ST6 - TIỂU LUẬN - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc PDF

Title ST6 - TIỂU LUẬN - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Author THY NGUYEN THI MINH
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 279.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 124
Total Views 203

Summary

Download ST6 - TIỂU LUẬN - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

Đề tài: Quấy rối tình dục nơi công sở Mã lớp học phần: 22D1MAN40200101 Giảng viên: ThS. Lê Việt Hưng Nhóm sinh viên thực hiện: Lớp IBC04 Võ Huỳnh Nhi Nguyễn Thị Minh Thy Nguyễn Khánh Trâm Võ Thị Tường Vân

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi một người đều có quyền được làm việc trong một môi trường an toàn, văn minh và công bằng. Tuy vậy, từ 2017, phong trào #MeToo đã càn quét khắp nước Mỹ, báo động rằng vấn đề quấy rối và lạm dụng đang là nguy cơ có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng mà nạn nhân phải trải nghiệm qua, mà đại đa số là đối với phái nữ ở nơi làm việc. Đặc biệt là khi làn sóng này ngày càng lan rộng trên toàn thế giới, cho thấy vấn đề quấy rối, đặc biệt là quấy rối tình dục tại nơi làm việc, vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.

Vậy quấy rối tình dục là gì? Vì sao vấn nạn này lại gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với người trong cuộc và nó đã trở thành mặt trái của quản trị tổ chức trong doanh nghiệp? Lý do nào khiến cho làn sóng #MeToo nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo dân chúng đến như vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài luận dưới đây.

NỘI DUNG I. ĐỊNH HÌNH VẤN ĐỀ I.1. Quấy rối tình dục là gì? Quấy rối tình dục là một hình thức quấy nhiễu mà đặc biệt là hướng về giới tính của người có liên can. Quấy rối tình dục có thể hiểu là việc sử dụng các hành vi hoặc lời nói có liên quan đến tình dục nhằm gây tổn thương danh dự và nhân phẩm của cả nam hoặc nữ giới. Đây là hành vi mang tính xúc phạm đối phương không được chấp nhận hay mong muốn. Quấy rối tình dục có thể biểu hiện trong nhiều trường hợp, được Ủy Ban Cơ Hội Việc Làm Công Bằng Hoa Kỳ liệt kê như sau: - Nạn nhân bị hại, hoặc người lạm dụng, có thể là nam hoặc nữ. Người bị hại không nhất thiết phải trái giới tính với thủ phạm. - Kẻ gây ra hành vi lạm dụng có thể là quản lý của nạn nhân, hoặc cơ quan tuyển dụng, cấp cao đến từ công ty hoặc khu vực khác, là đồng nghiệp hoặc thậm chí không phải là nhân viên, ví dụ như khách hàng hoặc đơn vị bán hàng cho doanh nghiệp,... - Các nạn nhân không chỉ bao gồm những người bị quấy rối, mà còn là những người chịu ảnh hưởng từ những hành vi mang tính tấn công, gây ra tổn thất cả về thể xác lẫn tinh thần. - Quấy rối tình dục có thể được khép vào vi phạm pháp luật ngay cả khi không gây ra tổn hại về vật chất. - Bất kỳ hành vi nào từ người xâm hại tình dục cũng đều không được hoan nghênh, khuyến khích. Quấy rối về tình dục đang diễn ra âm ỉ, gây bức xúc cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới dạng sau:

- Trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy lợi ích liên quan đến công việc. - Hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Theo ủy ban CEDAW (United Nations Committee on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women): “Quấy rối tình dục bao gồm các hành vi có tính chất tình dục, không mong muốn như tiếp xúc thân thể, nhận xét/bình phẩm mang ý nghĩa tình dục, thể hiện, trưng bày hình ảnh tình dục, vật phẩm khiêu dâm; gạ gẫm tình dục bằng lời nói hoặc hành động. Hành vi đó có thể xúc phạm danh dự và ảnh hưởng đến sức khỏe và đe doạ sự an toàn”.

