Tiểu luận kinh tế chính trị (Bản chính) PDF

Title Tiểu luận kinh tế chính trị (Bản chính)
Author Hòa Trần
Course International business
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 315.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 262
Total Views 841

Summary

Download Tiểu luận kinh tế chính trị (Bản chính) PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------------------o0o---------------------

Tiểu luận Kinh tế chính trị Đề tài: Các giải pháp tăng năng suất lao động của doanh nghiệp Họ và tên Lớp MSV SBD Giảng viên giảng dạy

: : : : :

Hà Nội, tháng 4 năm 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 4

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................ 4 2. MỤC TIÊU CỦA BÀI TIỂU LUẬN...........................................................................4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP..........................................................................................................5 1. Thế nào là năng suất lao động...................................................................................5 2. Phân loại năng suất lao động.....................................................................................5 2.1. Năng suất lao động cá nhân.....................................................................................5 2.2. Năng suất lao động xã hội........................................................................................5 3. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động..........................................................................5 3.1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo thời gian........................................................6 3.2. Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo hiện vật.........................................................6 3.3. Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị............................................................6 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.....................................................................................................6 1. Thực trạng về năng suất lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam..........................6 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động.........................................................7 2.1. Chất lượng nguồn lực lao động thấp........................................................................7 2.2. Trình độ công nghệ sản xuất kém..............................................................................7 2.3. Việc làm tập trung ở nhóm ngành năng suất thấp.....................................................7 2.4. Đầu tư cho nghiên cứu-phát triển.............................................................................8 2.5. Hệ thống quản lý và cải tiến năng lưc sản xuất........................................................8 2.6. Quy mô sản xuất.......................................................................................................8 2.7. Nguồn vốn sản xuất, sức mạnh của nguồn lực đầu tư...............................................8

2

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.....................................................................................9 1. Nâng cao công nghệ và kĩ thuật trong sản xuất........................................................9 2. Nâng cao trình độ người lao động.............................................................................9 3. Xác định mô hình sản xuất phù hợp........................................................................10 4. Đồng bộ hóa quá trình sản xuất...............................................................................10 5. Chuẩn bị nguồn lực đầu cơ mạnh để sẵn sàng vốn phục vụ tái sản xuất và mở rộng sản xuất................................................................................................................ 10 CHƯƠNG V: KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA “KẺ THÁCH THỨC NGÀNH Ô TÔ THẾ GIỚI” - VINFAST........................................11 1. VinFast – kẻ tiên phong trong nền công nghiệp xe hơi mang thương hiệu Việt....11 2. VinFast – những thành tựu đáng ngưỡng mộ.........................................................11 2.1. Doanh số.................................................................................................................11 2.2. Niềm tin khách hàng...............................................................................................12 2.3. Công chúng.............................................................................................................12 2.4. Nhận diện thương hiệu............................................................................................12 3. VinFast – bậc thầy làm chủ năng suất lao động......................................................12 3.1. Lấy công nghệ làm trung tâm.................................................................................12 3.2. Lấy nhân tố con người làm cốt lõi..........................................................................13 3.3. Khả năng quản trị của đội ngũ quản lí...................................................................14 3.4. Qui mô sản xuất lớn và mô hình sản xuất phù hợp.................................................14 3.5. Nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ từ nhiều nguồn...........................................................15 KẾT LUẬN...................................................................................................................15

3

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nâng cao năng suất sản xuất là giải pháp then chốt mà mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đẩy mạnh trong quá trình sản xuất. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị, tính đến năm 2018, năng suất lao động của nước ta vẫn ở mức thấp. Nếu tính theo giá trị sức mua tương đương (PPP) năm 2018, năng suất lao động nước ta đạt 11.142 USD thì chỉ bằng 7,3% năng suất lao động của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia; 55,9% của Philippines. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước, theo đó, hơn bao giờ hết, việc cải thiện năng suất lao động của nước ta là nhiệm vụ cốt lõi nhằm thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới. Thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất đối với các doanh nghiệp cùng những thách thức và khó khăn mà họ phải đối mặt khi giải quyết bài toán nan giải này, em đã chọn đề tài tiểu luận: “Các giải pháp tăng năng suất lao động của doanh nghiệp” đồng thời phân tích thành công trong việc nâng cao năng suất lao động của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast. 2. MỤC TIÊU CỦA BÀI TIỂU LUẬN Qua quá trình nghiên cứu này, em đặt ra mục tiêu hiểu rõ tình hình năng suất lao động ở nước ta, phân tích được tính then chốt của năng suất lao động trong công cuộc chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp đồng thời đưa ra các giải pháp tiềm năng giúp các doanh nghiệp thúc đẩy được năng suất lao động. Bên cạnh đó, thông qua thành công của hãng xe Vinfast, em cũng mong muốn rút ra được những bài học hữu ích có thể giúp các doanh 4

nghiệp thông qua “con cờ năng suất lao động” mà có thể khẳng định vị thế và chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng

Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1. Thế nào là năng suất lao động Năng suất lao động là thước đo mức độ hiệu quả của quá trình sản, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động đặc trưng cho mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất thể hiện qua thời gian lao động. Năng suất lao động phân hóa theo ngành nghề, theo từng đơn vị sản xuất và được dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Khi năng suất lao động càng tăng thì thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng ít kéo theo lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng giảm và ngược lại. Chính vì vậy, không ngừng nâng cao năng suất lao động là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống của người lao động. 2. Phân loại năng suất lao động Có 2 loại năng suất lao động: năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. 2.1. Năng suất lao động cá nhân Năng suất lao động cá nhân là khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ của cá nhân người lao động được tính bằng thương số sản lượng sản phẩm được sản xuất ra và thời gian cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất. 2.2. Năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hoặc cả xã hội. Năng suất lao động xã hội tác động trực tiếp đến giá trị hàng hóa xã hội của hàng hóa. 5

3. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động Hiện nay các doanh nghiệp có 3 chỉ tiêu để tính năng suất lao động: 3.1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo thời gian Theo phương pháp này, năng suất lao động được tính bằng thời gian cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm: Trong đó, Q là tổng số lượng sản phẩm đầu ra trong thời gian. T là thời gian đã tiêu hao để sản xuất ra số lượng hàng hóa Q. 3.2. Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo hiện vật Chỉ tiêu này phản ánh lượng của cải vật chất do đơn vị sản xuất tạo ra từ số lượng lao động trong công ty, thể hiên đầu ra của mỗi cá nhân người lao động: Trong đó, Q là tổng sản lượng đầu ra tính bằng hiện vật. N là tổng số người lao động của đơn vị sản xuất. 3.3. Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị Chỉ tiêu này quy tất cả các sản phẩm về tiền của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất để biểu thị mức năng suất lao động: Trong đó, Q là giá trị tổng sản lượng, giá trị gia tăng hoặc tổng doanh thu. T có thể là số người lao động trong doanh nghiệp hoặc là thời gian sản xuất. *

Chương III: THỰC TRẠNG

*

*

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Thực trạng về năng suất lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam Thực tế NSLĐ của Việt Nam hiện đang rất thấp so với các nước trong khu vực. Xét về giá trị tuyệt đối, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, NSLĐ của Việt Nam trong khu vực 6

Đông Nam Á chỉ cao hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,6 lần). Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước. Tuy nhiên, điểm sáng rất đáng chú ý là, so với các nước trong khu vực ASEAN, thời gian qua Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ khá cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 2.1. Chất lượng nguồn lực lao động thấp Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Tỷ lệ lao động có kỹ năng cao trong các ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam rất thấp. Theo báo cáo lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, năm 2014, Việt Nam có gần 5,4 triệu lao động có trình độ kỹ năng cao. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ chiếm 9% tổng số lao động trình độ cao, trong khi với các nước phát triển tỷ lệ này lên đến 40 – 60%. 2.2. Trình độ công nghệ sản xuất kém Nhìn chung, so với trước đây, công nghệ và kĩ thuật sản xuất của nước ta đã có nhiều tiến triển vượt bậc song so với các nước trên thế giới thì còn non kém đòi hỏi được đầu tư kịp thời và hợp lí. Theo kết quả khảo sát của VCCI năm 2016 tại 10 ngành, trong đó có 7 ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cho thấy, có đến gần 60% doanh nghiệp đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm. Các công nghệ của các doanh nghiệp đến chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm khoảng 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc.Tỷ lệ các công nghệ có xuất xứ từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32%, trong đó có trên 18% là công nghệ trước năm 2005. 7

