Tiểu luận Chính sách - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các quốc gia phải mở cửa cho thị PDF

Title Tiểu luận Chính sách - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các quốc gia phải mở cửa cho thị
Author Duc Manh Nguyen
Course Chính sách thương mại quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 19
File Size 285.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 491
Total Views 650

Summary

Download Tiểu luận Chính sách - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các quốc gia phải mở cửa cho thị PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

……..***……..

TIỂU LUẬN Môn: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đề tài: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu thuốc lá tại Việt Nam

Họ và tên: Nguyễn Đức Mạnh Lớp: Pháp 1-TPTM Khoá: 58 Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................2 CHƯƠNG I: Tổng quan về thị trường thuốc lá.......................................................3 1. Giới thiệu về thuốc lá......................................................................................3 2. Tổng quan mở cửa thị trường đối với thuốc lá................................................3 3. Những cam kết hội nhập kinh tế ngành thuốc lá.............................................4 3.1. Cam kết với CEPT/AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN):...............4 3.2. Cam kết với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng:.........................4 3.3. Cam kết với WTO:...................................................................................4 3.4. Tham gia Công Ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá ( FCTC)..................5 4. Chính sách kiểm soát thuốc lá lá - biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người trong WTO...........................................................................................................5 4.1. Nội dung vụ kiện Thái Lan – Hạn chế nhập khẩu và thuế nội địa đối với thuốc lá (DS10)..........................................................................................................7 4.2. Nội dung vụ kiện Hoa Kỳ - Các biện pháp ảnh hưởng đến việc sản xuất và bán thuốc lá có vị đinh hương (DS406)................................................................7 4.3. Nội dung vụ kiện tại Úc - Thực tiễn chính sách kiểm soát mở cửa thị trường thuốc lá tại Tòa án Úc....................................................................................8 CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thuốc lá của Việt Nam hiện nay..10 1. Tổng quan tình hình nhập khẩu thuốc lá của Việt Nam.................................10 2. Chính sách kiểm soát thuốc lá của Việt Nam để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người trong thời kỳ hội nhập...........................................................................11 CHƯƠNG III: bài học rút ra & Giải pháp hạn chế nhập khẩu mặt hàng thuốc lá. 13 1. Những thách thức và lợi thế của ngành thuốc lá trong hội nhập kinh tế quốc tế..................................................................................................................................13 1.1. Thách thức:............................................................................................13 1.2. Lợi thế:..................................................................................................14 2. Một số giải pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thuốc lá tại Việt Nam.................14 KẾT LUẬN........................................................................................................... 16 TẦI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................17

LỜI MỞ ĐẦU Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các quốc gia phải mở cửa cho thị trường thuốc lá thông qua việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan. Tuy nhiên, bởi vì thuốc lá có khả năng gây nhiều tác động tiêu cực đến tính mạng, sức khỏe con người nên WTO và các thiết chế thương mại khu vực đã thừa nhận quyền của các thành viên trong việc ban hành chính sách kiểm soát mặt hàng này. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đã, đang và sẽ phải cắt giảm thuế nhập khẩu, dỡ bỏ hạn ngạch đối với thuốc lá trong WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này đặt Việt Nam trước không ít những thuận lợi và thách thức. Bài viết này nhằm phân tích thực tiễn mở cửa thị trường thuốc lá của một số thành viên WTO thông qua một số vụ kiện tiêu biểu được giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB của WTO; phân tích thực tiễn cam kết của Việt Nam và đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC LÁ 1. Giới thiệu về thuốc lá “Thuốc lá điếu, xì gà” là sản phẩm thuốc lá được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá và được dùng để hút. Thống kê cho thấy, trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người, và WHO cũng cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người. Thuốc lá cướp đi sinh mạng của 8 triệu người mỗi năm trên thế giới, trong đó một triệu người vô tội bởi hút thuốc thụ động. Nhiều thập kỷ nay người ta vẫn biết nhựa thuốc lá và các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá điếu đốt cháy mới là nguyên nhân dẫn đến tử vong và các bệnh liên quan đến thuốc lá, chứ không phải nicotin. Khác với thuốc lá điếu có liên quan đến 20.000 ca tử vong mỗi ngày trên toàn cầu, các sản phẩm giảm thiểu tác hại thuốc lá không tạo ra khói thuốc vì chúng cung cấp nicotin bằng cách làm nóng, mà không đốt cháy nguyên liệu thuốc lá. 2. Tổng quan mở cửa thị trường đối với thuốc lá Cũng giống như một số hàng hóa khác, thuốc lá không bị cấm sản xuất và không bị cấm tiêu dùng. Ở góc độ kinh tế, việc sản xuất thuốc lá tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Bên cạnh đó, việc kinh doanh thuốc lá mang lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho bản thân các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá và đồng thời mang lại nguồn thu cho chính phủ của các quốc gia thông qua việc thu thuế (ví dụ như thuế nhập khẩu nguyên vật liệu thuốc lá, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá, thuế thu nhập cá nhân…). Do đó, trong quá trình các quốc gia thực hiện chính sách tự do hóa thương mại của mình, thuốc lá đều bị đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan. Tiêu biểu như trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), các thành viên đã dần dần cắt giảm thuế nhập khẩu đối với thuốc lá có xuất xứ từ ASEAN xuống mức 0 – 5% từ năm 2012 đến nay. Riêng Việt Nam, thuốc lá vẫn được duy trì Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), nhưng dưới áp lực của khối thì có thể muộn nhất là sau năm 2018, Việt Nam sẽ phải đưa mặt hàng này vào cắt giảm để tự do hóa toàn diện trong khu vực. Việc gia tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuốc lá (đòi hỏi phải được sự đồng thuận để đàm phán lại) có thể sẽ làm cho hoạt động kinh doanh thuốc lá chuyển hướng sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc-New Zealands, những nước đã có ký kết Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do FTA với ASEAN để hưởng ưu đãi thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá. Ngoài ra, trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc(ACFTA),thuốc lá đã được các quốc gia đưa vào nhóm nhạy cảm cao (HSL) và sẽ chính thức cắt giảm xuống 50% vào năm 2018. Hay trong đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương(TPP) - Hiệp định thương mại kiểu mẫu của thế kỷ 21 - thì mặc dù vấn đề tự do

