Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học - TL PDF

Title Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học - TL
Author Nhi
Course International Business
Institution Royal Melbourne Institute of Technology University Vietnam
Pages 10
File Size 214.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 483
Total Views 566

Summary

Download Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học - TL PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC _______________

BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: BỨC TRANH PHỨC TẠP GIỮA NGA - UKRAINE VÀ NHỮNG BÀI HỌC XƯƠNG MÁU CHO VIỆT NAM. Giảng viên

: TS. Dương Văn Duyên

Sinh viên

: Nguyễn Vân Nhi

Mã sinh viên

: 21031497

Lớp

: Quản trị khách sạn

Mã học phần

: HK212 - PHI1002 17

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp khoa học được sử dụng 6. Bố cục chính của đề tài

3 3 3 3 3 3 3

NỘI DUNG

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA NGA VÀ UKRAINE HIỆN NAY. 1.1. Bức tranh xung đột từ góc độ nước Nga 1.2. Bức tranh xung đột từ góc độ Ukraine 1.3. Quan điểm của Mỹ và NATO 1.4. Ảnh hưởng của cuộc cuộc xung đột Nga-Ukraine

4 4 4 5 5

CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH NGA-UKRAINE 2.1. Nguyên nhân sâu xa 2.1.1. Quá trình mở rộng về hướng đông của NATO 2.1.2. Nga sáp nhập bán đảo Crimea 2.2. Nguyên nhân trực tiếp

6 6 6 7 7

CHƯƠNG 3. BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CHO VIỆT NAM

8

KẾT LUẬN

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

9

2

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những ngày gần đây, bên cạnh đại dịch Covid-19 thì cả thế giới đang chao đảo, ngả nghiêng và hướng ánh mắt về cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ngày 24/2, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga chính thức triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass, miền Đông Ukraine, trong bối cảnh các nhà ngoại giao ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi Moscow và Kiev hạ nhiệt căng thẳng, tránh để cho các cuộc xung đột quân sự đáng tiếc xảy ra. “Chiến tranh thế giới thứ III” chính thức nổ ra, kéo theo muôn vàn những hệ lụy. Báo chí liên tục cập nhật tin tức mới nhất từng ngày, từng giờ, và nguyên nhân của cuộc xung đột này đã và đang là mối quan tâm lớn nhất của thế giới lúc này. Dù không trực tiếp liên quan đến cuộc xung đột này nhưng Việt Nam ít nhiều vẫn chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, từ nguyên nhân và thực tế khách quan của cuộc chiến Nga-Ukraine, Việt Nam có thể rút ra được những bài học đắt giá cho quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. Từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài này cho bài tiểu luận học phần chủ nghĩa xã hội khoa học. Bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ giảng viên hướng dẫn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu với mục đích phân tích những nguyên nhân từ tổng quát đến cụ thể của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Từ đó rút ra những bài học đắt giá để Việt Nam áp dụng trong công cuộc đi lên xã hội chủ nghĩa hôm nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Ở nghiên cứu này, tôi tập trung vào 2 đối tượng chính: - Thứ nhất là, nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Nga-Ukraine - Thứ hai là, bài học từ cuộc xung đột này cho Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2022 Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi thế giới 5. Phương pháp khoa học được sử dụng Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng hai phương pháp chính là: phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thu thập và xử lý thông tin. 6. Bố cục chính của đề tài Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cuộc cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine Chương 2: Nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine Chương 3: Bài học đắt giá cho Việt Nam 3

NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA NGA VÀ UKRAINE HIỆN NAY. 1.1. Bức tranh xung đột từ góc độ nước Nga Nga, quốc danh hiện tại là Liên Bang Nga là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu (Châu Á và Châu Âu). Nga là một nhà nước cộng hòa bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Với diện tích 17.075.400 km2, Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới. Đối với cuộc xung đột lần này, trước đó, Điện Kremlin nhiều lần bác bỏ Nga có kế hoạch xâm lược Ukraine, khẳng định Nga không dấy lên mối đe dọa với bất cứ ai và việc nước này điều động binh sĩ bên trong lãnh thổ không nên là nguyên nhân khiến châu Âu phải báo động. Nga coi sự ủng hộ ngày càng gia tăng của NATO với Ukraine, cả về khía cạnh cung cấp vũ khí, huấn luyện và nhân sự là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi một thỏa thuận pháp lý cụ thể nhằm đảm bảo NATO không tiếp tục mở rộng về phía Đông, tới gần biên giới Nga, đồng thời nhấn mạnh phương Tây đã không thực hiện những đảm bảo bằng lời nói trước đây. Ông Putin cũng cảnh báo việc NATO triển khai vũ khí phức tạp ở Ukraine, như hệ thống tên lửa, sẽ vượt “lằn ranh đỏ” của Nga. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mới đây cảnh báo, nếu Mỹ và các đồng minh NATO không thay đổi quan điểm trong vấn đề Ukraine, Nga “có quyền lựa chọn cách thức đảm bảo lợi ích an ninh hợp pháp của mình”. 1.2. Bức tranh xung đột từ góc độ Ukraine Ukraine giáp với Liên bang Nga về phía đông với thủ đô là thành phố Kiev. Năm 1922, Ukraine trở thành một nước đồng sáng lập Liên bang Xô viết và trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraine lại trở thành một quốc gia độc lập. Ukraine là một quốc gia thống nhất gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị Crimea và hai thành phố đặc biệt không thuộc trung ương Kiev và Sevastopol. Đây là một nước theo thể chế cộng hòa bán tổng thống. Quan điểm của Ukraine khẳng định Nga không thể ngăn cản Ukraine xây dựng mối quan hệ thân cận hơn với NATO nếu Kiev lựa chọn như vậy. “Bất cứ đề xuất nào của Nga về việc thảo luận với NATO hay Mỹ về các phương thức đảm bảo liên minh không mở rộng về phía Đông đều bất hợp pháp” - Bộ ngoại giao Ukraine nhấn mạnh. 4

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cảnh báo rằng một cuộc đảo chính có thể là một phần trong kế hoạch của Nga trước bất cứ cuộc tấn công quân sự nào. “Sức ép quân sự bên ngoài sẽ đi cùng với việc gây bất ổn bên trong đất nước”, ông Kuleba nói. Căng thẳng giữa 2 nước trở nên trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng năng lượng mà Ukraine cho rằng Nga đã khiêu khích một cách chủ đích. Một vấn đề lớn khác liên quan đến căng thẳng giữa Nga và Ukraine là việc cung cấp năng lượng. Ukraine coi đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển trực tiếp khí đốt từ Nga tới Đức, là một mối đe dọa đối với an ninh nước này. Ukraine coi các đường ống chạy qua nước này là một yếu tố bảo vệ trước sự xâm lược tiềm tàng của Nga, bởi bất cứ hành động quân sự nào cũng có thể làm ngắt quãng dòng khí đốt thiết yếu từ Nga sang châu Âu. 1.3. Quan điểm của Mỹ và NATO Trong cuộc điện đàm đầu tháng 1/2022 với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ và các đồng minh sẽ “phản ứng kiên quyết nếu Nga xâm lược Ukraine”. Bộ Quốc phòng đã xây dựng các lựa chọn quân sự cho Tổng thống Biden nếu ông quyết định tăng cường khả năng ở Đông Âu để răn đe các động tháo gây hấn tiềm tàng của Nga nhằm vào Ukraine. Giới chức Mỹ nói rằng Washington không muốn bị bất ngờ về một chiến dịch quân sự nào khác của Nga. “Mối lo ngại của chúng tôi là Nga có thể sẽ mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi tái diễn những gì đã từng xảy ra năm 2014, khi họ điều động lực lượng lớn dọc biên giới Ukraine”, ngoại trưởng Blinken cho biết hồi tháng 11/2021. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo “Nga sẽ phải trả giá đắt” nếu xâm lược Ukraine – một đối tác của NATO. “Chúng tôi có nhiều lựa chọn: trừng phạt kinh tế, trừng phạt tài chính hay hạn chế về chính trị” - ông Jens Stoltenberg cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNN. Tuy Ukraine không phải là thành viên NATO, không có sự đảm bảo an ninh tương tự như các thành viên của khối, ông Stoltenberg để ngỏ khả năng Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự này. 1.4. Ảnh hưởng của cuộc cuộc xung đột Nga-Ukraine Về người và của, ngày 13/3, Ukraine công bố khoảng 1.300 quân nhân và hàng trăm dân thường Ukraine đã thiệt mạng sau hơn hai tuần chiến sự. Trước đó, ngày 3/3, Bộ Quốc phòng Nga công bố 498 quân nhân nước này tử trận và gần 1.600 người bị thương trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Những thiệt hại về tính mạng của binh sĩ hai bên và một bộ phận dân thường, cơ sở hạ tầng quân sự là vô cùng lớn. Về mặt kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu và các tổ chức cho vay hàng đầu thế giới nêu rõ: "Toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sẽ cảm nhận được tác động của cuộc khủng hoảng này thông qua sự tăng trưởng chậm hơn, gián đoạn thương mại và lạm phát cao hơn". Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến giá dầu tăng vọt lên mức kỷ lục, trong khi các mặt 5