Có thể nói rằng, quấy rối tình dục không chỉ dừng lại ở các hành vi, cử chỉ tiếp xúc thân thể mà còn ở chính những lời nói gạ gẫm gợi dục. Hành vi này là bất hợp pháp khi nó khiến nạn nhân rơi vào tình trạng yếu thế, các điều kiện làm việc bất lợi hoặc bị ảnh hưởng các quyền lợi tại nơi làm việc. I.2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc Quấy rối tình dục nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được sự đồng ý của người đó. (Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019). Nơi làm việc được hiểu là là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động. Theo quy định của pháp luật, những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, tập huấn, hội thảo, bữa ăn, chuyến đi công tác chính thức, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định đều được tính là nơi làm việc. Ngày nay trong phần lớn các nước phương Tây quấy rối tình dục được coi là phaân biệt đối xử nơi công sở và là trái luật, nhưng phải phân biệt với việc laạm dụng tình dục dưới hình thức xâm chiếm tình dục cũng như là sử dụng bạo lực cơ thể mà về phía nó thông thường là đã đầy đủ tình trạng phạm tội. Ngoài những việc khác, quấy rối tình dục là những hành động và nhận xét làm hổ thẹn hay làm nhục và có liên quan đến giới tính, tiếp cận cơ thể không được sự mong muốn, tiếp cận trong quan hệ hứa hẹn ban thưởng và/hay trấn áp. I.3 Những con số biết nói Theo một nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Châu Âu thì khoảng 40%–50% nữ nhân viên và khoảng 10% nam nhân viên đã từng một lần là mục tiêu của quấy rối tình dục. Tại Mỹ 31% lao động nữ và 7% người lao động nam cho biết họ đã từng bị QRTD. Một con số lên đến 40-50% nữ giới tại Châu Âu bị quấy rối. Tỷ lệ này cũng đáng chú ý tại Ý khi 55.4% nữ