hóa thương mại đối với thuốc lá đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của các thành viên như Malaysia, Mexico, Peru và của các tổ chức về y tế trên thế giới như Viện sức khỏe cộng đồng (PHI) hay Hiệp hội các Giới chức y tế quốc gia và vùng lãnh thổ (ASTHO), các thành viên đã đưa ra một số cam kết nhất định. Nhìn chung, trong TPP, các ý kiến phản đối đều xuất phát từ lo ngại khi thương mại thuốc lá trở nên tự do toàn diện sẽ đẩy tình hình kiểm soát thuốc lá của các thành viên đến giai đoạn cực kỳ khó khăn, đối mặt với việc kiện tụng do vi phạm các cam kết, do đó thuốc lá cần được loại bỏ ra khỏi TPP. Cụ thể, Malaysia phải cam kết sẽ loại bỏ tất cả thuế quan đối với thuốc lá trong vòng 16 năm, Nhật Bản là 11 năm, Hoa Kỳ là 10 năm, còn New Zealand và Brunei là ngay lập tức. Với Việt Nam, đối với nhóm nguyên liệu thuốc lá, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan trong hạn ngạch vào năm thứ 11 với lượng hạn ngạch 500 tấn, thuế suất ngoài hạn ngạch duy trì ở mức MFN đến năm thứ 20, đến năm thứ 21, thuế nhập khẩu đối với nhóm này về 0%. Trong khi đó, đối với nhóm sản phẩm thuốc lá thì thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16. Theo WHO, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại bệnh tật và tử vong cho con người. Do đó, việc mở cửa thị trường thuốc lá sẽ làm tăng việc tiêu thụ thuốc lá và điều đó tất yếu đe dọa đến sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Để đối phó lại vấn đề này, các hiệp định thương mại tự do ngày nay càng có xu hướng dùng các chính sách đối nội nhằm bảo vệ các lợi ích công cộng. Trên cơ sở đó, các quốc gia dùng chính sách kiểm soát được thuốc lá để theo đuổi mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người 3. Những cam kết hội nhập kinh tế ngành thuốc lá 3.1. Cam kết với CEPT/AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN): Các mặt hàng thuốc lá đều được cam kết để trong Danh mục loại trừ hoàn toàn (General Exclusive List - GEL): không tham gia cắt giảm thuế về mức 0-5% để tham gia tự do mậu dịch ASEAN. 3.2. Cam kết với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng: ACFTA ( ASEAN + Trung Quốc), AKFTA ( ASEAN + Hàn Quốc): các mặt hàng thuốc lá đều được đưa vào danh mục Nhạy cảm cao, có lộ trình giảm thuế chậm và mức thuế cuối cùng cao. Năm 2006, một nội dung đàm phán quan trọng của CEPT/AFTA là rà soát (GEL). Ban Thư ký ASEAN đề nghị các nước rà soát lại triệt để các mặt hàng trong GEL, trong đó có thuốc lá. Tổng công ty Thuốc lá đã kiến nghị lên các Bộ ngành liên quan về việc tiếp tục duy trì thuốc lá trong GEL và cử người tham gia để hỗ trợ đoàn đàm phán. Đến nay, được sự ủng hộ của các Bộ ngành, sau Hội nghị Bộ Trưởng ASEAN tháng 05/2006, thuốc lá vẫn giữ được trong danh mục GEL. Trên cơ sở giữ được ngành hàng thuốc lá trong GEL của khu vực AFTA/CEPT đã tạo thuận lợi cho đàm phán khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng. Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của ASEAN trong các đàm phán xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN + Ấn Độ, ASEAN+ Úc và New Zealand, ASEAN + Nhật Bản…Thuốc lá điếu, nguyên liệu thuốc lá vẫn tiếp tục được Tổng công ty kiến nghị giữ trong danh mục Nhạy cảm Cao (HSL) với lộ trình giảm thuế dài.

