Report Kinh tế lượng PDF

Title Report Kinh tế lượng
Author Tuyền Thúy
Course kinh tế lượng
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 36
File Size 3.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 136
Total Views 1,008

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG Đ ẠI H ỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNHTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH™™&˜˜NHỮNG Y ẾU T Ố Ả NH H ƯỞ NG Đ ẾN CHI TIÊU HÀNG THÁNGCỦ A SINH VIÊN NĂM 3 KHOA KINH TẾ CỦ A TRƯỜNG Đ ẠIHỌ C KINH TẾ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBÁO CÁO MÔN HỌCKINH TẾ LƯỢNGGIẢNG VIÊN HƯỚNG D ẪN: Lâm Minh Trung ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

!!& !!&## ##

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN NĂM 3 KHOA KINH TẾ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Lâm Minh Trung HỌ VÀ TÊN NHÓM SINH VIÊN: 1. Trịnh Thuý Trinh 2. Nguyễn Thị Phương Thanh 3. Nguyễn Phạm Bảo Nghi 4. Nguyễn Thị Phương Anh 5. Nguyễn Thị Thuý Tuyền

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 1 năm 2022

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh”, nhóm em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và hỗ trợ của thầy (giảng viên) Lâm Minh Trung, đã đóng góp ý kiến cũng như giảng dạy nhóm em, nhóm giúp em có thể hoàn thành bài nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm em xin cảm ơn sự hợp tác, cũng như là giúp đỡ nhóm có thêm thông tin bằng những chia sẻ trải nghiệm đến từ các bạn sinh viên năm thứ 3 của khoa Kinh tế đang theo học tại trường Đại học Kinh tế - Tài Chính để nhóm em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Do về mặt kiến thức còn thiếu và thời gian bị hạn chế, nên bài nghiên cứu vẫn có nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, và mọi người để bài nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn! Họ và tên nhóm tác giả Trịnh Thuý Trinh Nguyễn Thị Phương Thanh Nguyễn Phạm Bảo Nghi Nguyễn Thị Phương Anh Nguyễn Thị Thuý Tuyền

1

LỜI CAM ĐOAN Nhóm xin cam đoan bài nghiên cứu này chính là công trình nghiên cứu do cả nhóm cùng nhau thực hiện dưới sự chỉ dẫn của thầy (giảng viên) Lâm Minh Trung. Các số liệu, kết quả trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của nhóm em có sử dụng các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng, đầy đủ theo đúng quy định. Kết luận nghiên cứu được trình bày trong bài nghiên cứu này trung thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Nhóm em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa, các thầy cô về lời cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 1 năm 2022 Họ và tên nhóm tác giả Trịnh Thuý Trinh Nguyễn Thị Phương Thanh Nguyễn Phạm Bảo Nghi Nguyễn Thị Phương Anh Nguyễn Thị Thuý Tuyền

MENU CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................................................................1 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................1 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................................................1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................................................1 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................................................1 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................................................2 1.5. Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU............................................................................................................3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................................................3 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................................................................................................3 2.1.1. Khái niệm về Thu nhập (Income): ........................................................................................................4 2.1.2. Khái niệm của Chi tiêu (Expense): .......................................................................................................4 2.1.3. Khái niệm của Sinh viên năm 3: ...........................................................................................................4 2.2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN ............................................................................................................5 2.2.1. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng ..............................................................................................................5 2.2.2. Lý thuyết về ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập - Milton Friedman:..........................................5 2.2.3. Lý thuyết tổng quát của John Maynard Keynes: ..................................................................................5 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............................................................................................................6 2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT..........................................................................................................7 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................7 3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................................7 3.1.1. Biến phụ thuộc (EXPENSE)..................................................................................................................7 3.1.2. Biến độc lập: .........................................................................................................................................8 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................................................................9 3.3. THIẾT LẬP, PHÂN TÍCH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ...............................................................................9 3.3.1. Mô tả số liệu khảo sát:..........................................................................................................................9 CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................12 4.1. MÔ TẢ SỐ LIỆU KHẢO SÁT....................................................................................................................12 4.1.1. Thống kê mô hình................................................................................................................................13 4.2. KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN...............................................................................................................14 4.2.1. Ma trận tương quan giữa các biến: ....................................................................................................14 4.2.2. Mô hình hồi qui phụ: ..........................................................................................................................14 4.2.3. Sử dụng nhân tử phóng đại phương sai..............................................................................................17 4.3. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI ...................................................................................................18 4.3.1. Kiểm định White .................................................................................................................................18 4.3.2. Kiểm định Glejser ...............................................................................................................................18 4.3.3. Kiểm định Breush – Pagan – Godfrey................................................................................................19

