TC Tổ chức ngành (2-1819).2 Cô Vũ Thị Phương Mai PDF

Title TC Tổ chức ngành (2-1819).2 Cô Vũ Thị Phương Mai
Author 115_Hoàng Thanh Vân
Course International business
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 26
File Size 665.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 417
Total Views 704

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ---------***--------TIỂU LUẬN TỔ CHỨC NGÀNHBÁO CÁO TÌNH HÌNH CẠNH TRANH NGÀNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Phương Mai Lớp tín chỉ: KTE408(2-1819). Người thực hiện: Nhóm 6Họ tên Mã sinh viên Nguyễn Thị Thu ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

---------***--------

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC NGÀNH

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CẠNH TRANH NGÀNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Phương Mai Lớp tín chỉ: KTE408(2-1819).2 Người thực hiện: Nhóm 6

Mã sinh viên

Họ tên Nguyễn Thị Thu Huế

1614420037

Nguyễn Duy Hùng

1614420040

Nguyễn Khắc Hùng

1614410074

Bùi Thị Thu Hương

1614420135

Đào Thị Thanh Huyền

1614410081

1

MỤC LỤC I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................. 2

A. Liên kết kinh tế của doanh nghiệp ............................................................................... 2 B. Tỷ lệ tập trung .............................................................................................................. 2 C. Chỉ số Herfindahl- Hirschman (HHI) ........................................................................... 3 II.

TỔNG QUAN NGÀNH.......................................................................................... 4

A. Đặc điểm của ngành ..................................................................................................... 4 B. Thực trạng ngành ......................................................................................................... 5 III.

CẤU TRÚC NGÀNH ............................................................................................. 6

A. Xử lý số liệu ................................................................................................................. 6 B. Mức độ tập trung của ngành......................................................................................... 7 C. Cấu trúc một số tiểu ngành cụ thể ................................................................................ 9 IV.

KHẢ NĂNG GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG .......................................................... 12

A. Công nghệ sản xuất và chế biến ................................................................................. 13 B. Trình độ nguồn nhân l ực ............................................................................................ 14 C. Cầu và điều kiện thị trường ........................................................................................ 14 V. HÀNH VI CỦA CÁC DOANH NGHIệP TRÊN THỊ TRƯỜNG ........................ 15 A. Hoạt động liên kết và sát nhập ................................................................................... 15 B. Hoạt động nghiên cứu và phát triển ........................................................................... 16 C. Ứng dụng công nghệ .................................................................................................. 17 VI.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH .................................................... 18

A. Cơ hội ......................................................................................................................... 18 B. Thách thức .................................................................................................................. 19 C. Giải pháp .................................................................................................................... 20 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 22

1

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thị phần ngành sản xuất và chế biến thực phẩm .................................................. 9 Bảng 2: Thị phần ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt ........................ 11 Bảng 3: Thị phần ngành chế biến và bảo quản rau quả .................................................... 12

2

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, khi đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm chế biến sẵn ngày càng tăng và càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như là sự đa dạng trong mẫu mã sản phẩm. Với tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất và chế biến thực phẩm được đánh giá là một trong những ngành hấp dẫn nhất đưa Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng trong khu vực. Cơ hội phát triển của các thương hiệu thực phẩm ở Việt Nam là r ất lớn. Hiện nay, ngành thực phẩm trong nước đang phát triển với ngày càng nhiều thương hiệu mới ra đời, với sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm. Hơn nữa, vấn đề an toàn thực phẩm đang là điểm nóng thu hút sự quan tâm từ phía người tiêu dùng.. Song, điều này cũng tạo áp lực để các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để hòa vào “sân chơi” thương mại chung. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề cạnh tranh trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, chúng em xin thực hiện đề tài “Báo cáo tình hình cạnh tranh trong ngành s ản xuất và chế biến thực phẩm”. Mục đích của đề tài nghiên cứu là phân tích thực tr ạng cạnh tranh trong ngành s ản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam, từ đó đưa ra cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành ở Việt Nam nói chung. N ội dung của đề tài gồm 5 phần: I. Cơ sở lý thuyết II. Tổng quan ngành s ản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam III. Cấu trúc ngành s ản xuất và chế biến thưc phẩm Việt Nam IV. Hành vi các doanh nghiệp V. Cơ hội và thách thức của ngành Với những kinh nghiệm thực tế và hiểu biết còn nhiều hạn chế, việc có những sai sót trong bài báo cáo là khó tránh khỏi. Nhóm chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét và đóng góp quý báu của cô giáo. Chúng em chân thành cảm ơn cô!