trong độ tuổi 14- 49 từng trải qua tình trặng này. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được hiện diện rõ tại các doanh nghiệp, 17% ứng viên cấp trung phỏng vấn cho biết đã từng “nhận được những đề nghị liên quan đến tình dục từ cấp trên để đổi lấy các lợi ích tại nơi làm việc. Đặc biệt, 30% số quốc gia trên thế giới chưa có luật cấm quấy rối tình dục chốn công sở, khiến gần 235 triệu lao động nữ đã, đang và có nguy cơ trở thành nạn nhân. Đây chính là minh chứng cụ thể cho việc quấy rối tình dục đã âm thầm gây nên khổ sở cho vô vàn con người, mà đối tượng chính là tầng lớp yếu thế hơn, chủ yếu là đối với phái nữ. I.4. Ảnh hưởng của vấn nạn quấy rối tình dục  Thực chất, đây là một hình thức phân biệt đối xử liên quan đến giới tính, gây ảnh hưởng xấu tiêu cực tới môi trường công sở, phá vỡ sự bình đẳng giữa người lao động nam và lao động nữ. Nó dẫn đến những tác động xấu về tâm lý, thậm chí gây lo lắng, căng thẳng và tổn thương sâu sắc về cả thể xác lẫn tinh thần cho người bị hại, cụ thể là nỗi ám ảnh khi bị quấy rối tình dục có thể gây mất ăn, mất ngủ, trở thành nỗi lo âu thường trực, biến chuyển thành trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nạn nhân luôn cảm thấy xấu hổ với mọi người xung quanh, không dám tiếp xúc với xã hội, dần dà có thể dễ dàng sa ngã với tệ nạn như sử dụng ma túy, chất cấm, mại dâm,... Tê hơn, thậm chí còn những trường hợp tự kết liễu cuộc đời mình, chấm dứt chuỗi ngày sống trong khổ đau, suy sụp tinh thần. Hậu quả là làm cho môi trường công sở trở nên thiếu sự an toàn, hiệu suất cũng như năng suất làm việc bị giảm sút. Đây chính là mối đe dọa trực tiếp đến an nguy xã hội và sự phát triển của một quốc gia. I.5. Nguyên nhân xảy ra tình trạng quấy rối và lạm dụng tại nơi làm việc Quản trị tổ chức kém là nguyên nhân gốc rễ Quản trị tổ chức yếu kém tạo cơ hội cho lạm dụng quyền lực trở nên phổ biến, không chỉ ở cấp cao nhất mà còn lây lan xuống các tầng quản trị phía dưới. Các cá nhân được tạo cơ hội không ngần ngại “thử nghiệm” mọi vi phạm có hoặc không có mặt trong nội quy chính sách. Khát khao lớn nhất của họ khi quấy rối tình dục là được có cảm giác quyền lực, được phục tùng bởi những người có vị thế kém hơn mình. Khát khao tình dục tại nơi làm việc cũng cao không kém, nó có giá trị giải tỏa căng thẳng, nhưng trên hết là sự hấp dẫn của cảm giác được “làm trái”, được “vi phạm” những việc “phải làm” hoặc “không được làm.” Nếu tình dục có thể được trao đổi bằng cơ hội việc làm, thăng tiến, tăng lương, hay điều kiện công việc theo ý muốn, thì khi không đạt được mục đích tình dục, các lợi ích này sẽ trở thành vũ khí để hạ bệ, đuổi việc, giảm lương & đối xử bất công với kẻ chống lại quấy rối tình dục. Quản trị tổ chức kém thường có hai dạng chính, một là gien tổ chức hà khắc, kiểu quân đội. Hai là gien lỏng lẻo, không quy tắc, khuyến khích tự do. Dạng thứ nhất diễn ra tại các tổ chức có văn hóa hoăc gien quản trị kiểu hà khắc, thống trị. Lãnh đạo cấp cao nhất chỉ tin vào phong cách quản lý quân đội, lý trí, khắc nghiệt & thiếu cảm xúc. Tuy nhiên văn hóa kỷ luật không có lỗi, hậu quả tai hại chỉ xảy ra khi tổ chức này cho phép những hành vi bất công bằng, đúng sai lẫn lộn, tiền hậu bất nhất. Trường hợp Show Ellen DeGeneres là một ví dụ. Lãnh đạo cứng nhắc, một chiều & không lắng nghe ý kiến nhân viên trong hoạt động hàng ngày. Chỉ đến khi 36 nhân viên đồng loạt cùng tố cáo và đưa lên báo chí

thì mới “vỡ lẽ” hoặc mới xin lỗi & cam kết sửa đổi. Hiện giờ thì Ellen đã phải dứt ruột bỏ đi đứa con mang tên mình. Dạng thứ hai diễn ra tại các tổ chức có văn hóa hoặc gien quản trị lỏng lẻo, không có quy tắc hoặc quy tắc nửa vời, thường là môi trường khuyến khích sáng tạo, chủ động trong công việc. Hệ quả lớn nhất của gien này vẫn là đúng sai lẫn lộn, các giá trị tráo đổi cho nhau, mục tiêu bay lượn, đẩy nhau ra hoặc triệt tiêu lẫn nhau. Đơn cử như các gameshows ở Việt Nam, nếu tiêu chí chính là giải trí, tạo hiệu ứng truyền thông bằng drama hơn là tính chất giáo dục, thường thức, thì đương nhiên các Shark (cá mập - chỉ các nhà đầu tư trong show Shark Talk Thương vụ bạc tỉ) có thể thoải mái thể hiện cá tính, quan điểm và giá trị sống của riêng mình mà chẳng có quy tắc nào níu giữ họ cả. Sau những câu nói nửa đùa nửa thật với các nhà sáng lập nữ trong show, họ chẳng ngại ngùng tuyên bố "xem tướng" cũng là một tiêu chí để đầu tư hàm ý với phụ nữ thì hình thức quan trọng hơn tri thức của họ. Kết quả là một làn sóng chỉ trích chương trình và nhà sản xuất phải cắt bỏ những đoạn clip "nhạy cảm" đó.

