Tiểu Luận không thuyết trình môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản PDF

Title Tiểu Luận không thuyết trình môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản
Course Lịch sử đảng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 23
File Size 733.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 557
Total Views 982

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHUEH---o0o---KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔNLỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMGV Hướng Dẫn: TS. GVCC Phạm ThăngSinh viên: Phạm Thị Hoàng.MSSV: HCMVB120212055.Lớp: K2021 VB1/TP2 [NL1]Chuyên ngành: Quản Lý Nguồn Nhân LựcCÂU 1: Tại sao nói thắng lợi c...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH UEH ---o0o--KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GV Hướng Dẫn: TS. GVCC Phạm Thăng Sinh viên: Phạm Thị Hoàng. MSSV: HCMVB120212055. Lớp: K2021 VB1/TP2 [NL1] Chuyên ngành: Quản Lý Nguồn Nhân Lực

CÂU 1: Tại sao nói thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) là kết quả của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính? I/ Hoàn Cảnh Lịch Sử: Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, chính quyền cách mạng mới ra đời đã gặp muôn vàn khó khăn. Nạn đói khủng khiếp chưa chấm dứt lại xảy ra lũ lụt lớn ở Bắc Bộ, sau đó lại đến hạn hán. Sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả cao vọt. Về mặt tài chính, Nhà nước gặp khó khăn lớn: Kho bạc trống rỗng, thuế chưa thu được. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời chưa được nước nào trên thế giới công nhận. Thực tế, chính quyền cách mạng non trẻ của ta đã phải đối phó với muôn vàn khó khăn, đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Bên trong, “giặc đói”, “giặc dốt”, giặc nội phản hoành hành, bên ngoài, giặc ngoại xâm liên tục tấn công, hòng tiêu diệt chính quyền vừa thành lập. Thêm vào đó, với danh nghĩa Đồng minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, phía B ắc 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch mang bọn tay sai kéo vào chiếm đóng, phía Nam có 2 vạn quân Anh - Ấn đổ bộ vào Sài Gòn. Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945 được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai, rồi mở rộng đánh chiếm Nam bộ và Nam Trung bộ, tìm cách đưa quân ra Bắc bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, Hải Dương, gây nhiều vụ xung đột, khiêu khích ở Hà Nội. Trước tình hình đó, cùng với việc củng cố chính quyền, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm các biện pháp đấu tranh mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc l ập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng cách mạng, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù, khi thì chúng ta tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng Giới Thạch, để rảnh tay đối phó với quân Pháp. Khi thì tạm thời hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi đất nước. Chúng ta đã chủ động đàm phán với Pháp để tránh cuộc chiến tranh, giữ hòa bình cho cả hai dân tộc, r ồi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, sau đó ký Tạm ước ngày 14/9/1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư tới nguyên thủ các nước Anh, Mỹ, Liên Xô và các thành viên của Liên hiệp quốc, nêu rõ thiện chí hòa bình, mong mỏi Liên hiệp quốc chấp nhận những yêu cầu chính đáng của Việt Nam để duy trì hòa bình. Đồng thời, Người liên tục gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp và cử phái viên đến gặp người cầm đầu Pháp ở Đông Dương, tìm cách cứu vãn hòa bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu. Mặc dù Việt Nam tiếp tục kìm chế, kiên trì thực hiện chủ trương hòa hoãn và bày tỏ thiện chí hòa bình, nhân nhượng nhằm tìm kiếm con đường bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn nền độc lập tự do của Việt Nam. Tuy nhiên, thực dân Pháp càng ngày càng bộc lộ rõ thái độ bội ước, gây hấn, khiêu khích, gây xung đột quân sự. Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Bất chấp những thiện chí hòa bình của Việt Nam, trong các ngày 15 và 16/12/1946, quân Pháp nổ súng gây hấn Giảng viên: TS. GVCC Phạm Thăng

