THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 NHÓM 2 - Dân sự PDF

Title THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 NHÓM 2 - Dân sự
Author Huy Lê
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 31
File Size 461.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 92
Total Views 840

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÌNH SỰTHẢO LUẬNLUẬT DÂN SỰĐề bài: Giao dịch dân sựLớp: 129-HS46A2 - nhóm thảo luận 2Thành viên:Lê Huy - 2153801013096 Bùi Thị Hồng Liên- 2153801013124Đào Ngọc Xuân Hương 2153801013109 Đặng Ngọc Linh - 2153801013127Trần Vĩnh Bả...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ

THẢO LUẬN LUẬT DÂN SỰ Đề bài: Giao dịch dân sự Lớp: 129-HS46A2 - nhóm thảo luận 2 Thành viên: Lê Huy

-

2153801013096

Bùi Thị Hồng Liên

-

2153801013124

Đào Ngọc Xuân Hương

-

2153801013109

Đặng Ngọc Linh

-

2153801013127

Trần Vĩnh Bảo Khang

-

2153801013115

Đỗ Gia Linh (Nhóm trưởng)

2153801013128

Trần Thế Khoa

-

2153801013118

Vũ Trúc Ly

-

2153801013143

Vũ Minh Khuê

-

2153801013119

Nguyễn Thị Thuỳ Mai

-

2153801013145

Hồ Sỹ Duy Khương

-

2153801013120

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 3 năm 2022

THẢO LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ ĐỀ BÀI: GIAO DỊCH DÂN SỰ Lớp: 129-HS46A2 - Nhóm thảo luận số 2 Giảng viên hướng dẫn:  Thầy Nguyễn Tấn Hoàng Hải - Thạc sĩ Luật, giảng viên môn Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. HCM.  Cô Đặng Lê Phương Uyên - Thạc sĩ Luật, giảng viên môn Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. HCM. Sinh viên thực hiện: Lê Huy



2153801013096

Đào Ngọc Xuân Hương



2153801013109

Trần Vĩnh Bảo Khang



2153801013115

Trần Thế Khoa



2153801013118

Vũ Minh Khuê



2153801013119

Hồ Sỹ Duy Khương



2153801013120

Bùi Thị Hồng Liên



2153801013124

Đặng Ngọc Linh (nhóm trưởng)



2153801013127

Đỗ Gia Linh



2153801013128

Vũ Trúc Ly



2153801013143

Nguyễn Thị Thuỳ Mai



2153801013145

MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH...........................................................................................1 Câu 1.1. So sánh BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên...............................2 Câu 1.2. Đoạn nào của bán án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?.........................................................................................3 Câu 1.3. Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?...........................................................................3 Câu 1.4. Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?....................................4 VẤN ĐỀ 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC.......................................................................................................... 6 Câu 2.1. Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?.........7 Câu 2.2. Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?.........................................7 Câu 2.3. Theo Toà án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có bị vô hiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?..............................................................7 Câu 2.4. Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Toà án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết............................................................................................................. 8 Câu 2.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý.......................................................................................8 Câu 2.6. Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị vô hiệu hay không? Vì sao?......................................................................9 VẤN ĐỀ 3: GIAO DỊCH DÂN SỰ BỊ LỪA DỐI................................................10 Câu 3.1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015...................................................................................11

Câu 3.2: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối?.............................................................................11 Câu 3.3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị biết................................................................................................12 Câu 3.4: Hướng giải quyết trên còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao? ............................................................................................................................. 13 Câu 3.5: Trong Quyết định số 210, theo Toà án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?.........................14 Câu 3.6: Trong Quyết định số 210, theo Toà án, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?............................................15 Câu 3.7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?....................................16 Câu 3.8. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?.......16 VẤN ĐỀ 4: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU........................18 Câu 4.1:Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................19 Câu 4.2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?......................19 Câu 4.3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện như thế nào?..........................................................19 Câu 4.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu?................................................................................................20 Câu 4.5: Hướng xử lý của hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?.................................21 Câu 4.6: Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu?........................................................................................22 Câu 4.7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên.......................................................22

Câu 4.8: Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.. .23 Câu 4.9: Trong Bản án số 113, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu không? Vì sao?.....................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................................24

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS DS-ST

: Bộ luật Dân sự : Dân sự - Sơ thẩm

DS-GDT

: Dân sự - Giám đốc thẩm

QĐST-DS

: Quyết định sơ thẩm - Dân sự

KHTH

: Kế hoạch tổng hợp

PYTT

: Pháp y tâm thần

CNQSD

: Chứng nhận quyền sử dụng

KDTM

: Kinh doanh thương mại

DSPT

: Dân sự phúc thẩm

QĐ-UB

: Quyết định – Uỷ ban

1

VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH a) Nghiên cứu: - Điều 117 và Điều 122 BLDS 2015 (Điều 122 và Điều 127 BLDS -

2005); Quy định liên quan khác (nếu có); Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

b) Đọc: - Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2018, Chương VI; -

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự

Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr. 347 đến 450; -

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ 8), Bản án số 48-51;

-

Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Tóm tắt bản án: Bản án số: 32/2018/DS-ST. Nguyên đơn ông T và bà H khởi kiện yêu cầu bị đơn là bà Đ phải giao trả toàn bộ tài sản cho nguyên đơn tổng giá trị khoảng 500.000.000 đồng. Phía nguyên đơn có mua phần đất của bị đơn 2 lần vào ngày 31 tháng 5 năm 2004 và ngày 2 tháng 6 2004, đồng thời bị đơn chỉ đứng tên giúp đến khi nào nguyên đơn về Việt Nam sẽ trả nhà và đất. Tuy nhiên Hội đồng xét xử nhận định giấy cho nền thổ cư ngày 31 tháng 5 năm 2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 2 tháng 6 năm 2004 và giấy cam

