TIỂU LUẬN Chính TRỊ HỌC - bài làm mang tính chất chủ quan tham khảo PDF

Title TIỂU LUẬN Chính TRỊ HỌC - bài làm mang tính chất chủ quan tham khảo
Author Linh Thảo Phạm
Course Báo chí
Institution Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Pages 29
File Size 459.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 308
Total Views 504

Summary

Download TIỂU LUẬN Chính TRỊ HỌC - bài làm mang tính chất chủ quan tham khảo PDF


Description

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ~~~~~~~~oo00oo~~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC CHỦ ĐỀ: Phẩm chất, vai trò của thủ lĩnh chính trị. Liên hệ với thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân việt nam. Liên hệ với vai trò của người đứng đầu ở việt nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn :

Dương Thị Thục Anh

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thảo

:

Lớp K40 Mã sinh viên

: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước :

2052020037

Hà Nội – 5/2021

LỜI CẢM ƠN Để đề tài được hoàn thành ngoài nỗ lực bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths Dương Thị Thục Anh đã giúp đỡ em trong quá trình học tập môn học CHÍNH TRỊ HỌC cũng như trong quá trình thực hiện tiểu luận. Do tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo kết thúc học phần đánh giá kết quả học tập cho sinh viên nhà trường và khoa Chính Trị Học đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia làm bài tiểu luận thay cho kì thi chung như bình thường, dù có nhiều thay đổi song em vẫn cố gắng nắm bắt và tiếp thu kiến thức hết sức mình. Tuy nhiên thời gian làm bài còn nhiều hạn chế, em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy (cô) để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thảo

2

CHỦ ĐỀ: Phẩm chất, vai trò của thủ lĩnh chính trị. Liên hệ với thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam. Liên hệ với vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay.

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội có giai cấp được tổ chức thành nhà nước, hệ thống tổ chức quyền lực có vai trò quyết định trong việc thực thi quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Trrong đó vai trò của thủ lĩnh chính trị - người đứng đầu là đặc biệt quan trọng, thậm chí quy định cả tính chất nội dung chiều hướng vận động của quyền lực chính trị Nhận thức đúng đắn về vai trò, phẩm chất của người thủ lĩnh chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy vai trò tích cực của họ đối với tiến trình phát triển

3

của xã hội, đồng thời có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục Đức, Tài cho đội ngũ các nhà lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân. Trên thực tế, đội ngũ người đứng đầu các tổ chức chính trị ngày càng được lựa chọn gắt gao, ngày càng hoàn thiện hơn về cả Đức và Tài, tuy chúng ta vẫn luôn không ngừng cố gắng tiến tới hoàn thành mục tiêu chung trở thành một nước phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội, một nước có thu nhập cao nhưng để thực hiện được những mục tiêu kép đó cần phải đội ngũ lãnh đạo thực sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng đưa đất nước tiến tới những mục tiêu đó. Đứng trước thực tế đó, chúng ta cần phải tìm ra được những con người có bản lĩnh, năng lực lãnh đạo tốt, những con người chính trị có lí tưởng chính trị vững vàng để lãnh đạo các tổ chức chính trị phát huy tốt năng lực của mình, dẫn dắt giai cấp công nhân đi theo đúng con đường mà Bác đã lựa chọn, tìm giải pháp cơ bản để hạn chế sự biến đổi tiêu cực hướng tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới là công việc hết sức cấp thiết. Với ý nghĩa đó cho nên em đã chọn vấn đề “Phẩm chất, vai trò của thủ lĩnh chính trị và liên hệ với thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam, liên hệ với vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay” làm bài tiểu luận để kết thúc học phần môn Chính Trị Học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Tuy mới chỉ tìm hiểu được một số ít bài nghiên cứu về thủ lĩnh chính trị nhưng em cảm thấy đây là một vấn đề khá hay để khai thác kiến thức:

4

- “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh quảng bình phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của tác giả Hồ Minh làm chủ nhiệm, xuất bản năm 2007. - Trong tác phẩm “Sửa đối lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cập đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích thực trạng đạo đức, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam để có thể phát huy tốt quyền thủ lĩnh chính trị trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng chỉ ra tầm quan trọng của thủ lĩnh chính trị trong việc lãnh đạo, thực hiện quyền lực chính trị để đưa đất nước phát triển. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, tiểu luận tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau đây:  Trình bày những nội dung chủ yếu về khái niệm, những yêu cầu về phẩm chất và vai trò của thủ lĩnh chính trị nói chung  Trình bày thực trạng của thủ lĩnh chính trị với gia cấp công nhân ở Việt Nam và liên hệ trong thực tế với vai trò của người đứng đầu lãnh đạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

5

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu Phẩm chất, vai trò của cán bộ, đảng viên thuộc Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 4.2. Phạm vi nghiên cứu o

Giới hạn về không gian: Trên phạm vi cả nước

o

Giới hạn về thời gian: Tính đến hết 30/05/2021

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Tiểu luận được thực hiện dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất và vai trò của thủ lĩnh chính trị. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện bài tiểu luận là: phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử và logic, tổng hợp và phân tích đánh giá. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận 6

Bài tiểu luận góp phần làm rõ yêu cầu về phẩm chất, giúp nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò lãnh đạo của người đứng đầu tổ chức chính trị. Đồng thời đề cao vai trò và tầm quan trọng trong việc lãnh đạo của họ. Trên cơ sở đó, tìm giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực tới bộ máy chính trị. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nhìn nhận và liên hệ thực tế trong chính bộ máy chính trị của Việt Nam hiện nay để rút ra thực tiễn những bài học kinh nghiệm bổ sung vào con đường đưa đất nước thành nước phát triển có thu nhập cao được đề ra trong Đại Hội Đảng lần thứ 13. 7. Kết cấu của tiểu luận Gồm phần mở đầu, phần nội dung và danh mục.

II. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI NIỆM, PHẨM CHẤT, VAI TRÒ CỦA THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ 1.1. Khái niệm thủ lĩnh chính trị Theo khía cạnh lịch sử vấn đề thì ở phương Tây, nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại Xênôphôn là người đầu tiên đưa ra quan điểm về thủ lĩnh chính trị. Theo ông, việc làm chủ nghệ thuật chính trị là trình độ cao hơn cả mà con người có thể đạt tới; cai trị nhà nước trong đời sống nhân loại là công việc quan trọng nhất. Thủ lĩnh chính trị, người ca trị tối cao là người phải biết chỉ huy. Trong hoàn cảnh lịch sử của xã hội đương thời, Xê nô phôn không chỉ đưa ra quan niệm về người thủ lĩnh chính trị, ông còn nêu ra những phẩm chất cần có của người thủ lĩnh chính trị. Đó là người: nhận thức được chính trị, giỏi kỹ thuật, giỏi 7

thuyết ohujc, biết làm rung cảm người nghe trong diễn thuyết…. Quan trọng hơn, ông cho rằng, thủ lĩnh chính trị phải là người biết đấu tranh cho lợi ích chung. Còn phương Đông, Khổng tử nói “chính tị là chính đạo”. Ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại, quan niệm về thủ lĩnh chính trị thực chất là quan niệm về người làm vua. Theo quan điểm của phái Nho gia, người làm vua phải có phẩm chất: nhân (thương yêu con người), tri (trí tuệ), dung (dũng cảm), phải khiêm tốn, phải công bằng, trong đó nhân là gốc. Phái pháp gia đòi hỏi nhà vua phải có trí tuệ để ban hành pháp luật, có nghệ thuật cai trị và phải biết bảo vệ quyền lực- ngôi báu của mình. Dù quan điểm khác nhau về phẩm chất của người làm vua, nhưng tất cả các trường phái đều ủng hộ chế độ quân chủ trung ương tập quyền, quyền lực cần phải tập trung vào nhà vua. Ở phương Tây thời kỳ cận – hiện đại, do xuất phát từ quan điểm triết học khác nhau về tác dụng của cá nhân trong lịch sử, đã xuất hiện những quan niệm khác nhau về vai trò của những vĩ nhân – thủ lĩnh. Theo quan điểm của các nhà triết học duy tâm, trong mối quan hệ với quần chúng, cá nhân vĩ nhân có vai trò quyết định sự phát triển của lịch sử. Sở dĩ xã hội phải trải qua những giai đpạn “ thăng trầm điên đảo”, những cảnh trái ngược bất công, kẻ giàu sang, người nghèo đói, những cảnh “chém giết tương tàn” là vì chưa xuất hiện những vĩ nhân hiểu được ý trời hay chân lý vĩnh cửu. Những vĩ nhân xuất hiện sớm ngày nào thì sẽ xây dựng được xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái” sớm chừng ấy, và tránh cho nhân loại những đau thương và những điều xấu xa. Khẳng định vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác – lênin rất coi trọng vai trò của lãnh tụ, của những nhà lãnh tụ, thủ lĩnh xuất sắc trong sự phát triển của xã hội. Những lãnh tụ, những nhân vật xuất sắc không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của cả một quá trình đấu tranh cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân, của cả một quá trình lịch sử tạo nên những 8

