trẻ em. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2020 cả nước phát hiện 1.945 vụ, gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể xác cũng như tinh thần của các em. Xâm hại tình dục trẻ em diễn ra dưới nhiều hình thức như đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể trẻ; dụ dỗ tham gia các hành vi tình dục; hiếp dâm; ép buộc xem bộ phận sinh dục hay tài liệu khiêu dâm; dùng lời nói tán tỉnh thô tục mang nội dung tình dục. Những hành vi đó không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại mà còn cho cả cộng đồng và xã hội. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hình sự, hôn nhân gia đình, pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho quần ch•ng nhân dân. Công tác này cần có sự chung tay, phối hợp của các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan. Cùng với hoạt động quản lý của Nhà nước trong công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi, hợp pháp chính đáng cho trẻ em đã có nhiều nỗ lực trong quá trình hỗ trợ, tư vấn trực tiếp cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các em và trái với đạo lý truyền thống văn hóa của dân tộc. Trước thực tiễn đó, ch•ng tôi lựa chọn đề tài: "Pháp luật về việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam" để đưa ra những căn cứ và phương án giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành và đời sống xã hội nói chung.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1 http://ytehagiang.org.vn/tin-tuc/nhung-dieu-can-biet-ve-xam-hai-tinh-duc-doi-voi-lua-tuoi-vi-thanhnien.html?fbclid=IwAR1mTdoZ0cLUo8ntYunozwqlHRSQkR-y2cArsgw7EB5ZpmA3YjMzSFRA8qM

4

Liên quan đến đề tài “ Xâm hại tình dục trẻ em” đã có nhiều công trình nghiên cứu. Cụ thể là những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:  Luận văn thạc sĩ “ Các tội xâm hại tình dục trẻ em - Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu so sánh với một số nước” của tác giả Hồ Thị Nhung, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015;  Luận văn thạc sĩ “ Các tội xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hương, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014;  Luận án tiến sĩ “ Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Hữu Du, Học viện Khoa học Xã hội, 2015;  Luận án tiến sĩ “ Các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn miền Đông Nam Bộ: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Trần Văn Thưởng, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2018. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về xâm hại tình dục trẻ em, thực trạng đã và đang diễn ra để từ đó có nhận thức đ•ng đắn và rõ ràng hơn về những hành vi sai trái cũng như việc áp dụng pháp luật về chống xâm hại tình dục trẻ em hiện nay, trên cơ sở đó góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tốt hơn, xử lý mạnh tay và nghiêm khắc với những người có hành động lệch lạc, đồi bại đối với con trẻ. PHẠM VI NGHIÊN CỨU -Về đối tượng nghiên cứu: Nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đề tài tập trung vào các quy định của luật hình sự, thực tiễn và những hạn chế, giải pháp trong công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. -Về thời gian nghiên cứu: 2015-2021 -Về địa bàn nghiên cứu: trên phạm vi cả nước. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, ch•ng tôi đã sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích, thu thập tài liệu,... để thể hiện nội dung của đề tài. Đồng thời có tham khảo các công trình nghiên cứu và bình luận, sưu tầm, tham khảo các tài liệu có liên quan để làm rõ vấn đề hơn.