3.3. Cam kết với WTO: - Lĩnh vực thương mại: Việt Nam cam kết mở cửa thị trường thuốc lá điếu nhập khẩu, sau 16 năm thi hành cấm nhập khẩu thuốc lá điếu/xì gà (Chỉ thị 278/CT của Hội đồng Bộ trưởng năm 1990). Đối với nhập khầu thuốc lá điếu được áp dụng cơ chế thương mại nhà nước, doanh nghiệp nhập khẩu là Tổngcông ty Thuốc lá Việt nam; nguyên liệu thuốc lá sẽ áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. - Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cam kết loại bỏ ngay các biện pháp hạn chế đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMS). - Các mặt hàng thuốc lá tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế hằng năm theo cam kết với WTO với mức thuế cuối cùng của xì gà là 100% vào 2012 và của thuốc điếu là 130% vào 2010. 3.4. Tham gia Công Ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá ( FCTC) Ngành thuốc lá trên toàn cầu hiện nay đang phải đương đầu với sức ép ngày càng tăng từ môi trường xã hội, dư luận về các tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người, đặc biệt sức ép từ các phong trào xã hội của các quốc gia và chương trình phòng chống thuốc lá của tổ chức Y tế thế giới. Tháng 5/2003, Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (Framework Convention On Tobacco Control - FCTC), có hiệu lực ngay trong năm 2005 sau khi được 40 nước phê chuẩn (Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn Công Ước tháng 12/2004). Mục tiêu của FCTC là nhằm tạo ra những khuôn khổ cho việc hợp nhất những biện pháp kiểm soát thuốc lá của các quốc gia tham gia Công Ước nhằm giảm thiểu một cách liên tục và mạnh mẽ việc sử dụng thuốc lá để hạn chế các hậu quả về xã hội, kinh tế và môi trường của việc tiêu dùng thuốc lá.Trong xu thế chung đó, ngành thuốc lá Việt Nam cũng đang đứng trước sức ép của xã hội về vấn đề tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Năm 2004, Việt nam đã phê chuẩn thực hiện FCTC theo đó: sẽ áp dụng các biện pháp liên quan đến làm giảm bớt nhu cầu thuốc lá, trên quan điểm cho rằng giá cả và các biện pháp thuế là một phương tiện có hiệu quả và quan trọng để làm giảm bớt sự tiêu thụ thuốc lá bởi nhiều tầng lớp dân số khác nhau, cụ thể là giới thanh niên trẻ ( Thuế TTĐB đánh vào thuốc lá điếu đã tăng từ 55% lên 65% từ năm 2006- 2008), gia tăng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngành thuốc lá để kiểm sáot nguồn cung cấp thuốc lá. Điều 11 Công ước khung cũng quy định cảnh báo sức khỏe sẽ là một loạt luân phiên các thông điệp lớn, rõ ràng, có thể nhìn thấy, và dễ đọc chiếm lý tưởng 50% hoặc hơn, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào không ít hơn 30%, diện tích mặt chính của của mỗi bao thuốc hoặc bao bì. Các cảnh báo về sức khỏe có thể bằng hình thức, hoặc bao gồm, tranh ảnh hoặc lối chữ hình vẽ. Ngoài ra, một số nội dung phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam đã thực hiện ở mức cao hơn so với FCTC: như việc cấm toàn diện quảng cáo thuốc lá: theo FCTC sẽ áp dụng 5 năm sau khi Công ước được phê chuẩn (2009), tuy nhiên, Việt Nam đã ban hành lệnh cấm từ trước khi ký Công ước.

