Sổ tay quốc gia - Grade: 8 PDF

Title Sổ tay quốc gia - Grade: 8
Author HƯƠNG TRẦN THỊ THU
Course Ngoại Thương
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 105
File Size 2.8 MB
File Type PDF
Total Downloads 17
Total Views 208

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNMÔN: MARKETING QUỐC TẾTên đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA SỮA CHUA DAIRY FARMERS CỦA ÚC TẠI VIỆT NAM CƠ HỘI VÀ TƯƠNG LAI CẠNH TRANHNhóm sinh viên thực hiện: 1. Đặng Hoàng Sơn 2. Lê Thị ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN MÔN: MARKETING QUỐC TẾ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA SỮA CHUA DAIRY FARMERS CỦA ÚC TẠI VIỆT NAM CƠ HỘI VÀ TƯƠNG LAI CẠNH TRANH

Nhóm sinh viên thực hiện: 1. 2. 3. 4. 5.

Đặng Hoàng Sơn Lê Thị Ánh Huyên Đỗ Khắc Cao Dinh Trần Thị Thu Hương Phan Thành Bảo Khang

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021

MỤC LỤC A. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ ............................................................................ 1 Tài khoản quốc gia .................................................................................................. 1

I. 1.

GDP............................................................................................................................................... 1

2.

Lạm phát ....................................................................................................................................... 1

3.

Tỷ giá ............................................................................................................................................ 2

4.

Thu nhập bình quân đầu người ..................................................................................................... 2

5.

Chi tiêu .......................................................................................................................................... 3

II. Chính sách, luật, công nghệ và văn hóa ................................................................ 3 1.

Chính sách và luật pháp Việt Nam................................................................................................ 3

2.

Công nghệ ..................................................................................................................................... 5

3.

Văn hóa ......................................................................................................................................... 6

III. Thị trường Châu Úc ................................................................................................ 7 IV. Kết luận .................................................................................................................... 8 B. PHÂN TÍCH NGÀNH ................................................................................................ 9 Tổng quan thị trường ngành FMCG ..................................................................... 9

I.

II. Tổng quan thị trường ngành sữa chua ................................................................ 10 1.

Quy mô thị trường....................................................................................................................... 10

2.

Cung và cầu................................................................................................................................. 11

3.

Xuất nhập khẩu ........................................................................................................................... 11

III. Phân loại sản phẩm ............................................................................................... 12 1.

Các sản phẩm trên thị trường ...................................................................................................... 12

2.

Các sản phẩm của công ty ........................................................................................................... 13

IV. Các yếu tố chính .................................................................................................... 14 1.

Các yếu tố về nguồn cung ........................................................................................................... 14

2.

Hoạt động Marketing .................................................................................................................. 16

3.

Dự báo ngành hàng ..................................................................................................................... 17

C. PHÂN TÍCH HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG ..................................................... 18 Phân khúc thị trường ............................................................................................ 18

I. 1.

Các yếu tố ảnh hưởng phân khúc thị trường ............................................................................... 19

2.

Mô tả phân khúc thị trường......................................................................................................... 19

II. Khuynh hướng tiêu dùng ...................................................................................... 21

III. Khách hàng mục tiêu ............................................................................................ 22 D. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ....................................................................................... 22 Đối thủ .................................................................................................................... 22

I. 1.

Vinamilk ..................................................................................................................................... 23

2.

TH True Milk .............................................................................................................................. 24

II. Lợi thế cạnh tranh ................................................................................................. 25 III. Thị trường hiện tại ................................................................................................ 25 E. KẾT LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 27 Phương thức thâm nhập thị trường .................................................................... 27

I.

II. Đề xuất chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam. ........................................ 27 1.

Chiến lược mở rộng thị trường. .................................................................................................. 27

2.

Chiến lược địa phương hóa. ........................................................................................................ 28

F. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH 29 Sản phẩm ................................................................................................................ 29

I. 1.

Đánh giá sản phẩm ...................................................................................................................... 29

2.

Những vấn đề tồn tại ................................................................................................................... 30

II. Thị trường .............................................................................................................. 30 1.

Miêu tả thị trường ....................................................................................................................... 31

2.

So sánh và đối chiếu với đối thủ cạnh tranh ............................................................................... 43

3.

Quy mô thị trường....................................................................................................................... 50

4.

Sự tham gia của Chính phủ ......................................................................................................... 51

G. KẾ HOẠCH MARKETING .................................................................................... 52 Kế hoạch Marketing .............................................................................................. 52

I. 1.

Mục tiêu Marketing..................................................................................................................... 52

2.

Phân tích SWOT của Dairy Farmers........................................................................................... 55

3.

Sửa đổi và thích ứng sản phẩm ................................................................................................... 57

4.

Tiếp thị hỗn hợp .......................................................................................................................... 59

5.

Phân phối .................................................................................................................................... 65

6.

Các kênh phân phối..................................................................................................................... 79

7.

