Tiểu luận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 PDF

Title Tiểu luận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Author NHUNG HO THI MY
Course Quản trị chất lượng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 287.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 235
Total Views 468

Summary

Download Tiểu luận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ 

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tấn Mã học phần

: 21C1ADM53500

Sinh viên thực hiện

: Hồ Thị Mỹ

Mã số sinh viên

: 3119102

Ngành

: Quản trị chất lượng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

5

1.1. Khái niệm:............................................................................................................ 5 1.2. Lược thảo các nghiên cứu liên quan:.................................................................5 1.2.1. Năng lực nguồn lực tổ chức và việc thực hiện HTQLCL ISO 9001 tại chính quyền địa phương: dẫn chứng từ Ba Lan (Marek Ćwiklicki, Barbara Pawełek & Kamila Pilch, 2021)…………………………………………………….. 5 1.2.2. Hiểu rõ lý do đằng sau việc hạn chế trong triển khai chứng nhận ISO 9001: dẫn chứng thực nghiệm từ Yemen (Ammar Mohamed Aamer, Mohammed Ali Al-Awlaqi, Nabeel Mandahawi, 2020)…………………………… 6 1.2.3. Yếu tố quyết định nào ảnh hưởng đến sự phổ biến ISO 9001 của các quốc gia? (Olga Rodriguez-Arnaldo, Angel R. Martínez-Lorente, 2020)……….. 6 1.2.4. Việc thực hiện không đồng nhất ISO 9001 trong các tổ chức định hướng dịch vụ (Panos T. Chountalas, Anastasios I. Magoutas, Eleni Zografaki, 2019)... 7 1.2.5. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong các cơ sở giáo dục đại học ở Lithuania: cách tiếp cận khếch tán đổi mới (Ramunė KasperavičiūtėČerniauskienė và Dalius Serafinas, 2018)…………………………………………..8 1.2.6. Hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng của nó trong các công ty sản xuất của Hy Lạp (Evangelos Psomas và Jiju Antony, 2015) ………………………………………………………………………………….. 9 1.2.7. Các thước đo hiệu suất của các công ty sản xuất được chứng nhận ISO 9001 và không được chứng nhận (Evangelos Psomas và Dimitrios Kafetzopoulos, 2014).............................................................................................................................. 9 1.2.8. Tác động của hiệu quả của ISO 9001 đối với hoạt động của các công ty dịch vụ (Evangelos L. Psomas, Angelos Pantouvakis, Dimitrios P. Kafetzopoulos, 2013)………………………………………………………………………………… 10 1.2.9. Rào cản và quan niệm sai lầm khi thực hiện ISO 9001: Nghiên cứu thực nghiệm (Sabah M. Al-Najjar và Maha K. Jawad, 2011) ………………………………………………………………………………… 10

1.2.10. Tận dụng lợi ích của ISO 9001 cho các kết quả chiến lược (Borut Rusjan và Milena Alič, 2010) …………………………………………………………………........................ 11 1.2.11. Quản lý chất lượng và chất lượng công việc: Tiêu chuẩn ISO 9001 cho hệ thống quản lý chất lượng ảnh hưởng đến nhân viên và người sử dụng lao động như thế nào (David I. Levine và Michael W. Toffel, 2010) ……………………………................................................................................ 12 Chương 2: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ÁP DỤNG HTQLCL ISO 9000 TRONG DOANH NGHIỆP 13 2.1. Xây dựng hệ thống phù hợp, qui trình thiết lập, thực hiện và mục tiêu chất lượng:........................................................................................................................ 13 2.2. Nâng cao nhận thức, sự tham gia của nhân viên với HTQLCL:...................13 2.3. Thành lập nhóm chất lượng:............................................................................14 2.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng từng bộ phận:.......................................................................................................................... 14 2.5. Áp dụng các công cụ chất lượng.......................................................................15 KẾT LUẬN

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

Danh mục viết tắt: Chữ viết tắt HTQLCL CBCNV TCVN CSCL

Giải thích Hệ thống quản lý chất lượng Cán bộ công nhân viên Tiêu chuẩn Việt Nam Chính sách chất lượng

