Sự vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes PDF

Title Sự vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes
Course Kinh tế vĩ mô
Institution Học viện Tài chính
Pages 11
File Size 374.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 511
Total Views 604

Summary

Download Sự vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes PDF


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ ( HỌC KỲ I - GIAI ĐOẠN 2, NĂM HỌC 2021-2022 )

HÀ NỘI – 2021 Họ và tên: Nguyễn Diệu Hương

Mã Sinh viên: 2173401010218

Khóa/Lớp: CQ59.30.05+06_LT2

(Niên chế): CQ59/30.06

STT: 14

ID phòng thi: 582-058-1211

Ngày thi: 18/12/2021

Giờ thi: 8h30

BÀI THI MÔN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi: Đề 2

Thời gian thi: 3 ngày 1

Đề bài: Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. Sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay. BÀI LÀM MỤC LỤC A. Mở đầu: ……………………………………………………………………...3 B. Nội dung tiểu luận: ………………………………………………………….3 Phần 1: Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes ……………....3 1.1.Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm học thuyết kinh tế của J.Keynes3 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời học thuyết kinh tế của J.Keynes...3 1.1.2. Sơ lược tiểu sử J.Keynes.............................................4 1.1.3. Đặc điểm học thuyết kinh tế của J.Keynes................4 1.2. Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes.....................5 Phần 2: Sự vận dụng lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay..........................7 2.1. Tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay..............................7 2.2. Sự vận dụng lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay................7 2.3. Kết quả, tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế Việt Nam………………………………………………………..9 C. Kết luận………………….………………………………………………....10 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….11

2

A.

MỞ ĐẦU Lý thuyết lãi suất là 1 lý thuyết nổi bật trong lý thuyết việc làm - lý thuyết

trung tâm trong hệ thống các quan điểm kinh tế của J.Keynes. Trong tình hình đất nước đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19, nhà nước đã vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes mà cụ thể là lý thuyết lãi suất tư bản cho vay để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, em đã tìm hiểu và nghiên cứu chủ đề "Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. Sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay". B.

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

Phần 1: Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. 1.1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm học thuyết kinh tế của J.Keynes 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời học thuyết kinh tế của J.Keynes Vào những năm 30 của thế kỷ XX, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện và ngày càng phát triển, trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế. Nhiều sự kiện làm chấn động nền kinh tế tư bản mà đỉnh cao là cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã làm “phá sản” tư tưởng tự do kinh tế của trường phái “Cổ điển” và “Cổ điển mới” về nền kinh tế thị trường tự điều tiết. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một lý thuyết kinh tế mới ra đời làm cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn, tạo ra sự ổn định và phát triển của nền kinh tế tư bản. Trước bối cảnh trên của nền kinh tế tư bản, học thuyết kinh tế J.Keynes ra đời nhằm chống khủng hoảng, thất nghiệp và lạm phát. Sự ra đời học thuyết kinh tế của J.Keynes đánh dấu bằng sự ra đời của tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936).