Xác định giá cả............................................................................................................................ 84

8.

Các điều khoản bán hàng ............................................................................................................ 89

II. Các phương thức thanh toán ................................................................................ 95

1.

Ứng trước tiền mặt ...................................................................................................................... 95

2.

Mở tài khoản ............................................................................................................................... 95

3.

Bán hàng ký gửi .......................................................................................................................... 95

4.

Hối phiếu trả tiền ngay, kỳ hạn hoặc ngày.................................................................................. 95

5.

Thư tín dụng ................................................................................................................................ 96

III. Báo cáo tài chính và ngân sách dự đoán ............................................................. 96 1.

Ngân sách Marketing .................................................................................................................. 96

2.

Báo cáo lãi lỗ hằng năm theo dự báo .......................................................................................... 97

IV. Yêu cầu về nguồn lực ............................................................................................ 98 1.

Tài chính ..................................................................................................................................... 98

2.

Nhân lực ...................................................................................................................................... 98

3.

Năng lực sản xuất........................................................................................................................ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 100

A.

MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ I. Tài khoản quốc gia 1. GDP Năm 2019, GDP Việt Nam đạt mức 261,9 tỷ USD. Dù hội nhập kinh tế sâu rộng, nền

kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, thậm chí nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.

Không thể phủ nhận, Việt Nam là một thị trường năng động hàng đầu khu vực châu Á, với mức tăng trưởng GDP luôn thuộc nhóm dẫn đầu. Dù vậy nhìn chung Việt Nam chỉ vừa mới thoát khỏi nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giới, quy mô nền kinh tế chưa lớn mạnh khiến quy mô ngành sữa còn hạn chế và doanh thu không cao so với khu vực. 2. Lạm phát Là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng đầu khu vực, thương mại hàng hóa, xuất nhập khẩu luôn đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên Việt 1

Nam vẫn giữ được một mức lạm phát ổn định với mức 3% vào năm 2019, năm 2020 tăng 2.31% và mặc dù dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp nhưng đến thời điểm này, các chuyên gia và các tổ chức quốc tế đều nhìn nhận doanh nghiệp đã thích ứng với trạng thái bình thường mới, và dự báo lạm phát trong năm 2021 sẽ ở mức 3% đến dưới 4%. Lạm phát được xem là thấp so với mức tăng trưởng của nền kinh tế giúp ổn định nguồn vốn của các doanh nghiệp khi đầu tư vào thị trường. Đồng thời, chi phí nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng bình ổn hơn. Không những vậy, lượng tiêu dùng cũng tăng nhờ giá sản phẩm được giữ bình ổn do lạm phát, thu nhập người dân tăng nhanh hơn dẫn đến hạn chế các áp lực của lạm phát. Nhất là khi thị trường sữa Việt Nam được dự báo sẽ phát triển lâu dài, nắm bắt tình hình lạm phát và dự đoán được mức ảnh hưởng đến doanh thu là một yếu tố sống còn với doanh nghiệp. 3. Tỷ giá Tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Úc trên Việt Nam Đồng biến động mạnh trong những năm gần đây khi từ mức thấp nhất 12.9 vào giữa năm 2020 tăng mạnh lên đến 17,9 và có xu hướng giảm sang năm 2021. Với ngành xuất khẩu sữa chua của Úc sang Việt Nam, Việt Nam Đồng tăng giá so với Đồng Đô La Úc khiến hoạt động xuất khẩu thu về Việt Nam Đồng khi đổi sang nội tệ sẽ giúp tăng lợi nhuận. Tuy nhiên về lâu dài tình hình biến động liên tục cũng là nguy cơ ảnh hưởng đến sự bất ổn về doanh thu, nhất là khi đây là một thị trường cần có sự đầu tư dài hạn. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã từng bị Hoa Kỳ liệt vào nhóm các quốc gia phá giá và thao túng tiền tệ, có thể thấy xu hướng của Việt Nam Đồng nhìn chung qua nhiều năm có xu hướng giảm và chỉ tăng trong vài tháng trở lại đây do áp lực phải ổn định giá đồng tiền, điều này dẫn đến thách thức khi công ty quyết định đầu tư. 4. Thu nhập bình quân đầu người Theo tổng cục Thống kê vừa công bố, thu nhập bình quân 1 người/1 tháng của Việt Nam năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019. Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung cả nước tăng bình quân 8,2%. 2