hàng khác bao gồm nhôm, than đá, đồng, khí đốt tự nhiên, niken, thiếc, lúa mì và kẽm cũng đã đạt mốc cao lịch sử. Về mặt xã hội, xung đột Nga – Ukraine đã tạo một làn sóng di cư với tốc độ nhanh nhất chưa từng có kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Với tốc độ như hiện tại, đây có thể sẽ là một cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất thế kỷ ở châu Âu và đặt ra nhiều thách thức lớn cho các quốc gia ở châu lục này. Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), làn sóng di cư rời khỏi Ukraine có thể trở thành “cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất thế kỷ này”. Đến nay, hơn 3 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước kể từ khi chiến sự nổ ra hôm 24/2. Về quan hệ quốc tế, Cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng cho thấy sự tiếp tục đối đầu căng thẳng giữa Nga với Mỹ và EU. Theo Carl Schuster, cựu giám đốc điều hành tại Trung tâm Tình báo Liên quân thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, sẽ xuất hiện một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở châu Âu từ bầu không khí căng thẳng và bất ổn chưa từng thấy hiện nay. CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH NGA-UKRAINE 2.1. Nguyên nhân sâu xa Tổng thống Putin ra lệnh mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2, nhưng nguồn cơn của cuộc xung đột này bắt nguồn từ những căng thẳng đã âm ỉ suốt nhiều năm từ sau Chiến tranh lạnh. 2.1.1. Quá trình mở rộng về hướng đông của NATO Năm 2008, NATO bày tỏ ý định trao tư cách thành viên cho Ukraine vào một ngày nào đó trong tương lai xa. Nga coi đây là hành động vượt lằn ranh đỏ, đe dọa an ninh của nước này. Ông từng nhấn mạnh quan điểm "Ukraine không chỉ là quốc gia láng giềng, mà là một phần không thể thiếu trong lịch sử, văn hóa và tinh thần của Nga". Có thể thấy, Ukraine là quốc gia lớn nhất, có ảnh hưởng thứ hai (sau Nga) trong số các quốc gia trong không gian hậu Xô-viết. Sau khi Liên bang Xô-viết tan rã, các nước trong không gian Xô-viết cũ chia làm hai khuynh hướng: Nhóm chủ trương “đoạn tuyệt” với Nga, dựa hẳn vào Mỹ và phương Tây (Cộng hòa Baltic, Gruzia, gần đây là Ukraine); Nhóm chủ trương giữ quan hệ cân bằng và có xu hướng thân Nga (Belarus, năm nước Cộng hòa Trung Á, Armenia và Azerbaijan) Trước đây, Mỹ và phương Tây đã tìm cách đưa Gruzia, tiếp đó là Ukraine gia nhập NATO nhưng chưa thực hiện được do Nga phản ứng quyết liệt. Nga coi việc “NATO Đông tiến” là đường lối lâu dài, là thách thức từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, đào sâu sự mất cân bằng chiến lược Nga - NATO. Nga quan ngại việc không có thành viên NATO nào phê chuẩn Hiệp ước về vũ khí thông thường châu Âu (CFE). Theo quan điểm của Nga, tình hình này còn tồi tệ hơn do Mỹ bố trí hệ thống tên lửa phòng thủ tại Ba Lan và Séc, vi phạm sự ổn định chiến lược. Nga quy kết NATO thúc đẩy cuộc “cách mạng màu” bên trong không gian hậu Xô-viết. 6