1

I. Cơ sở lý thuyết A. Liên kết kinh tế của doanh nghiệp  Liên kết dọc Là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một chuỗi giá tr ị ngành.  Ưu điểm: Mối liên kết này đem lại nhiều lợi thế về chi phí, về sự chủ động nguồn nguyên liệu, chủ động trong việc sản xuất và đưa hàng ra thị trường, khả năng kiểm soát các dịch vụ,…  Nhược điểm: Hình thức liên kết này cũng có khó khăn là sẽ bị phân tán nguồn lực, khó tập trung vào hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị.  Liên kết ngang Là sự kết hợp giữa các công ty có các sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả.  Ưu điểm: Mối liên kết này tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro.  Nhược điểm: Có trở ngại là thiếu sự chủ động ở một số khâu như cung ứng nguyên liệu, sản xuất, kho vận,…  Liên kết hồn hợp Đây là loại tập đoàn liên kết các DN hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có mối quan hệ và không có mối quan hệ về công nghệ, quy trình sản xuất,… nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. B. Tỷ lệ tập trung Tỷ lệ tập trung = Tổng sản lượng các doanh nghiệp lớn nhất/ Sản lượ ng ngành Tỷ lệ tập trung 4 công ty được tính bằng công thức: 2

C4 = (S1+S2+S3+S4) / ST Trong đó:  C4 là tỷ lệ tập trung bốn công ty  Si là doanh thu của mỗi công ty trong bốn công ty lớn nhất trong ngành  ST là tổng doanh thu toàn ngành Ý nghĩa của t ỷ lệ tập trung 4 công ty  C4 dao động trong khoảng từ 0 đến 1.  Khi C4 tiệm cận 0: ngành gồm rất nhiều công ty, mỗi công ty chiếm thị phần r ất nhỏ trong ngành -> -> ngành ít tập trung.  Khi C4 tiệm cận 1: ngành tập trung hơn.  Khi C4 = 1: bốn hoặc ít hơn bốn công ty trong ngành sản xuất ra toàn bộ sản phẩm (sản lượng) của ngành. C. Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) Chỉ số Herfindahl-Hirschman là một cách để tính độ tập trung của một ngành. HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi hãng trong toàn ngành. HHI = 10000 ∑wi2 Trong đó: wi là thị phần của một công ty trên thị trường được tính theo công thức wi = Si / ST (Si là doanh thu của công ty i; ST là doanh thu toàn ngành). Quy ước:  HHI < 1000 : Mức độ tập trung thấp, không đáng lo ngại về mức độ tập trung của thị trường.  1000 < HHI < 1800 : Mức độ tập trung trung bình và ít có khả năng xảy ra các vấn đề về cạnh tranh.  HHI > 1800 : Mức độ t ập trung cao và có nguy cơ xảy ra các vấn đề về cạnh tranh. 3

Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể hiện không có một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường.

II. Tổng quan ngành A. Đặc điểm của ngành  Định nghĩa: Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.  Phân loại: Ngành sản xuất và chế biến thực phẩm bao gồm:  Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt: gồm giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến và bảo quản thịt; chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt.  Chế biến, bảo quản thủy sản và các s ản phẩm từ thủy sản: gồm chế biến và bảo quản thủy sản sản đông lạnh; chế biến và bảo quản thủy sản khô; chế biến và bảo quản nước mắm; chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản.  Chế biến và bảo quản rau quả: gồm sản xuất nước ép từ rau quả; chế biến và bảo quản rau quả khác.  Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật: gồm sản xuất dầu, mỡ động vật; sản xuất dầu, bơ thực vật.  Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. 4