điều kiện nhất định cho việc xuất hiện những nhân vật với khả năng và đức tính có thể giải quyết những nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra. Theo bản chất vấn đề, vị trí là những người đứng đầu các tổ chức chính trị, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gắn với quyền lực của sự ủy quyền thể hiện bản ĩnh, năng lực,… và đặc biệt là vì mục tiêu. Quyền đó thuộc về một giai cấp, một quốc gia, dân tộc nhất định. Vai trò của của họ là gì đối với giai cấp, dân tộc (những đóng góp của họ cho giai cấp, nhân loại), trở thành vĩ nhân. Theo chiết tự (từ), “Thủ lĩnh” (tiếng Anh: Leader, có nghĩa là người đứng đầu, cầm đầu) là thành viên có uy tín nhất của một tổ chức hoặc một nhóm, mà sự ảnh hưởng cá nhân (của người đó) cho phép người đó đóng vai trò chủ yếu trong các quá trình, các tình huống hoạt động của tổ chức hay của nhóm. Tuỳ theo quy mô và tính chất của tổ chức, của nhóm người hay tập đoàn người, “thủ lĩnh” được dùng bao hàm những ý nghĩa khác nhau: thủ lĩnh băng nhóm; thủ lĩnh đảng phái, đoàn thể, phong trào…; thủ lĩnh giai cấp, thủ lĩnh dân tộc… Chính trị liên quan đến số đông con người, là hoạt động tập thể của những tập đoàn người. Hoạt động tập thể đó đòi hỏi sự phân chia vai trò, chức năng quản lý có tính nghiệp vụ và sự phục tùng, do đó cần phải thể chế hoá, định hình chính thức các thủ lĩnh chính trị, xác định vị thế của họ bởi quyền hành mang tính quyền lực nhất định. Cố Tổng thống Pháp De Gaulle còn nói: “Con người không thể thiếu thủ lĩnh, cũng như không thể thiếu thức ăn và nước uống. Những động vật chính trị này cần phải trong tổ chức, tức là trong trật tự và các thủ lĩnh”. Hiện nay trong các tài liệu, người ta có sử dụng những khái niệm khác nhau: thủ lĩnh chính trị, lãnh tụ chính trị… Qua một số khía cạnh cơ bản, ta có thể quan niệm như sau: Thủ lĩnh chính trị là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp, có khả 9