5

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em Trước khi giải thích các đặc điểm pháp lý về XHTDTE, ta hãy tìm hiểu một số khái niệm về “trẻ em” cũng như “xâm hại tình dục” thông qua các khía cạnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này: 1.1.1. Trẻ em là gì? Trong thực tế, trẻ em là một từ được hiểu theo nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Có rất nhiều khái niệm để diễn tả từ ngữ này: Về mặt sinh học, trẻ em là người nằm ở giữa hai giai đoạn sinh ra và tuổi dậy thì. Còn về mặt pháp lý, một người được coi là trẻ em khi người này nằm trong độ tuổi quy định của luật pháp về độ tuổi của trẻ em. Ở mỗi nơi, mỗi quốc gia thì sẽ có các quy định khác nhau để quy ước về vấn đề này. Cụ thể ở Việt Nam, theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”2. Qua bộ luật, Quốc hội cũng đã nêu rõ những quyền và lợi ích hợp pháp của người trong độ tuổi này. Tuy nhiên, trẻ em thường dễ bị tổn thương về tinh thần; dễ bị lợi dụng cũng như lệch lạc về mặt hành vi, ý thức, nhận thức từ đó dễ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ch•ng Tóm lại, trẻ em theo pháp luật Việt Nam quy định là người trên 16 tuổi, là đối tượng được pháp luật Việt Nam bảo vệ đối với mọi hành vi xâm phạm. 1.1.2. Khái niệm về xâm hại tình dục, xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục hay còn gọi là hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác từ đó thực hiện hành vi quan hệ tình dục với nạn nhân trái với ý muốn của họ.3 Còn xâm hại tình dục đối với trẻ em là xâm phạm đến quyền tự do, đến nhu cầu phát triển của trẻ về quan hệ giới tính; xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Đó là những hành vi biểu hiện những ham muốn tình dục, dục vọng của cá nhân ra bên ngoài dưới những hình thức, hành động như sử dụng vũ lực, chất cấm hoặc các thủ đoạn khác nhằm uy hiếp hay khống chế khả năng phản kháng của trẻ. Cụ thể ở Việt Nam, theo khoản 5, Điều 4, Luật Trẻ em 2016 thì: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”4. Ngoài ra, 2 Luậ t trẻ em 2016 3 Bộ luậ t Hình sự năm 2015 4 Luậ t trẻ em 2016

6

Bộ luật Hình sự năm 2015 còn bổ sung Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Theo đó, hành vi “lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm”5 cũng là phạm tội. Như vậy, ta có thể thấy không chủ hành vi cưỡng bức, ép buộc, dụ dỗ hay dùng các thủ đoạn để buộc trẻ em phát sinh giao cấu, quan hệ tình dục thì mới gọi là XHTDTE. Mà kể cả hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em làm hoặc xem các cảnh khiêu dâm cũng được coi là XHTDTE. Từ đó thấy được sự chặt chẽ, khắt khe của nhà nước trong vấn đề rà soát, truy cứu các hành vi xâm hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Lý do bởi hành vi này gây ra rất nhiều mất mát về tinh thần, thể xác, sức khỏe qua đó tạo nên những tác động tiêu cực đối với cuộc sống, tương lai của ch•ng cũng như gia đình nạn nhân. Từ đó, đặt ra sự cấp thiết trong việc ngăn chặn, chấm dứt XHTDTE. Cụ thể hơn là những điều luật, những văn bản quy phạm pháp luật, những chỉ thị của các cấp lãnh đạo, cũng như việc tổ chức chặt chẽ trong việc xét xử, thi hành án phạt các vụ án liên quan đến XHTDTE,... 1.2. Thực trạng pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam Pháp luật Việt Nam quy định, đầy đủ các điều luật răn đe, ngăn chặn, xử lý rất chặt chẽ về XHTDTE: 1.2.1. Các mức xử phạt dành cho tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam Theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015 về “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.6 Còn đối với Tội hiếp dâm, Điều 142 quy định rất chi tiết về việc xử phạt hành vi vô nhân đạo này:  “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:  Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;  Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.7 5 Bộ luậ t Hình sự năm 2015 6 Bộ luậ t Hình sự năm 2015 7 Bộ luậ t Hình sự năm 2015