2.3. Việc làm tập trung ở nhóm ngành năng suất thấp Quý 2 năm 2014, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp trong tổng số lao động đang làm việc là 47.07%, trong khi trình độ sản xuất của các ngành này còn thấp; tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng là 21.1 % song chủ yếu là ngành gia công chưa tạo ra giá trị gia tăng cao như ngành dệt may cao cấp, da dày, … 2.4. Đầu tư cho nghiên cứu-phát triển Trong khi tại nhiều nước trên thế giới, các doanh nghiệp (DN) luôn coi hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là bộ phận không thể thiếu, đầu tư ít nhất 9% lợi nhuận từ bán hàng dành cho R&D. Còn tại Việt Nam, các khảo sát và đánh giá cho thấy tỷ lệ đầu tư cho R&D chỉ dưới 1%/tổng doanh thu. 2.5. Hệ thống quản lý và cải tiến năng lưc sản xuất Trong quá trình vận hành, các quy trình kinh doanh và quản trị luôn đòi hỏi khối lượng lớn thông tin cũng như sự tham gia của nhiều phòng ban trong doanh nghiệp. các nhà lãnh đạo ở nước ta thường sẽ có một vài va vấp đơn cử như: việc trao cho nhân viên thứ gọi là “quyền lực ảo”; quy trình đè bẹp con người; tầm nhìn chỉ mang tính “biểu tượng”; bỏ ngoài tai chính nhân viên của mình. 2.6. Quy mô sản xuất Việt Nam hiện có khoảng trên 800 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98%. Các doanh nghiệp này sẽ đi kèm qui mô sản xuất không tầm cỡ, hơn nữa, thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp những khó khăn do tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan, ảnh hưởng đến sự phát triển, hạn chế về quy mô, mức độ đóng góp vào nền kinh tế. 2.7. Nguồn vốn sản xuất, sức mạnh của nguồn lực đầu tư Kênh huy động vốn vay qua các tổ chức tín dụng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá là khá hữu hiệu và quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy vậy, cách huy động này lại còn nhiều "điểm nghẽn" về chính sách khó khơi thông kênh dẫn vốn. 8

Chương IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi phương thức sản xuất - kinh doanh và chuyển sang kinh tế tri thức. Do đó những lợi thế hiện về nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ dần mất ưu thế. Bước chuyển biến này đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng phát triển năng suất lao động. Và sau đây em muốn đưa ra một số giải pháp giúp tăng năng suất cho nhà doanh nghiệp. 1. Nâng cao công nghệ và kĩ thuật trong sản xuất Công nghệ là tổng hợp các phương tiện thiết bị, kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Nâng cao trình độ người lao động Ở đất nước "mặt trời mọc" cái sợ nhất của con người chính là bị tụt hậu so với xã hội, tụt hậu so với người khác. Sinh viên ra trường thất nghiệp sẽ chẳng có 1 xu dính túi, người mất việc sẽ không được trợ cấp, người có việc sẽ có tất cả. Người Nhật không ngừng trau dồi kiến thức trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người Nhật Bản làm việc rất chăm chỉ và nguyên tắc, chính vì vậy thành công và tiếng tăm của họ cho đến ngày hôm nay trên thế giới là rất lớn. Qua đó, ta thấy yếu tố con người là nhân tố quyết định trong chiến lược nâng cao năng suất lao động. Các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe, đời sống tinh thần, ý thức

9

tuân thủ pháp luật, tác phong làm việc; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 3. Xác định mô hình sản xuất phù hợp Việc sản xuất truyền thống khiến năng suất kinh tế không cao mà đòi hỏi doanh nghiệp cần áp dụng những mô hình sản xuất phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong nông nghiệp ở nước ta, mô hình vườn ao chuồng khép kín vẫn luôn là lựa chọn tối ưu để phát triển kinh tế nông thôn. Người chăn nuôi có thể tận dụng đất rộng rãi, đa dạng vật nuôi, cây trồng tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng miền. Ngoài nâng cao năng suất, mục tiêu của mô hình này còn là hướng đến an toàn sinh học bền vững; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới công nghệ cao. 4. Đồng bộ hóa quá trình sản xuất Bất cứ doanh nghiệp đều lấy cơ sở của quá trình sản xuất đó là 3 khâu cốt lõi bao gồm: thiết kế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Việc đồng bộ các khâu sản xuất chẳng những thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp mà còn đảm bảo được sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần chú trọng việc cân bằng và đầu tư phù hợp cho tất cả các khâu sản xuất. 5. Chuẩn bị nguồn lực đầu cơ mạnh để sẵn sàng vốn phục vụ tái sản xuất và mở rộng sản xuất Tăng cường vốn là điểm mấu chốt để tăng năng suất lao động và tái sản xuất, mở rộng qui mô và đa dạng hóa sản xuất. Việc đầu tư công nghệ, trang thiết bị hay vào nguồn nhân lực thì đều đòi hỏi nguồn vốn lớn. Chính vì thế, các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng và huy động tối đa tiềm lực vốn và nguồn tín dụng đồng thời phải đảm bảo việc phân bổ nguồn vốn hợp lí và phù hợp với định hướng phát triển.

