Tiểu luận Kinh tế chính trị B7 PDF

Title Tiểu luận Kinh tế chính trị B7
Course Luật Kinh Tế (Economic Law)
Institution Đại học Đà Nẵng
Pages 17
File Size 163 KB
File Type PDF
Total Downloads 613
Total Views 689

Summary

Download Tiểu luận Kinh tế chính trị B7 PDF


Description

Mở đầu Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc quyền. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư. Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức độc quyền. Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thật lớn. Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới – chủ nghĩa tư bản độc quyền. Bài viết này sẽ làm rõ về chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và các kiến thức liên quan đến giá trị thặng dư.

1

Nội dung 1. Giá trị thặng dư 1.1. Các hình thức biểu hiện * Địa tô tư bản chủ nghĩa Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư bản phải trích một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho địa chủ dưới hình thức địa tô. Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là một bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa a) Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình (ký hiệu Rcl). Địa tô chênh lệch có hai loại là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt) và có vị trí gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông. Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được nhờ thâm canh năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng đơn vị diện tích. b) Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù đất đó tốt hay xấu, ở gần hay xa. Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.

2

Ví dụ: Có hai tư bản nông nghiệp và công nghiệp đều là 100, cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp là 3/2, cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp là 4/1. Giả sử m’=100%, thỡ giá trị sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh vực sẽ là, trong công nghiệp 80c + 20v + 20m = 120; trong nông nghiệp 60c + 40v + 40m = 140. Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với trong công nghiệp là 20. Số chênh lệch này khụng bị bình quân hoỏ mà chuyển hoỏ thành địa tô tuyệt đối. Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Cũn nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đó ngăn nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lưọi nhuận bình quân. c) Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa; nó có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị. Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt. Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở khai thác kim loại, khoáng chất quý hiếm, hoặc những khoáng sản có nhu cầu vượt xa khả năng khai thác chúng. Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao. Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ. Lý luận địa tô của C.Mác không chỉ nêu ra quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, mà cũn là cơ sở lý luận để nhà nước xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành khác có liên quan đến đất đai, để việc sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. 3

* Lợi nhuận thương nghiệp – Tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản được tách ra khỏi tư bản công nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Nó là cầu nối liền sản xuất và tiêu dùng, phục vụ cho quá trình thực hiện hàng hóa của tư bản công nghiệp và có vai trò quan trọng trong tái sản xuất tư bản xã hội nói chung và tư bản công nghiệp nói riêng. Tư bản thương nghiệp ứng thêm tư bản giúp nhà tư bản công nghiệp hoạt động trong khâu thực hiện giá trị thặng dư, do đó, tư bản công nghiệp không phải đầu tư bổ sung tư bản, hoặc giảm quy mô sản xuất để hoạt động lưu thông mà có điều kiện tập trung tư bản, chuyên môn hóa, mở rộng sản xuất. Đó là nguyên nhân khiến tư bản công nghiệp phải “nhường” một bộ phận giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp. Tư bản thương nghiệp không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng vẫn thu được giá trị thặng dư dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp. Tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp theo tỷ suất lợi nhuận bình quân (p) và được thực hiện bằng thu chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Vậy bản chất lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Nhưng hình thức lợi nhuận thương nghiệp làm cho người ta dễ tin tưởng lưu thông sinh ra lợi nhuận và nguồn gốc giá trị thặng dư càng bị che dấu. Ngoài một phần giá trị thặng dư do nhà tư bản công nghiệp nhường cho, tư bản thương nghiệp còn thu được một phần thu nhập của người tiêu dùng bằng cách mua rẻ bán đắt và bóc lột lao động thặng dư của nhân viên thương nghiệp. * Lợi tức Tư bản cho vay là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa – tiền tệ đạt đến trình độ xuất hiện tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi (các loại quỹ khấu hao, quỹ mua nguyên vật liệu chưa dùng đến, quỹ lương chưa đến kỳ trả, tiết kiệm…) trong khi lại có những người cần 4

tư bản để mở rộng sản xuất hoặc thiếu tư bản lưu động… Tư bản cho vay thực hiện vai trò môi giới giữa người cho vay và người đi vay, là nơi tập trung, điều hòa, sử dụng hợp lý, có kết quả các nguồn vốn tiền tệ của xã hội, thúc đẩy quá trình tái sản xuất và quá trình xã hội hóa. Phải chú ý những đặc điểm đặc biệt của tư bản cho vay: – quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng; người bán không mất quyền sở hữu; giá cả do giá trị sử dụng quyết định; quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa bị che dấu. Nếu không phải đi vay, tư bản công nghiệp độc chiếm giá trị thặng dư; nhưng do vay vốn nên nó phải nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản cho vay vì đã sử dụng tư bản của họ. Như vậy, hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tư bản cho vay không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng nó được phân phối giá trị thặng dư dưới hình thức lợi tức cho vay (Z). Vậy lợi tức chính là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nguồn gốc của nó là giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra trong quá trình sản xuất. Thực chất lợi tức cho vay biểu hiện quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa mở rộng ra trong lĩnh vực phân phối. Xét về mặt lượng, lợi tức nói chung phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân (P) và lớn hơn 0: 0 < Z...


Similar Free PDFs