7

Nếu trong trường hợp vụ việc có mang tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai, phạm tội hai lần trở lên, có tổ chức, nhiều người hiếp một người, phạm tội với người dưới 10 tuổi, làm nạn nhân tử vong hoặc tự sát, người phạm tội sẽ bị phạt từ 12 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Điều 144 ở bộ luật này cũng có nêu: “Dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì bị phạt tù 5 - 10 năm”8. Không những thế, mức hình phạt sẽ tăng cao dần khi người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng nghiêm trọng như:  Làm nạn nhân có thai  Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11 - 45%  Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội… Tương tự như tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thủ phạm cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi sẽ phải đối mặt khung hình phạt 12 - 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 cũng bổ xung về việc xử phạt các trường hợp khác với trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên , nếu có thêm các hành vi nguy hiểm như: phạm tội hai lần trở lên, phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội… sẽ bị áp dụng khung hình phạt 3 - 15 năm. Cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm. Còn đối với hành vi người đủ 18 tuổi trở lên dâm ô với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015). Khung hình phạt cao nhất của tội này đến 12 năm, kèm theo hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong 1 - 5 năm. 1.2.2. Một số Nghị định, Nghị Quyết liên quan đến XHTDTE được thông qua Thứ nhất, trong Điều 6, Nghị định số 71/2011/NĐ-CP về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (được thông qua ngày 22 tháng 8 năm 2011) và Điều 6, Nghị định số 36/2005/NĐ-CP cũng về vấn đề này (được thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2015) đã khẳng định: Hành vi “Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em” là vi phạm quyền trẻ em9. Ngoài ra, hai Nghị định này còn nêu cao vấn đề 8 Bộ luậ t Hình sự năm 2015 9 Ngh đ ị nh ị sốố 36/2005/NĐ-CP và Ngh ịđ nh ị sốố 71/2011/NĐ-CP

8

bảo vệ, chăm sóc, khôi phục về tinh thần, sức khỏe cho các trẻ bị XHTD; tạo điều kiện tốt nhất để các bé có thể hòa nhập lại cộng đồng. Vào ngày 01 tháng 10 năm 2019, Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP để hướng dẫn xét xử các vụ án XHTDTE. Nghị quyết bao gồm 8 điều, nêu lên chi tiết các trường hợp, đối tượng, chi tiết cũng như phạm vi, cách thức xử lý một vụ án XHTDTE. Qua đó, gi•p quá trình xét xử trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn; hạn chế được các sai sót có thể xảy ra trong quá trình quyết định. Ngoài các Nghị định, Nghị quyết trên; các cơ quan có thẩm quyền còn ban hành một số Công văn, Chỉ thị có liên quan đến phòng chống XHTDTE như: Chỉ thị số 18/CT-TGg (năm 2017), Công văn số 995/LĐTBXH-TE (năm 2017), Công văn số 68/TANDTC-PC (năm 2019), Chỉ thị số 604/TE-PTTG,...

9

Chương 2: THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ 2.1. Thực tiễn việc áp dụng pháp luật trong công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em: Có thể nói tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em đã xảy ra rất nhiều trong những năm gần đây và đang ở mức đáng báo động ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo như ch•ng ta được biết, tại Việt Nam hiện nay tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có tính chất ngày càng nghiêm trọng và diễn biến rất phức tạp. Những vụ xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất mà còn tổn thương về tinh thần. Vì vậy các bộ ban ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em nói riêng. Trong bộ luật Hình sự năm 1999 tội xâm hại tình dục trẻ được quy định rõ trong bộ luật bao gồm “Tội hiếp dâm trẻ em (điều 112), tội cưỡng dâm trẻ em (điều 114), tội giao cấu với trẻ em (điều 115), tội dâm ô đối với trẻ em (điều 116)”10. Các điều luật này đã làm rõ khái niệm về ‘xâm hại tình dục trẻ em’ và các biểu hiện của hành vi phạm tội này. Gần đây nhất là Bộ luật hình sự 2015, trong bộ luật các loại tội phạm này đã được nêu chi tiết hơn về dấu hiệu phạm tội cũng như các mức hình phạt tương ứng với các mức độ phạm tội được nêu rõ từ điều 141 đến điều 147 11. Điều đó đã cho thấy sự quyết tâm của Nhà nước với công tác bảo vệ trẻ em và sự nghiêm minh của pháp luật trong việc xử lý loại tội phạm này. Pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cũng được đưa vào môi trường giáo dục. Việc tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc này gi•p trang bị cho các bậc phụ huynh, giáo viên, thành viên cộng đồng và trẻ em kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ, kỹ năng gi•p trẻ em chống lại những hành vi xâm hại . Đồng thời các cơ quan báo chí cũng đã lồng ghép tuyên truyền cho người dân có nhận thức cao hơn về việc bảo vệ trẻ em nói chung và lên án, trừng trị thích đáng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng. Đây là dấu hiệu tốt th•c đẩy cho nền pháp lý Việt Nam xử lý tội phạm về xâm hại tình dục trẻ em kiên quyết và nghiêm khắc hơn. Sự tham gia đồng thuận của nhiều lực lượng xã hội gi•p công tác phòng chống xâm hại trẻ em được cải thiện và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay, các bộ luật về phòng chống xâm hại tình dục đều đã đưa ra các biện pháp, chế tài hết sức nghiêm khắc để nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý các hành 10 Bộ luậ t hình sự năm 1999 11 Bộ luậ t hình sự năm 2015