3

1.1.2. Sơ lược tiểu sử J.Keynes John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học người Anh. Ông xuất thân trong một gia đình có bố là giảng viên giảng dạy logic và kinh tế chính trị tại trường đại học Cambridge còn mẹ là cố vấn thị trường Cambridge. Ông học đại học ở Cambridge chuyên ngành toán học sau đó chuyển sang kinh tế học. Sau khi tốt nghiệp, ông giảng dạy nguyên lý kinh tế chính trị học và lý luận tiền tệ tại trường đại học Cambridge, đồng thời phục vụ chính phủ hoặc giới tài chính tiền tệ. Ông là người khai sinh ra kinh tế học vĩ mô hiện đại, nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX và là một trong ba nhà kinh tế học vĩ đại nhất lịch sử. 1.1.3. Đặc điểm học thuyết kinh tế của J.Keynes J.Keynes thừa nhận lý thuyết thị trường tự điều tiết nền kinh tế ở mức độ nhất định. Muốn có cân bằng kinh tế vĩ mô, nhà nước phải can thiệp vào kinh tế, điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng những chính sách kinh tế thích hợp. J.Keynes đưa ra lý thuyết kinh tế vĩ mô về hệ thống điều tiết của độc quyền nhà nước. Theo ông, nghiên cứu kinh tế phải xuất phát từ tổng lượng lớn trong nền kinh tế, nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổng lượng và khuynh hướng biến đổi giữa chúng để tìm ra công cụ, chính sách kinh tế tác động và các khuynh hướng làm thay đổi tổng lượng. Mô hình phân tích vĩ mô gồm 3 đại lượng: đại lượng xuất phát, đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc. Từ sự phân tích các biến số kinh tế vĩ mô, J.Keynes đã nhận thấy nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp. Theo ông, để thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nhà nước cần phải khuyến khích khuynh hướng đầu tư, hạn chế khuynh hướng tiết kiệm. Nội dung chủ yếu trong học thuyết kinh tế của J.Keynes là lý thuyết chung về việc làm và lý thuyết nhà nước điều tiết nền kinh tế. Trong đó, lý thuyết chung về việc làm bao gồm: khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và tiết kiệm giới hạn, lãi suất tư bản cho vay (lý thuyết lãi suất), hiệu quả giới hạn của tư bản đầu tư và cuối cùng là số nhân đầu tư.

4

1.2. Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes Theo J.Keynes, lãi suất không phải số tiền trả công cho việc tiết kiệm hay nhịn tiêu dùng mà nó là việc trả công cho sự “chia ly với của cải tiền tệ”, một sự mạo hiểm khi chuyển quyền sử dụng tiền cho người khác. Từ quan niệm đó, J.Keynes cho rằng lãi suất là số tiền trả công cho việc không sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất chịu tác động của hai nhân tố: Thứ nhất, khối lượng tiền mặt trong lưu thông (cung tiền) Khối lượng tiền tệ trong lưu thông càng tăng thì lãi suất giảm và ngược lại. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông ảnh hưởng đến lãi suất, nếu lãi suất giảm sẽ có lợi cho nhà đầu tư, khuyến khích họ vay tiền để tăng đầu tư, tăng việc làm, nên để giảm lãi suất, J.Keynes đề nghị nhà nước phải chủ động điều tiết tiền tệ bằng biện pháp in thêm tiền giấy đưa vào lưu thông. Lãi Cung tiền suất Cầu tiền Cung tiền Lãi suất tăng thị trường Lãi suất giảm

Ms

Ms’

Lượng tiền

Thứ hai, sự ưa chuộng tiền mặt (cầu tiền) Theo J.Keynes, tiền mặt được ưa chuộng là do nhu cầu việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch và trong kinh doanh. Sự ưa chuộng tiền mặt còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng những trường hợp bất trắc, những vụ đầu cơ kiếm lời trong những thời cơ nhất định. Nhu cầu sử dụng tiền mặt không cố định, sự thay đổi của nhu cầu tiền mặt tùy thuộc vào việc có hay không có thị trường mua bán chứng khoán. Nhu cầu đầu cơ sẽ mạnh lên khi thị trường mua bán chứng khoán được 5

hình thành, trong trường hợp không có thị trường chứng khoán thì nhu cầu dự phòng sẽ tăng lên. Như vậy, sự ưa chuộng tiền mặt là một khuynh hướng tâm lý, có tính chất hàm số, ấn định khối lượng tiền mà dân chúng muốn giữ theo mức lãi suất nhất định.