4. Chính sách kiểm soát thuốc lá lá - biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người trong WTO Trong WTO, về nguyên tắc, khi một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường đối với thuốc lá thì thành viên này phải có nghĩa vụ không gây cản trở việc xâm nhập thị trường của thuốc lá nhập khẩu từ các thành viên khác vào thị trường của mình trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (Điều I GATT 1994); nguyên tắc áp dụng mức thuế trần (Điều II GATT 1994) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (Điều III GATT 1994). Cụ thể hơn, thành viên WTO phải (1) đối xử với thuốc lá thành phẩm và nguyên vật liệu sản xuất thuốc lá nhập khẩu từ một thành viên WTO không kém thuận lợi hơn sản phẩm tương tự đến từ bất kỳ nước nào khác (ngoại trừ một số ngoại lệ liên quan đến cam kết khu vực theo Điều XXIV GATT 1994, ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển); (2) không được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuốc lá vượt quá mức thuế trần đã cam kết trong WTO (ngoại trừ thuộc trường hợp tự vệ thương mại theo Điều XIX GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ thương mại khi nhập khẩu thuốc lá có sự gia tăng không lường trước được, với số lượng tuyệt đối hoặc tương đối, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước) và (3) đối xử thuốc lá thành phẩm và nguyên vật liệu sản xuất thuốc lá nhập khẩu từ một thành viên WTO không kém ưu đãi hơn đối với sản phẩm nội địa tương tự. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, GATT/WTO cho phép các thành viên có thể áp dụng biện pháp không phù hợp với các nguyên tắc trên nếu biện pháp này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua các ngoại lệ chung theo Điều XX(b) GATT 1994 với điều kiện là các biện pháp này không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế. Nói cách khác, các hiệp định của WTO tôn trọng quyền tự chủ của các thành viên trong việc đặt ra các quy định để điều chỉnh đối với vấn đề về sức khỏe cộng đồng một cách hợp lệ. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chính sách thương mại nói chung và tranh chấp về mở cửa thị trường thuốc lá nói riêng liên quan đến ngoại lệ Điều XX(b) GATT 1994 cho thấy rằng để biện minh cho biện pháp bảo vệ cuộc sống của con người, sức khỏe, Thành viên WTO bị khiếu nại phải chứng minh một số yếu tố sau. Thứ nhất, biện pháp vi phạm này là thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều XX(b) GATT 1994. Thứ hai, biện pháp này là “cần thiết”để thực hiện mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người. Cần lưu ý rằng việc chứng minh tính “cần thiết”rất phức tạp, đòi hỏi phải được đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó có tổng hòa của biện pháp vi phạm với các biện pháp khác và tác động của các biện pháp vi phạm đó đối với thương mại quốc tế bằng cách so sánh biện pháp vi phạm đó với các biện pháp khác có thể thay thế mà ít hạn chế thương mại hơn để đạt được các mục tiêu theo đuổi. Cuối cùng, biện pháp này không được tạo ra rào cản thương mại trá hình. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO, tính từ 1995 đến nay, đã có 6 vụ kiện liên quan đến thuốc lá. Nhìn chung, các vụ kiện này chỉ dừng lại giai đoạn gửi đơn yêu cầu tham vấn, chưa có một phán quyết và khuyến nghị nào được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đưa ra. Do đó, việc giải thích các điều khoản của GATT và các hiệp định