Chính vì vậy, nếu Ukraine gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU) thành công sẽ dẫn đến một làn sóng “ly khai” mới, tách khỏi ảnh hưởng của Nga từ các quốc gia còn lại trong không gian hậu Xô-viết. Và nếu điều này xảy ra, có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lợi ích an ninh, kinh tế và vị thế của Nga, thậm chí khiến Nga tan rã hoặc sụp đổ từ bên trong. Nga cuối năm ngoái công bố 8 đề xuất an ninh với phương Tây, trong đó yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập liên minh sau năm 1997, gồm Ba Lan, Estonia, Litva, Latvia và các nước vùng Balkan. Moskva cũng muốn NATO ngừng mở rộng về phía đông, không kết nạp Ukraine vào khối và không diễn tập quân sự tại Ukraine, Đông Âu, Trung Á và các nước vùng Kavkaz nếu chưa có sự đồng thuận từ Nga. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh thuộc NATO thẳng thừng từ chối những đề xuất an ninh mà Nga cho là "cốt lõi", chỉ đồng ý thảo luận một số vấn đề như kiểm soát tên lửa tại châu Âu. 2.1.2. Nga sáp nhập bán đảo Crimea Đầu năm 2014, các cuộc biểu tình quy mô lớn tại thủ đô Kiev của Ukraine dẫn đến làn sóng bạo lực lật đổ tổng thống thân Nga lúc đó là Viktor Yanukovych, sau khi ông từ chối ký một thỏa thuận chính trị và thương mại lịch sử với Liên minh châu Âu (EU). Ngay sau khi chính quyền Yanukovych sụp đổ, Nga triển khai lực lượng tới Crimea - nơi có quân cảng chiến lược Sevastopol và tổ chức trưng cầu dân ý, sáp nhập bán đảo vào lãnh thổ, đồng thời hậu thuẫn phong trào ly khai ở miền đông Ukraine, ủng hộ các lực lượng thân Nga thành lập hai nước cộng hòa ly khai ở khu vực đông dân nói tiếng Nga thuộc phía Đông Ukraine là Lugansk và Donetsk, giúp lực lượng này giành quyền kiểm soát một phần vùng Donbass. NATO đã đình chỉ quan hệ “đối tác vì hòa bình” với Nga, coi Nga là mối đe dọa đối với an ninh khu vực châu Âu. NATO cho rằng, Nga “vi phạm luật pháp quốc tế” khi trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ lực lượng ly khai ở Ukraine, sáp nhập lãnh thổ của một nước có chủ quyền vào Nga. NATO tăng cường trợ giúp Ukraine về huấn luyện và cung cấp các trang thiết bị vũ khí hiện đại; đe dọa thắt chặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga trong trường hợp Nga tấn công Ukraine; đồng thời, kêu gọi Nga “xuống thang” và triển khai hàng loạt bước đi để ngăn chặn Nga tấn công Ukraine. 2.2. Nguyên nhân trực tiếp Thứ nhất, cuộc xung đột giữa chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai Donbass (bao gồm DPR và LPR) do Nga hậu thuẫn gia tăng, nhất là sau tháng 10-2021, khiến tiến trình đàm phán hòa bình theo Thỏa thuận Minsk 2 - giải pháp duy nhất đối với cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine - khó đạt được kết quả. Thứ hai, Mỹ và NATO không chỉ chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhất là sau giai đoạn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (tháng 9-2021), khi Mỹ và đồng minh còn dư nhiều vũ khí, đạn dược (được dự kiến chuyển giao cho chính quyền thân Mỹ ở 7