4.3.4. Khắc phục phương sai sai số thay đổi ................................................................................................19 4.4. KIỂM ĐỊNH BIẾN CÓ CẦN THIẾT TRONG MÔ HÌNH KHÔNG (MÔ HÌHH WALD) ........................20 4.5. KIỂM ĐỊNH THỪA BIẾN TRONG MÔ HÌNH (BIẾN KHÔNG CẦN THIẾT) .......................................23 4.6. KIỂM ĐỊNH BIẾN BỊ BỎ SÓT TRONG MÔ HÌNH .................................................................................25 4.7. ĐỊNH DẠNG MÔ HÌNH ............................................................................................................................27 4.8. TÌM KHOẢNG TIN CẬY HỆ SỐ HỒI QUY (KHOẢNG TIN CẬY ĐỐI XỨNG) ...................................27 4.9. MÔ HÌNH HỒI QUY GỐC .........................................................................................................................29 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN CHUNG .....................................................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................................31

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, vấn đề tài chính luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên bắt đầu thích nghi với cuộc sống tự lập. Chính vì vậy, lí do mà nhóm em chọn đề tài nghiên cứu là “Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tạo nhận thức về quản lí chi tiêu của sinh viên được tốt hơn, chi tiêu có kế hoạch, kiểm soát mức tiêu dùng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh qua đó xác định các yếu tố, đề xuất giải pháp nâng nhận thức quản lí chi tiêu cho sinh viên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. - Đo lường mức độ ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất giải pháp giúp cho các bạn sinh viên năm 3 khoa Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh có thể cải thiện được cách quản lí chi tiêu hàng tháng. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết nào nói về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh?

1

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh? - Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh? - Giải pháp nào nên được đề ra để nâng cao nhận thức quản lí chi tiêu hàng tháng của sinh viên được tốt hơn? 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu được thực hiện qua nghiên cứu định lượng. Nguyên cứu định tính thu nhập dữ liệu với 06 mẫu bằng các câu hỏi định tính do nhóm em soạn và thực hiện phỏng vấn online qua Teams, Zoom, form biểu mẫu Google. Các câu hỏi phỏng vấn bao gồm: 1. Giới tính của bạn? 2. Bạn có phải sinh viên năm 3 không? 3. Chi tiêu cho sinh hoạt hàng tháng của bạn bao nhiêu ? 4. Số tiền bạn thu được từ những công việc làm thêm? 5. Bạn được ba mẹ trợ cấp bao nhiêu mỗi tháng? 6. Số tiền mà bạn chi khi đi chơi với người yêu là bao nhiêu ? 7. Số tiền mà bạn phải chi cho việc mua sắm, ăn uống, hoạt động tụ tập bạn bè, giải trí,... hàng tháng là bao nhiêu? 8. Số tiền bạn bỏ ra cho phương tiện đi lại hàng tháng là bao nhiêu? Khảo sát sinh viên năm 3 khoa Kinh của trường Đại học Kinh tế Tài chính về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng qua hình thức thu nhập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát online được gửi đến các sinh viên năm 3 khoa Kinh tế của các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó sử dụng số liệu để thực hiện thống kê, phân tích hồi quy, kiểm định biến trên Eviews và cho ra được kết quả cuối cùng. Đưa ra giải pháp phù hợp cho đề tài và tham vấn những chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực này để chứng minh giải pháp được đưa ra là thiết thực. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên năm 3 khoa Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn trong việc quản lí chi tiêu hàng tháng.