10

vi xâm hại trẻ em. Thông qua các vụ án xâm hại tình dục những năm gần đây ch•ng ta có thể thấy được các cơ quan thẩm quyền đã rất chặt chẽ và khắt khe trong việc xử phạt tội phạm. Điển hình như vụ bé gái 5 tuổi ở Vũng Tàu bị giết và xâm hại-vụ án gây bức x•c trong dư luận trong thời gian vừa qua. Hung thủ gây án đã nhận được một bản án thích đáng vì hành vi đồi bại của mình. Theo hồ sơ vụ án, tối 17-4-2021, khi thấy cháu P.N.Q.N đi ngoài đường một mình, Phạm Văn Dũng nảy sinh ý định dâm ô nên bế cháu đến một bãi đất trống ở phường Long Tâm, TP Bà Rịa. Do Dũng là hàng xóm có quen biết nên ban đầu cháu gái không có kháng cự và kêu la. Tuy nhiên khi có những hành vi dâm ô thì cháu bắt đầu khóc và kêu la. Sợ bị phát hiện, Dũng đã dùng tay bóp cổ cháu gái cho đến khi cháu không còn kêu la. Sau đó Dũng bắt đầu hành vi xâm hại tình dục với cháu bé. Sau khi thỏa mãn th• tính, Dũng bỏ mặc cháu tại bãi đất trống và bỏ đi. Sau khi Dũng bị bắt, quá trình điều tra, cơ quan công an còn xác định được, trong khoảng từ tháng 32020 đến tháng 1-2021, Dũng đã 3 lần dâm ô với 3 cháu gái hàng xóm tuổi dưới 16.12 Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Dũng 20 năm tù về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015), 3 năm tù về tội Dâm ô người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015) và Tội giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015), bị cáo bị tuyên án tử hình về tội Giết người. 13 2.2. Những hạn chế trong việc phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em: Bên cạnh một số kết quả đạt được thì vẫn còn rất nhiều hạn chế trong công tác phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em. Dù các văn bản pháp luật được đưa ra để phòng chống XHTD ở trẻ em nhưng hành vi XHTD trẻ em vẫn đang xảy ra hàng ngày, và có xu hướng ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%14. Số liệu Bộ công an công bố, chỉ tính riêng năm 2020 đã phát hiện 1.945 vụ, xâm hại 2008 trẻ em, trong đó 1.506 bị xâm hại về tình dục; 97% số vụ bị phát hiện đối tượng đều có quen biết với 12 Nguyễn Long (2021), “Tử hình bị cáo hiếp dâm,giết chết bé gái 5 tuổi” https://thanhnien.vn, truy cập ngày 25/11/2021. 13 Ph• Lữ - Giang Khoa (2021), “Kẻ hiếp dâm, sát hại bé gái 5 tuổi lĩnh án tử hình” https://cand.com.vn, truy cập ngày 25/11/2021. 14 Ths.Luật sư Đặng Văn Cường (2021), “ Bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” https://lsvn.vn, truy cập ngày 25/11/2021.

11

nạn nhân và gia đình của nạn nhân15. Các trường hợp trẻ em bị xâm hại trong giai đoạn 2019-2021 trong độ tuổi 13-16 tuổi là hơn 2.600 trường hợp, chiếm hơn 66%. Đặc biệt có hơn 293 trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại. Con số này có xu hướng năm sau cao hơn năm trước.16 Những con số trên đây cho ta thấy được việc xâm hại tình dục vẫn đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tuy đã ban hành các văn bản phòng chống xâm hại tình dục trẻ em nhưng nó chưa thực sự triệt để. Như ...


Similar Free PDFs