Tiểu luận hôn nhân gia đình - nuôi con nuôi PDF

Title Tiểu luận hôn nhân gia đình - nuôi con nuôi
Author Hạnh Lê
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 344 KB
File Type PDF
Total Downloads 594
Total Views 843

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNLUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHĐề tài: QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHA NUÔI, MẸ NUÔI VÀCON NUÔI – QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁPDỤNGGiảng viên: TS. Nguyễn Văn TiếnSinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Hạnh MSSV : 1953801015061 Lớp...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Đề tài: QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHA NUÔI, MẸ NUÔI VÀ

CON NUÔI – QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Tiến

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Hạnh MSSV

: 1953801015061

Lớp

: CJL44

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3 Chương 1. Lý luận chung về nuôi con nuôi và quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi.....5 1.1. Khái niệm chung về nuôi con nuôi..................................................................5 1.1.1. Khái niệm con nuôi.......................................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi..................................................................................5 1.2. Khái niệm quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi.....................................................6 1.2.1. Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi là một quan hệ xã hội...................................6 1.2.2. Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi là quan hệ pháp luật......................................7 1.3. Ý nghĩa của chế định pháp luật về nuôi con nuôi...........................................9 Chương 2. Thực tiễn pháp luật về hoạt động nuôi con nuôi tại Việt Nam và Quốc tế.................................................................................................................................. 10 2.1. Điều kiện nuôi con nuôi..................................................................................10 2.2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi - người nhận con nuôi...11 2.2.1. Đối với người được nhận làm con nuôi.........................................................11 2.2.2. Đối với người nhận con nuôi.........................................................................12 2.3. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi...............................................................13 2.4. Đánh giá chung...............................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢО ........................................................................................16

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử và ngày nay vấn đề này đã trở thành mối quan tâm đặc biệt không chỉ ở cộng đồng quốc tế mà còn ở Việt Nam. Lý giải tại sao chế định nuôi con nuôi lại được xã hội quan tâm đặc biệt, bởi đó là hàng lang pháp lý bảo vệ những lợi ích tốt nhất của trẻ được nhận nuôi, đồng thời đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nhận con nuôi. Năm 2010, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua đạo luật về nuôi con nuôi đầu tiên của Việt Nam. Trong những năm qua, pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình. Mặt khác, quy định này còn cổ vũ, động viên, khuyến khích, khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người Việt Nam. Vấn đề nuôi con nuôi và quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi qua lăng kính của pháp luật đã tạo điều kiện cho các cá nhân, gia đình có nhu cầu muốn nhận nuôi con nuôi, đồng thời cũng tạo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt được sống trong gia đình giống như môi trường gia đình gốc của mình. Việc quy định rõ các vấn đề nuôi con nuôi và cơ sở thiết lập mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là thật sự cần thiết để đảm bảo cho trẻ em được nhận nuôi được sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh, hạnh phúc. Đây cũng chính là một trong những biện pháp ngăn ngừa các hành vi lợi dụng hoạt động nuôi con nuôi vào mục đích như: trục lợi, hành hạ, buôn bán trẻ em… Tuy nhiên, trên thực tế việc hiểu và áp dụng các quy định về nuôi con nuôi còn chưa đúng, chưa đầy đủ thậm chí còn những sai phạm, làm ảnh hưởng trực tiếp quyền trẻ em, nhất là quyền của trẻ được nhận làm con nuôi. Vì vậy, nhằm đánh gía những kết quả đã thực hiện được trong thực tiễn cũng như điểm hạn chế của pháp luật nuôi con nuôi hiện hành, bài viết sẽ làm rõ nhiều vấn đề còn tồn tại giữa lý luận và thực tế trong quá trình thực hiện pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế định nuôi con nuôi đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu về Luật học. Hiện nay, có những bài viết về vấn đề nuôi con nuôi và quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi như: bài viết của tác giả Kiều Thị Huyền Trang về “Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay” hay Về chế độ nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân gia đình của tác giả Ngô Thị Hường,… Đây là những bài viết nói lên quan điểm cần làm sáng tỏ về hoạt động nuôi con nuôi tại Việt Nam.

Vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi vẫn thực sự cần thiết. Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra những mặt tích cực, mặt hạn chế khi áp dụng quy định về Luật Nuôi con nuôi năm 2010 vào thực tế; góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi trẻ em được nhận làm con nuôi cũng như duy trì mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi của pháp luật Việt Nam so với quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ hệ thống các vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và cơ sở hình thành mối quan hệ giữa người nhận nuôi (cha mẹ nuôi) với đứa trẻ được nhận nuôi (con nuôi). Từ đó tiến hành đánh giá đúng thực trạng giữa lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi tại Việt Nam và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1.