Afghanistan), mà còn triển khai tên lửa tầm trung và lực lượng quân sự trên lãnh thổ NATO - Đông Âu hướng tới Nga. Thứ ba, đáp lại những động thái đó, Nga đã triển khai trên 100.000 quân dọc biên giới trên bộ giáp với Ukraine, khu vực bán đảo Crimea, đồng thời tập trung quân đội ở nước láng giềng Ukraine là Belarus với danh nghĩa tập trận chung, cũng như phái 6 tàu chiến hiện đại tiến vào Biển Đen. Thứ tư, Mỹ và đồng minh NATO không đáp ứng bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm của Nga gửi tới Mỹ và NATO vào giữa tháng 12-2021, với bốn nội dung cốt lõi: 1- NATO không kết nạp Ukraine và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) 2- Loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ ra khỏi châu Âu 3- NATO rút toàn bộ quân đội hoặc vũ khí được triển khai tới các quốc gia tham gia liên minh về thời điểm trước năm 1997, bao gồm các nước như Ba Lan, Estonia, Lithuania, Latvia. 4- Không tiến hành tập trận tại các nước gần lãnh thổ của Nga. CHƯƠNG 3. BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CHO VIỆT NAM Xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ đơn giản là một cuộc chiến tranh mà hơn cả, nó còn là sự toan tính, những âm mưu thủ đoạn của các “ông lớn”. Vì thế, một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam cần nhìn vào đó và rút ra cho mình những bài học đắt giá để áp dụng trong công cuộc xây dựng đất nước. 1. Phải tự quyết định các vấn đề của chính mình dựa trên lợi ích quốc gia, dân tộc. 2. Cần chọn “điểm rơi chiến lược” tốt nhất khi ra quyết sách quan trọng và luôn luôn phải ghi nhớ “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Gia nhập NATO và EU của có thể tốt cho lợi ích quốc gia, tuy nhiên, quyết định này lại đưa ra sai thời điểm khi môi trường quốc tế không còn thuận lợi nữa. Giá như Ukraine quyết định dứt khoát từ những năm cuối 1990 như các nước Đông Âu cũ và 3 nước Cộng hòa Baltic, khi thế và lực của Nga còn yếu, thì mọi chuyện có thể đã khác. 3. Hãy nỗ lực cao nhất để tránh “cuộc chiến một chiều”, tức bị tấn công 1 phía, và là bên chịu thiệt hại chủ yếu trong trường hợp nổ ra chiến tranh với các nước lớn. 4. Ở bất kỳ đâu và hầu như không có ngoại lệ, nước lớn luôn nhìn các nước nhỏ xung quanh qua con mắt lịch sử là “thần phục”, “chư hầu”. Họ chỉ “ngả mũ” khi lãnh đạo và người dân nước nhỏ láng giềng mạnh hơn, giàu có hơn và thông minh hơn. Do đó, nước nhỏ ngoài việc củng cố nội lực toàn diện, thì luôn tìm cách tránh lệ thuộc một chiều vào các nước lớn thù địch về kinh tế, chính trị, an ninh trong thời bình, trong khi phải có biện pháp đáp trả tương xứng, đặc biệt về mặt quân sự, vào chính “đầu não” đối phương trong thời chiến. 5. Luôn giương cao ngọn cờ chính nghĩa, lấy Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế làm ngọn cờ tập hợp lực lượng, kêu gọi lương tri thời đại và biết cách để kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại trong bối cảnh mới kể cả khi chiến tranh đã nổ ra và mình ở thế yếu về quân sự. 8