tương ứng của WTO về mở cửa thị trường thuốc lá và chính sách kiểm soát thuốc lá vẫn chưa thực sự rõ ràng và chưa thể dự đoán được gì vào giai đoạn này. Ngoài ra, liên quan đến các biện pháp kiểm soát thuốc lá với tư cách là biện pháp ngoại lệ theo Điều XX(b) GATT 1994, từ GATT 1947 cho đến nay, GATT/ WTO giải quyết bốn vụ kiện. Trong đó, có phán quyết trong vụ kiện Thái Lan – Hạn chế nhập khẩu và thuế nội địa đối với thuốc lá(DS10) và trong vụ kiện Hoa Kỳ - các biện pháp ảnh hưởng đến việc sản xuất và bán thuốc lá có vị đinh hương (DS 406). 4.1. Nội dung vụ kiện Thái Lan – Hạn chế nhập khẩu và thuế nội địa đối với thuốc lá (DS10). Năm 1989, Hoa Kỳ đã khởi kiện Thái Lan vì quốc gia này vẫn duy trì biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá nhưng vẫn cho phép bán thuốc lá trong nước theo Đạo luật Thuốc lá 1966. Hoa Kỳ cho rằng, thứ nhất, biện pháp hạn chế nhập khẩu này không phù hợp với Điều XI của GATT 1947 về “Loại bỏ các hạn chế định lượng”. Thứ hai, Hoa Kỳ khẳng định Thái Lan không thể biện minh cho việc cấm nhập khẩu thuốc lá của Thái Lan là cần thiết để phục vụ cho mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng hoặc một biện pháp như vậy là cần thiết để thực hiện mục đích đó theo ngoại lệ được cho phép trong Điều XX(b) GATT 1947. Thái Lan đã lập luận, việc hạn chế nhập khẩu là một phần của chính sách toàn diện để kiểm soát việc sử dụng thuốc lá của Thái Lan và được chứng minh bằng các mục tiêu bảo đảm cho sức khỏe cộng đồng. Do đó, một lệnh cấm nhập khẩu là biện pháp duy nhất có thể bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà bất kỳ biện pháp nào khác, khi vẫn còn cho phép nhập khẩu thuốc lá đều không hiệu quả. Bên cạnh đó, liên quan đến trường hợp ngoại lệ trong Điều XX(b) GATT 1947, Thái Lan khẳng định bảo vệ sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm cơ bản của Chính phủ. Do đó, mục tiêu chính của Đạo luật 1966 là để đảm bảo rằng thuốc lá được sản xuất với số lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, Ban hội thẩm kết luận rằng việc Thái Lan cấm nhập khẩu thuốc lá nước ngoài nhưng vẫn cho phép bán thuốc lá nội địa không được coi là “cần thiết”theo Điều XX(b) GATT 1947. Nó chỉ là “cần thiết”khi và chỉ khi không tồn tại một biện pháp khác có thể thay thế nhưng vẫn tuân thủ Hiệp định GATT hoặc ít mâu thuẫn với Hiệp định GATT hơn. Và, trên thực tế, nếu tồn tại biện pháp ít mâu thuẫn đó, thì Thái Lan phải áp dụng một cách hợp lý để đạt được mục tiêu liên quan đến chính sách bảo vệ sức khỏe cộng đồng của Thái Lan. 4.2. Nội dung vụ kiện Hoa Kỳ - Các biện pháp ảnh hưởng đến việc sản xuất và bán thuốc lá có vị đinh hương (DS406) Năm 2010, Indonesia đã khởi kiện Hoa Kỳ vì quốc gia này đã cấm thuốc lá đinh hương nhưng vẫn cho phép sản xuất kinh doanh thuốc lá có hương vị khác như bạc hà theo Mục 907(a)(1)(A) Đạo luật Quản lý thuốc lá gia đình 2009. Indonesia cho rằng hành vi này của Hoa Kỳ đã vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia theo Điều III.4 và không được biện minh bởi ngoại lệ theo Điều XX(b) GATT 1994 bởi nó đã tạo ra một hạn chế trá hình thương mại quốc tế trong phạm vi ý nghĩa đoạn đầu tiên Điều XX dưới hình thức là một biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người.

Trước những cáo buộc của Indonesia, Hoa Kỳ lập luận rằng Mục 907(a)(1)(A) thuộc phạm vi của Điều XX(b) GATT 1994 vì nó được ban hành nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, xuất phát từ những rủi ro gây ra bởi hút thuốc lá và các sản phẩm này có thể khuyến khích thanh niên sử dụng và dẫn đến chứng nghiện hoặc có thể chết. Vì vậy, việc sản phẩm thuốc lá này không được phép bán tại Hoa Kỳ được biện minh theo Điều XX(b). Trong vụ kiện này, Ban hội thẩm đã kết luận Mục 907(a)(1)(A) đã tạo cho thuốc lá đinh hương sự đối xử kém thuận lợi hơn một sản phẩm tương tự có nguồn gốc trong nước (ví dụ như thuốc lá tinh dầu bạc hà), do đó, vi phạm Điều III GATT 1994. Và, biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá đinh hương không phải là cần thiết theo Điều XX (b) GATT 1994. Trong hai vụ kiện tiêu biểu trên, cả hai thành viên WTO, với tư cách là bị đơn, là Thái Lan và Hoa Kỳ đều cố gắ...


Similar Free PDFs