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu đề tài: Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đang trên con đường hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, áp lực ngày càng gay gắt và đè nặng lên các doanh nghiệp không chỉ trong nước và ngoài nước. Để phát triển và tồn tại trong thời kì mới này các doanh nghiệp phải nhận thức được rằng việc thay đổi, cải tiến trong tổ chức, bộ máy là một điều tất yếu. Về phương pháp kĩ thuật, các doanh nghiệp đã và đang từng bước nhanh chóng áp dụng các quy chuẩn chất lượng quốc tế trong kinh doanh, sản xuất. Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh mà tiết kiệm được tối đa chi phí, các doanh nghiệp cần áp dụng những phương pháp tiên tiến được tạo ra và áp dụng thành công tại các nước phát triển trên thế giới. Trong các tiêu chuẩn chất lượng, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là phương tiện giúp doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng một cách hiệu quả, đồng thời cũng là phương tiện để chứng minh cho các bên liên quan rằng doanh nghiệp bạn có thể đáp ứng yêu cầu và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. ISO 9000 là thuật ngữ không còn xa lạ nhất là đối với các doanh nghiệp chú trọng vào chất lượng đã và đang sử dụng hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành nhằm liệt kê các khía cạnh khác nhau của quản lý chất lượng và bao gồm một số tiêu chuẩn phổ biến nhất của ISO. Các tiêu chuẩn này cung cấp sự hướng dẫn và các công cụ cho các tổ chức, công ty muốn đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng, và chất lượng được cải thiện một cách nhất quán. Tại Việt Nam có không ít doanh nghiệp đã và đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác quản lý chất lượng. Tuy đã có hiểu biết nhất định nhưng có các doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng ISO 9000 vẫn chưa thực sự hiệu quả. Dựa vào các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, nghiên cứu chứng thực để tổng hợp lại lý thuyết,

2

nhìn nhận thực trạng áp dụng ISO 9000, bài tiểu luận này sẽ làm tóm tắt các quan điểm để có cái nhìn đa chiều và làm rõ bộ tiêu chuẩn ISO cũng như cách các tổ khác sử dụng bộ tiêu chuẩn này. Với những lý do trên tôi thực hiện đề tài bài luận là “Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và đề xuất giải pháp áp dụng trong doanh nghiệp”. 2. Mục tiêu đề tài: Trong suốt bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn về bộ tiêu chuẩn ISO 9000, chỉ ra việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 ảnh hưởng hoạt động và chất lượng công việc, tầm quan trọng của quá trình triển khai chứng nhận ISO 9000, mối liên hệ cũng như tận dụng lợi ích của ISO 9000 đến quá trình sản xuất, các lựa chọn chiến lược trong một doanh nghiệp cụ thể. Từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng trong doanh nghiệp. 3. Đối tượng, phạm vi đề tài: Đối tượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và các bài nghiên cứu khoa học về Hệ thống quản lý chất lượng ISO. Phạm vi: Tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập và xử lí thông tin về ISO 9000 từ năm 2010 đến 2021. 4. Phương pháp thực hiện: Cơ sở dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được lấy từ kết quả của các nghiên cứu trước và đặc biệt là tài liệu về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Dựa trên các thông tin và cơ sở dữ liệu sẵn có tại các văn bản, tài liệu để rút ra kết luận cho đề tài. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Đề xuất giải pháp áp dụng Hệ thống quản lý chất lương ISO 9000 trong doanh nghiệp.

3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm: 1.1.1. Khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống là tổng thể gồm các bộ phận khác nhau có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và được sắp xếp theo một trình tự nhằm tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có khả năng thực hiện được một số chức năng hoặc mục tiêu nhất định Theo TCVN ISO 9000:2007: Hệ thống là tập hợp các yếu tố liên quan lẫn nhau hay tương tác để thiết lập chính sách và mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó. Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn là hệ thống do một hoặc nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực chung về quản lý một cách hiệu quả, được nhiêu quốc gia thừa nhận và được nhiều tổ chức áp dụng bởi tính hiệu quả của nó. 1.1.2. Khái niệm về bộ tiêu chuẩn ISO 9000: ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. 1.2.

