Quản trị Marketing - Nguyễn Văn Ninh PDF

Title Quản trị Marketing - Nguyễn Văn Ninh
Course B2B marketing
Institution Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Pages 25
File Size 725.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 433
Total Views 609

Summary

Download Quản trị Marketing - Nguyễn Văn Ninh PDF


Description

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------------------------------

TIỂU LUẬN TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ MARKETING Mã đề: 02

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: MSV: Lớp: Mã môn học: Ca, ngày thi: SĐT: Email:

Nguyễn Thị Phương Dung Nguyễn Văn Ninh – STT 32 B18DCQT103 D18QTDN2 MAR1424 Nhóm 01 8h00 – 17/12/2021 0386684141 [email protected]

Hà nội, tháng 12 năm 2021

Tiểu luận trực tuyến

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 2 ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN ..................................................................................................... 3 PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 4 1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................ 4

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 4

PHẦN 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP ...................................... 5 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi ............ 5 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 5 2.1.2. Khái quát thông tin doanh nghiệp ................................................................ 6 2.1.3. Các loại hàng hóa và dịch vụ ................................................................ 7 2.2. Phân tích chính sách Marketing hiện tại của Công ty đường Quảng Ngãi ...... 7 2.2.1. Mục tiêu của công ty .................................................................................... 7 2.2.2. Thị trường mục tiêu ...................................................................................... 8 2.2.3. Cách thức phân đoạn thị trường đang áp dụng ............................................. 8 2.2.4. Thị trường mục tiêu lựa chọn ....................................................................... 9 PHẦN 3: KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY TRONG NĂM 2022 ........... 10 3.1. Môi trường marketing của công ty trong năm 2022 ...................................... 10 3.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp ........................................... 10 3.1.2. Môi trường bên trong ................................................................................. 15 3.1.3. Đánh giá chung........................................................................................... 16 3.2. Xác định mục tiêu và định hướng kế hoạch marketing năm 2022................. 16 3.2.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường bánh kẹo, nước ngọt trong giai đoạn tới. . 16 3.2.2 Mục tiêu chính sách Marketing .................................................................. 17 3.2.3 Định hướng chính sách Marketing ............................................................. 17 3.2.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu ..................................................................... 18 3.3. Hoàn thiện kế hoạch marketing ..................................................................... 19 3.3.1. Chính sách sản phẩm .................................................................................. 19 3.3.2. Chính sách giá ............................................................................................ 20 3.3.3. Chính sách phân phối ................................................................................. 21 3.3.4. Chính sách truyền thông ............................................................................. 21 3.4.

Hoạch định tài chính cho hoạt động marketing trong năm 2022 ................... 22

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 24

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

1

Tiểu luận trực tuyến

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tạo điều kiện cho chúng em có thể hoàn thành kì thi kết thúc học phần trong thời gian dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp. Đây là sự ưu ái rất lớn để em có thể hoàn thành thật tốt bài thi của mình. Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên: cô Nguyễn Thị Phương Dung, người đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập học phần Quản trị Marketing trong học kì vừa rồi, tạo cho em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận vấn đề, phân tích giải quyết vấn đề để em có thể có kiến thức sâu hơn đối với môn học, nhờ đó mà em hoàn thành bài luận của mình được tốt hơn. Những kiến thức mà em được học hỏi là hành trang ban đầu cho quá trình làm việc của em sau này. Em xin gửi tới cô lời chúc sức khỏe và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

2

Tiểu luận trực tuyến

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN Đề: 02 Một công ty đường Quảng Ngãi đang đứng trước một số tình huống có khả năng xuất hiện như sau: -