Trong đó thu nhập ở nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2020 đạt 9,1 triệu đồng, cao gấp đến hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất), với mức thu nhập ước tính chỉ đạt 1,1 triệu đồng. Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 6,0 triệu đồng 1 người 1 tháng, cao gấp 2,2 lần vùng có TNBQ đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 2,7 triệu đồng 1 người 1 tháng. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn rất thấp so với các nước phát triển, cộng thêm sự chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa các vùng miền, các dân tộc ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô ngành sữa và mức độ phát triển đặc biệt là phân khúc sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm chưa thể phân phối đến tay mọi lớp người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm người dân có thu nhập thấp, người dân vùng cao, cá biệt có tình trạng nhiều trẻ em vùng núi còn không biết đến sữa là gì 5. Chi tiêu Về chi tiêu, mức chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước năm 2020 là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018. Mức chi tiêu tăng chậm so với thời kỳ trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm tác động mạnh mẽ đến thu nhập và tâm lý của người tiêu dùng. Chi cho đời sống chiếm 2,7 triệu đồng/người/tháng, bằng 93% trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Có thể thấy người Việt Nam có thói quen chi tiêu rất lớn cho đời sống, đây là một lợi thế và cơ hội cho thị trường sữa chua, nhất là sau đại dịch người dân đã nhận ra được tầm quan trọng của các vấn đề về sức khỏe, sức đề kháng. Tuy nhiên do thu nhập chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nên sau đại dịch người dân có xu hướng sẽ cắt giảm và thắt chặt chi tiêu nên ngành sữa chua đặc tại Việt Nam sẽ gặp rất nhiều kho khăn và thách thức về lượng cầu. II. Chính sách, luật, công nghệ và văn hóa 1. Chính sách và luật pháp Việt Nam Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc rất lớn vào sự am hiểu chính sách và luật pháp của nước sở tại, bất kể là doanh nghiệp quốc tế hay doanh nghiệp có quy mô, kinh nghiệm dày dặn. 3

Hiện tại giữa Việt Nam và Úc đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do, từ AANZFTA giữa ASEAN, Úc, New Zealand, một CPTPP đang bắt đầu được thực thi hay sắp tới đây là RCEP đã được ký kết và sắp có hiệu lực. Chính sách của Việt Nam là cố gắng mở cửa nền kinh tế thông qua ký kết các hiệp định song phương, bắt đầu tham gia vào cuộc chơi chung toàn cầu, từ đó có thể thấy mức độ mở cho nền kinh tế với thế giới nói chung, đặc biệt mức độ tự do thương mại giữa Úc và Việt Nam nói riêng là rất cao, thuế dành cho mặt hàng sữa và các sản phẩm làm từ sữa sẽ ở mức 0% tạo ra rất nhiều điều kiện vô cùng thuận lợi cho ý định đầu tư của công ty. Sự gia tăng về thức ăn và đồng cỏ không tương xứng với tốc độ tăng đàn bò sữa, thức ăn cho bò sữa đặc biệt là thức ăn thô xanh không đủ số lượng, kém về chất lượng. Theo như quyết định số 167 của Thủ tướng về quy hoạch và phát triển chăn nuôi bò sữa thì chỉ có 15 tỉnh thành được phép nuôi, nhưng thực tế phong trào đã lan ra đến 33 tỉnh thành, ngay cả đến những tỉnh thành không có điều kiện chăn nuôi như đồng cỏ, nhà máy chế biến. Giá bò giống, công lao động và mọi chi phí khác đều tăng cao, hiện tượng bò sữa có chứa chất Melamin. Từ đó các công ty không ngừng bị kiểm tra chất lượng về sự nhiễm độc Melamin, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều công ty. Nhà nước Việt Nam quan tâm hơn và đã bắt đầu có những chính sách quản lý thị trường, xử lý nghiêm theo quy định, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sữa nguyên liệu nhập khẩu, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, cụ thể là bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố, đăng ký chất lượng sản phẩm. Kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm xuất, nhập khẩu theo tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chính sách này cần được doanh nghiệp quan tâm đặc biệt nhất là cập nhật những quy định để đáp ứng kịp thời và thuận lợi xuất khẩu. Tuy nhiên chính sách kiểm soát của Việt Nam sẽ không ngăn chặn độ mở của nền kinh tế, đặc biệt đây không phải là công cụ để thực hiện bảo hộ thương mại khi nền kinh tế Việt Nam chỉ vừa mới vươn lên, mới bắt đầu hội nhập và đang cần thiết để nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Việt Nam còn có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển đàn bò sữa để tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ lệ sữa nguyên liệu nhập 4

khẩu, phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa: bột nhập ngoại. Chính sách này khiến những doanh nghiệp có đầu tư đàn bò sữa trong nước được ưu đãi và đạt được lợi thế, sự hỗ trợ từ nhà nước hơn, qua đó việc xuất khẩu trực tiếp sữa chua đặc và kem từ Úc sang Việt Nam sẽ gặp những bất lợi không nhỏ trước các đối thủ. Khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ để sản xuất thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại. Khuyến khích sử dụng thiết bị chế tạo trong nước tương đương chất lượng thiết bị nhập khẩu cho các dự án đầu tư. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội, sự gia tăng sức ảnh hưởng, vai trò của Hiệp hội sữa Việt Nam khiến cho hoạt động của doanh nghiệp ngày càng b...


Similar Free PDFs