năng nắm bắt và sử dụng quy luật, có năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra. Thông thường, thủ lĩnh chính trị là những nhân vật, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu nhất của tổ chức chính trị. Nhưng trên thực tế tồn tại hai dạng thủ lĩnh chính trị: thủ lĩnh chính thức và thủ lĩnh phi chính thức. Thủ lĩnh chính thức là những cá nhân giữ những chức vụ trong cơ cấu tổ chức chính trị, thực hiện quyền lực dựa trên những quy tắc đã được xác lập và hàm chứa quan hệ mang tính chất chức năng của cơ cấu tổ chức. Thủ lĩnh phi chính thức là những cá nhân có ảnh hưởng chi phối người khác dựa trên uy tín tạo lập bởi những phẩm chất cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tính cách…) trong quan hệ cá nhân của các thành viên trong tổ chức chính trị. Hai dạng thủ lĩnh đó có thể bổ sung cho nhau, khi thống nhất sẽ tạo nên người thủ lĩnh thực thụ, vừa có uy tín, vừa có quyền hành. Song cũng có thể hai dạng thủ lĩnh đó tách rời nhau, thậm chí mâu thuẫn, xung đột với nhau. Khi đó, trong tổ chức chính trị tồn tại hai “thủ lĩnh”, dẫn đến sự lãnh đạo không tập trung, làm suy giảm hiệu quả lãnh đạo, dẫn dắt hoạt động chung; thậmchí, dẫn đến sự chia rẽ, mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức chính trị, nguy cơ phá vỡ, làm tan rã tổ chức. Người ta còn phân biệt thủ lĩnh trên danh nghĩa và thủ lĩnh trên thực tế. Thủ lĩnh trên danh nghĩa(hay thủ lĩnh hình thức) là thủ lĩnh có chức danh, nhưng không đủ khả năng điểu hành công việc, điều khiển người khác. Thủ lĩnh trên thực tế (hay thủ lĩnh thực sự) là thủ lĩnh có thể không chức danh, chức vụ, nhưng là người điều khiển được người khác, chi phối hành động của người khác nhờ vào uy tín cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tư cách…). Thời cổ đại, nhà tư tưởng Hy Lạp Xênôphôn đã nói: Thủ lĩnh (chính trị) “không phải là người mang vương trượng, cũng không phải là người được dân chúng chọn ra, cũng không phải là người được chỉ định bằng bỏ thăm, cũng không phải là người

10

chiếm đoạt quyền lực bằng bạo lực hay mưu chước. Các thủ lĩnh là người biết chỉ huy”. Trong tổ chức chính trị, thủ lĩnh trên thực tế có vai trò lãnh đạo thực sự, nhưng lại không được xác lập chức danh, chức vị chính thức, do đó sẽ khó khăn trong thực hiện sự lãnh đạo tổ chức chính trị. “Danh” có chính thì “ngôn” mới thuận. Do vậy, tốt nhất là không nên để xảy ra tình trạng tổ chức chính trị tồn tại thủ lĩnh trên danh nghĩa, mà chỉ có thủ lĩnh trên thực tế được xác lập chức danh chính thức. 1.2. Những phẩm chất của thủ lĩnh chính trị Là thủ lĩnh chính trị thì dù ở bất cứ chế độ xã hội nào và trong bất cứ thời đại nào cũng phải có những phẩm chất nhất định, như: có trí tuệ, có năng lực đạt tới mục tiêu chính trị đề ra, có khả năng cai trị,… Tuy nhiên, trong mỗi chế độ chính trị, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, người thủ lĩnh chính trị cũng có những phẩm chất riêng. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ khác với thủ lĩnh chính trị trong chế độ phong kiến và cũng không giống với thủ lĩnh chính trị của giai cấp tư sản. Và tất nhiên thủ lĩnh chính trị của giai cấp vô sản khác về chất so với tất cả các loại thủ lĩnh trong xã hội dựa trên chế độ áp bức bóc lột. Theo đánh giá của các nhà khoa học ở các nước xã hội chủ nghĩa, những phẩm chất cần có ở những nhà lãnh đạo là: Có khả năng tác động đối với mọi người xung quanh; Có khả năng hiểu biết mọi người và phản ứng nhanh; Có trí tuệ thực tiễn, tìm ra được các phương án bố trí mọi người dưới quyền; Có khả năng tự phê bình , biết nhìn thấy khuyết điểm của mình; Biết cách xây dựng các mối quan hệ với người xung quanh; Có trình độ tư duy trí tuệ rộng; Có tính sáng tạo; Có tính đòi hỏi với bản thân và người khác; Có khả năng tổ chức: biết đề ra mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, biết tổ chức quá trình thục hiện nhiệm vụ; Có khả năng cổ vũ mọi người làm việc, biết đưa công tác kiểm soát vào nề nếp; Biết độc lập đánh