-

-

-

-

-

Nhu cầu tiêu thụ đường và các sản phẩm sử dụng nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt… có xu hướng giảm. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết với AFTA và WTO về giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu trong đó mặt hàng đường giảm thuế khá mạnh trong khi giá thành sản phẩm đường của thế giới và khu vực khá thấp so với của Việt Nam hiện nay. Nhà máy đường Biên Hòa có dự định phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn nhằm mở rộng công suất trên cơ sở công nghệ tiên tiến hơn cho phép sản xuất đường với giá thành thấp hơn và có ý đồ đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường đường Miền Trung Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khẳng định công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt ngành đường là một ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ngãi mà Chính quyến cần hỗ trợ phát triển. Người nông dân Quảng Ngãi đã bắt đầu triển khai giống mía mới có năng suất cao hơn hẳn giống cũ. Tuy nhiên, họ có dự định liên kết lại trong lĩnh vực tiêu thụ thông qua việc hình thành hợp tác xã tiêu thụ thay mặt họ ký kết các hợp đồng với các nhà máy đường đến mua nguyên liệu. Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường nông thôn của Miền Trung sẽ được nâng cấp một cách tích cực và xe tải lớn có thể đến chân ruộng của các huyện phía Tây Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú yên. Công ty Nông sản thực phẩm Hoàng Gia, một bạn hàng không phải lớn lắm hiện nay, có nguy cơ bị phá sản.

Giả định như anh/chị là một Trưởng phòng Marketing của Công ty đường Quảng Ngãi, anh/chị hãy đưa ra một bản kế hoạch marketing đầy đủ và chi tiết để giúp Công ty đường tăng doanh thu, phát triển thị phần tại Việt Nam trong năm 2022. Lưu ý: -

-

Anh/chị được tham khảo thông tin trên thị trường thực tế, đưa ra tình huống giả định hoặc các dữ liệu giả định phù hợp để phục vụ cho bản kế hoạch marketing của mình. Bản kế hoạch cần được lập luận logic chặt chẽ phù hợp với chiến lược marketing mà anh/chị lựa chọn.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

3

Tiểu luận trực tuyến

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.

Đặt vấn đề

Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay việc xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần có vai trò quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành không chỉ trong nước mà còn là ngoài nước thì đòi hỏi doanh nghiệp cần có những tính toán hợp lý, chi tiết và cụ thể. Tại Công ty đường Quảng Ngãi việc sản xuất các sản phẩm về đường, bánh kẹo, nước ngọt được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì những sản phẩm chất lượng đó, nên các sản phẩm của Công ty được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng. Tuy nhiên, mặc dù được người tiêu dùng lựa chọn nhưng mức độ phổ biến của các sản phẩm của công ty đường Quảng Ngãi mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn chưa có độ bao phủ ra toàn đất nước. Do đó, rất cần thiết có một kế hoạch marketing đúng đắn để định hướng và phát triền thương về đường, bánh kẹo, nước ngọt đồng thời đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng và uy tín. Vì vậy, với vai trò là trưởng phòng Marketing của Công ty đường Quảng Ngãi, xin đề xuất Kế hoạch makerting cho sản phẩm đường, nước ngọt, bánh kẹo của Công ty đường Quảng Ngãi để giúp Công ty tăng trưởng doanh thu, phát triển thị phần tại Việt Nam trong năm 2022 1.2. 1.3. -

Mục tiêu nghiên cứu Các sản phẩm đường, bánh kẹo, nước ngọt của C ông ty đường Quảng Ngãi Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm đường, bánh kẹo, nước ngọt của Công ty đường Quảng Ngãi Phạm vi nghiên cứu Không gian: Công ty đường Quảng Ngãi Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Tại thị trường Việt Nam, với sản phẩm đường, bánh kẹo, nước ngọt Thời gian: Số liệu hiện trạng kinh doanh sản phẩm đường, bánh kẹo, nước ngọt của công ty đường Quảng Ngãi từ năm 2019-2021. Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm đường, bánh kẹo, nước ngọt của công ty đường Quảng Ngãi năm 2022.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