1

Học Viên: Phạm Thị Hoàng

nhiều nơi ở Hà Nội. Ngày 17/12/1946, chúng cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, rồi gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh. Ngày 18/12/1946, tướng Morlière gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ mọi công sự và chướng ngại trên các đường phố, đòi để cho chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội. Chúng tuyên bố nếu các yêu cầu đó không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì quân Pháp s ẽ chuyển sang hành động chậm nhất là sáng ngày 20/12/1946. Dã tâm của thực dân Pháp đã buộc Đảng, Chính phủ và nhân dân ta không có lựa chọn nào khác là cầm vũ khí đứng lên chiến đấu toàn quốc để bảo vệ độc l ập dân tộc. Đây là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. II/ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Trước tình hình hết sức căng thẳng và gấp rút, ngày 18 và 19/12/1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Để hiệu triệu toàn dân đứng lên chống Pháp và để có đường lối chung chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chủ tịch đã thay mặt Trung ương Đảng, thay mặt Chính phủ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trong cuộc họp chiều ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Hội nghị đóng góp ý kiến cho văn bản Người đã soạn thảo. Vào lúc 20 giờ ngày 19/ 12/1946, tiếng đại bác từ pháo đài Láng hiệu lệnh toàn quốc kháng chiến được phát ra, cuộc kháng chiến chống xâm lược bùng nổ trên phạm vi cả nước. Sáng sớm ngày 20/12/1946, qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi cả nước với quyết tâm cao độ là đánh thắng giặc Pháp xâm lược, bảo vệ tổ quốc. Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm. Kháng chiến thắng lợi muôn năm. Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh Giảng viên: TS. GVCC Phạm Thăng

2

Học Viên: Phạm Thị Hoàng

(Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến được lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam) Qua Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập tự do. Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiền, cùng sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, quân dân Hà Nội và ở các đô thị từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra đã đồng loạt nổ súng, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ở các địa phương khác như Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, quân và dân ta cũng đồng loạt nổ súng tấn công vào các vị trí đóng quân của địch. III/ Các mốc lịch sử quan trọng: 1/ Chiến dịch Việt Bắc (năm 1947) Việt Bắc là nơi có địa thế hiểm trở, hạn chế cả về cơ động và tầm quan sát, khả năng triển khai lực lượng lớn và phương tiện chiến đấu hiện đại, khi tiến công tiến hành tác chiến lớn phải theo mùa... nên ngay từ tháng 8/1945, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho đồng chí Phạm Văn Đồng và Nguyễn Lương Bằng ở lại Tân Trào một thời gian, trực tiếp chỉ đạo củng cố khu căn cứ của Trung ương. Đến cuối tháng 10/1946 (trước ngày Toàn quốc kháng chiến), thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng từ Hà Nội trở lại Việt Bắc chuẩn bị căn cứ địa kháng chiến. Các huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn), Chiêm Hoá, Sơn Dương (Tuyên Quang), Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên), được chọn làm An toàn khu (ATK). Bắt đầu từ tháng 11/1946, để bảo toàn lực lượng, các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Tổng chỉ huy lần lượt rời Hà Nội lên Việt Bắc để lãnh đạo, tổ chức kháng chiến lâu dài. Các binh công xưởng, xí nghiệp, nhà máy, gần 63 nghìn nhân dân miền xuôi và hàng vạn tấn máy móc, nguyên vật liệu được vận chuyển, sơ tán lên Việt Bắc để vừa sản xuất vừa tiếp tục chiến đấu. Giảng viên: TS. GVCC Phạm Thăng

