Tiểu luận KINH TẾ MÔI TRƯỜNG thi hết học phần ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,k PDF

Title Tiểu luận KINH TẾ MÔI TRƯỜNG thi hết học phần ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,k
Author Anonymous User
Course Kinh tế môi trường
Institution Học viện Tài chính
Pages 24
File Size 356.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 27
Total Views 327

Summary

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH.....BÀI THI MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNGHình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngàyĐỀ TÀI: ( số hiệu đề : 12/2021) Giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên đất của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Họ và tên: Nguyễn Phương Hảo Mã sinh viên: 2073403010...


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ...ooo0ooo...

BÀI THI MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày ĐỀ TÀI: ( số hiệu đề : 12/2021) Giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên đất của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Họ và tên: Nguyễn Phương Hảo

Mã sinh viên: 2073403010603

Khóa/Lớp: (Tín chỉ) CQ58/22.01_LT1

(Niên chế): 22.02

STT: 13

ID phòng thi: 5810583214

Ngày thi: 18/012/2021

Giờ thi: 9h30

BÀI LÀM A / LỜI MỞ ĐẦU 1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Kinh tế ngày càng phát triển do ứng dụng quá trình công nghiệp hóa , hiện

đại hóa, kéo theo chất lượng cuộc sống con người ngày càng đi lên. Quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đã giúp phát triển đa ngành đa nghề, mang về bao nhiêu lợi ích cho con người, cũng do vậy con người luôn muốn phát triển cuộc sống và xã hội theo hướng đó nhưng lại bỏ quên mất môi trường , khai thác quá mức các tài nguyên, mà không đi kèm với sự bảo vệ. Chính sự tác động tiêu cực của con người đến với môi trường, nên toàn cầu đang đứng trước sự suy thoái về môi trường và tài nguyên thiên nhiên , đặc biệt là suy thoái tài nguyên đất đai. Đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách giữ hoặc tăng carbon hữu cơ trong đất. Nếu không có đất cuộc sống của con người rất khó khăn. Đối với kinh tế – xã hội, đất là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của xã hội loài người. Thế nhưng cùng với sự đi lên của công nghiệp hóa , hiện đại hóa, thì chất lượng đất đai lại ngày càng giảm và suy thoái nghiêm trọng. Nhận thấy được tầm quan trọng của tài nguyên đất đai và ý thức rõ được sự nguy cấp của chất lượng đất nên em đã chọn nghiên cứu đề tài “GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI VIẸT

NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.” 1.2.

Đối tượng nghiên cứu:

1

- Tài nguyên đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá với con người cũng như các sinh vật khác thế nhưng chất lượng đất ngày càng đi xuống nên vì thế chúng ta cần phải đi tìm hiểu những đặc điểm , vai trò, thực trạng của tài nguyên đất từ đó đưa ra các giải pháp cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam 1.3.

Phương pháp nghiên cứu: Trong bài tiểu luận, đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

phương pháp phân tích-tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa lý thuyết. Trong phần liên hệ thực tiễn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp phân tích- tổng kết kinh nghiệm, phương pháp so sánh, phương pháp thu thập số liệu.Từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực và một số đề xuất cho việc cải tạo tài nguyên đất đai tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. 1.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu - Những vấn đề xung quanh tài nguyên đất , nhưng ảnh hưởng tiêu cực đối với đất đai . Đặc điểm , vai trò , thực trạng của tài nguyên đất trong quá trình hiện đại hóa , công nghiệp hóa - Thời gian nghiên cứu về tài nguyên đất của Việt Nam trong bài tiểu luận là khoảng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020. 1.5 Kết cấu tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận bao gồm 3 chương: -Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khai thác, sử dụng tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2

-Chương 2: Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa -Chương 3: Giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B / NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA. 1.1.