Đối tượng nghiên cứu

-

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi

-

Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn về nuôi con nuôi và

căn cứ hình thành quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. 4.2. -

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi, quan hệ cha

mẹ nuôi và con nuôi được quy định trong pháp luật một số nước trên Thế giới; Bộ Luật dân sự 2015, Luật Hôn nhân gia đình 2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề điểu chỉnh nuôi con nuôi qua các giai đoạn khác nhau. -

Nghiên cứu thực trạng thực hiện việc nuôi con nuôi kể từ khi các văn bản quy

phạm pháp luật nêu trên được thực thi trong cuộc sống. Từ đó tiến hành đánh giá nhận xét mặt tích cực và tiêu cực về hoạt động nuôi con nuôi hiện nay tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp luận: để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp luận đa ngành trong sự kết hợp giữa Tâm lý học, Xã hội học, Khoa học Pháp luật Dân sự và Hôn nhân gia đình; các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động nuôi con nuôi. - Phương pháp xử lý tài liệu: phương pháp hệ thống; phương pháp tổng hợp, phân tích; phương pháp nghiên cứu so sánh; phương pháp đánh giá, dự đoán.

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI – CON NUÔI 1.1. Khái niệm chung về nuôi con nuôi 1.1.1.

Khái niệm con nuôi

Về mặt xã hội nói chung, con nuôi có thể được hiểu như sau: “Con không phải do cha, mẹ sinh ra nhưng được cha, mẹ nuôi như con đẻ”1. Như vậy, con nuôi (adopted child) là khái niệm được dùng để phân biệt với khái niệm con đẻ (biological child). Khi một đứa trẻ được sinh ra mà không cùng huyết thống với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thì đứa trẻ đó có thể được gọi là con nuôi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đều làm cho trẻ em được nhận nuôi dưỡng trở thành con nuôi của người nuôi dưỡng. Việc xác lập mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi được thực hiện trên cơ sở tình cảm, mong muốn, nhu cầu của cả hai bên và được pháp luật công nhận khi việc nuôi con nuôi được đăng ký theo đúng thủ tục, quy định của pháp luật. Theo khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì con nuôi được định nghĩa như sau: “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Qua đó, khái niệm con nuôi có thể gồm những nội dung sau: (1) Con nuôi là người được một người độc thân hoặc một cặp vợ chồng không sinh ra nhận làm con nuôi, về nguyên tắc không có quan hệ huyết thống và không mang gen di truyền của người nhận nuôi. (2) Con nuôi có thể có huyết thống trong phạm vi nhất định với người nhận nuôi nhưng không do người nhận nuôi sinh ra. Ví dụ như cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi. (3) Người được nhận nuôi chỉ được công nhận là con nuôi của người nhận nuôi khi người được nhận nuôi đáp ứng được các điều kiện của người được nhận nuôi theo quy định của pháp luật, như điều kiện về độ tuổi, ý chí, về chủ thể. Ví dụ: cháu không thể trở thành con nuôi của ông bà nội hoặc ông bà ngoại.2 1.1.2.

Khái niệm nuôi con nuôi.

1 Bộ Tư pháp (2001), “Số chuyên để về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. 2 Kiều Thị Huyền Trang (2014), Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay , Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.6.

Nuôi con nuôi là một khái niệm không hoàn toàn mới mẻ, xa lạ, được quy định ở tất cả các hệ thống pháp luật hiện đại trên thế giới như một hình thức chăm sóc thay thế cho những trẻ em bị tách ra khỏi gia đình gốc của mình.3 Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. 4 Có thể nói, việc nuôi con xuất phát từ các mục đích khác nhau, nhằm đáp ứng lợi ích vật chất, tinh thần như: có người thờ tự, chăm sóc khi tuổi già hay xuất phát từ lòng nhân đạo, cảm thông. 5 Hiện nay, vì lợi ích tốt đẹp của trẻ em, đặc biệt là những trẻ có hoàn cảnh khó khăn mà hoạt động nuôi con con được xác lập và khuyến khích ngày một rộng rãi. 1.2. Khái niệm quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi có thể hiểu từ hai góc độ: 1.2.1.

Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một quan hệ xã hội.

Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử, hình thành trên cơ sở cá nhân “tiếp nhận những liên hệ mới mang tính chất gia đình”. 6 Ví dụ như, Dương Quý Phi vố là con nuôi của Dương Huyền Diễm, Điêu Thuyền là con nuôi của Tư Đồ Vương Doãn, Lữ Bố là con nuôi của Đổng Trác. Việc nhận con nuôi có thể xuất phát từ nhiều lý do: nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi để lấy phúc và nuôi con trên danh nghĩa.7 -

Nuôi con nuôi theo phong tục tập quán đã được phản ánh trong pháp luật nhà

Lê qua bộ Quốc triều hình luật tại Điều 294, Điều 295. Bên cạnh đó, dân tộc Mường, Thái, Dao, Thổ, Mông, Khơ Mú đều có phong tục nhận nuôi con nuôi.8 Các quan hệ nuôi con nuôi theo phong tục tập quán đã từng tồn tại từ lâu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và hiện nay vẫn còn tồn tại. Những quan hệ nhận nuôi con nuôi này được xã hội, cộng đồng thừa nhận, các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của quan hệ cha mẹ và con trên thực tế, mặc dù có thể không thực hiện việc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. -

Nuôi con nuôi để lấy phúc. Trong thực tế đời sống, có không trường hợp vì mê

tín mà người ta nhận nuôi một đứa trẻ, coi như con của mình để làm phúc, để có thể 3 Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 290. 4 Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. 5 Robert Morris (1895), Adoption in Japan, The Yale Law Journal Company Inc., pp. 143 – 149. 6 Ngô Thị Hường (2001), Về chế độ nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân gia đình, Tạp chí luật học số 3/2001, Hà Nội. 7 Nguyễn Phương Lan (2009), Nuôi con nuôi thực tế - thực trạng và giải pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi 2009, Hà Nội. 8 Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn và Nguyễn Hữu Thấu (2001), Luật tục Ê đê, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, tr. 70 – 101.

giảm bớt tai vạ, những điều không may mắn cho gia đình hoặc để vợ chồng có thể sinh được con của mình. Người nhận nuôi đối xử với người con nuôi như con đẻ, nhưng việc nuôi con nuôi này không được sự công nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.9 -

Nuôi con nuôi trên danh nghĩa: đây là những trường hợp thường xảy ra trong

cuộc sống. Nuôi con nuôi trên danh nghĩa là việc các bên nhận nhau là cha mẹ nuôi và con nuôi xuất phát từ tình cảm, nhưng không gắn với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, không nhằm mục đích hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực tế. Các bên có thể đối xử với nhau, gọi nhau là cha mẹ và con, nhưng không ràng buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế. Việc nuôi con nuôi này không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, mà chỉ tuỳ thuộc vào tình cảm, sự tự nguyện của các bên, phù hợp với cách ứng xử, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Việc nuôi con nuôi này thường được thực hiện dưới hình thức thoả thuận bằng lời giữa các bên chủ thể. Quan hệ cha mẹ và con trong hình thức này thường chỉ tồn tại trên danh nghĩa, có ý nghĩa đối với hai bên chủ thể, mà không có ý nghĩa nhiều đối với những người khác trong gia đình của hai bên, những người xung quanh và xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam, hình thức nhận con nuôi hoặc nhận cha mẹ nuôi trên danh nghĩa thường hay xảy ra, vì người Việt Nam vốn có lối sống trọng tình, trọng nghĩa. Việc nhận nuôi con nuôi này yếu hướng tới giá trị đạo đức, tinh thần, nhưng không có giá trị pháp lý.10 Như vậy, dưới góc độ xã hội, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi được hiểu là quan hệ cha mẹ và con được xác lập và thực hiện trên thực tế giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi với các mức độ và hình thức khác nhau nhằm đáp ứng những mục đích nhất định nhưng không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không có giá trị pháp lý. 1.2.2.

Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là quan hệ pháp luật.

Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một quan hệ pháp luật cũng có đầy đủ các yếu tố cấu thành của một quan hệ pháp luật, gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung.



Chủ thể của quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi gồm:

Cha mẹ nuôi (người nhận con nuôi) và người con nuôi (người được nhận làm con nuôi). Quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi được xác lập trên cơ sở các chủ thể đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nuôi con nuôi. Cụ thể:

9 Nguyễn Phương Lan (2009), Nuôi con nuôi thực tế - thực trạng và giải pháp , Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp lậut vể nuôi con năm 2009, Hà Nội. 10 Nguyễn Phương Lan (2009), Nuôi con nuôi thực tế - thực trạng và giải pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về nuôi con năm 2009, Hà Nội.