3

Học Viên: Phạm Thị Hoàng

Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, hay Chiến dịch Léa theo cách gọi của người Pháp, là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại phía Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Quân Pháp thu được một số thành công chiến thuật (chiếm giữ được một số khu vực tại biên giới giáp Trung Quốc), nhưng về chiến lược tổng thể thì đây là một thất bại của quân Pháp, vì không thể tiêu diệt đầu não chính phủ kháng chiến và quân chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh). Ý đồ "đánh nhanh thắng nhanh" nhằm kết thúc sớm việc xâm chiến Việt Nam lần thứ 2 của Pháp đã thất bại sau chiến dịch này. Các đơn vị tinh nhuệ của Việt Minh vẫn được giữ vững. Họ phải chuyển từ chính sách đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với chiến lược Da vàng hóa chiến tranh - thành lập một chính phủ bù nhìn để "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Trong khi đó lực lượng Việt Minh mạnh lên vì thu giữ được một số lượng lớn trang bị của Pháp. Chiến dịch Việt Bắc được xem là thắng lợi lớn đầu tiên của Việt Minh trong cuộc chiến, đánh đổ kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc Pháp phải rơi vào thế bị động, rơi vào bẫy đánh lâu thắng lâu, kéo căng lực lượng do Việt Minh đã giăng sẵn. Chiến thắng này cũng khẳng định sức mạnh vật chất và tham vọng quân sự của thực dân Pháp không thể chiến thắng được bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam 2/ Chiến dịch Biên giới (năm 1950) Đến năm 1949, lực lượng viễn chinh Pháp vẫn chưa chiếm được khu vực Việt Bắc. Việc kiểm soát đồng bằng Bắc Bộ diễn ra chậm và thiếu ổn định. Trong khi đó, Việt Minh đã tổ chức lại bộ máy và lực lượng, bắt đầu mở những trận đánh quy mô lớn để chống lại quân Pháp. Ngoài các lực lượng địa phương, Việt Minh đã tập hợp được hai Đại đoàn 308 và Đại đoàn 304, hai trung đoàn 174 và trung đoàn 209 để làm lực lượng cơ động. Trong 5 năm bị cô lập, Việt Minh tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập; họ nhanh chóng công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó ngày 18/1/1950, Liên Xô và các nước Đông Âu công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Uy tín và tiềm lực quân sự của Mặt trận Việt Minh ngày càng tăng ảnh hưởng trong dân chúng. Ngoài ra, Việt Minh cũng thông qua các tổ chức Việt kiều tại Pháp và các tổ chức cánh tả để đấu tranh chính trị, tác động mạnh đến phong trào phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương lúc này đang cao trào. Nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có. Nhà nước Quốc gia Việt Nam thiếu uy tín trong nhân dân do bị coi là chính phủ bù nhìn; quân đội của họ không đủ năng lực để có thể phối hợp tốt với lực lượng viễn chinh Pháp tại Đông Dương để chiến thắng cuộc chiến. Vì vậy, chính phủ Pháp tính đến phương án chấp nhận các khoản viện trợ quân sự và kinh tế từ chính phủ Hoa Kỳ để tiếp tục cuộc chiến. Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2, là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do Quân đội nhân dân Việt Nam (được phía Pháp gọi là Việt Minh) thực hiện từ ngày 16/9 đến 14/10/1950, nhằm phá vòng vây mà quân viễn chinh của Đệ tứ Cộng hòa Pháp bố trí nhằm cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, từ đó khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ của Liên Bang Xô Viết thông qua Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Mặt khác, Việt Minh sẽ mở Giảng viên: TS. GVCC Phạm Thăng

4

Học Viên: Phạm Thị Hoàng

rộng căn cứ địa, làm tiêu hao sinh l ực quân đồn trú Pháp, và thử nghiệm các chiến thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho các trận đánh lớn sau này. Việt Nam đã đạt được toàn bộ mục tiêu đề ra, thành công hoàn toàn trong chiến dịch, thu về rất nhiều chiến lợi phẩm. Ý nghĩa lớn về mặt quân sự của chiến dịch không phải là số đất được chiếm hay số quân bị bắt, mà là vành đai đồn bốt Pháp thực hiện sau năm 1947 để bao vây Việt Bắc đã được phá hủy hoàn toàn. Khai thông biên giới Việt- Trung (từ Cao Bằng đến Đình Lập). Tính chung cả nước, trong cuộc tiến công Thu Đông năm 1950 đã tiêu diệt gần 12.000 địch, hạ và bức rút 217 vị trí, giải phóng 40 vạn dân, trong đó có 5 thị xã (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Hoà Bình) và 17 thị trấn. Đây là chiến dịch đầu tiên mà Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ động tấn công, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Chiến dịch Biên giới đã làm phá sản chiến lược quân sự chính trị của Pháp. Vòng vây biên giới bị đập tan, hành lang Đông - Tây bị chọc thủng. Tổn thất hơn 8.000 lính trong 1 chiến dịch là một thất bại chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược thuộc địa của đế quốc Pháp. Quân Pháp thất bại lớn, mất quyền chủ động cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là một bước ngoặt của cuộc chiến tranh. 3/ Chiến dịch Trần Hưng Đạo (năm 1951) Chiến dịch Trần Hưng Đạo hay Chiến dịch Trung Du là một trong những cuộc tiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam vào phòng tuyến trung du Bắc Bộ của quân Liên hiệp Pháp. Đây là một trong 3 chiến dịch lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam trong đông-xuân 1950-1951. Mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến dịch này là lợi dụng thời cơ quân đội Pháp đang hoang mang sau chiến dịch Biên giới, mở cuộc tiến công ở trung du, tạo sức ép buộc quân đội Pháp phải điều động một phần lực lượng tại đồng bằng Bắc Bộ lên ứng cứu, tạo điều kiện cho các đơn vị bộ đội địa phương, đặc biệt là lực lượng các trung đoàn 48, 42... phối hợp với dân quân tại địa phương phát động chiến tranh du kích tại khu vực này, vốn bị hạn chế nhiều do các cuộc càn quét liên tiếp của Pháp. Trong đợt 1 của chiến dịch, Quân đội Nhân dân Việt Nam giành thắng lợi lớn tại cả hai mũi tiến công ở Vĩnh Phúc và Hải Ninh. Do đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng đã quyết định đặt thêm mục tiêu giải phóng thị xã Vĩnh Yên. Tuy nhiên, do sự phân tán lực lượng nên phía liên hiệp Pháp đã có thời gian đối phó. Đại tướng Pháp De Lattre de Tassigny, chỉ huy mới được điện Élysée bổ nhiệm đã dùng mọi ưu thế về vũ khí, đặc biệt là máy bay ném bom, đồng thời điều động hai binh đoàn cơ động để giữ bằng được thị xã quan trọng này. Cuộc chiến xảy ra ác liệt bên ngoài thị xã trong hơn 4 ngày. Cuối cùng, nhận thấy tình hình đã có sự thay đổi khi quân Pháp tăng cường hỏa lực rất mạnh, Quân đội Nhân dân Việt Nam quyết định lui quân để chuẩn bị cho hướng tiến công mới tại thị trấn Uông Bí. Tuy không thành công trong việc lấy lại Vĩnh Yên (vốn không được đề ra trong kế hoạch tác chiến ban đầu), nhưng ta đã giành được những thắng lợi lớn: đánh thiệt hại nặng binh đoàn cơ động của Pháp, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 5.000 quân viễn Giảng viên: TS. GVCC Phạm Thăng