4

Tiểu luận trực tuyến

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

PHẦN 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Hòa mình cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước, Quảng Ngãi là một tỉnh nhỏ ven biển thuộc Duyên hải miền Trung cũng đang chung nhịp vào sự phát triển đó, nhờ vào tiềm năng kinh tế ưu thế về vị trí địa lý, lợi thế vào sản phẩm nông nghiệp là chính, đặc biệt là cây mía. Từ lợi thế đó Quảng Ngãi đã khởi công xây dựng Nhà Máy Đường Quảng Ngãi vào năm 1965 với tổng diện tích đất quy hoạch ban đầu là 256.963m2 được hoàn thành và đưa vào chạy thử năm 1972 với công suất 1.500 tấn mía/ngày do hãng HITACHIZOSEN của Nhật Bản thiết kế. Các mốc thời gian quan trọng: -

1970: Tổ chức tiền thân

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ XX với 02 sản phẩm chính là Đường RS và Cồn cùng số lao động khoảng 650 người. -

2005: Đổi mới doanh nghiệp từ 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần

Ngày 30/9/2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số 2610/QĐ/BNN-ĐMDN về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Công ty Đường Quảng Ngãi và chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Đường Quảng Ngãi thành Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Ngày 28/12/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 3403000079 và Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2006. -

2006-2007: QNS chính thức đi vào hoạt động

Ngày 01/01/2006, QNS chính thức đi vào hoạt động. Khởi đầu những thách thức trong giai đoạn đổi mới sau cổ phần hóa. 29/11/2007: QNS chính thức được công nhận là Công ty đại chúng theo Giấy chứng nhận số 236/ĐKCB do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. -

2008-2009: Thành lập công ty con Công ty TNHH MTV TM Thành Phát

Năm 2008, thành lập công ty con Cty TNHH MTV TM Thành Phát, với tỷ lệ sở hữu 100%. Ngày 23/06/2009, nhà nước đã thoái toàn bộ vốn tại QNS bằng hình thức bán cho nhà đầu tư bên ngoài và người lao động trong Cty và chính thức trở thành Công ty Cổ phần không còn vốn nhà nước.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

5

Tiểu luận trực tuyến -

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

2010-2011: Nhà máy Cồn rượu và Nhà máy Đường Quảng Phú tạm dừng hoạt động, đổi tên Xí nghiệp Cơ khí thành Nhà máy Cơ khí

Ngày 14/12/2010, Nhà máy Cồn rượu và Nhà máy Đường Quảng Phú tạm dừng hoạt động. Năm 2011, Quyết định đổi tên Xí nghiệp Cơ khí thành Nhà máy Cơ khí, thành lập Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp và Trung tâm Môi trường & Nước sạch. -

2012-2013: Khánh thành NM Sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh

Xây dựng NM Sữa Đậu nành Việt Nam Vinasoy Bắc Ninh với công suất giai đoạn I là 90 triệu lít/năm. Đầu tư MR nâng công suất NM Bia Dung Quất giai đoạn I từ 50 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm. Đầu tư mở rộng nâng công suất NMĐ An Khê lên 10.000 MN. Thành l ậ p Trung tâm Nghiên c ứu ng dụng Đậu nà nh VSAC. -

2014-2015: Kỷ niệm 10 năm Cổ phần hóa Công ty QNS

Năm 2014, Cổ phiếu C ông ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi chính thức được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Xây dựng Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tại Bắc Ninh giai đoạn II công suất 180 triệu lít/năm. Năm 2015, Kỷ niệm 10 năm cổ phần hóa -

2016-2017: Đầu tư xây dựng Nhà máy Điện sinh khối An Khê

Ngày 20/12/2016, cổ phiếu QNS c ủa Công ty chính thức giao dịch tại sàn GDCK UPCOM. Xây d ựng NM Vinasoy B ình Dương công suất giai đoạn I 90 triệu lít/năm. Đầu tư MR NCS Nhà máy Đường An Khê lên 18.000 TMN. Đầu tư xây dựng NM Điện Sinh khối An Khê CS 95MW. 2.1.2. -