Tổng quan về tài nguyên đất

1.1.1. Khái niệm tài nguyên đất - Đất là một loại tài nguyên thiên nhiên, là một hỗn hợp phức tạp bao gồm các hợp chất vô cơ, các mảnh vụn hữu cơ đã và đang bị phân rã, nước, không khí và vô số các vi sinh vật đang sinh sống ở trong đó. - Tài nguyên đất là một loại tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành sản phẩm vật chất để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. 1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên đất -Diện tích có giới hạn (trên một vùng lãnh thổ). +Diện tích đất trên Trái Đất ít , chỉ chiếm ¼ diện tích là đất + Không phải loại đất nào cũng sử dụng được, một số vucng đất sinh ra đã không sử dụng được như : hoang mạc,bị nhiễm phèn, chua, mặn, ở hai cực - Cơ cấu và địa hình đất đai đa dạng, phức tạp. 3

+ Cơ cấu : có đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất hoang hóa , đất ngập nước theo mùa , đất bãi bồi , đất ven biển . +Địa hình : với các địa hình khác nhau sẽ có các loại đất tương ứng: miền núi chiếm phần lớn là đất nông nghiệp ,ở trung du và đồng bằng phần lớn là đất nông nghiệp ,ở ven biển thì có đất ngập nước , đất ven biển - Mục đích sử dụng đa dạng (có tính loại trừ cao và dễ bị chuyển đổi): ứng với mỗi loại đất chúng ta lại có mục đích sử dụng khác nhau. Chất lượng đất sẽ biến đổi theo hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực phụ thuộc vào sự quản lí , sử dụng của con người. - Chất lượng đất (trồng trọt) dễ biến đổi tùy thuộc vào việc sử dụng và quản lý của con người (thoái hóa biến chất, có thể cải tạo). Nếu Con người sử dụng và quản lý tốt để khai thác sử dụng vừa bảo tồn tái tạo bổ sung chất dinh dưỡng cho đất đất màu mỡ phì nhiêu , tốt hơn, đáp ứng quy trình sản xuất. Nếu khai thác sử dụng tài nguyên đất quá mức , lãng phí không có biện pháp bảo tồn phục hồi thì tài nguyên đất sẽ bị ô nhiễm suy thoái - Không chỉ vậy , tài nguyên đất thường bị tranh giành lợi dụng. 1.1.3 Chức năng của tài nguyên đất Đất đai luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Đối với con người, đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây: •Chức năng sản xuất Là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người, qua quá trình

4

sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản. •Chức năng môi trường sống -Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và đến di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên đất và dưới mặt đất. •Chức năng cân bằng sinh thái -Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất - sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu. •Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước -Đất đai là kho tàng trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn. •Chức năng dự trữ -Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. • . Chức năng không gian sự sống -Đất đai có chức năng tiếp thu, gan lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại. •Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử 5

-Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ. •Chức năng mang sự sống . -Đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên. •Chức năng phân dị lãnh thổ. -Sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung. Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù. 1.1.4 Vai trò của tài nguyên đất trong sự phát triển kinh tế - xã hội -Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, lòng đất, rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt. Đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào. -Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất, v.v...), vừa là phương tiện lao

6

động (cho công nhân nơi làm việc, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc, v.v...). Tuy nhiên, đất đai là “tư liệu sản xuất đặc biệt”. 1.1.5 Vai trò đặc biệt của đất trong nông nghiệp Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản xuất nào. Đất cần cho công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, v.v... Nhưng trong mỗi ngành, đất có vai trò không giống nhau. Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai khoáng). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Riêng trong nông nghiệp đất có vai trò khác hẳn. Với nông nghiệp, đất không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành sản xuất này, mà đất còn là yếu tố tích cực của sản xuất. Quá trình sản xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc nhiều vào độ phì nhiêu của đất , phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên. Trong nông nghiệp, ngoài vai trò cơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - Đất là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Như vậy đất gần như trở thành một công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất. Trong số tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp, chỉ có đất mới có chức năng này. 7

1.2

Khai thác, sử dụng năng lượng gió trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa 1.2.1 Khái quát về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Công nghiệp hóa là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại. 1.2.2 Khai thác, sử dụng tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Con người sử dụng tài nguyên đất vào tất cả các lĩnh vực lớn nhỏ, tài nguyên đất cũng “ góp mặt ” vào tất các các hoạt động sinh sống phát triển của con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi. Đặc biệt trong quá trình công nghiệpn hóa , hiện đại hóa như ngày nay thì tài nguyên đất lại được sử dụng một cách triệt để, tối đa công năng. -Con người sử dụng đất để xây dựng các nhà máy , các doanh nghiệp sản xuất với số lượng rất rộng lớn . Trong lĩnh vực sinh học đất là nơi để trồng trọt thí nghiệm các giống cây mới. Tài nguyên đất còn là nơi để các tòa nhà , khu du lịch dựng lên để phụ vụ cho cuộc sống con người