2

- Đối tượng khảo sát: sinh viên năm 3 khoa Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: trường Đai học Kinh tế Tài Chính TPHCM. + Thời gian: dự kiến khảo sát trong khoảng thời gian từ 22/12/2021 đến 29/12/2021. - Nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin và dữ liệu thứ cấp được lấy khảo sát các đối tượng phù hợp bằng cách gửi khảo sát qua form Google, phỏng vấn trực tiếp qua các ứng dụng trực tuyến Teams, Zoom. 1.5. Ý NGHĨA CỦA BÀI NGHIÊN CỨU Qua kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất góp phần giúp cho các bạn sinh viên năm 3 khoa Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh có thêm nhận thức về cách quản lí chi tiêu hàng tháng. Qua bài nghiên cứu này có thể cho thấy được những chi tiêu cần được cân nhắc, hạn chế.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Trong đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh”, nhóm nghiên cứu xin đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế trường Đại học Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, đó là: Giới tính (GIOITINH), Thu nhập làm thêm (LAMTHEM), Hỗ trợ từ gia đình (TROCAP), Tình phí (TINHPHI), Phương tiện đi lại (PHUONGTIEN), Mua sắm (MUASAM). Trong đó, các biến Thu nhập làm thêm (LAMTHEM), Hỗ trợ từ gia đình (TROCAP) là các biến định lượng, các biến Giới tính (GIOITINH), Tình phí (TINHPHI), Mua sắm (MUASAM), Phương tiện đi lại (PHUONGTIEN) là biến định tính. Ta có thể xem hai biến Thu nhập làm thêm (THUNHAP) và Tiền hỗ trợ từ gia đình (TROCAP) và vấn đề ta cần nghiên cứu chính là Chi tiêu (EXPENSE). Các yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó chúng ta cần dùng đến các lý thuyết trong Kinh tế vi mô và vĩ mô để tìm hiểu.

3

2.1.1. Khái niệm về Thu nhập (Income): Dưới góc độ của kế toán, thu nhập còn được định nghĩa là khoản làm tăng lợi ích kinh tế, nhưng không bao gồm khoản góp vốn của chủ sở hữu (Nguyen Long, 2020). Hay có cách hiểu khác, thu nhập được chia ra làm hai nhóm: (1) Sự vượt quá doanh thu hơn chi phí cho một kỳ kế toán, còn được gọi là lợi nhuận gộp; (2) Một số tiền mà tổng tài sản tăng trong kỳ kế toán. Còn đối với kinh tế, thu nhập chính là động cơ thúc đẩy một nền kinh tế quốc gia bởi vì nó có thể tạo nên nhu cầu của cá nhân hoặc của một tập thể. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu thu nhập chính là nguồn nhận lại được từ các hoạt động kinh tế như: công việc, vốn, đất đai… và được quy ra thành tiền mặt hoặc bằng các phương thức thanh toán khác có giá trị tương đương. 2.1.2. Khái niệm của Chi tiêu (Expense): Đối với kinh tế, chi tiêu được hiểu là tổng số tiền chi cho hàng hoá, dịch vụ mà các cá nhân và hộ gia đình cho việc sử dụng và hưởng thụ của các cá nhân trong nền kinh tế (TH, 2019) Tóm lại, ta có thể hiểu chi tiêu chính là hoạt động thanh toán tiền mặt hoặc phương thức thanh toán khác có giá trị tương đương tiền mặt đối với các loại hình dịch vụ, hàng hoá hoặc một khoản chi phí khác giải quyết nghĩa vụ được minh chứng bằng hoá đơn, biên lai,… Nó còn là hành động nhằm thoả mãn những nhu cầu nguyện vọng của một cá nhân hoặc một hộ gia đình thông qua việc mua sắm. Bên cạnh đó là các khái niệm cụ thể có liên quan đến đề tài nghiên cứu: 2.1.3. Khái niệm của Sinh viên năm 3: Đối với khái niệm sinh viên, được hiểu là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đây, họ được truyền đạt các kiến thức bài bản về những ngành nghề, công việc mà họ định hướng. Cụ thể trong bài nghiên cứu, đối tượng sinh viên năm 3 khoa Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM chính là các sinh viên đang theo học về những ngành có trong khoa Kinh tế của trường Đại học Kinh tế Tài chính năm thứ 3.