I.6. Hiện trạng quấy rối tại nơi đông người – Những minh họa điển hình Chiều 18/03/2019, lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đơn vị đã ra quyết định xử phạt hành chính người đàn ông bị tố có hành vi sàm sỡ, cưỡng ép và ôm hôn cô gái trong thang máy chung cư Golden Palm ở phường Nhân Chính. Theo đó, ông Đỗ Mạnh Hùng bị xử phạt về hành vi "Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác", quy định điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP (mức phạt đối với hành vi này là từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng). Ông Hùng bị lập biên bản xử phạt với số tiền 200 nghìn đồng. Sự việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong xã hội, khi dư luận cho rằng, hành vi này chỉ bị phạt 200.000 đồng là quá nhẹ và thực sự không có giá trị giáo dục để răn đe đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm và thân thể người phụ nữ. Theo đó, mức phạt hành chính 200.000 đồng được xem là quá nhẹ, điều này tạo một tiền lệ xấu, thói quen coi thường phụ nữ, đồng thời, sẽ có một số người sẵn sàng vi phạm để chịu phạt đối với các hành vi tương tự. Vào giữa năm 2021, câu chuyện về việc quấy rối lại một lần nữa dậy sóng khi Shark Tank mùa 4 đã trở thành tâm điểm chú ý của dân mạng những ngày gần đây. Lý do không nằm ở màn thuyết phục bùng nổ mà lại đến từ những lời khen của một Shark dành cho Nguyễn Thị Thu Hằng - nữ CEO xinh đẹp của startup Wiibike khi tham gia chương trình gọi vốn. Cụ thể, ngay trên sóng truyền hình, Shark Phú (Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Sunhouse) đã có những câu nói gây chú ý như: "Anh chỉ mải nhìn em nên chẳng thấy gì ở chiếc xe cả", "Em không cần giải thích gì thêm về business. Với anh chỉ cần liếc mắt là biết business nào rồi. Nên anh đã nói ngay từ đầu, anh không quan tâm đến business, không quan tâm đến sản phẩm mà đang quan tâm đến mỗi em thôi.” Ngoài ra, Shark Hưng cũng cười với Shark Bình về màn đầu tư của Shark Phú: "Đã nói với Bình ngay từ đầu rồi, cứ sạch, xanh, xinh là xong". Dư luận đã có những ý kiến trái chiều về vấn đề này, mà đa phần là bình phẩm về sự thiếu tinh tế, cũng như những lời nói mang hàm ý thiếu tôn trọng đối với cả nữ CEO đến gọi vốn và

người xem chương trình. Trong khi Shark Tank là một chương trình cân não, cần phải có những lý do thuyết phục để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư, thì việc Shark Phú ra lý do chọn đơn vị khởi nghiệp này là cách nói cợt nhả, xem thường phụ nữ, không phù hợp với thời đại xã hội tiến bộ - văn minh.