Lược thảo các nghiên cứu liên quan:

1.2.1. Năng lực nguồn lực tổ chức và việc thực hiện HTQLCL ISO 9001 tại chính quyền địa phương: dẫn chứng từ Ba Lan (Marek Ćwiklicki, Barbara Pawełek & Kamila Pilch, 2021) Mục đích của bài báo là trả lời câu hỏi nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa các nguồn lực liên quan đến năng lực tổ chức và việc thực hiện ISO 9001 QMS trong chính quyền địa phương. j cấp quâ n, k tầm quan trọng của các nguồn lực được xem xét để thực hiện HTQLCL ISO 9001 vẫn chưa được xác nhận. Mặt khác, tầm quan trọng của các chỉ số lại được thể hiê nk ở cấp đô thị, bao gồm nguồn nhân lực, kỹ năng, tiền bạc và sự phức tạp của cơ cấu. Những sự khác biệt về tầm

4

quan trọng của các nguồn lực được xem xét trong trường hợp chia đô thị thành thành phố, nông thôn và bán đô thị cũng được xem xét. 1.2.2. Hiểu rõ lý do đằng sau việc hạn chế trong triển khai chứng nhận ISO 9001: dẫn chứng thực nghiệm từ Yemen (Ammar Mohamed Aamer, Mohammed Ali Al-Awlaqi, Nabeel Mandahawi, 2020) Trong khi chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 đang tiến gần đến sự hoàn hảo ở các nước phát triển, các quốc gia khác vẫn đang vật lộn với việc thực hiện ISO 9001. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về các quốc gia có số lượng chứng chỉ đã đăng ký rất thấp để hiểu lý do đằng sau việc thực hiện hạn chế với chứng chỉ này, cụ thể hơn với dẫn chứng từ Yemen. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá: nhận thức, hiểu biết, động lực, rào cản và lợi ích của việc thực hiện ISO 9001. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện để đo lường mức độ nhận thức, sự hiểu biết, yếu tố thúc đẩy, rào cản và lợi ích của ISO 9001. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua việc phân loại các công ty được nhắm đến thành hai loại riêng biệt, các tổ chức được chứng nhận và không được chứng nhận để làm phong phú thêm sự hiểu biết từ hai quan điểm khác nhau. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy việc thực hiện môtkcách hạn chế các chứng chỉ ISO 9001 có thể là do một số yếu tố nô ki bô kvà bên ngoài như mức độ nhận thức tương đối thấp về chứng chỉ và những chỉ dẫn, và sự mâu thuẫn trong việc hiểu mục đích chứng nhận. Những lợi ích chỉ tập trung vào việc cải thiện chất lượng hiệu quả hệ thống và nâng cao nhận thức về chất lượng, chứ không phải quốc tế hóa. 1.2.3. Yếu tố quyết định nào ảnh hưởng đến sự phổ biến ISO 9001 của các quốc gia? (Olga Rodriguez-Arnaldo, Angel R. Martínez-Lorente, 2020) Nghiên cứu này có mục đích chính là phân tích ảnh hưởng của sáu yếu tố đối với việc thực hiện ISO 9001: Sự phát triển kinh tế, Xuất khẩu sang châu Âu, Danh tiếng, Khả năng cạnh tranh, Đổi mới và Mức đô k hoàn thiên kkinh doanh. Như một sự bổ sung, một yếu tố mới liên quan đến chất lượng theo quốc gia đã được thêm vào: Bảng điểm chất lượng thế giới. Các giả thuyết được đưa ra thiết lập mối quan

5

hệ tuyến tính (tích cực hoặc tiêu cực) giữa sự khuếch tán của ISO 9001 và các chỉ số của các yếu tố khác nhau được phân tích ở mỗi quốc gia. Chương trình SPSS được sử dụng để đánh giá các giả thuyết sử dụng dữ liệu từ năm 2009 đến 2018. Kết quả cho thấy sự tương quan tích cực mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chỉ khi các quốc gia có mức thu nhập thấp được xem xét. Đối với các biến còn lại, kết quả chỉ ra rằng chúng thay đổi tùy theo mức độ phát triển của các quốc gia. Khi chỉ có các nước phát triển được xem xét, mối tương quan có nghĩa và nghịch biến được ghi nhâ nk cho các biến: danh tiếng, khả năng cạnh tranh, đổi mới và sự hoàn thiê nk kinh doanh, trong khi kết quả ngược lại khi xem xét nhóm các nước kém phát triển. Thông tin này rất thú vị đối với các công ty và cơ quan chứng nhận trên toàn thế giới vì nó cho phép hiểu rõ hơn về mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống quản lý chất lượng. 1.2.4. Việc thực hiện không đồng nhất ISO 9001 trong các tổ chức định hướng dịch vụ (Panos T. Chountalas, Anastasios I. Magoutas, Eleni Zografaki, 2019) Mục đích của bài báo này là để khảo sát tính không đồng nhất trong việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trong các tổ chức định hướng dịch vụ, và xác định các biến (mối quan hệ, sự phụ thuộc và ngoại lệ) giữa các yếu tố thực hiện quan trọng, các yếu tố quyết định thực hiện có thể và kết quả mong muốn sau thực hiện. Bài báo áp dụng mô tkcách tiếp cận định tính, dưới hình thức một nghiên cứu nhiều trường hợp của năm tổ chức định hướng dịch vụ, được chứng nhận ISO 9001, đặt tại Hy Lạp. Kết quả phân tích cho thấy việc thực hiện ISO 9001 có thể dao động trên các mức độ trung thực khác nhau, từ hời hợt đến thực chất. Một số yếu tố quyết định (kinh nghiệm thực hiện, động lực chứng nhận, nhận thức về chất lượng, cam kết thay đổi) ảnh hưởng đến mức độ trung thực, từ đó cho ra kết quả sau thực hiện chứng nhâ n. k Thú vị là, ngay cả việc thực hiện ISO 9001 mô tkcách hời hợt cũng có thể khởi xướng, ít nhất là ở mức độ vừa phải, những thay đổi có lợi trong các tổ chức. Các tổ chức tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu ISO 9001 vẫn phải đối mă tkmột số thách thức, đáng chú ý nhất là thấm nhuần văn hóa cảnh giác