 Xay xát và s ản suất bột: gồm xay xát và sản xuất bột thô; sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.  Sản xuất thực phẩm khác: gồm sản xuất các loại bánh từ bột; Sản xuất đường; sản xuất cacao, socola và bánh k ẹo; sản xuất mì ống, mì sợi và sản phầm tương tự; sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn.  Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. B. Thực trạng ngành Công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam hiện nay. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn chiếm tỉ trọng cao và có giá trị dẫn đầu so với các ngành công nghiệp khác, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong ngành chế biến rau quả đã đạt được những kết quả tích cực. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2003, tổng diện tích rau, quả và hoa trên cả nước đạt 1,27 triệu ha, tổng sản lượng đạt 13,875 triệu tấn. Nếu đem so với năm 2010, chỉ tiêu về diện tích đã đạt 97% và sản lượng đạt 69,4%. Nhiều vùng nông thôn của nước ta đã hình thành và phát triển được những vùng rau quả đặc sản, những vùng nguyên liệu tập trung lớn như vải thiều Hải Dương; nhãn lồng Hưng Yên; mận tam hoa Lào Cai; thanh long Bình Thuận... với giá tr ị thương phẩm rất cao. Không chỉ đầu tư cho cây trồng, những năm qua, năng lực chế biến rau, quả cũng đã được các ngành, các địa phương đầu tư mạnh và hoạt động tương đối hiệu quả. Trong số các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty Rau quả nông s ản là đơn vị có vai trò chủ đạo với tổng công suất chế biến trên 100.000 t ấn sản phẩm/năm (chiếm 34% tổng công suất cả nước). Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau quả ở các quy mô khác nhau đã tạo nên động lực cho các thành phần kinh tế phát triển hàng trăm ngàn cơ sở chế biến nhỏ. Các cơ sở này đã tập hợp lao động và tài chính tổ chức sơ chế, bảo quản chủ yếu ở các dạng sấy, chiên sấy, đông lạnh, đóng góp phần tích cực vào công đoạn sau thu hoạch và giải quyết sự dư thừa sản phẩm tươi vào các thời điểm chính vụ.

5

Kế đó là nhóm ngành chế biến các sản phẩm chăn nuôi: Công ty XNK thực phẩm Thái Bình công suất 5.000 t ấn/ năm; Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu công suất 3.000 tấn/ năm; Công ty thực phẩm nông sản Thái Bình công suất 1.200 tấn/ năm. Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm phân bố rải rác. Giá trị xuất khẩu của nhóm ngành này đạt khoảng 5,5- 6 triệu USD/ năm... Nhóm ngành chế biến thuỷ- hải sản có năng lực chế biến khoảng 1.200- 1.500 tấn/ năm; giá trị xuất khẩu khoảng 5,3- 5,5 triệu USD/ năm. Sản phẩm chủ yếu là nước mắm (khoảng 6 triệu lít/ năm), bột cá (7.000 tấn/ năm), tôm và cá đông lạnh (khoảng 2.000 tấn), cá khô (300- 500 tấn)... Một số danh nghiệp chế biến hải sản có quy mô khá, điển hình như Công ty TNHH Rich Beauty, Công ty cổ phần thuỷ sản Diêm Điền, Công ty CP hải sản Thái Bình, Công ty chế biến bột cá Thụy Hải... III. Cấu trúc ngành A. Xử lý số liệu Từ số liệu stata của năm 2006, sử dụng phần mềm stata13 với các bước xử lý như sau: Bước 1: Mở bộ số liệu stata. Bước 2: Sử dụng lệnh “ keep madn ma_thue ma_thue2 nganh_kd kqkd1 kqkd6 kqkd7” để lọc ra một số biến cần thiết tương ứng với “ mã doanh nghiệp, mã thuế, mã thuế 2, mã ngành kinh doanh, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác” Bước 3: Tạo thêm biến “tongdt” để tính tổng doanh thu bằng câu lệnh: “ gen tongdt= kqkd1+kqkd6+kqkd7” Bước 4: Lọc ngành kinh doanh cho các mã ngành sản xuất chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Nhập vào dòng command câu lệnh sau: keep if nganh_kd >= 10000 & nganh_kd=10100 & nganh_kd 1800 thuộc vùng xác định mức độ tích tụ thị trường cao và có nhiều nguy cơ xảy ra vấn đề cạnh tranh. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì khi một số lượng ít doanh nghiệp (4 doanh nghiệp lớn nhất) chiếm tới 74.57% thị phần. Hay nói cách khác s ức mạnh thtrường tập trung vào một số doanh nghiệp thì nguy cơ lạm dụng sức mạnh thị trường bắt tay thao túng thị trường là hoàn toàn xảy ra. Như vậy trong ngành Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt, mức độ tập trung doanh nghiệp ở mức cao và các doanh nhiệp lớn trong

10

thị trường có sức mạnh độc quyền l ớn và có khả năng chi phối thị trường trong khi các doang nghiệp nhỏ chiếm thị phần khá nhỏ và phải tuân thủ theo mức giá thị trường.

THỊ PHẦN 4 CÔNG TY

Còn lại 26% Doanh nghiệp có thị phần lớn T4 3%

Doanh nghiệp có thị phần lớn nhất 58%

Doanh nghiệp có thị phần lớn 3 4% Doanh nghiệp có thị phần lớn T2 9%

Bảng 2: Thị phần ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

 Chế biến và bảo quản rau quả: Ngành Chế biến và bảo quản rau quả bao gồm các mã ngành 10300, 10301, 10309 Sử dụng câu lệnh “keep if nganh_kd >=10300 & nganh_kd...


Similar Free PDFs