KẾT LUẬN Tóm lại, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, hay nói cách khác là sự đấu đá giữa Nga với Mỹ và NATO, đã cho thấy một chân lý “Không ai thay đổi được láng giềng” và bất cứ quốc gia nào cũng cần phải học cách chung sống hòa bình với các nước xung quanh. Chiến tranh giữa hai nước là một hiện thực không thể tránh khỏi khi những hiềm khích, mâu thuẫn đã tồn tại và âm ỉ suốt cả chục năm: Một là, mâu thuẫn giữa việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, kiểm soát cũng như khống chế các hoạt động quân sự và dân sự của Ukraine ở Biển Đen với việc Mỹ cùng đồng minh muốn ủng hộ Ukraine lấy lại bán đảo này, đẩy hạm đội Biển Đen của Nga ra khỏi Biển Đen; Hai là, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO. Cụ thể, Nga muốn giành lại vị trí quan trọng trên vũ đài quốc tế, vươn lên tầm cường quốc toàn cầu, khiến thế giới phải thay đổi cách nhìn về vị thế quốc tế mới của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong khi đó, Mỹ và NATO muốn đưa Ukraine vào quỹ đạo kiểm soát của họ và việc “phương Tây hóa Ukraine” sẽ có tác dụng giúp thúc đẩy “cách mạng màu” xảy ra bên trong chính nước Nga, góp phần làm suy giảm sức mạnh tổng hợp của Nga. Tuy vậy, suy cho cùng, chiến tranh là điều mà không một ai muốn, và những người phải chịu nhiều thương đau, mất mát nhất khi xảy ra chiến tranh không ai khác chính là những người dân vô tội. Là một đất nước đã chịu nhiều hậu quả mà chiến tranh để lại, hơn bất kì nước nào khác, Việt Nam luôn luôn cất tiếng nói yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh. Vì thế, Việt Nam cần rút ra cho mình những bài học xương máu từ cuộc xung đột Nga -Ukraine để áp dụng vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời kì hiện nay, đặc biệt là trong mối quan hệ quốc tế với Trung Quốc - kẻ láng giềng khó ưa, luôn âm mưu gây hấn thù địch với nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (2020, February 19). Giới thiệu đất nước Ukraina. Minh Hoàng An. Retrieved March 19, 2022, from https://minhhoangan.edu.vn/gioi-thieu-dat-nuoc-ukraina/#:%7E:text=Ukraina%20%28 ti%E1%BA%BFng%20Ukraina%3A%20%D0%A3%D0%BA%D1%80%D0%B0%D 1%97%D0%BD%D0%B0%29%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20qu%E1%BB %91c%20gia,Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20Kiev%20l%C3%A0%20th%E 1%BB%A7%20%C4%91%C3%B4%20c%E1%BB%A7a%20Ukraina. Bức tranh phức tạp về căng thẳng Nga-Ukraine hiện nay. (2022, January 5). VOV.VN. Retrieved March 19, 2022, from https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/buc-tranh-phuc-tap-ve-cang-thang-nga-ukraine-hien-n ay-post916108.vov Đại Sứ Hoàng Anh Tuấn – Nguyên Phó Tổng Thư Ký ASEAN V. (2022, March 14). Những bài học đắt giá từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Vietnam Insider. Retrieved March 9

19, 2022, from https://vietnaminsider.vn/vi/nhung-bai-hoc-dat-gia-tu-cuoc-chien-nga-ukraine/ Khắc Hiếu. (2022, March 13). Hậu quả kinh tế dài hạn của cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Báo Mới. Retrieved March 19, 2022, from https://baomoi.com/hau-qua-kinh-te-dai-han-cua-cuoc-khung-hoang-tai-ukraine/c/420 05740.epi Nguyễn Ngọc (2022,...


Similar Free PDFs