Thứ nhất, đối với cha mẹ nuôi, pháp luật quy định người nhận nuôi là cá nhân, có thể là vợ và chồng hoặc một người độc thân. Điều đó có nghĩa là, nếu người nhận nuôi con nuôi có chung sống như vợ chồng với một người khác mà không đăng ký kết hôn, thì trẻ em được nhận làm con nuôi chỉ có thể là con nuôi của một trong hai người. Nếu vợ và chồng cùng nhau nhận con nuôi thì mỗi người một phải thỏa mãn các điều kiện của người nhận nuôi 11, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 12 Trường hợp ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi không được pháp luật cho phép thực hiện bởi con nuôi không phát sinh trên cơ sở sinh đẻ nên không thể là quan hệ huyết thống trực hệ được. Các quy định về điều kiện của người nhận nuôi nhằm bảo đảm cho người con nuôi có được môi trường sống lành mạnh để phát triển về thể chất, trí tuệ và nhân cách; điều đó sẽ có tác dụng quan hệ cha mẹ nuôi tích cực trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Thứ hai, đối với đứa trẻ là người được nhận làm con nuôi, pháp luật quy định cụ thể điều kiện về độ tuổi của trẻ được nhận nuôi bởi ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì tâm sinh lý và nhận thức về cuộc sống sẽ khác nhau. Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật nuôi con nuôi. Trường hợp từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi cũng có thể được nhận làm con nuôi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, dượng, chú bác ruột nhận làm con nuôi. Độ tuổi của trẻ em cho làm con nuôi được quy định trong Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” 13 và Công ước về quyền trẻ em thì quy định “trẻ em là người dưới 18 tuổi”.14 Bên cạnh đó nhà nước còn khuyến khích người nhận nuôi những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh rơi vào khoản 4 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Bởi những đứa trẻ có khuyết tật bẩm sinh cần được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng hơn cả của không chỉ xã hội mà còn cần một mái ấm gia đình thực sự. 

Khách thể của quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi

Là xác lập mối quan hệ cha mẹ và con giữa những người không cùng huyết thống. Cha mẹ nuôi mong muốn nhận một đứa trẻ làm con nuôi để xác lập quan hệ cha, mẹ và con với đứa trẻ, còn người con nuôi thì mong muốn có một mái ấm gia đình để được chăm lo một cách tốt nhất về mặt tinh thần lẫn vật chất và cũng nhằm xác lập mối quan hệ cha và con với người nhận nuôi. Quan hệ cha mẹ và con này mẹ được vun 11 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. 12 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. 13 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 14 Liên hiệp quốc (1989), Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.

đắp trên cơ sở ý chí, tình cảm của các bên chủ thế và được pháp luật công nhận về mặt pháp lý. Khi xác lập quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi, các bên đều mong muốn xác lập quan hệ cha mẹ - con bền vững, có sự gắn bó sâu sắc về tình cảm, được hưởng sự yêu thương, chăm sóc lần nhau trong mối quan hệ gia đình.



Nội dung của quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi

Là quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể phát sinh khi việc nuôi con nuôi được Nhà nước công nhận. Về quan hệ giữa người nuôi và người được nhận nuôi thì được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con.15 Về hệ quả của việc nuôi con, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.16 Có thể thấy, quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên chủ thể trong quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi không chỉ có quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi mà còn bao gồm cả quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ với đứa con đã cho làm con nuôi, cũng như quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với các thành viên của gia đình cha mẹ nuôi. Nuôi con nuôi là nhằm mục đích tìm cho trẻ em có một mái ấm gia đình với sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ nuôi khi đứa trẻ không được nuôi dưỡng trong gia đình ruột thịt của mình. Hơn nữa, khi xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản, thừa kế,.….thì các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể là căn cứ pháp lý để điều chỉnh giải quyết tranh chấp quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi. con nuôi. Như vậy, khi việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận thì các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi được điều chỉnh theo các quy phạm pháp luật về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Từ những phân tích trên dưới góc độ là một quan hệ pháp luật, có thể hiểu quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh trên cơ sở việc nhận nuôi con nuôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi. 1.3. Ý nghĩa của chế định pháp luật về nuôi con nuôi Nhằm đảm bảo trẻ em có quyền có gia đình, được yêu thương chăm sóc, được sống tro...


Similar Free PDFs