II. PHONG TRÀO #MeToo Vào năm 2017, nữ diễn viên Alyssa Milano đã khuyến khích loan truyền hashtag #MeToo, như là một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm tiết lộ sự phổ biến của việc lạm dụng và quấy rối tình dục. Milano tweet: "Nếu tất cả những người phụ nữ đã bị quấy rối tình dục hoặc tấn công đều viết 'Tôi cũng vậy'. như là một tình trạng, chúng ta có thể làm mọi người ý thức tới tầm quan trọng của vấn đề." Milano sau đó đã thừa nhận là Burke đã dùng cụm từ này trước đó. Milano thông báo trong một cuộc phỏng vấn với Rolling Stone rằng cô và 300 phụ nữ khác trong ngành công nghiệp điện ảnh hiện đang hỗ trợ một phong trào khác gọi là Time's Up, một sáng kiến nhằm giúp chống lại bạo lực tình dục và quấy rối tại nơi làm việc thông qua vận động hành lang và tài trợ cho nạn nhân để nhận được trợ giúp pháp lý nếu họ không đủ khả năng. Mục tiêu của cô là nâng cao nhận thức cho phụ nữ trên khắp thế giới về số lượng phụ nữ đã bị quấy rối tình dục. Cụm từ "Tôi cũng vậy" ("Me too") được Milano đưa lên Twitter vào khoảng giữa trưa ngày 15 tháng 10 năm 2017 và đã được sử dụng hơn 200.000 lần vào cuối ngày, và hơn 500.000 lần cho tới ngày 16 tháng 10. Trên Facebook, #Me Too được sử dụng bởi hơn 4,7 triệu người trong 12 triệu bài đăng trong 24 giờ đầu tiên, cho thấy vấn nạn quấy rối tình dục đã lan tràn trong mọi ngóc ngách của đời sống, trở thành nỗi bức xúc của một bộ phận rất đông công nhân nói riêng và người dân nói chung. Làn sóng #MeToo đã mở đường cho một kỷ nguyên cứng rằn và mạnh tay hơn nữa của các quốc gia trong việc đưa ra hành động pháp lý cụ thể để răng đe, trừng phạt những kẻ có hành vi phạm tội, đặc biệt là ở những nơi đã thông qua luật cấm quấy rối tình dục trong Bộ luật Lao động. Nó cũng thúc đẩy chính phủ các nước chỉnh sửa và ban hành những điều lệ luật mới, phù hợp hơn hướng đến bảo vệ phụ nữ và giai cấp yếu thế trong xã hội.

III. CHẾ TÀI XỬ LÝ VẤN ĐỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHỐN CÔNG SỞ III.1. Phương hướng giải quyết Ở Việt Nam, các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thường khó chứng minh hành vi, hậu quả. Một phần do sự e ngại, sợ tai tiếng, sợ mất việc làm nên người bị lạm dụng thường có xu hướng im lặng, chịu đựng. Họ giữ suy nghĩ im lặng thì sẽ tránh được phiền phức và đối tượng sẽ không lặp lại hành vi đó với mình. Tuy nhiên, im lặng không thể là giải pháp giải quyết vấn đề này một cách triệt để. Để giải quyết vấn nạn quấy rối tình dục công sở, ta cần dựa trên các nền tảng về văn hóa, giáo dục, đạo đức kết hợp với công nghệ và pháp luật. Theo đó, có một số giải pháp đề xuất dựa trên việc chủ động giáo dục, phòng ngừa cùng với chế tài quy định theo pháp lý để hạn chế các hành vi quấy rối ở nơi làm việc như sau:

Thứ nhất: Xây dựng và thực hành văn hóa công sở, văn hóa ứng xử nơi công cộng, trong đó có Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành. Các cá nhân và tổ chức cần thực hiện bộ quy tắc này một cách thực chất, dựa trên các giá trị cốt lõi của văn hóa tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì được không gian làm việc an toàn, lành mạnh, bình đẳng, tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực của người lao động. Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối nơi làm việc cần được lồng ghép thực hiện trong các phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công vụ do Chính phủ đã phát động. Thứ hai: Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, có chế tài nghiêm khắc, có tính răn đe cao đối với các hành vi quấy rối tình dục để bảo vệ người bị quấy rối. Cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm điều tra, công khai danh tính những người xâm hại tình dục và nâng mức xử phạt hành chính hiện nay để họ không dám tái phạm. Thứ ba: Cán bộ, công chức, lãnh đạo trong các tổ chức cần gương mẫu thực hiện văn hóa, chấp hành nghiêm túc quy tắc ứng xử văn minh nơi công sở/công cộng kết hợp việc quản lý nhân sự bằng công nghệ hiện đại. Các camera giám sát tại nên được đặt ở nhiều vị trí ở nơi làm việc và ở các nơi công cộng. Điều này góp phần làm hạn chế những hành vi lệch chuẩn do họ bị giám sát chặt chẽ; đồng thời, cung cấp những bằng chứng khách quan, xác thực nhất, giúp cho việc điều tra, truy tố hay xử phạt đúng người, đúng tội những hành vi quấy rối nơi công sở. Thứ tư: Nâng cao nhận thức về việc phòng chống quấy rối liên quan đến tình dục của xã hội, đặc biệt là trong các tổ chức, doanh nghiệp, nơi làm việc thông qua các biện pháp giáo dục, đào tạo, truyền thông, xử lý nghiêm các vụ việc… III.2. Những điều luật cụ thể tại Việt Nam