8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI VIỆT

NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA. 2.1. Tổng quan trước thực tiễn khai thác, sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm gần đây. 2.1.1 Tiềm năng tài nguyên đất tại Việt Nam - Ngày 13/11/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2098/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2018. Kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2018 (tính đến ngày 31/12/2018) như sau: Tổng diện tích tự nhiên là 33.123.597 ha, bao gồm: Diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.289.454 ha; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.773.750 ha; diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 2.060.393 ha.. - Tài nguyên đất còn cung cấp cho ta nguồn năng lượng địa nhiệt , đó cũng chính là nguồn năng lượng sạch mà vô tận Đặc điểm của các nguồn địa nhiệt ở Việt Nam là phân bố rải rác, phân tán nên khó xây dựng các nhà máy quy mô lớn. Tuy nhiên, việc phân bố nguồn địa nhiệt đều khắp lãnh thổ sẽ cho phép sử dụng rộng rãi ở nhiều địa phương.Việt Nam có tiềm năng địa nhiệt đáng kể và có thể phát triển các nhà máy điện địa nhiệt. 2.1.2 Một vài dự án khai thác , sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam gần đây - Các thập kỉ gần đây, chúng ta có rất nhiều các dự án khai thác và sử dụng đất : dự án xây chung cư , trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện , nhà máy , doanh nghiệp, khu du lịch...đã sử dụng và khai thác quỹ đất của nước ta . Từ đó 9

giúp kinh tế và đời sống con người ngày càng phát triển. Đặc biệt năng lượng địa nhiệt nằm sâu trong lòng tài nguyên đất là nguồn năng lượng sạch vô tận. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam mới chỉ có một số ứng dụng địa nhiệt như: ngâm tắm, bể bơi, du lịch, làm muối iot, chăn nuôi, chữa bệnh và đóng chai nước khoáng... Tiến tới xa hơn là xây dựng các nhà máy điện từ nguồn địa nhiệt trong lòng đất. 2.2. Đánh giá việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.2.1. Thành tựu đã đạt được khi khai thác, sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: - Tài nguyên đất đã giúp chúng ta khai thác được rất nhiều mảng ở đa ngành, là nơi chúng ta xây dựng các dự án, xây dựng trường học, bệnh viện cơ sở ,căn cứ ,... từ đó phục vụ cho cuộc sống con người. - Không chỉ vậy , chúng ta đã sử dụng tài nguyên đất để tạo ra nhiều nguồn năng lượng mới xanh, sạch,vô tận : xây dựng cánh đồng tuabin quạt tạo năng lượng gió, xây dựng cánh đồng tấm bin năng lượng mặt trời để tạo ra năng lượng mặt trời, xây dựng các đập thủy điện để tạo ra năng lượng từ sức nước,... Từ đó hướng đến hạn chế và xóa bỏ nguồn năng lượng từ hóa thạch, than , dầu,.... nhằm giúp cho Trái Đất xanh sạch hơn, sức khỏe của con người được an toàn. - Chúng ta đã sử dụng đất để trồng cây , gây rừng để phục vụ cho đời sống con người , làm giảm nhiệt độ của Trái Đất, làm trong lành môi trường sống,... - Chúng ta có rất nhiều các dự án xây dựng nhà ở , nhà máy,doanh nghiệp để phụ vụ cho quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa . 2.2.2 Những hạn chế của việc sử dụng khai thác tài nguyên đất 10

- Những tác động tiêu cực con người đến với tài nguyên đất làm ô nhiễm đất , suy thoái, và giảm độ phì của đất - Con người quy hoạch đất không hợp lí. Việc xây dựng tràn lan các nhà máy các nhà ở, không có kế hoạch tính toán quy hoạch đúng đắn , dẫn đến rất nhiều diện tích đất bị bỏ hoang, hoặc ngay cả khi tài nguyên đất được sử dụng xây dựng thì sau một thời gian con người lại bỏ , lãng quên nó. - Con người không tập trung , không có ý thức trồng rừng gây rừng , luôn chặt phá cây bừa bãi .Việc không có cây trên các mỏn đồi núi , các vùng đồng bằng đã làm đất bị rửa trôi mỗi khi mưa đến, gây ra sạt núi, nở đất , rửa trôi đất đã làm lãng phí và nguy hại đến tài nguyên đất - Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đồng mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đô thị Nam Thăng Long, Làng nghề dệt vải Hà Đông,… - Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Ví dụ, ở Hóc Môn, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần. Trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt tới 100 – 150 lít. Các khu công nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra hơn 600 nghìn m3 nước thải. - Tại Thái Nguyên, các đơn vị trong quá trình khai thác khoáng sản đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm suy giảm lớn diện tích đất canh tác. Các hoạt động khai thác khoáng sản tại đây đa phần đều sử dụng công nghệ lạc hậu và theo kiểu lộ thiên nên đất tại các khu vực khai khoáng Thái Nguyên đều bị ô 11

nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trên địa bàn. - Tại Lâm Đồng, qua quá trình quan trắc môi trường năm 2009, kết quả thu được là đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm, do bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp. Thành phần cơ giới đất trên ở Lâm Đồng hầu hết là đất sét có tỉ lệ phần trăm khá cao. 2.2.3 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới khai thác, sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam 2.2.3.1 Tác động từ nền nông nghiệp hiện đại Tác động đầu tiên phải kể đến là việc tiến hành các hoạt động nông nghiệp theo hướng thiếu bền vững, khai thác đất đai một cách kiệt quệ để trước mắt nhằm thu được sản lượng nông nghiệp ở mức cao nhất mà không tính đến khả năng và quy luật phục hồi chất dinh dưỡng của đất để phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp lâu dài, bền vững. Mặt khác, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch đồng ruộng chưa được nghiêm ngặt, còn tuỳ tiện. Hệ thống các công trình thuỷ lợi, tưới tiêu chưa thông suốt, hệ thống đê điều còn hạn chế, nhiều công trình bảo vệ đất, chống xói mòn cho từng lô thửa có chất lượng kém, việc kết hợp giao thông, thuỷ lợi chưa tốt đã dẫn đến tình ttạng đất bị rửa trôi, bào mòn với tốc độ nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách quá mức cũng là tác động nghiêm trọng cho tài nguyên đất ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, thuốc bảo vệ thực vật là không thể thiếu để thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, bảo vệ các loại cây trồng. Trong vòng 10 năm ttở lại đây, trung bình mỗi năm nước ta sử dụng khoảng gần 5.000 tấn chất hữu cơ diệt sâu bệnh, chuột và 12

cỏ dại, trị giá khoảng gần 50 triệu USD. Đây là sức ép thực sự nặng nề, gây ô nhiễm tài nguyên đất do dư lượng thuốc để lại trong đất là rất cao. Đó là chưa kể đến việc nông dân vẫn đang tiếp tục sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật mà thế giới đã hạn chế hoặc câm do tỉ lệ độc tố cao, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và gây hại cho sức khoẻ con người. Ngoài ra, việc sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch, việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật hiện đại, mở rộng mạng lưới tưới tiêu đều có thể gây thoái hoá và ô nhiễm đất, gây mặn hoá hoặc chua phèn, phá huỷ cấu trúc đất... 2.2.3.2 Tác động của hoạt động công nghiệp, phế thải công nghiệp và phế thải sinh hoạt. Các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt thường xuyên chứa những yếu tố độc hại ở dạng dung dịch và dạng rắn. Đây là nguồn gây ô nhiễm trầm trọng cho đất. Điều đáng lo ngại là các phế thải công nghiệp thường làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim loại nặng. Các ngành công nghiệp đều có nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái đất như công nghiệp dệt, luyện kim đen, luyện than cốc... Bên cạnh đó, những chất thải rắn sinh hoạt thường có các thành phần rất phức tạp, gây ô nhiễm và thoái hoá đất ở mức độ nghiêm trọng. Sự ô nhiễm đất xuất hiện là do những cách thức đổ bỏ chất thải sinh hoạt mất vệ sinh hoặc sử dụng phân bắc tươi hay bùn thải sinh hoạt bón trực tiếp cho đất - đặc biệt là ở khu vực nông thôn. 2.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa 2.3.1 Nguyên nhân do các hoạt động công nghiệp 13

Một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là các rác thải, khí thải từ các hoạt động công nghiệp. Chẳng hạn như các hoạt động sản xuất sắt thép, cơ khí, gia công kim loại hay sửa chữa ô tô, xe máy chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ gây ảnh hưởng đến môi trường đất. Các cơ sở khai thác đá, các nhà máy xi măng thải bụi ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, trong công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy có chứa sunfua và những chất hữu cơ khó phân hủy gây hại đến chất lượng đất. Quá trình khai thác mỏ và n...


Similar Free PDFs