6

trong hệ thống quản lý và cân bằng mô tkcách hiệu quả giữa tính tiêu chuẩn và tính linh hoạt. Nghiên cứu này góp phần vào tài liệu nội bô k ISO 9001, cung cấp một phân tích chuyên sâu về các mô hình có thể có trong số các yếu tố thực hiện ISO 9001, các yếu tố quyết định và kết quả. 1.2.5. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong các cơ sở giáo dục đại học ở Lithuania: cách tiếp cận khếch tán đổi mới (Ramunė KasperavičiūtėČerniauskienė và Dalius Serafinas, 2018) Bài báo này là bài báo đầu tiên khám phá việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong các tổ chức giáo dục đại học (HEIs) dựa trên phương pháp khuếch tán đổi mới. Theo lý thuyết khuếch tán đổi mới, các đặc điểm của một sự đổi mới, như nhận thức của các thành viên của một hệ thống xã hội, có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc áp dụng (lựa chọn hợp lý) của sự đổi mới. Nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời các câu hỏi sau: thứ nhất, tiêu chuẩn ISO 9001 được chấp nhận như thế nào khi áp dụng tiêu chuẩn trong các tổ chức giáo dục đại học ở Lithuania; thứ hai, ảnh hưởng của các đặc điểm đổi mới nhận thức (tiêu chuẩn ISO 9001) (độ phức tạp, khả năng tương thích, khả năng quan sát, lợi thế tương đối, chi phí, khả năng thích ứng và thời gian) là gì đối với việc áp dụng nó. Nghiên cứu bao gồm tất cả các tổ chức giáo dục đại học ở Lithuania (25) đã sử dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 trong hệ thống quản lý chất lượng (QMSs). Từ bài báo, tác giả thấy rằng khả năng tương thích nhận thức, lợi thế tương đối và khả năng thích ứng của tiêu chuẩn ISO 9001 có tác động tích cực; trong khi đó, chi phí và thời gian của nó có tác động tiêu cực đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong các tổ chức giáo dục đại học ở Lithuania. Và sự phức tạp và tính quan sát được của tiêu chuẩn ISO 9001 không ảnh hưởng đến việc áp dụng nó. Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý các tổ chức giáo dục đại học hiểu rõ hơn về các đặc điểm của tiêu chuẩn ISO 9001 (như một sự đổi mới).