4

2.2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN 2.2.1. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng Thuật ngữ hành vi tiêu dùng (Consumer Behavior) là hành vi của sinh viên được định nghĩa là những hành vi của các cá nhân (sinh viên) liên quan trực tiếp đến lựa chọn, sử dụng và loại bỏ hàng hoá và dịch vụ. Hay nói cách khác, hành vi sinh viên là quá trình và hành động đưa ra quyết định của những người liên quan đến việc mua và sử dụng sản phẩm. Qua các nghiên cứu liên quan đến việc quyết định sử dụng ta sẽ sử dụng các lý thuyết nền như lý thuyết về ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập của Milton Friedman, lý thuyết tổng quát của John Maynard Keynes. 2.2.2. Lý thuyết về ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập - Milton Friedman: Milton Friedman là một nhà nghiên cứu học, đứng đầu trong trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ. Theo ông, lý thuyết tiền tệ được chia là hai nội dung như sau: v Ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập: khi khoản thu nhập chắc chắn ổn định thì mức tăng tiêu dùng cao hơn mức tăng thu nhập, còn tiết kiệm chỉ là số dư ra của tiêu dùng và phụ thuộc và thu nhập bất thường v Lý thuyết chu kì tiền tệ và thu nhập quốc dân: Mức cung tiền tiền tệ là nhân tố quyết định mức tăng sản lượng quốc dân. 2.2.3. Lý thuyết tổng quát của John Maynard Keynes: Theo John Maynard Keynes, ông đưa ra các khái niệm như sau: v Khuynh hướng tiêu dùng: những nhân tố ảnh hưởng chính là thu nhập, nhân tố khách quan ảnh hưởng: thuế suất, giá cả thị trường,… Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập mà mối tương quan giữa thu nhập và số chi cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. v Khuynh hướng tiết kiệm: khuynh hướng tiết kiệm phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và tiết kiệm. Theo Keynes, khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lý chung là khi thu nhập tăng, tiêu dùng sẽ tăng nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập và khuynh hướng gia tăng tiết kiệm một phần thu nhập.

5

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Theo Trần Thị Trúc Quỳnh (2020) trong bài nghiên cứu của trường Ngoại Thương cơ sở 2 với đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên Ngoại Thương cơ sở 2” cho thấy có 6 nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên bao gồm gia đình hỗ trợ, mối quan hệ, thu nhập làm thêm, tính cách, giới tính, nơi ở (Trần Thị Trúc Quỳnh, 2020).

Hình 2.1: Chi tiêu hàng tháng của sinh viên Ngoại Thương cơ sở 2 Nguồn: Trần Thị Trúc Quỳnh (2020) Theo nhóm sinh viên nghiên cứu của trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Thống kê khảo sát mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên khi vào đại học” cho thấy có 5 yếu tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên. Cụ thể là những yếu tố: học tập, mua sắm, nơi ở, giải trí, đi lại (nhóm sinh viên nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế TPHCM, 2021).

Hình 2.2: Chi tiêu hàng tháng của sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM

6

Nguồn: Nhóm sinh viên nghiên cứu của trường Đại học Kinh Tế TPHCM (2021) 2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT Dựa trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan trước đây được trình bày ở mục 2.3, mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng trong tiểu luận này:

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Để định lượng các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên năm 3 khoa kinh tế trường ĐH KT-TC HCM, nhóm đã thực hiện dựa vào các nghiên cứu liên quan trước đây để lựa chọn ra các nhân tố đại diện biến phụ thuộc và biến độc lập cùng dạng mô hình nghiên cứu phù hợp. 3.1.1. Biến phụ thuộc (EXPENSE) Biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình là số tiền trung bình mà sinh viên năm 3 khoa Kinh Tế trường Đh KT-TC HCM chi tiêu hàng tháng. Trong hầu hết các mô hình n...


Similar Free PDFs