10

Chương V: KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA “KẺ THÁCH THỨC NGÀNH Ô TÔ THẾ GIỚI” VINFAST 1. VinFast – kẻ tiên phong trong nền công nghiệp xe hơi mang thương hiệu Việt VinFast có tên đầy đủ là Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast LLC). Đây là một nhà sản xuất ô tô của Việt Nam được thành lập vào năm 2017. Công ty này là một thành viên của tập đoàn VinGroup, được sáng lập bởi Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. VinFast viết tắt cho: “Việt Nam - Phong cách – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong”. Ý nghĩa của cái tên này là thể hiện những khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế. Thương hiệu VinFast có slogan ấn tượng là “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”. Câu khẩu hiệu này được ra đời dựa trên khát vọng mà Tập đoàn VinGroup hướng đến về việc sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, uy tín có thể sánh vai với những thương hiệu khác trên thế giới. Ý nghĩa của logo thương hiệu VinFast thể hiện tinh thần chủ đạo của sản phẩm tạo nên ấn tượng đầu tiên cho người tiêu dùng. Chữ “V” ấy có thể được hiểu là: Việt Nam, VinGroup hay VinFast. 2. VinFast – những thành tựu đáng ngưỡng mộ 2.1. Doanh số Tổng kết trong năm 2020 thành công rực rỡ của VinFast dù trong cảnh đại dịch toàn cầu, VinFast đã bán được gần 30.000 xe cho 3 dòng xe lĩnh xướng sứ mệnh đầu tiên. Cụ thể, trong gần 30.000 xe (29.485 chiếc), thì xe Fadil chiếm 18.016 xe, Lux A chiếm 6.013 xe và Lux Sa chiếm 5.456 xe. Mặc dù VinFast là một dòng xe ô tô trẻ song doanh số thực sự bùng nổ và đang có những lợi thế cực lớn để cạnh tranh với những sản phẩm tương tự cùng phân khúc.

11

2.2. Niềm tin khách hàng Dù chỉ trưng bày 3 mẫu xe Lux A, Lux SA và Fadil, người xem hoàn toàn không thể sờ hoặc quan sát cụ thể chi tiết nội thất bên trong, rất nhiều khách hàng đã đặt niềm tin của mình vào VinFast và quyết định sở hữu sản phẩm của thương hiệu này. Dù ngày nhận được hàng chưa xác định, khách hàng vẫn tin yêu và chờ đợi. 2.3. Công chúng Không phải người tiêu dùng nhưng công chúng vẫn là một tiêu chí đo độ thành công của nhãn hàng. Có thể thấy, bất cứ thông tin nào dù là tích cực hay tiêu cực, VinFast vẫn luôn thu hút sự chú ý quan tâm của công chúng, báo chí. 2.4. Nhận diện thương hiệu Song song cùng các thương hiệu đình đám trên thế giới như Toyota, BMW MercedesBenz, Hyundai, ... thương hiệu Việt VinFast cũng sở hữu một bộ nhận diện xuất sắc. Cụm đèn định vị trước sau của VinFast chính là những điểm nhận diện thương hiệu nổi bật nhất của thương hiệu Việt. 3. VinFast – bậc thầy làm chủ năng suất lao động Ra đời khi “miếng bánh thị phần” đã bị các ông lớn ngoại binh cát cứ nhưng nhờ lối đi rất riêng, VinFast vẫn chinh phục được khách hàng để nối dài thêm những kỳ tích, bứt phá vươn lên. Điều này là xuất phát từ việc VinFast không ngừng thực hiện các giải pháp để tăng năng suất lao động. 3.1. Lấy công n...


Similar Free PDFs