2

kết ngày 16 tháng 3 2011 không tuân thủ theo quy định của pháp luật, nguyên đơn không thuộc trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sử dụng đất. Từ những nhận định trên, Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn vô hiệu các loại giấy tờ nêu trên do vi phạm điều cấm, buộc bị đơn hoàn trả cho nguyên đơn là 350.000.000 đồng. c) Và cho biết:

Câu 1.1. So sánh BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên. - Điều kiện về năng lực chủ thể BLDS 2005 chỉ yêu cầu chủ thể tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự còn BLDS 2015 yêu cầu thêm là phải phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Việc bổ sung này hợp lý vì không phải tất cả các giao dịch dân sự đều có mục đích và nội dung giống nhau, việc yêu cầu các mức độ và năng lực hành vi dân sự của cá nhân sẽ phụ thuộc vào từng loại giao dịch cụ thể. - Về chủ đề này, điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 xác định điều kiện để giao dịch có hiệu lực là “người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Nội dung này đã được thay đổi, ngày nay, điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 xác định chủ thể giao dịch phải có năng lực chủ thể bao gồm cả 2 yếu tố là “năng lực pháp luật dân sự” và “năng lực hành vi dân sự", cụ thể là: “chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Việc bổ sung này là hợp lý vì giao dịch dân sự rất khác nhau và năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào giao dịch cụ thể. - So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã thay từ “người tham gia giao dịch” bằng “chủ thể”. Sự thay đổi này chỉ mang tính kỹ thuật, không kéo theo thay đổi về nội dung, để có sự tương tích với những nội dung khác của BLDS 2015. - Bổ sung thêm tính tự nguyện của các chủ thể tại điểm b, khoản 1, Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 đã được đưa lên trước “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” → Điều này cho thấy rằng các nhà làm luật đã đề cao vai trò của sự tự nguyện, ý chí của chủ thể trong giao dịch dân sự lên trước mục đích và nội dung giao dịch.

3

- Theo điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS 2005, một trong những điều kiện để giao dịch có hiệu lực là “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật” còn tại điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 lại quy định rằng: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” → Có sự thay đổi từ “điều cấm của pháp luật" thành “điều cấm của luật". Có ý kiến cho rằng, cách xây dựng quy định lập lờ (của BLDS 2005) này sẽ dẫn tới cách hiểu là “bất kỳ quy định nào” trong pháp luật Việt Nam (Luật cũng như văn bản dưới Luật, Thông tư, Nghị định). Nên nêu rõ đó là quy định trong “Luật” do Quốc hội ban hành”. Cuối cùng, Dự thảo trình Quốc hội thông qua vào năm 2015 đã theo hướng vừa nêu và nội dung này đã được ghi nhận trong BLDS 2015

Câu 1.2. Đoạn nào của bán án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Đoạn của bán án số: 32/2018/DS-ST cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: Hơn nữa ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ luật dân sự và

4

căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Câu 1.3. Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu? -

Đoạn của bản án số: 32/2018/DS-ST cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu là:

‘‘do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ luật dân sự và căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.’’ ** Tại phần Quyết định, Tòa án tuyên xử: - Chấp nhận một phần yêu cầu khởi của nguyên đơn. - Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của pháp luật. - Buộc bà L K Đ hoàn trả cho ông J Ph (Ph J T) và bà A Th Ph (L Th H) số tiền 350.000.000 đồng.

Câu 1.4. Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu? ● Theo em, Tòa tuyên bố giao dịch dân sự trên vô hiệu là hoàn toàn hợp lý, thuyết phục và đúng với pháp luật vì: - Theo Điều 116 BLDS 2015 quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ

5

dân sự. Từ quy định tại điều luật này có thể xác định: kết quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương – một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. - Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định. Do vậy, giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể: + Thứ nhất: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; + Thứ hai: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. + Thứ tư: Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. + Thứ năm: Các trường hợp khác do Bộ luật này quy định. -

Trong khi đó, tại khoản 2 Điều 17 BLDS 2015 quy định về nội dung năng lực dân sự của cá nhân như sau: 1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. 2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

-

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Mà theo Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long: Tại phần Nhận định của Tòa án, mục 2 cho biết “ ... ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục

6

vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam...”.

7

VẤN ĐỀ 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC a) Nghiên cứu: - Điều 117 và Điều 122 BLDS 2015 (Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005); -

Quy định liên quan khác (nếu có); Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

b) Đọc: - Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định

-

chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức -Hội Luật gia Việt Nam 2018, Chương VI; Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,

-

Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.347 đến 450; Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Đại

-

học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ 8), Bản án số 48-51 Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Tóm tắt: Quyết định giám đốc thẩm số: 329/2013/DS-GĐT. Nguyên đơn là bà Ánh, bị đơn là bà Hương. Vợ chồng ông Hội và bà Hương tạo lập được 1 căn nhà năm 2007, ông Hội bị tai biến nằm liệt 1 chỗ không nhận thức được, ngày 8/2/2010 bà Hương tự ý bán căn nhà và diện tích đất cho ông Hùng. Trong lúc ông Hội bị bệnh nặng hợp đồng mua bán nhà được ông Hội điểm chỉ, đến 7/5/2010 ông Hội bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 29/10/2010 ông Hội chết, tại phiên tòa sơ thẩm tòa đã chấp nhận khởi kiện của nguyên đơn là bà Ánh tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Hội và vợ chồng ô...


Similar Free PDFs