5

Học Viên: Phạm Thị Hoàng

chinh, với hơn 2.000 bị bắt sống. Trong đó, mặt trận Vĩnh Phúc đã diệt và làm bị thương 2.565, bắt 1.577. Nhiều hội tề tan rã. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt và bức rút 32 vị trí và tháp canh, thu hồi một số lượng lớn vật tư chiến tranh, đặc biệt là 1.478 súng các loại có thể trang bị cho một trung đoàn mạnh. Gây dựng được chính quyền ở 9 xã 3 thôn, làm chủ hoàn toàn huyện Đa Phúc (Vĩnh Phúc), 2 huyện Bình Liêu, Hoành Mô ở Đông Bắc. Song các mục tiêu là mở rộng khu lương thực và phát động chiến tranh du kích còn ở mức thấp, thế trận, kế hoạch củng cố của Pháp trên thực tế còn chưa bị phá vỡ, đảo lộn. Ta bị tổn thất nặng về lực lượng với 2.931 thiệt hại, trong đó có 815 hy sinh. Tuy nhiên, Chiến dịch Trần Hưng Đạo lại mang ý nghĩa vô cùng quan trọng về thế và lực của Việt Nam, tăng cường sức mạnh để chuyển cuộc kháng chiến từ giai đoạn cầm cự sang giai đoạn tổng phản công. Sau chiến dịch, bản kế hoạch của tướng De Lattre được đưa vào hoạt động, gây khó khăn cho Quân đội nhân dân Việt Nam trong hai chiến dịch tiến sát đồng bằng sông Hồng (Hoàng Hoa Thám và Quang Trung). Ba thất bại liên tiếp về chiến thuật trên đã khiến cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí của mình phải tìm ra một chiến trường mới và cuối cùng đánh bại Đại tướng De Lattre tại Hòa Bình. 4/ Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (năm 1951) Chiến dịch Trần Hưng Đạo kết thúc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị tạm hoãn mở chiến dịch ở Liên khu 3 và chuyển hướng sang Đông Bắc. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám là một trong những cuộc tiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam vào khu vực Hải Phòng thuộc đồng bằng Bắc Bộ do quân Liên hiệp Pháp kiểm soát. Đây là một trong 3 chiến dịch lớn trong đông-xuân 1950-1951. Sau hơn 2 tuần chiến đấu, Quân đội nhân dân Việt Nam tuyên bố loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.900 quân địch, diệt và bức rút hơn 130 vị trí tháp canh, bức rút 3 vị trí ở vùng mỏ giàu có là Uông Bí, Mạo Khê, Tràng B ạch. Trong thời gian hơn nửa tháng đã tiêu diệt được một phần binh đoàn cơ động thứ 6 và phá vỡ một mảng hệ thống phòng ngự trên đường số 18, 20, 21. T hu được 409 súng các loại, phá huỷ 49 xe cơ giới, 6 xe tăng và thiết giáp. Nhưng cũng có những trận đã không thành công, toàn chiến dịch bị thương vong tới 2.262 người. Để đánh giá, rút kinh nghiệm từ chiến dịch nói trên, Quân ủy Trung ương đã tổ chức một hội nghị kiểm điểm, nhìn nhận lại chiến thuật chiến dịch trong tấn công đồn địch. Bộ T ổng Tư lệnh đã tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ rõ do công tác chuẩn bị chưa tốt, nhất là việc nắm địch chưa chắc, cách đánh chưa linh hoạt, nặng về đánh điểm, sử dụng lực lượng phân tán. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám bộc lộ trình độ chỉ huy của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chiến đấu quy mô t ập trung lớn. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của đại đoàn chưa hình thành rõ ràng, cơ sở vật chất chuẩn bị không chu đáo do đó bộc lộ nhiều lúng túng, mất dần thế chủ động khi gặp khó khăn, dẫn đến tổn thất lớn. Nguyên nhân chính là ở trong sự chuẩn bị chiến trường thiếu sót, là ở trong sự chấp hành mệnh lệnh của cán bộ có khuyết điểm.