Khái quát thông tin doanh nghiệp Tên doanh nghiệp : Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi. Tên giao dịch : Quang Ngai Sugar Joint Stock Company. Địa chỉ : 02 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi. Điện thoại : 0553.822.697 Fax: 0553.822.843 Email : [email protected] Website : http://www.sqn.com.vn Mã số thuế : 4300205943

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

6

Tiểu luận trực tuyến -

+ + + + + + + + + + + + 2.1.3. 2.2. 2.2.1.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3403000079 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp ngày 28/12/2005. Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi tiền thân là Công Ty Đường Quảng Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2005 tiến hành cổ phần hoá thành lập Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi và hoạt động từ năm 2006. Hiện nay Công ty có 9 nhà máy trực thuộc gồm: Nhà Máy Đường Quảng Phú. Nhà Máy Đường Phổ Phong. Nhà Máy Đường An Khê. Nhà Máy Bánh Kẹo Quảng Ngãi-BiscaFun. Nhà Máy Bia Dung Quất. Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy. Nhà Máy Cồn Rượu Quảng Ngãi. Nhà Máy Nha Quảng Ngãi. Nhà Máy Nước Khoáng Thiên Nhiên Thạch Bích. 3 cơ sở trực thuộc gồm: Trung tâm giống mía. Xí nghiệp cơ khí và xây lắp. Phân xưởng sản xuất hơi. Các loại hàng hóa và dịch vụ Đường, mật Nước giải khát Giống mía Mạch nha Cơ khí Bia Bánh kẹo Phân tích chính sách Marketing hiện tại của Công ty đường Quảng Ngãi Mục tiêu của công ty

Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi là 1 trong 5 Công ty bánh kẹo lớn nhất trong ngành với sản phẩm bánh kẹo dẫn đầu trong cả nước. Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay của Công ty là: Chiếm 10% thị phần trong nước. Riêng dòng bánh mềm phủ sô cô la của Công ty đã dành lợi thế chiếm 70% thị phần bánh mềm tiêu thụ trong nước.Tốc độ tăng doanh thu bình quân trong giai đoạn hiện nay là 25%. Để đạt được mục tiêu trên, công ty định hướng chính sách Marketing trong năm 2021 như sau:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

7

Tiểu luận trực tuyến

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

Tăng sức cạnh tranh trong kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo của Công ty thông qua việc phối hợp tốt các bộ phận của phối thức Marketing-mix trong đó lấy chính sách sản phẩm làm trọng tâm, cụ thể thông qua việc cải tiến thuộc tính của sản phẩm, đảm bảo chất lượng cao, dễ sử dụng, bảo dưỡng. Đồng thời, không để sản phẩm lỗi, hỏng ra thị trường nhằm nâng cao tín nhiệm của Công ty đối với khách hàng và từ đó khắc họa hình ảnh sản phẩm trong tâm trí của khách hàng. - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần của Công ty theo hướng chiếm lĩnh các thị trường chủ chốt, các sản phẩm Công ty khai thác có hiệu quả, đáp ứng được tốt nhu cầu của thị trường. - Thực hiện các chính sách giá, phân phối và truyền thông có hiệu quả, có tác động bổ trợ cho nhau trong việc thực hiện chính sách Marketing của Công ty. 2.2.2. Thị trường mục tiêu -

Đối với Công ty, thị trường là thước đo giá trị sản phẩm, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và ngày càng hoàn thiện là mục tiêu hàng đầu mà cán bộ công nhân viên của Công ty luôn ra sức phấn đấu. Chính vì vậy mà các sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao. 2.2.3. Cách thức phân đoạn thị trường đang áp dụng Qua nghiên cứu, quan sát trực tiếp tại Công ty, thấy được công ty đã phân đoạn thị trường chủ yếu dựa trên tiêu chí địa lý do đa phần các thống kê về doanh thu được thu thập theo các khu vực thị trường địa lý và các nỗ lực Marketing cũng cho thấy có phần nào có sự khác biệt giữa các khu vực này. Phân đoạn theo tiêu thức địa lý Theo tiêu thức này Biscafun đã phân chia thị trường thành miền Bắc, miền Trung và Miền Nam. -