7

1.2.6. Hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng của nó trong các công ty sản xuất của Hy Lạp (Evangelos Psomas và Jiju Antony, 2015) Mục đích của nghiên cứu thứ nhất là để xác nhận theo thực nghiệm hê kthống lý thuyết về hiệu quả của HTQLCL ISO 9001 (QMS) trong các công ty sản xuất; thứ hai là để xác định các yếu tố quan trọng có tác động đáng kể đến hiệu quả của QMS. Tác giả đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu thông qua một bảng câu hỏi với sự tham gia của 163 công ty Hy Lạp được chứng nhận ISO 9001. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá và nhân tố khzng định được áp dụng để tìm ra và xác nhận các cấu trúc tiềm ẩn, trong khi các mối quan hệ của chúng được xác định thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính. Các phân tích xác nhận các yếu tố của hê k thống lý thuyết về sự hiệu quả của ISO 9001 QMS bao gồm ba khía cạnh cũng như là các mục tiêu ISO 9001: ngăn ngừa sự không phù hợp, cải tiến liên tục và tập trung sự hài lòng của khách hàng. Phân tích cũng xác nhận năm khía cạnh của các yếu tố quan trọng đối với hiệu quả ISO 9001 QMS được xác định trong lý thuyết: động lực bên trong, áp lực môi trường bên ngoài, đă ck tính của công ty, tính cách của nhân viên và đăck tính hệ thống chất lượng. Tuy nhiên, chỉ có động lực nội bộ của công ty, đă ck tính của công ty và tính cách của nhân viên mới có tác động đáng kể đến hiệu quả của ISO 9001 QMS. 1.2.7. Các thước đo hiệu suất của các công ty sản xuất được chứng nhận ISO 9001 và không được chứng nhận (Evangelos Psomas và Dimitrios Kafetzopoulos, 2014) Mục đích của bài báo này là để so sánh các công ty sản xuất được chứng nhận ISO 9001 và không được chứng nhận về các biện pháp hoạt động, cả tài chính và phi tài chính. Một nghiên cứu đã được thực hiện tại 140 công ty sản xuất của Hy Lạp bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được gửi qua email và yêu cầu đại diện công ty trả lời. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được áp dụng để rút ra các nhân tố tiềm ẩn của các thước đo hiệu suất. Kết quả là các công ty sản xuất được

8

chứng nhận ISO 9001 vượt trội hơn đáng kể so với các công ty không được chứng nhận về chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng, hiệu quả hoạt động, thị trường và tài chính. Điều này được thể hiện rõ trong một môi trường kinh doanh mà suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính chiếm ưu thế. Tuy có hạn chế là đặc điểm chủ quan của dữ liệu được thu thập thông qua các đại diện của công ty liên quan đến rủi ro nhận được phản hồi thiên vị về các biện pháp thực hiện vì vậy nó sẽ là đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai. 1.2.8. Tác động của hiệu quả của ISO 9001 đối với hoạt động của các công ty dịch vụ (Evangelos L. Psomas, Angelos Pantouvakis, Dimitrios P. Kafetzopoulos, 2013) Mục đích của bài báo này là xác định và đo lường một cách chủ quan về hiệu quả của ISO 9001 khi đạt được các mục tiêu của tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, xác định tác động của nó đối với các khía cạnh hoạt động của các công ty dịch vụ liên quan đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ, hoạt động và hiệu quả tài chính. Tác giả đã tiến hành một cuộc nghiên cứu thực nghiệm bằng cách sử dụng mẫu 100 công ty dịch vụ được chứng nhận ISO 9001:2008. Dữ liệu được thu thập từ các nhà quản lý chất lượng của các công ty thông qua một bảng câu hỏi có cấu trúc. Các kết quả phát hiện của nghiên cứu này xác nhận tính hiệu quả của tiêu chuẩn ISO 9001 (được đánh giá bằng mức độ đạt được các mục tiêu của tiêu chuẩn, cụ thể là ngăn ngừa sự không phù hợp, cải tiến liên tục và tập trung vào sự hài lòng của khách hàng) và cho thấy sự đóng góp đáng kể của nó đối với hoạt động của các công ty dịch vụ. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các công ty dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể bởi hiệu lực của ISO 9001, còn hiệu quả hoạt động tài chính thì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hiệu quả hoạt động. Qua bài nghiên cứu này, bằng cách xác định hiệu lực của ISO 9001 dựa trên các mục tiêu của nó, các nhà quản lý có thể nhận thức được những gì cần cải tiến để tăng hiệu quả của tiêu chuẩn và do đó trực tiếp cải thiện hoạt động của công ty dịch vụ về chất lượng và kết quả hoạt động và gián tiếp về kết quả tài chính.

9

1.2.9. Rào cản và quan niệm sai lầm khi thực hiện ISO 9001: Nghiên cứu thực nghiệm (Sabah M. Al-Najjar và Maha K. Jawad, 2011) Mặc dù ISO 9001 được sử dụng rộng rãi và có nhiều tổ chức được chứng nhận ở các nước Ả Rập, nhưng chỉ có 5 tổ chức của Iraq được chứng nhận ISO vào cuối năm 2008. Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm này là để xem xét các rào cản và quan niệm sai lầm khác nhau cản trở việc thực hiện ISO 9001 trong các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất ở Iraq. Để xác định những yếu tố này, một cuộc khảo sát đã được thực hiệ...


Similar Free PDFs