Giảng viên: TS. GVCC Phạm Thăng

6

Học Viên: Phạm Thị Hoàng

5/ Chiến dịch Quang Trung (năm 1951) Cuối năm 1950, Chính phủ Pháp cử tướng Jean de Lattre de Tassigny sang Đông Dương vạch ra kế hoạch thiết lập Vành đai trắng trải từ tuyến trung du Hồng Gai, Đông Triều, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông đến Ninh Bình. Ba điểm yếu của tuyến phòng thủ này bao gồm Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Mạo Khê (Hồng Quảng), tuyến sông Đáy (Ninh Bình). Riêng khu vực đồng bằng ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình bị quân Pháp đánh chiếm vào giữa tháng 10/1949. Quân Pháp chiếm Phát Diệm, Hành Thiện, Bùi Chu rồi nhanh chóng mở rộng ra các huyện có đông Giáo dân. Quân Pháp đã tích cực áp dụng chiến lược chia rẽ lương-giáo để lôi kéo lực lượng Công giáo vào cuộc chiến, dùng Giám mục Lê Hữu Từ, nguyên Cố vấn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng ra thành lập khu Công giáo tự trị và tổ chức. Riêng các huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh và một phần huyện Nam Trực thì trở thành tỉnh Công giáo tự trị. Đầu não của khu Công giáo tự trị đặt ở Bùi Chu. Cùng thời gian đó, phía Việt Nam nhận thấy lực lượng của quân Pháp ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ khá mỏng sau khi dồn lực lên trung du. Trong đó Ninh Bình là điểm yếu nhất. Khu vực này còn là nơi quân Pháp khá chủ quan do dựa chủ yếu vào lực lượng Công giáo. Tiến công khu vực này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn có mục tiêu làm lung lay chính quyền Bùi Chu, lấy lại sự ủng hộ của lực lượng giáo dân. Chiến dịch Hà Nam Ninh (còn gọi là chiến dịch Quang Trung) tiến hành từ 28/5 đến 20/6/1951, do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ huy, nhằm phá vỡ phòng tuyến sông Đáy của thực dân Pháp ở mặt trận Hà Nam Ninh thuộc địa bàn 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình ngày nay. Tham gia chiến dịch này có 3 đại đoàn (308, 304, 320) cùng 5 đại đội sơn pháo, 1 trung đoàn công binh và lực lượng vũ trang địa phương. Kết quả, Quân đội nhân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 4.000 đối phương, giải phóng và xây dựng một số nơi như Bình Lục, Lý Nhân, Hà Nam, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ. Tháng 10/1951, De Lattre trở lại Đông dương sau 3 tháng vắng mặt. Tuy thành công trong những trận Vĩnh Yên, sông Đáy, nhưng tại Pháp các nghị sĩ đã chê trách De Lattre thụ động, không có thế công mà chỉ chờ Việt Minh tấn công rồi chống đỡ. Mặt khác cuộc bàn cãi sắp tới tại quốc hội Pháp về dự chi ngân sách chiến tranh Đông dương làm chính phủ Pháp cần phải có một thắng lợi quân sự để hỗ trợ ...


Similar Free PDFs