Lãi suất

Nếu : Lãi suất: r Khối lượng tiền: M Hàm số ưa chuộng tiền mặt: L

r1 r2 Md1

Thì : M = L(r)

Md2

Lượng tiền

Sự ưa chuộng tiền mặt của dân chúng phụ thuộc ba động lực: Một, động lực giao dịch: là nhu cầu tiền dùng giao dịch hàng ngày. Nó phụ thuộc quy mô thu nhập và hoạt động kinh doanh. Hai, động lực dự phòng: là giữ tiền nhằm kiếm lời trên thị trường chứng khoán. Nếu gọi :

M : sự ưa chuộng tiền mặt M1 : số tiền mặt dùng cho giao dịch và dự phòng M2 : số tiền mặt dùng đầu cơ L1(R) : hàm số tiền mặt xác định M1 tương ứng với thu nhập R L2(r) : hàm số tiền mặt xác định M2 tương ứng với lãi suất r

Thì:

M = M1 + M2 = L1(R) + L2(r) Trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa biến đổi của R và r, các nhân tố xác

định hàm số L1 và L2, J.Keynes kết luận: Không chỉ M2 biểu hiện hàm số của r mà thu nhập R cũng phụ thuộc r. Vì vậy, M1 và M cũng phụ thuộc vào r. Có nghĩa sự ưa chuộng tiền mặt là hàm số của lãi suất.

6

Theo J.Keynes, lãi suất là một khuynh hướng tâm lý cao độ, có tính quy ước, cho nên sự thay đổi lãi suất cũng nhanh chóng được dư luận công chúng chấp nhận. Nắm bắt khuynh hướng tâm lý của lãi suất, nhà nước phải sử dụng lãi suất như một công cụ kinh tế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế. Phần 2: Sự vận dụng lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 2.1. Tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù bước đầu đã ngăn chặn kịp thời và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây ra gián đoạn sản xuất và lưu thông hàng hóa của một số ngành như : du lịch, dịch vụ, vận tải, xuất, nhập khẩu, y tế, giáo dục,... khiến nhiều nơi phải dừng hoạt động và có thể bị phá sản. Dịch COVID-19 đã gây ra tổn thất về kinh tế lớn chưa từng có, khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang ở mức bình quân 7% năm (2018-2019) giảm xuống 2,91% trong năm 2020 và năm 2021 có thể chỉ tăng trưởng khoảng 2%. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng. Trong Quý II/2021, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động lần lượt là 2,4% và 2,6%, đều tăng so với Quý I/2021 (2,19% và 2,2%). Có thể thấy, dịch COVID-19 hiện nay đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ và những khó khăn vô cùng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. 2.2. Sự vận dụng lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực trạng nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách kinh tế mới có khả năng thích ứng với tình hình và học thuyết kinh tế của J.Keynes 7

đáp ứng được điều này. Dưới góc độ chính sách kinh tế vĩ mô, nhiều nhà kinh tế cho rằng để giải quyết cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra cần sử dụng công cụ chính là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong đó, lãi suấtmột trong hai công cụ của chính sách tiền tệ đóng vai trò hết sức quan trọng và có tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Theo đó, hệ thống ngân hàng đã triển khai kịp thời các giải pháp chính sách như: điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ; giảm đồng thời các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, miễn, giảm phí thanh toán. Nhà nước in thêm tiền, tăng thêm khối lượng tiền mặt trong lưu thông để thúc đẩy các nhà đầu tư kinh doanh. Theo báo cáo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến ngày 27/9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ ngày 23/1/2020 là khoảng 531.000 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng chủ động miễn giảm các loại phí, lãi vay đến nay là lần thứ tư, mức giảm lãi cao nhất đến 3%/năm, giảm 1% trong năm 2020 và giảm thêm 0,66% trong 8 tháng đầu năm 2021. Đến cuối tháng 9/2021 các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng, tổng số tiền lãi miễn giảm hạ cho khách khoảng 27.000 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến nay đạt 5,2 triệu tỷ đồng cho 800.000 khách hàng. Đặc biệt 16 ngân hàng (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) thực hiện chỉ đạo của NHNN và kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng giảm lãi lũy kế từ ngày 15/7/2021 đến ngày 30/9/2021 là 12.236 tỷ đồng. NHNN đã chủ động, liên tục giảm các mức lãi suất điều hành trong năm 2020, tạo điều kiện để hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm hỗ 8