11

giá tình huống và bảo vệ ý kiến của mình; Có ý chí; Có khả năng làm việc cao (liên quan đến sức khỏe và hệ thần kinh). Theo các nhà khoa học phương Tây, những phẩm chất cần có của những người lãnh đạo là: Có trình độ hiểu biết và khả năng hiểu biết uyên thâm các lĩnh vực; Có trình độ tổ chức: khả năng đề ra mục tiêu cho tập thể; phân công các chức trách cụ thể cho từng người; biết tổ chức công việc tốt; khả năng động biên mọi người, khả nawgn kiểm soát, kiểm tra công việc; có khả năng giao tiếp với mọi người, biết tự nhìn thấy mình và biết nhận xét về người khác; có tính trung thực và công bằng; có bản lĩnh và quyết đoán; khả năng đặt ra vấn đề, thông qua đó vượt qua khó khăn; khả năng so sánh với các sự việc xung quanh; tính chân thành; tính chịu đựng; tính mục tiêu; có khả năng đồng cảm; Phẩm chất về trí tuệ thể hiện khi ra quyết định, có óc suy xét trên cơ sở khoa học; Nắm được nghệ thuật lãnh đạo. Đó là hành vi đúng lúc, đúng chỗ, chính xác; là tác phong, cách nói; biết giấu đi những gì thuộc về cá tính; biết giữ mình đúng ở vị trí lãnh đạo; Có lòng tin vào chính bản thân mình; có khả năng tự kiếm tra bản thân; Có khả năng làm mất đi sự căng thẳng của chính mình và xung quanh; có khả năng gìn giữ và bảo vệ uy tín của mình; có chính kiến riêng và biết bảo vệ chính kiến; có sự say mê và lòng tin; có trình độ về văn hóa nghệ thuật xã hội; hình dáng bề ngoài: sự gọn gàng, ngăn nắp, lịch sự; có lòng tin vào cấp dưới và quần chúng; là người tốt trong gia đình... Có thể khái quát về phẩm chất của người lãnh đạo - thủ lĩnh chính trị thành 5 nhóm sau: Thứ nhất, về trình độ hiểu biết: nhất thiết đó phải là người thông minh hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực; có tư duy khoa học nắm vững được quy luật phát triển theo hướng vận động của quá trình chính trị; có khả năng dự đoán được tình hình, làm chủ được khoa học và công nghệ lãnh đạo, quản lý. Thứ hai, về phẩm chất chính trị: là người giác ngộ lợi ích giai cấp; đại diện tiêu biểu cho lợi ích giai cấp; Trung thành với mục tiêu lý tưởng đã chọn; dũng 12

cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp; có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những diễn biến phức tạp và lịch sử . Thứ ba, về năng lực tổ chức: là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là biết đề ra mục tiêu đúng; phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp dưới và cho từng người; biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị; có khả năng động viên, cổ vũ, khích lệ mọi người hoạt động; có khả năng kiểm soát, kiểm tra công việc. Thứ tư, về đạo đức, tác phong: là người có tính trung thực, công bằng không tham lam, vụ lợi;cởi mở và cương quyết; có lối sống giản dị; có khả năng giao tiếp và tạo mối quan hệ tốt với mọi người; biết lắng nghe ý kiến của người khác; có lòng tin vào chính bản thân mình; có khả năng tự kiểm tra bản thân, khả năng giữ gìn và bảo vệ ý kiến của mình; có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình; có lòng say mê công việc và lòng tin và cấp dưới. Thứ năm, về khả năng làm việc: có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với cường độ cao, có khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo; những lúc phong trào lâm vào khó khăn, thủ lĩnh chính trị có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt; nhạy cảm và năng động; biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới. 1.3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị Là những nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, khác với những con người Chính trị khác (người công dân, người hoạt động chính trị chuyên nghiệp), thủ lĩnh chính trị có vai trò to lớn đối với tiến trình phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, vị thế giai cấp hay tầng lớp xuất thân mà vai trò của thủ lĩnh chính trị có thể là tích cực hay tiêu cực . a. Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị chỉ xuất hiện khi giai cấp sản sinh ra thủ lĩnh là, tiến bộ hoạt động của thủ lĩnh phù hợp với quy luật khách quan, với 13

tiến trình phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của quần chúng. Đó chính là lãnh tụ của quần chúng. Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị được thể hiện ở những điểm sau: Do khi nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ lĩnh chính trị có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực mà họ chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền lực phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng, thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, phù hợp với nhu cầu...


Similar Free PDFs