-

Thị trường miền Bắc: Đây là thị trường có điều kiện kinh tế phát triển, mức thu nhập của người dân cao, có tính cạnh tranh cao. Khách hàng ở vùng thị trường này yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Mặt khác, tâm lý của người tiêu dùng miền Bắc là khá bảo thủ, họ thường thích cái gì đã quen thuộc, không thích thay đổi. Vì vậy, hàng hóa muốn xâm nhập phải từ từ, không ồ ạt. Nhưng cũng chính đặc điểm tâm lý đó nên khi đã lựa chọn hàng tiêu dùng, họ cũng rất trung thành với sản phẩm. Tại thị trường này sản lượng tiêu thụ của Công ty luôn chiếm trên 30% trong tổng sản lượng tiêu thụ. Trong đó Hà Nội và Đông Bắc Bộ là thị trường tiêu thụ lớn nhất ở miền Bắc. Thị trường Miền Trung: Mật độ dân cư khu vực này thưa thớt hơn, người dân có mức thu nhập trung bình thấp nhất trong cả nước. Ngoài ra, khi mua bánh kẹo họ thường quan tâm đến độ ngọt và hình dáng. Đây là thị trường dễ chinh phục nên Công ty đã có những chính sách khuyến mãi tiêu dùng đặc biệt đối với thị trường này. Khách hàng ở vùng thị trường này thường quan tâm đến giá cả, chất lượng. Tuy nhiên, ở khu vực miền Trung khó có thể tạo được sự trung thành lâu

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

8

Tiểu luận trực tuyến

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

dài ở các khách hàng. Khu vực này chiếm trên 50% tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty. Hiện nay, việc mở rộng thị trường ra các tỉnh khác còn chậm. - Thị trường Miền Nam: Mật độ dân cư đông đúc, kinh tế phát triển nhất nước, người tiêu dùng có mức thu nhập cao và khá dễ tính, đặc biệt khách hàng miền Nam rất hay thay đổi. Ngoài ra, họ ưa ngọt, ưa cay, thích những gam màu nóng (hay màu sặc sỡ) như đỏ, da cam, vàng… Đây là thị trường để Công ty thâm nhập và mở rộng mạng lưới phân phối nhằm tăng doanh số, nhưng Công ty lại chưa khai thác hết tiềm năng ở thị trường này. 2.2.4. Thị trường mục tiêu lựa chọn Thị trường tiêu thụ hiện tại của Công ty đường Quảng Ngãi tập trung ở miền Trung và miền Bắc (chiếm trên 80% doanh thu của Công ty) còn ở miền Nam chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (15%). Qua đó, ta có thể thấy được thị trường mục tiêu hiện tại của Công ty là thị trường miền Trung và miền Bắc. Trong những năm gần đây, Công ty đường Quảng Ngãi đã xây dựng chính sách phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu một mặt dựa trên năng lực cốt lõi của Công ty, mặt khác dựa vào xu thế tiêu dùng của người tiêu dùng theo từng khu vực nên sản phẩm của Công ty được khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, chính sách phân đoạn thị trường chỉ dựa vào tiêu chí địa lý như trên là chưa phân hóa cao nên khó tiếp cận và phục vụ hiệu quả cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, việc lựa chọn thị trường mục tiêu của Công ty chưa cụ thể, thiếu tính khả thi dẫn đến việc xây dựng chính sách Marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường còn gặp nhiều khó khăn.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh

9

Tiểu luận trực tuyến

GVHD: Nguyễn Thị Phương Dung

PHẦN 3: KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY TRONG NĂM 2022 3.1.

Môi trường marketing của công ty trong năm 2022

3.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp Nhu cầu tiêu thụ đường, bánh kẹo, ...


Similar Free PDFs