trợ doanh nghiệp. Ngày 16/03/2020, NHNN quyết định điều chỉnh tất cả các mức lãi suất điều hành, bao gồm: giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất điều hành khác từ 0,5%-1%/năm; giảm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 0,25-0,3%. Ngày 13/05/2020, NHNN tiếp tục giảm các mức lãi suất điều hành thêm từ 0,3-0,5 %. Trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn 4,25%/năm. Cụ thể, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm. Đến hết tháng 12/2020, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm lãi suất cho gần 590.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn mức phổ biến 0,5-2,5% so với trước dịch) với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/01 đến hết năm 2020 đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, cho hơn 390.000 khách hàng. Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, 16 ngân hàng đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng. Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

2.3. Kết quả, tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế Công cụ lãi suất đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách tiền tệ trong kiểm soát tiền tệ, không tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và lãi suất thị trường. Tháng 9/2021 đánh dấu tháng cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam xuất siêu trở lại sau chuỗi nhập siêu kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Trong tháng 9, kim 9

ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, nhập khẩu đạt 26,5 tỷ USD. Như vậy, sau 5 tháng liên tiếp nhập siêu, cán cân thương mại đã quay trở lại xuất siêu với giá trị 500 triệu USD. Đây là điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 9 và là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp sau thời gian dài bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Càng về cuối năm 2021, “sức khỏe” của các doanh nghiệp Việt càng có tín hiệu phục hồi, được phản ánh qua các con số tích cực như: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 30 tỷ USD tháng 11/2021, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,5% so với tháng 10/2021 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, cán cân thương mại đã giành lại được “vị thế” xuất siêu với 225 triệu USD. Xuất nhập khẩu Việt Nam có thể sẽ thiết lập kỷ lục mới với trên 600 tỷ USD trong năm nay, góp phần tích cực vào việc hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 11/2021 có 11.902 doanh nghiệp gia nhập thị trường với số vốn đăng ký 149.861 tỷ đồng, tăng 44,6% về số doanh nghiệp, tăng 38% về số vốn so với tháng 10/2021. Đây là tháng có số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất kể từ tháng 4/2021 - thời điểm làn sóng COVID-19 bùng phát lần thứ 4. Việt Nam có 4.958 doanh nghiệp trở lại hoạt động trong tháng 11/2021, cao nhất kể từ tháng 4/2021. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (WB) thì Chính phủ Việt Nam đã chủ động kiểm soát mọi tình hình nên nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước các cú sốc bên ngoài. C. Kết luận Như vậy, từ việc phân tích ở trên chúng ta có thể nắm bắt tốt hơn về lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes, đồng thời hiểu rõ hơn về sự vận dụng lý thuyết đó trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Việc vận dụng, tham khảo học thuyết kinh tế của Keynes mà cụ thể là công cụ lãi suất để điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Việt Nam là một bước đi đúng đắn trong việc giải quyết các mối lo trước mắt có nguy cơ gây lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam; góp phần phục hồi và tạo bàn đạp phát triển kinh tế trong thời gian tới. 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “Lịch sử các học thuyết kinh tế” (2017): Nhà xuất bản Tài chính - Học viện Tài chính 2. Giáo trình “Kinh tế vĩ mô”: Nhà xuất bản Tài chính - Học viện Tài chính 3. Tổng cục thống kê Việt Nam: General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn) 4. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) 5. Ngân hàng thế giới (WB) 6. Tạp chí ngân hàng: Tạp chí Ngân Hàng (tapchinganhang.gov.vn) 7. Thời báo Tài chính Việt Nam: Thời Báo Tài Chính Việt Nam Online - Tin tức về tài chính, kinh tế (thoibaotaichinhvietnam.vn) 8. Báo Lao động: Lao Động Online | LAODONG.VN - Tin tức mới nhất 24h Và một số tài liệu tham khảo khác....

11...


Similar Free PDFs