a, Quy định pháp lý Hiện nay, hành vi quấy rối tình dục đã xuất hiện ở nhiều nơi, kể cả ở nông thôn và thành phố, đặc biệt là tại nơi làm việc. Đã có không ít các vụ quấy rối tạo những làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có những hình phạt xử lý thích đáng những đối tượng này. Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, người thực hiện hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; Phòng chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy chữa cháy; Phòng ngừa và kiểm soát bạo lực gia đình. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 5, Nghị định này quy định những người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ở đây, cử chỉ thô bạo, trêu ghẹo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đều được xem là tội quấy rối tình dục. Ngoài ra, trường hợp hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ

Luật Hình sự 2015: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Người phạm tội có thể bị xử lý các khung hình phạt cao hơn nếu có các yếu tố tăng nặng. Không chỉ vậy, để xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước khi bị quấy rối và người lao động sẽ bị sa thải nếu có hành vi quấy rối người khác tại nơi làm việc. b, Đối với cá nhân Quấy rối thường là những hành vi rất khó chứng minh và dễ bị chối bỏ bởi khó có thương tổn rõ ràng trên cơ thể và người thực hiện cho rằng đó chỉ là vui đùa, trêu ghẹo. Tuy nhiên, mức độ đau xót và những hệ lụy lâu dài của nó đối với nạn nhân sẽ là nỗi ám ảnh đè nặng lên tâm lý đến suốt cuộc đời. Chính vì vậy, mỗi người lao động rơi vào trường hợp này nên biết cách để đối phó và loại bỏ nó. b.1. Kín đáo, lịch sự và nghiêm túc nơi công sở Công sở là nơi làm việc, chính vì vậy, lao động nữ nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục nhã nhặn, không nên quá gợi cảm, sexy. Điều này sẽ tránh được việc gây thu hút, lòng ham muốn của người khác giới. Bên cạnh đó, khi nghe thấy những lời chọc ghẹo, tán tỉnh hay những hình ảnh khiêu dâm, hãy thờ ơ với nó, không quan tâm tới những chuyện xung quanh, tập trung vào công việc và tránh tiếp xúc với đối tượng để làm giảm sự hứng thú của “hắn” đối với mình. b.2. Khiếu nại tới cấp trên Nếu những lời nói hay hành vi quấy rối không có dấu hiệu dừng lại và vượt quá tầm kiểm soát của bản thân thì người lao động nên khiếu nại tới cấp trên, người có thẩm quyền giải quyết trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình để xử lý kẻ có hành vi quấy rối. Việc khiếu nại có thể thực hiện trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn. Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, thời hạn giải quyết khiếu nại là không quá 30 ngày hoặc 45 ngày đối với vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý. Người lao động có hành vi quấy rối tình dục sẽ bị coi là vi phạm kỷ luật lao động. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người này sẽ bị xử lý theo các hình thức khác nhau. Nếu chưa đến mức độ nghiêm trọng, người vi phạm sẽ bị kh...


Similar Free PDFs